Chính sách lãi suất của Việt Nam trong thập kỷ qua, những hạn chế và giải pháp

16 436 1
Chính sách  lãi suất của Việt Nam trong thập kỷ qua, những hạn chế và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách vĩ mô hàng đầu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế, trong đó chính sách lãi suất là một công cụ quan trọng và chủ yếu nhất của chính sách tiền tệ, là đòn bẩy kinh tế quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, việc sử dụng công cụ lãi suất trong nền kinh tế thị trường là một trong những vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp bởi vì nó không những thu hút được sự quan tâm thường xuyên của ngành tài chính ngân hàng mà còn là sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư khác. Bởi vậy, lãi suất được coi như là một vấn đề thường xuyên, cập nhật không chỉ đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ cũng tất cả các hoạt động kinh tế nói chung. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng vô cùng phức tạp và nhạy cảm, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn có mối quan hệ quốc tế, vì vậy một nền tài chính - tiền tệ lành mạnh đồng nghĩa với một chính sách lãi suất đúng đắn, một sự hoạt động đa dạng và có hiệu quả của các tổ chức tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến một quốc gia, đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính sách lãi suất đúng đắn sẽ là cơ sở để cho các tổ chức tín dụng (NHTM) chính sách thể huy động vốn và cho vay trong hoạt động kinh doanh của mình một cách có hiệu qủa mà còn là công cụ quan trọng để Nhà nước có thể thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

LỜI NÓI ĐẦU Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ - dịch vụ tài chính tiền tệ. Vì vậy ngân hàng chính là trung gian tài chính đứng ra vay vốn của những người cho vay rồi dùng số vốn đó cho những người thiếu vốn vay lại, góp phần làm cho các nguồn vốn "nhàn rỗi" không sinh lợi của mọi người được tập trung chuyển đến cho những doanh nghiệp lớn, nhỏ thiếu vốn đẻ mở rộng sản xuất kinh doanh sinh lợi nhuận. Trong thực tế đời sống, những người mang tiền của mình đến các ngân hàng gửi tiết kiệm bao giờ cũng muốn lãi suất tiền gửi càng cao càng tốt, còn những người đi vay tiền ngân hàng thì bao giờ cũng muốn lãi suất càng thấp càng tốt. Đứng trước tình trạng đó, ngân hàng thương mại đã phải tính toán, điều chỉnh lãi suất, kể cả lãi suất tiền gửi lãi suất tiền cho vay cho phù hợp với tình hình thực tiễn cuộc sống phát triển xã hội. Do đó bằng mọi cách ngân hàng phải có biện pháp hữu hiệu để huy động ngày càng nhiều vốn cho mình. Vì vậy lãi suất cũng là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ, sát sao trong nền kinh tế. Bởi nó trực tiếp tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta ngoài ra nó còn có những hệ quả quan trọng, hữu hiệu đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đất nước ta những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến phát triển đáng kể về kinh tế. Chúng ta đã có sự hình thành thị trường chứng khoán mặc dù chưa phổ biến. Nhưng đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nghị quyết IX của Đảng cũng luôn đề cao vai trò phát triển của nền kinh tế trong đó phải kể đến sự phát triển rộng rãi của hệ thống ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi để đưa voà sử dụng trả lãi hàng tháng cho người gửi. 1 Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng thương mại trong đó phải kể đến vấn đề lãi suất với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài "Lãi suất vai trò của lãi suất trong huy động vốn". Giúp em hiểu rõ hơn vai trò của lãi suất trong đời sống của chúng ta cũng như trong nền kinh tế thị trường nói chung Do phạm vi nghiên cứu đề tài vốn hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự phê bình đánh giá của các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn để em rút kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các đề tài này đạt kết quả cao hơn. 2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÃI SUẤT 1. Khái niệm về lãi suất Lãi suất là tỷ số giữa tổng số lợi tức hàng năm tổng số vốn đã bỏ ra cho vay trong năm. Hay nói cách khác, lãi suất là giá cả mà con nợ phải trả cho chủ nợ để được sử dụng khoản tiền vay trong một kỳ hạn nhất định. Theo Marshall thì: "Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất kỳ, lãi suất vươn tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn trên thị trường đó với lãi suất đó bằng tổng cung về vốn được cung ứng trên thị trường đó với lãi suất đó". Trong thực tiền đời sống lãi suất cao hay thấp là do quan hệ cung cầu vốn quyết định. Bởi khi cung lớn hơn cầu thì lãi suất giảm ngược lại khi cầu lớn hơn cung thì lãi suất tăng. Đồng thời giới hạn cao nhất của lãi suất phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân, nếu bằng thì số không có người đi vay, giới hạn thấp nhất của lãi suất bao giờ cũng phải lớn hơn số không, nếu là bằng thì sẽ không có người cho vay. Vì vậy có thể nói, sự qui định lãi suất làm cho đời sống của những người gửi tiết kiệm, tăng thêm lợi nhuận tuỳ từng thời kỳ mà sự quy định lãi suất có sự khác nhau. Để nhằm mục đích huy động vốn để đưa vào sử dụng bằng cách cho vay nhận tiền gửi vào. Khi nhận tiền gửi của khách hàng, ngân hàng đã đem lại thu nhập cho người gửi tiền. Khi cho các doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng đã cung cấp cho họ phương tiện kinh doanh làm giàu, đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy nó vừa đem lại lợi ích cho người gửi, người đi vay Nhà nước. 2. Các nhân tố tác động đến lãi suất. Sở dĩ lãi suất luôn luôn có sự biến động không ngừng là do các nhân tố chính sau đây. 3 a. Sự thay đổi của tổng cầu (viết tắt là GNP) Khi tổng cầu tăng lên, thì nền kinh tế đòi hỏi phải tăng khối lượng tiền cung ứng (nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi), để đảm bảo cung cầu tương ứng. Nếu trong điều kiện đó, khối lượng cung ứng tiền (M1 hoặc M2) tăng quá cầu thì MV > PQ, lúc này cung vốn đầu tư lớn hơn cầu vốn đầu tư sẽ làm cho lãi suất giảm. Đồng thời, ngược lại nếu khi GNP giảm thì khối tiền cung ứng thực tế cũng giảm theo. Trong điều kiện đó nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi mà giảm khối cung ứng tiền tệ xuống quá thấp sẽ đưa đến tình trạng MV < PQ. Lúc này sẽ xảy ra trường hợp cung vốn đầu tư nhỏ hơn cầu vốn đầu tư nên lãi suất sẽ tăng lên. Vì vậy sự thay đổi của GNP cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc biến động của lãi suất, làm cho tỷ lệ lãi suất không có sự ổn định. b. Sự chi tiêu của Chính phủ Nếu trong thực tế khi lượng tiền cung ứng (M1 hoặc M2) không có sự thay đổi mà Chính phủ lại chi tiêu quá nhiều sẽ dẫn đến làm giảm nhu cầu chi cho đầu tư tiêu dùng của cá nhân, nhu cầu tiền của nhân dân trở nên kham hiếm, nguồn cung ứng vốn nhỏ hơn nhu cầu vốn. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả là lãi suất tăng lên một cách đáng kể, làm bất lợi cho những người đi vay. c. Chính sách tiền tệ của Chính phủ. Như ta đã biết chính sách tiền tệ của Chính phủ ban hành là nhằm mục đích kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, kiểm soát tình trạng lạm phát các tác động đến lãi suất để thực hiện các mục tiêu đã định. Khi lãi suất tăng giảm nhu cầu tiêu dùng đầu tư, ngân hàng Trung Ương sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu trừ cho các ngân hàng thương mại. Lúc này, các ngân hàng thương mại được giảm lãi suất tái chiết khấu, hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp làm cho toàn bộ hệ thống lãi suất đối với các thành phần kinh tế đều được giảm, các khoản cho vay tăng lên. 4 Ngược lại khi khối lượng tiền cung ứng thừa thì lãi suất giảm. Lúc này, ngân hàng Trung Ương sẽ tuỳ cho tình hình mức độ để lựa chọn sử dụng có mức độ một trong các công cụ của chính sách tiền tệ để điểu tiết lượng cung ứng tiền tệ. khi cảm thấy cần phải rút bớt khối lượng tiền cung ứng thừa thì ngân hàng Trung Ương lại tiến hành nâng lãi suất tái chiến khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với các thành phần kinh tế. Khi đó các khoản cho vay sẽ giảm xuống thấp hơn ban đầu. d. Nhu cầu tiêu dùng đầu tư. Trong thực tiễn khi nhu cầu tiêu dùng tăng thì kéo theo lãi suất tăng ngược lại. Cũng giống như nhu cầu đầu tư, khi mà người dân đều đổ xô vào đầu tư kinh doanh kiếm lợi nhuận nên cầu có khối lượng tiền, tài sản lớn dẫn đến đã làm cho lãi suất tăng một cách đột ngột. Nhưng khi nhu cầu đầu tư kinh doanh giảm, đầu tư không còn là mục đích hàng đầu của người dân nữa thì tất yếu sẽ làm cho lãi suất giảm xuống. Nếu không cứ giữ mức lãi suất cao như thế hoạt động của ngân hàng sẽ kém hiệu quả, vốn không đưa được vào quá trình lưu thông sử dụng, ngân hàng sẽ bị thua lỗ. 3. Phân loại lãi suất. Trong sự hoạt động sôi động của thị trường tín dụng, thì những người tiết kiệm (tức là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến) những người đi vay có nhu cầu khác nhau. Chính vì vậy mà có rất nhiều hình thức đi vay cho vay khác nhau, đồng thời các hình thức hoàn trả vốn lãi suất cũng khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì có bốn loại lãi suất phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như sau: a. Lãi suất trả dẫn cùng với vốn. Hình thức này người ta còn gọi là cho vay hoàn trả cố định. Tức là người đi vay phải trả nợ cả vốn lãi đầu theo định kỳ đều đặn hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm (tuỳ thuộc sự thoả thuận của các bên). Vì vậy khi 5 đến hạn trả nợ người vay không phải trả toàn bộ vốn gốc như trong hình thức cho vay đơn. Bởi vay đơn là ngân hàng cung cấp cho người vay một khoản tiền vốn (tiền gốc ban đầu), vốn này phải được hoàn trả người cho vay vào ngày mẫu hạn cùng với một khoản tiền phụ được gọi là tiền lãi. Hình thức lãi suất trả dần cùng với vốn được sử dụng phổ biến trong việc cho vay trung hạn dài hạn trong lĩnh vực sản xuất, nhà đất mua sắm máy móc công cụ, phương tiện vận tải . b. Lãi suất trả trước. Lãi suất trả trước là loại lãi suất mà người đi vay phải trả cho người cho vay trước khi sử dụng tiền vay. Hình thức này thường hay được áp dụng phổ biến trong nghiệp vụ cho vay chiết khấu thương phiếu (kỳ phiếu thương mại) của các ngân hàng thương mại, trong nghiệp vụ phát hành trái phiếu chiết khấu của kho bạc Nhà nước. Người đi vay trả cho người cho vay theo giá trị danh nghĩa (hay gọi mệnh giá) của thương phiếu hay trái phiếu khi đến hạn, nhưng chỉ được nhận một số tiền nhỏ hơn mệnh giá do người cho vay đã chiết khấu trước khoản tiền lãi cảu thương phiếu hay trái phiếu. c. Lãi suất trả sau, cùng với vốn. Hình thức trả lãi này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp gia đình, cá nhân vay vốn ngân hàng hoặc gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn vào các ngân hàng. Trên thực tế, hình thức này còn được gọi là cho vay đơn. trong hình thức vay đơn này, người đi vay được ngân hàng, hoặc là người cho vay, cho vay một số tiền nhất định gọi là vốn gốc. Sau đó người đi vay phải cam kết trả lại cho người cho vay đủ số vốn gốc ban đầu kèm theo một khoản tiền lãi nhất định tuỳ theo sự quy định thoả thuận của các bên. d. Trả lãi bằng phiếu lợi tức (Coupon) Hình thức này do những người đi vay (các doanh nghiệp, các ngân hàng kho bạc Nhà nước) thực hiện khi họ bán ra loại trái phiếu làm 6 phiếu lợi tức (coupon). Người mua trái phiếu kèm phiếu lợi tức được trả lợi tức làm nhiều lần đều đặn (6 tháng hay một năm một lần) được thu hồi vốn gốc khi hết hạn lưu hành trái phiếu. Gọi là tiền coupon vì người giữ trái khoán thường nhận được tiền thanh toán coupon bằng cách cắt một coupon khỏi trái khoán gửi nó tới người phát hành trái phiếu khoán, người này sẽ gửi tiền trả cho người giữ trái khoán đó. Vì vậy một trái khoán coupon có thể phân biệt theo ba đặc điểm sau: - Công ty hoặc cơ quan Chính phủ tổ chức phát hành trái khoán. - Ngày mãn hạn của trái khoán - Tiền lãi in trên mỗi ô của phiếu lợi tức (coupon) có thể là: một số tiền cố định, hoặc là số phần trăm (%) của mệnh giá trái phiếu. 4. Phương pháp tích lãi suất. Trên thực tế có nhiều phương pháp tính lãi suất hay nói cách khác là có nhiều phép đo lãi suất khác nhanh nhưng nhìn chung bao gồm các phương pháp sau: a. Lãi suất hoàn vốn. Phép tính lãi suất hoàn vốn là việc làm cân bằng giá trị của công cụ vay nợ với giá trị hiện tại của tất cả tiền trả trong tương lai của công cụ đó. Việc tính lãi suất hoàn vốn có một ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, các nhà kinh tế coi nó là phép đo lãi suất chính xác nhất. b. Lãi suất hoàn vốn hiện hành. Tuy phương pháp tính lãi suất này có phàn kém chính xác hơn "lãi suất hoàn vốn" nhưng ngày nay nó cũng được đưa vào sử dụng rộng rãi trong thị trường chứng khoán. Bởi nó dễ tính toán hơn. Lãi suất hoàn vốn hiện hành là tỷ số giữa tiền thanh toán coupon hàng năm với giá trị của chứng khoán đó. C P B 7 Trong đó: i c : lãi suất hoàn vốn hiện hành C: tiền coupon hàng năm P B : giá của trái khoán coupon Như vậy lãi suất hoàn vốn hiện hành là một đại lượng có phần khấu hao của lãi suất hoàn vốn cho một trái khoán coupon dài hạn. Tuy nhiên, đối với trái khoán coupon ngắn hạn thì việc tính lãi suất lại kém dần đi. * Đặc tính chung của lãi suất hoàn vốn hiện hành: - Lãi suất hoàn vốn hiện hành cũng là một xấp xỉ tốt hơn đối với lãi suất hoàn vốn, nếu giá trái khoán càng gần với mệnh giá của trái khoán, kỳ hạn thanh toán của trái khoán càng dài. - Lãi suất hoàn vốn hiện hành càng trở thành một xấp xỉ kém nếu giá của trái khoán càng xa mệnh giá của trái khoán, kỳ hạn thanh toán của trái khoán càng ngắn hơn. Nhưng có thể nói, sự thay đổi của lãi suất hoàn vốn hiện hành luôn báo hiệu trước một sự thay đổi theo cùng một chiều của lãi suất hoàn vốn. c. Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm: Do gặp phải nhiều khó khăn trong việc áp dụng phương pháp tính lãi suất hoàn vốn nên người ta đã tìm ra phương pháp tính lãi suất bằng cách tính giảm. Công thức tính: i dh = (F - P d ) x 360 F Số ngày tới khi mãn hạn Trong đó: i dh : lãi suất hoàn vốn trên một cơ sở tính giảm. F: mệnh giá của trái khoán giảm giá P d : giá mua của trái khoán giảm giá. * Đặc điểm của lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm: - Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm luôn luôn định giá thấp lãi suất hoàn vốn định giá thấp này càng lớn nếu hạn kỳ thanh toán của trái khoán giảm giá càng lớn. 8 - Có sự tương quan nghịch đoả với giá của trái khoán. Tức là lãi suất hoàn vốn kỳ hạn thanh toán của trái khoán giảm giá càng dài hơn thì sự định giá thấp này càng trở nên lớn hơn. Tuy nhiên, mặc dù lãi suất hoàn vốn tính giảm là một mức đo hơi sai lệnh của lãi suất, nhưng một sự thay đổi trong lãi suất hoàn vốn tính giảm cũng luôn cho thấy một sự thay đổi cùng hướng của lãi suất hoàn vốn. II - VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT 1. Chức năng của lãi suất Lãi suất có nhiều chức năng khác nhau nhưng về cơ bản lãi suất có hai chức năng sau: a. Chức năng phân phối. Phân phối lãi suất giúp cho nền kinh tế phân bổ tiết kiệm vào những cách sử dụng khác nhau. Đối với những người có tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất chính là tiền thưởng cho việc hạn chế tiêu dùng trước mắt đợi ddể dành cho tiêu dùng ở tương lai. Lãi suất tiết kiệm càng cao càng khuyến khích được nhiều người gửi tiền tiết kiệm. Còn đối với những người đi vay, lãi suất chính là cái giá phải trả cho số tiền vay để đầu tư hay tiêu dùng vào các công việc khác. Lãi suất cho vay càng cao tức là nhu cầu vay để đầu tư hoặc tiêu dùng càng ít. Trường hợp vay tích để kinh doanh sinh lợi nhuận. Khi quyết định đầu tư phải so sánh lãi suất phải trả cho khoản vay với số lợi nhuận kiếm được từ các dự án đầu tư sẽ được thực hiện. Do đó lãi suất phân phối lại một phần thu nhập hay lợi nhuận của đi vay phải trả cho ngân hàng hoặc người cho vay. b. Chức năng kiểm soát. Lãi suất có vai trò trung tâm trong chính sách tiền tệ của Chính phủ. Nếu khi giữ tiền mặt trong tay thì tất nhiên chúng ta sẽ không bao giờ có lãi bởi đồng tiền không thể tự nó sinh ra lợi nhuận nếu không có sự tác 9 động của con người. Nhưng nếu đem tiền đến gửi ngân hàng hay mua các loại trái phiếu thì cùng được nhận lãi tính phần trăm từ tiền vốn đó. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, chính sách tiền tệ của Chính phủ sử dụng lãi suất như một công cụ quan trọng để tác động vào nền kinh tế nhằm kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ. Vì thế khi mức cung ứng tiền tệ tăng lên thì lãi suất tất yếu sẽ hạ xuống. Đồng thời khi lãi suất giảm, giá thành đầu tư cũng giảm theo, các doanh nghiệp lại tăng đầu tư cho phương tiện công cụ sản xuất tuỳ thuộc vào từng loại hình thức kinh doanh. đến khi nhu cầu đầu tư tiêu dùng tăng thì lúc này lãi suất cũng theo đó mà tăng lên. 2. Vai trò của lãi suất Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, mọi chỉ tiêu đều được đo bằng kinh tế. Một đất nước có phát triển hay không, trước tiên hãy xem nền kinh tế của nước đó phát triển như thế nào. Lãi suất là một phạm tù kinh tế, một mặt nó phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay người đi vay, mặt khác nó cũng phản ánh mối quan hệ giữa cung cầu về tiền tệ trên thị trường. Đồng thời lãi suất còn phản ánh thực trạng phát triển kinh tế của một đất nước. Bởi vì thông qua sự biến động của nền kinh tế người ta có thể dự đoán được nền kinh tế đó đang phát triển hay đang trên đà suy thoái. Bên cạnh đó, lãi suất còn có tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi người cũng như sự thăng trầm của nền kinh tế mối nước, mỗi quốc gia. Song lãi suất cũng có tác động không nhỏ tới những quyết định cá nhân như chi tiêu, để dành, mua nhà hay mua chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân hàng . Nhưng quan trọng hơn, lãi suất còn tác động đến cả những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp hoặc các hộ gia đình như việc dùng vốn để đầu tư vào nhà máy mới, mua thêm tư liệu sản xuất, dây truyền thiết bị 10

Ngày đăng: 06/08/2013, 09:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan