Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối trong tương lai

25 303 1
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối trong tương lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đưa nền kinh tế của một quốc gia hoà nhập với nền kinh tế thế giới là phát triển thị trường ngoại hối .Khi các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra thường xuyên và phức tạp thì diễn biến của thị trường ngoại hối cũng càng trở nên phức tạp hơn.Do vậy, để có thể phát triển thị trường ngoại hối một cách lành mạnh và bền vững đòi hỏi công tác ngoại hối phải luôn sửa đổi, bổ sung phù hợp với những biến động trên thị trường nhằm kiểm soát được thị trường. Đối với VN là 1 đất nước đang trong thời kì quá độ lên CNXH, chúng ta đang hoà mình vào xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế nhân loại.Do vậy phát triển thị trường ngoại hối là 1 yêu cầu cấp bách.Tuy nhiên, gắn liền với phát triển thị trường ngoại hối đòi hỏi công tác quản lí ngoại hối ở VN cũng phải được nâng cao.Nếu chúng ta không quản lí ngoại hối để các đồng ngoại tệ mạnh trên thị trường quốc tế xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường ngoại hối VN, khi đó lòng tin của người dân vào đồng nội tệ sẽ giảm, họ sẽ có su hướng cất giữ đồng ngoại tệ;nội tệ mất giá, từ đó ảnh hưởng đến tỉ giá, gây gia lạm phát dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế quốc dân.Quản lí ngoại hối sẽ giúp NHNN kiểm soát được các luồng ngoại tệ chảy ra chảy vào đất nước;điều tiết được tỉ giá sát với tỉ giá trên thị trường phù hợp với cung- cầu ngoại hối…tránh xảy ra tình trạng trên. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lí ngoại hối, em xin có một số ý kiến đóng góp của mình qua đê tài nghiên cứu với tựa đề: ”HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI Ở VN.THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP” Đề tài có kết cấu 3 chương ngoài phần mở đầu và kết luận Chương I: ý luận chung về quản lý ngoại hối. I.I.Mục đích của quản lí ngoại hối. I.II.Cơ chế quản lí ngoại hối. I.III.Hoạt động quản lí ngoại hối của NHTW. Chương II: Thực trạng quản lí ngoại hối ở Việt Nam II.I:Sơ lược về hoạt động quản lí ngoại hối ở VN. II.II:Thực trạng hoạt động quản lí ngoại hối ở VN. Chương III:Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối trong tương lai.

LỜI NÓI ĐẦU Một trong những nhân tố vô cùng quan trọng đưa nền kinh tế của một quốc gia hoà nhập với nền kinh tế thế giới là phát triển thị trường ngoại hối .Khi các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra thường xuyên và phức tạp thì diễn biến của thị trường ngoại hối cũng càng trở nên phức tạp hơn.Do vậy, để có thể phát triển thị trường ngoại hối một cách lành mạnh và bền vững đòi hỏi công tác ngoại hối phải luôn sửa đổi, bổ sung phù hợp với những biến động trên thị trường nhằm kiểm soát được thị trường. Đối với VN là 1 đất nước đang trong thời kì quá độ lên CNXH, chúng ta đang hoà mình vào xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế nhân loại.Do vậy phát triển thị trường ngoại hối là 1 yêu cầu cấp bách.Tuy nhiên, gắn liền với phát triển thị trường ngoại hối đòi hỏi công tác quản ngoại hối ở VN cũng phải được nâng cao.Nếu chúng ta không quản ngoại hối để các đồng ngoại tệ mạnh trên thị trường quốc tế xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường ngoại hối VN, khi đó lòng tin của người dân vào đồng nội tệ sẽ giảm, họ sẽ có su hướng cất giữ đồng ngoại tệ;nội tệ mất giá, từ đó ảnh hưởng đến tỉ giá, gây gia lạm phát dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế quốc dân.Quản ngoại hối sẽ giúp NHNN kiểm soát được các luồng ngoại tệ chảy ra chảy vào đất nước;điều tiết được tỉ giá sát với tỉ giá trên thị trường phù hợp với cung- cầu ngoại hối…tránh xảy ra tình trạng trên. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản ngoại hối, em xin có một số ý kiến đóng góp của mình qua đê tài nghiên cứu với tựa đề: ”HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI Ở VN.THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP” Đề tài có kết cấu 3 chương ngoài phần mở đầu và kết luận Chương I: ý luận chung về quảnngoại hối. I.I.Mục đích của quản ngoại hối. I.II.Cơ chế quản ngoại hối. I.III.Hoạt động quản ngoại hối của NHTW. 1 Chương II: Thực trạng quản ngoại hối ở Việt Nam II.I:Sơ lược về hoạt động quản ngoại hối ở VN. II.II:Thực trạng hoạt động quản ngoại hối ở VN. Chương III:Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản ngoại hối trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thanh Nhàn đã giúp em có kiến thức để hoàn thành đề tài này.Rất mong nhận được ý kiến đánh giá và góp ý của thầy cô về những thiếu sót và hạn chế trong đề tài của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2004 Sinh viên Nguyễn Thu Hiền 2 CHƯƠNG I :LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN NGOẠI HỐI I MỤC ĐÍCH QUẢN NGOẠI HỐI I.1. Khái niệm: Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài, trong đó đặc biệt là ngoại tệ có vai trò quan trọng.Nó là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua, phương tiện thanh toán và hạch toán quốc tế, được các nước chấp nhận là đồng tiền quốc tế như USD, GBP…Khi nền kinh tế phát triển, quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng, việc dự trữ ngoại hối trở thành một trong những mục tiêu kinh tế có ý nghĩa chiến lươc quan trọng-là công cụ quan trọng để Nhà Nước thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Với tư cách là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ phát hành tiền, xây dựng và thực thi CSTT, lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế, NHTƯ đã được giao nhiệm vụ quản Nhà nước và kiểm soát ngoại hối trên thị trường .ở Việt Nam, vấn đề này được đè cập trong Pháp lệnh NHNN năm 1990(đ.30), Luật NHNN năm 1997(đ.38) quy định :Nhà nước giao cho NHNN Việt Nam quản ngoại hối. Quản ngoại hối là việc Nha nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối ( đặc biệt là ngoại tệ ) và việc sử dụng ngoại hối theo những mục đích nhất định. I.2. Mục đích của quản ngoại hối I.2.1 Điều tiết tỉ giá thực hiện CSTT quốc gia NHTƯ tập trung các nguồn ngoại tệ nhằm sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại.Đồng thời sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ có hiệu lực để thực hiện CSTT:thông qua mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỉ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng. I.2.2. Bảo tồn quỹ ngoại hối Nhà nước Nhiệm vụ của NHTƯ là đảm bảo an toàn, chống thất thoát sói mòn quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước, đồng thời phải biết sử dụng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế nhằm phát triển quỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ. 3 I.2.3. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện quan hệ thu chi quốc tế của một nước với nước ngoài.Nó phản ánh đầy đủ những xu hướng cung và cầu về ngoại tệ trong các giao dịch quốc tế nên nó tác động lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu, tỉ giá vận động theo xu hướng giảm.Ngược lại khi cán cân thanh toán bội chi, tỉ giá sẽ vận động theo xu hướng tăng.Nếu NHTƯ muốn xác lập một tỉ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỉ giá không tăng không giảm theo cung cầu ngoại hối trên thị trường, NHTƯ sẽ mua vào hoặc bán ngoại tệ ra làm cho quỹ dự trữ ngoại hối tăng hoặc giảm một lượng tương ứng, từ đó duy trì tỉ giá ổn định. II . CƠ CHẾ QUẢN NGOẠI HỐI II.1. Cơ chế tự do ngoại hối Theo chế này ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của Nhà nước, do vậy tỉ giá- giá cả ngoại hối sẽ phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường.Tỉ giá thả nổi dẫn đến lãi suất, luồng vốn vào và ra hoàn toàn do thị trường chi phối. II.2. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản hoàn toàn Theo cơ chế này Nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối.Tỉ giá do Nhà nước quy định mà tất cả các giao dịch ngoại hối phải chấp hành, các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nếu bị lỗ do tỉ giá thì sẽ được Nhà nước cấp bù, ngược lại nếu lãi thì nộp cho Nhà nước.Cơ chế này thích hợp với nền kinh tế kế hạch hoá tập trung. II.3. Cơ chế quản có điều tiết Nhà nước tiến hành điều tiết tỉ giá nhưng gắn với thị trường.Nhà nước kiểm soát một mức độ nhất định nhằm phát huy tính tịch cực của thị trường, hạn chế nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển và ổn định, ngăn chặn ảnh hưởng rư bên ngoài. Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng cơ chế quản này.Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng để áp dụng một cách phù hợp nhất với điều kiện thực tế ở nước ta. 4 III. HOẠT ĐỘNG QUẢN NGOẠI HỐI CỦA NHTƯ NHTƯ quản ngoại hối thông qua việc thực hiện chính sách tỉ giá(can thiệp bằng cách mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế nhằm giám sát và điều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời theo dõi diễn biến tỉ giá đồng bản tệ để chủ động trong việc duy trì một tỉ giá ổn định và có lợi).Để làm được điều này NHTƯ phải đảm bảo một lượng dự trữ ngoạI hối nhất định. Bên cạnh đó NHTƯ còn thực hiện các hoạt động về ngoại hối như: - Quản lí, điều hành thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng cách đưa ra các quy chế gia nhập thành viên, quy chế hoạt động, quy định giới hạn tỉ giá mua bán các ngoại tệ trên thị trường… - Tham gia xây dựng các dự án pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật về quản ngoại hối. - Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối.Dựa vào luật pháp và điều kiện cụ thể trong từng thời gian.NHTƯ đưa ra các quy định cần thiết để cấp giấy phép cho các C đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối. - Kiểm tra, giám sát việc xuất nhập khẩu ngoại hối, kiểm soát các hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản ngoại hối. - Biên lập cán cân thanh toán. 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM I. LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM I.1. Thời gian trước khi ban hành luật ngân hàng Đây là thời kì nền kinh tế nước ta theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và ngoại hối.Mọi nguồn thu chi ngoại tệ đều được tập trung vào Nhà nước, chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh mới được phép tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá theo tỉ giá ấn định dẫn đến hiện tượng thu bù chênh lệch ngoại thương.Nhà nước áp dụng chế độ tỉ giá cố định và đa tỉ giá, công bố tỉ giá chính thức. Các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ chủ động quy định tỉ giá mua – bán, trao đổi cụ thể của mình trong biên độ 5%, 7%, 10% so với tỉ giá chính thức.Tuy nhiên tỉ giá chính thức lại không phản ánh quan hệ cung – ngoại hối trên thị trường. NHTƯ quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM, quy định giới hạn tối đa số dư tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp trên tài khoản tại ngân hàng, quy định cá nhân mang ngoại tệ qua cửa khẩu khi xuất nhập cảnh từ dưới mức 1000 USD, sau đó được điều chỉng lên 3000 USD rồi 5000 USD và 7000 USD không phải khai báo… Từ năm 1989 Nhà nước có chủ trương và giải pháp đổi mới đồng bộ trong quan hệ kinh tế đối ngoaịtrong chính sách tỉ giá.Tháng 3.1989 Nhà nước ta đã áp dụng chế độ tỉ giá được điều chỉnh thường xuyên gần sát với tỉ giá thị trưoừng.Ngay sau đó NHNN Việt Nam thành lập 2 trung tâm giao dịch hối đoái ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để làm thí điểm cho việc tiến tới thành lập một thị trường hối đoái trong cả nước, đã thành lập và tổ chức hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Tỉ giá hối đoái dần dần phản ánh được thực tiễn quan hệ cung- cầu ngoại hối trên thị trường, góp phần ổn định VND, làm cơ sở cho sự ổn định môi trường kinh tế và phục vụ tốt cho các hoạt động đối ngoại.Sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện Pháp lệnh ngân hàng, NHNN đã ban hành các quy chế về quản ngoại hối. I.2. Sau khi ban hành Bộ luật ngân hàng Luật NHNN Việt Nam ban hành tháng 12 năm 1997 Điều 37 đã quy định: Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam về quản ngoai hối 6 1.Xây dựng các dự án luật, Pháp lệnh và các dự án khác về quản ngoại hối; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản ngoại hối theo thẩm quền, các văn bản hướng dẫn thi hành luật về quản ngoại hối. 2. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. 3. Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước. 4. Kiểm tra, thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về quản ngoại hối, kiểm soát việc xuất nhập ngoại hối. 5. Kiểm soát hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng. 6. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quảnngoại hối theo quy định của pháp luật. Điều 38: Quy định về quản ngoại hối nhà nước. 1.Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm: a.Ngoại tệ tiền mặt, sốngoại tệ trên tài khoản tiền gửi nước ngoài; b. Hối phiếu và các giấy chứng nhận nợ nước ngoài bằng ngoái tệ ; c. Chứng khoán nợ do Chính phủ, ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ huặc ngân hàng quốc tế phát triển và bảo lãnh . d.Vàng . e.Các loại ngoại hối khác của Nhà nước. 2.NHNN quản quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước của nước CHXHCNVN theo quy định của chính phủ nhằm thực hiện CSTT quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước. 3.Sử dụng dự trữ ngoại hối Nhà nước cho các nhu cầu đột xuất cấp bác của Nhà nước do Thủ tướng CP quết định. 4.NHNN báo cáo Chính phủ và UBTV quốc hội về tình hình biến động dự trữ ngoại hối nàh nước. 5.Bộ tài chính kiểm tra việc quản ngoại hối nhà nước. Điều 39: Quy định về hoạt động ngoại hối của NHNN: 7 NHNN thực hiện mua bán ngoại hối trên thị trừơng trong nước vì mục tiêu CSTT quốc gia;mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện các giao dịch ngoại hối khác theo quy định của chính phủ. Ngày 17-8-1998 Chính phủ đã ban hành nghị định số 63/1998 /NĐ-CP quy định về quản ngoại hối.Sau đó, ngày 16-4-1999 NHNNcó thông tư số 01/1999/NHNN7 hướng dẫn thi hành nghị định 63/1998 /NĐ-CP về quản ngoại hối II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. II.1. Diễn biến thị trường ngoại hối Trước năm 1999, trên thị trường ngoại hối nước ta, tiền nước ngoài chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như đồng Phờ-răng của Pháp, đồng Mác Đức, đồng Lia của Italia.Nhưng kể từ khi đồng EURO được chính thức lưu hành đến nay, các giao dịch tài chính với thị trường quốc tế được tập trung chủ yếu về USD, EURO, Yên Nhật và vàng…Việc quản ngoại hối cũng có yêu cầu đổi mới theo cơ cấu ngoại tệ trên thị trường thay đổi.Trong điều kiện nền kinh tế mở hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, các giao dịch, chu chuyển về vốn, tiền tệ của việt Nam với bên ngoài đang có xu hướng phát triển mạnh và ngày càng được tự do hoá hơn vì Vậy thị trường ngoại hối ngày càng phức tạp. Trong thời gian qua, USD, EURO, Yên Nhật và vàng…có những biến động lớn.Xu hướng khái quát qua nghiên cứu được rút ra là USD mất giá so với EURO, Yên Nhật, Bảng Anh và 1 số ngoại tệ mạnh chủ chốt khác.Lãi suất USD và EURO ở mức thấp.trong 2 tháng cuối năm 2002, lãi suất tiền gửi USD chỉ có 2, 0%-2, 2%/năm.Tỉ giá tăng thấp nằm ngoài dự đoán, giữa tháng 12 năm 2002 chỉ xoay quanh mức 15100-15400VND/USD. Cũng trong năm 2002 luồng ngoại tệ thu hút vào và chu chuyển qua hệ thống ngân hàng tăng cao và ổn định.Tại Hà Nội ước tính đến hết năm 2002 tổng tiền gửi và vốn huy động của các NHTM quy đổi đạt 53.865 tỉ VND, tương đương khoảng 3, 5 tỉ USD, chiếm 43, 9% tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn và vẫn đạt tốc độ tăng 24, 3% so với năm 2002, gần tương đương với tốc độ tăng vốn huy đọng VND là 25, 5%.Tại TP Hồ chí Minh, cũng ước tính đến hết tháng 12-2002, tổng ngoại tệ quy đổi đạt 35.869 tỉ đồng, tương đương 2, 33 tỉ USD, chiếm 40% tồng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn và đạt mức tăng tới 29, 1% so với năm trước.Như vậy nguồn vốn ngoại 8 tệ của dân cư, của các tổ chức và các doanh nghiệp thu hút được và đang do các NHTM quản chỉ ở riêng 2 trung tâm này đã lên tới 5, 83 tỉ USD và vẫn tăng ổn định.Đáng lưu ý là dư nợ cho vay ngoại tệ ở cả 2 trung tâm lớn này đến thời điểm tương tự chỉ khoảng 2, 51 tỉ USD.nghĩa là cung ngoại tệ lớn hơn cầu, chênh lệch 3, 32 tỉ USD được NHTM đầu tư trên thị trường tiền gửi và cho vay ở địa phương khác. Bước sang năm 2003, đây là 1 năm đày biến động của thị trường ngoại hối. Đối với diễn biến của USD, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2003, USD mất giá tới 13, 9% so với EURO, gần 1% so vối Yên Nhật…vào thời điểm ngày 27- 5-2003, 1 EURO lên tới đinhe cao đổi được tới 1, 1932 USD.Nhưng từ đầu tháng 6 /2003 đến nay thì USD có xu hướng tăng giá trở lại.Trong tháng 8/2003 vừa qua, USD đã lên giá 3, 2% so với EURO, 2, 1% so với Bảng Anh nhưng lại mất giá tới 2, 86% so với Yên Nhật. Đối với diễn biến của đồng EURO, kể từ khi chính thức lưu hành trong vòng 4 năm qua có thể thấy thời điểm lên giá cao nhất của nó là vào ngày 27-5- 2003 với tỉ giá trên thị trường thế giới là 1 EURO đổi được 1, 1931-1, 1932 USD.Thời điểm đó tỉ giá trong nước là 18.492, 69VND/EURO.Nhưng trong 4 tháng qua:tháng 6, 7, 8 và 9/2003 thì quan hệ giữa 2 đồng tiền này diễn biến khá phức tạp, có tuần thì đồng tiền này lên giá hay xuống giá tới mức 2, 5%-3% so với đồng tiền kia.Theo sát diễn biến đó, tỉ giá mua vào của Vietcombank ngày 1- 9-2003 là mua vào 16.935 VND/EUROvà bán ra là 17.139 VND/EURO.Tuy nhiên, nhìn rộng ra kể từ đầu năm 2002 đến lúc đỉnh điểm cuối tháng 5/2003, EURO len giá tới 33% so với USD, còn tính đến đầu tháng 9/2003 thì lên giá tới 24% so với USD. Biến động lớn nhất là giá vàng được bắt đầu sau sự kiện khủng bố ngày 11- 9-2001, tăng mạnh từ đầu năm 2002 cho đến suốt giai đoạn trước và trong khi xảy ra cuộc chiến tranh I-raq.Sau đó giá vàng có giảm nhưng kể từ giữa năm 2002 lại tiếp tục tăng.Thị trường vàng trong nước đã lên “cơn sốt”.Tháng 6 – 2002 giá vàng tăng từ 490.000đ/chỉ lên 600.000đ/chỉ.Giữa tháng 12-2002 giá vàng trong nước có sự gia tăng đột biến khoảng 20% so với mức giá đầu năm.Bước sang đầu năm 2003 giá vàngtrong nước phổ biến ở mức 670.000đ/chỉ đến 680.000đ/chỉ(tăng 22, 2% so với cùng kì 2002).Tính đến tháng 6-2003 chỉ số giá vàng 136% so với năm 2000;113, 2% so với tháng 6-2002, bằng 110, 1% so với 12-2002 và bằng 103, 8% so với tháng 5-2003 .Sang tháng 9-2003 giá vàng tăng đột biến.Ngày 10-9-03 vàng 9999 bán ra ở mức 705.000đ/chỉ, cuối 9 tháng 9 là 719.000đ/chỉ.Nhìn vào diễn biến giá vàng từ đầu năm 2003 đến nay có thể thấy rằng những biến động theo chu kì hình Sin đã diễn ra. Trên đây là một số điểm nổi bật về diễn biến của thị trường ngoại hối, từ đó ta có cái nhìn tổng thể để có thể đánh giá được công tác quản ngoại hối ở VN trong những năm vừa qua. 10

Ngày đăng: 06/08/2013, 09:33

Hình ảnh liên quan

Bảng dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 1993-2006. - Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí ngoại hối trong tương lai

Bảng d.

ự trữ ngoại hối Việt Nam từ 1993-2006 Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan