Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

132 586 3
Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngân hàng – tài chính là lĩnh vực thu hút được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ và của các nhà Đầu tư. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, bức tranh về tài chính, ngân hàng (NH) trong nước đã có những sự thay đổi đáng kể. Các tổ chức tài chính nước ngoài nắm giữ cổ phần của các NH trong nước; đã xuất hiện các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, thị phần tín dụng của các ngân hàng trong nước có sự thay đổi cơ cấu; các ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ đã sáp nhập, hợp nhất tích tụ, tăng vốn điều lệ để cạnh tranh. Vì vậy, với các ngân hàng trong nước thu hút vốn đầu tư, tăng vốn điều lệ là một trong những giải pháp quan trọng để hội nhập và phát triển. Hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang suy giảm rõ rệt: Tình hình tăng trưởng kinh tế giảm. Năm 2009 dự báo mức tăng trưởng giảm xuống còn 6.5% . Các hoạt động đầu tư cũng có nhiều biến động đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng tài chính. Hoạt động này đang gặp nhiều khó khăn. Mặc dù việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngân hàng tài chính năm 2008 tăng đáng kể so với những năm trước nhưng số dự án có tổng vốn đầu tư có quy mô lớn tăng không đáng kể. Phải kể đến là việc triển khai các dự án này còn rất thấp và có rất nhiều vấn đề cần xem xét như tỷ lệ giải ngân còn thấp. vốn thực hiện nhỏ hơn nhiều so với tổng vốn đăng kí. Thời gian tới các nước sẽ có các biện pháp để khắc phục nền kinh tế khủng hoảng này. Trong đó vai trò của các ngân hàng rất quan trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng cùng với tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tài chính mà quan trọng nhất là việc triển khai được các dự án FDI đã thu hút được. Vì vậy em chọn đề tài: “Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới” làm luận văn tốt nghiệp.

GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng tài chínhlĩnh vực thu hút được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ của các nhà Đầu tư. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, bức tranh về tài chính, ngân hàng (NH) trong nước đã có những sự thay đổi đáng kể. Các tổ chức tài chính nước ngoài nắm giữ cổ phần của các NH trong nước; đã xuất hiện các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, thị phần tín dụng của các ngân hàng trong nước có sự thay đổi cơ cấu; các ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ đã sáp nhập, hợp nhất tích tụ, tăng vốn điều lệ để cạnh tranh. Vì vậy, với các ngân hàng trong nước thu hút vốn đầu tư, tăng vốn điều lệ là một trong những giải pháp quan trọng để hội nhập phát triển. Hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang suy giảm rõ rệt: Tình hình tăng trưởng kinh tế giảm. Năm 2009 dự báo mức tăng trưởng giảm xuống còn 6.5% . Các hoạt động đầu tư cũng có nhiều biến động đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng tài chính. Hoạt động này đang gặp nhiều khó khăn. Mặc việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngân hàng tài chính năm 2008 tăng đáng kể so với những năm trước nhưng số dự án có tổng vốn đầu tư có quy mô lớn tăng không đáng kể. Phải kể đến là việc triển khai các dự án này còn rất thấp có rất nhiều vấn đề cần xem xét như tỷ lệ giải ngân còn thấp. vốn thực hiện nhỏ hơn nhiều so với tổng vốn đăng kí. Thời gian tới các nước sẽ có các biện pháp để khắc phục nền kinh tế khủng hoảng này. Trong đó vai trò của các ngân hàng rất quan trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng cùng với tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tài chính mà quan trọng nhất là việc triển khai được các dự án FDI đã thu hút được. Vì vậy em chọn đề SV - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B 1 GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp tài: “Tăng cường thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới” làm luận văn tốt nghiệp. 2 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thu hút triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Ngân hàng - tài chính từ 1988 đến nay mà đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực này nhất là trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào WTO khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau: • Thứ nhất, Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về thu hút triển khai các dự án FDI đồng thời phân tích sự cần thiết phải thu hút triển khai dự án FDI vào lĩnh vực ngân hàng tài chínhViệt Nam. • Thứ hai, Phân tích thực trạng thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng - tài chínhViệt Nam giai đoạn 1988 - 2008, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực này. Từ đó, rút ra các nhận xét về ưu điểm hạn chế tồn tại của hoạt động thu hút triển khai các dự án FDI vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, phân tích nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp. • Thứ ba, Trên nền tảng các lí luận thực tiễn mà nêu ra các định hướng giải pháp nhằm tăng cường thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng. 3 Đối tượng. phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp Đề tài nghiên cứu hoạt động thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính trong điều kiện hội nhập WTO cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng. Qua đó dự báo về kịch bản thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực này ở Việt Nam đến năm 2020. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài chú trọng đến việc thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2008 những dự báo về tình hình này đến năm 2020. 4 Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lí luận về thu hút triển khai dự án FDI sự cần thiết phải tăng cường thu hút triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính Chương 2: Thực trạng thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng - tài chínhViệt Nam giai đoạn 1988 - 2008. Chương 3: Các định hướng giải pháp nhằm tăng cường thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới. SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN VỀ THU HÚT TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT - TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH Mục tiêu nghiên cứu trong chương 1 là hệ thống hóa lí luận về thu hút triển khai các dự án FDI sự cần thiết phải thu hút triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính của Việt Nam. Với cách tiếp cận từ hệ thống lí luận, nội dung chương này sẽ trình bày các vấn đề sau: (1.1) Khái luận chung về dự án FDI, (1.2) Những vấn đề lí luận cơ bản về thu hút triển khai dự án FDI, (1.3) Đặc điểm của lĩnh vực ngân hàng tài chính Việt Nam sự cần thiết phải tăng cường thu hút triển khai dự án FDI trong lĩnh vực này. 1.1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN FDI 1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự án FDI 1.1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội cộng đồng. Trên cơ sở khái niệm đầu tư, có nhiều quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Theo IMF, FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Lợi ích lâu dài ở đây SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp chính là sự tồn tại của các mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp có vốn FDI tác động đáng kể của nhà đầu tư đối với việc quản lý doanh nghiệp đó. Theo Luật Đầu tư của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 bắt đầu có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/7/2006 thì “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư”. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Từ các định nghĩa trên có thể khái quát về FDI như sau: FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý điều hành để thu lợi nhuận trong kinh doanh. Hoạt động FDI được thực hiện thông qua dự án gọi là dự án FDI. 1.1.1.2 Khái niệm dự án FDI Về hình thức, dự án FDI là một bộ hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống một kế hoạch hoạt động trong tương lai của các nhà đầu tư nước ngoài ở nước sở tại Về nội dung, dự án FDI là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa mà nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện ở nước sở tại nhằm đạt được những mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Vậy có thể đưa ra định nghĩa như sau: Dự án FDIdự án đầu tư do các tổ chức kinh tế cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước tiếp nhận đầu tư bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý điều hành để thu lợi nhuận trong kinh doanh. SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp 1.1.2 Phân loại dự án FDI Để thuận tiện cho việc quản lí người ta phân loại các dự án FDI theo 6 tiêu thức khác nhau. 1.1.2.1 Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của dự án FDI - Dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp. - Dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. - Dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, khách sạn, du lịch, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, văn hóa… Các lĩnh vực kinh doanh này lại được phân chia nhỏ hơn tùy theo từng nước. Số lượng các dự án hoặc vốn đầu tư quan hệ tỷ lệ giữa các loại dự án hoặc vốn đầu tư tạo thành cơ cấu dự án hoặc cơ cấu vốn đầu tư tạo thành của dự án FDI. 1.1.2.2 Căn cứ vào hình thức đầu tư của dự án FDI - Dự án “ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng ” (BCC). - Dự án “ Doanh nghiệp liên doanh ” (JV). - Dự án “ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ”. - Dự án BOT các hình thức phái sinh của nó. Số lượng các dự án FDI hoặc số vốn FDI theo từng hình thức đầu tư quan hệ tỷ lệ giữa các loại dự án hoặc các loại vốn FDI tạo thành cơ cấu FDI theo các hình thức đầu tư. 1.1.2.3 Căn cứ vào quy mô của dự án FDI Sự phân loại dự án FDI theo các loại quy mô cũng chỉ mang tính chất tương đối vì tiêu chuẩn về các loại quy mô đối với các dự án FDI là không giống nhau giữa các nước, giữa các thời kì trong một nước. Dự án FDI được chia làm ba loại: SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp - Dự án quy mô nhỏ. - Dự án quy mô vừa. - Dự án quy mô lớn. 1.1.2.4 Căn cứ vào địa điểm đầu tư của dự án FDI - Dự án FDI ở tỉnh A. - Dự án FDI ở tỉnh B. Số lượng các dự án hoặc vốn đầu tư của từng tỉnh, thành phố quan hệ tỷ lệ giữa các tỉnh, thành phố về số dự án hoặc về vốn đầu tư tạo thành cơ cấu FDI theo địa giới hành chính trong một nước. 1.1.2.5 Căn cứ vào mức độ tập trung của các dự án FDI - Dự án đầu tư vào các khu vực đầu tư tập trung như đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao… - Dự án đầu tư độc lập. 1.1.2.6 Căn cứ vào tính chất vật chất của các dự án FDI - Dự án FDI có tính chất vật chất. - Dự án FDI có tính chất phi vật chất. Tóm lại, có nhiều cách phân loại dự án FDI. Mỗi cách phân loại lại tạo thành một cơ cấu FDI tương ứng. 1.1.3 Đặc trưng của dự án FDI Dự án FDI cũng là một dự án đầu tư nên nó mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của một dự án đầu tư nói chung: - Đầu tư là hoạt động bỏ vốn, nên quyết định đầu tư thường trước hết là các quyết định tài chính. - Đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài. - Đầu tư là hoạt động luôn luôn có chi phí kết quả. SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp - Đầu tư là hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt lợi ích lâu dài. - Đầu tư là hoạt động mang nặng tính rủi ro. Ngoài các đặc trưng nói chung, dự án FDI còn mang những đặc trưng riêng biệt (7 đặc trưng) so với các dự án đầu tư trong nước các dự án đầu tư gián tiếp (ODA): - Thứ nhất, Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lí, điều hành đối tượng bỏ vốn. - Thứ hai, Các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch khác nhau đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. - Thứ ba, Dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp (luật nước sở tại, luật các nước đi đầu tư, luật quốc tế). - Thứ tư, Trong quá trình hoạt động dự án FDI có sự gặp gỡ, cọ xát của nhiều nền văn hóa. - Thứ năm, Các dự án FDI thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có tính đặc thù. Đó là việc hình thành các tác nhân mới có yếu tố nước ngoài, hoặc là sự hợp tác có tính quốc gia trong các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc BOT. - Thứ sáu, Hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ với nhiều hình thức mức độ khác nhau. - Thứ bảy, “ Cùng có lợi ” được các Bên coi là phương châm chủ đạo là nguyên tắc cơ bản để giải quyết quan hệ giữa các Bên trong mọi giai đoạn của dự án FDI. Tóm lại, dự án FDI về bản chất là sự hợp tác, thỏa thuận của nhiều quốc gia với quốc tịch, ngôn ngữ, luật pháp, văn hóa trình độ phát triển khác nhau. Chính vì vậy đã làm cho dự án FDI trở nên hết sức phức tạp trong quá trình soạn thảo, triển khai vận hành dự án. SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp 1.1.4 Các giai đoạn trong chu trình dự án FDI Có thể sử dụng rất nhiều thuật ngữ để chỉ chu trình dự án như vòng đời dự án, chu kì dự án… Ở đây, sử dụng thuật ngữ chu trình dự án. Chu trình dự án FDI là khoảng thời gian từ khi bắt đầu một dự án cho đến khi kết thúc dự án. Chu trình của dự án FDI bắt đầu từ khi nghiên cứu cơ hội đầu tư hoặc có ý đồ đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án thanh lí xong dự án. Có thể chia chu trình của dự án thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn hình thành dự án FDI (gồm soạn thảo dự án thẩm định dự án). - Giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI. - Giai đoạn khai thác vận hành dự án FDI (còn gọi là giai đoạn doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động). - Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án. Nội dung của các giai đoạn được trình bày cụ thể dưới đây: 1.1.4.1 Giai đoạn hình thành dự án FDI (còn gọi là giai đoạn chuẩn bị đầu tư trực tiếp nước - FDI) 1.1.4.1.1 Khái niệm Giai đoạn này được tính từ khi hình thành ý đồ đầu tư ( nghiên cứu lựa chọn cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài - cơ hội FDI) cho đến khi dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong các dự án FDI độ dài thời gian của các giai đoạn hình thành dự án FDI tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất của dự án FDI đặc biệt là môi trường đầu tư của nước tiếp nhận. 1.1.4.1.2 Nội dung cơ bản trong giai đoạn hình thành dự án FDI Thứ nhất, xây dựng dự án FDI cơ hội. SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B GVHD - PGS.TS Nguyễn Thị Hường Luận văn tốt nghiệp Dự án cơ hội là kết quả của việc nghiên cứu các cơ hội đầu tư khác nhau lựa chọn một cơ hội đầu tư khả dĩ nhất. Đây là bước sơ khởi trong quá trình hình thành dự án FDI là bước cơ sở để chủ đầu tư xem xét quyết định các chủ trương có tính chiến lược của dự án FDI. Dự án FDI ở mức cơ hội gồm 6 nội dung: - Mục tiêu của dự án. - Thị trường: Cần làm rõ quan hệ cung - cầu về sản phẩm của dự án trên các thị trường mà dự án định tiêu thụ. - Địa điểm thực hiện dự án: Cần xác định rõ khu vực địa điểm cụ thể sẽ đặt dự án FDI. Đồng thời nêu rõ lí do chọn địa điểm đặt dự án cũng như ước tính các chi phí có liên quan như chi phí xây dựng, môi trường, mặt bằng… - Ước tính nhu cầu yếu tố đầu vào vận tải: Cần xác định rõ nhu cầu về từng loại yếu tố đầu vào( thường xuyên không thường xuyên) cho dự án FDI. - Công nghệ áp dụng đối với dự án FDI. - Vốn đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế hình thức thực hiện Thứ hai, xây dựng dự án FDI tiền khả thi (TKT) Dự án FDI tiền khả thi là bước tiếp theo sau dự án cơ hội nhằm cụ thể hóa them một bước cơ hội đầu tư được chọn. Dự án FDI TKT được phê duyệt là căn cứ để đưa ra chào hàng với các đối tác nước ngoài Thứ ba, tìm chọn đối tác nước ngoài xúc tiến kí kết các hợp đồng đầu tư. - Cần tìm chọn đối tác nước ngoài. - Đàm phán kí kết hợp đồng đầu tư. Thứ tư, lập hồ sơ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài gửi lên cơ quan cấp giấy phép có thẩm quyền. SVTH - Đỗ Thị Huề Lớp: QT KDQT 47B

Ngày đăng: 06/08/2013, 12:24

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1991-2008 - Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

Bảng 1.1.

Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1991-2008 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư giai đoạn 1988-2008 (Tính tới ngày 19/12/2008 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)  - Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

Bảng 2.1.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư giai đoạn 1988-2008 (Tính tới ngày 19/12/2008 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 1988-2008 (Tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) - Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

Bảng 2.3.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 1988-2008 (Tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.4 Tổng hợp tình hình thực hiện dự án FDI giai đoạn 1988-2008 - Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

Bảng 2.4.

Tổng hợp tình hình thực hiện dự án FDI giai đoạn 1988-2008 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện FDI phân theo đối tác đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 1988-2008 (Tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn  - Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

Bảng 2.5.

Tình hình thực hiện FDI phân theo đối tác đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 1988-2008 (Tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 2.7 Tổng vốn FDI thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2008 - Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

Hình 2.7.

Tổng vốn FDI thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2008 Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn FDI thực hiện theo đối tác đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng theo đối tác đầu tư giai đoạn 1998 - 2008 - Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

Bảng 2.7.

Cơ cấu vốn FDI thực hiện theo đối tác đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng theo đối tác đầu tư giai đoạn 1998 - 2008 Xem tại trang 72 của tài liệu.
Theo tình hình triển khai các dự án FDI - Tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới

heo.

tình hình triển khai các dự án FDI Xem tại trang 73 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan