Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của công ty trong những năm gần đây

31 869 3
Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của công ty trong những năm gần đây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lĩnh vực thi công xây dụng cũng luôn chứa đựng những rủi ro giống như các ngành kinh tế khác. Những rủi ro này ảnh hưởng rất lớn lợi nhuận của công ty. Trong quá trình kinh doanh công ty thường gặp những rủi ro bao gồm: - Rủi ro về kinh tế: Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng làm gia tăng nhu cầu đầu tư của xã hội sẽ làm tăng nhu cầu về các sản phẩm xây dựng. Ngược lại, trong nền kinh tế bất ổn định hoặc chậm phát triển, công ty sẽ gặp khó khăn vì có sự hạn chế đầu tư. -Rủi ro về luật pháp: Văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động của ngành xây dựng là Luật Xây Dựng, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa ХІ, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Đất đai 2003. Hai hệ thống Luật này là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Tuy nhiên, bản thân giữa hai luật này còn nhiều điểm xung đột tạo nên tính thiếu thống nhất, chưa hoàn chỉnh và khó áp dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, trong từng thời kỳ, các chính sách của Nhà nước và của các địa phương trong lĩnh vực đất đai, bất động sản sẽ còn tiếp tục được hoàn thiện và bổ sung, chỉnh sửa thường xuyên. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu tính hợp lý, tính khả thi

Phần I Tổng quan về công ty 1.1 Những thông tin chung về công ty -Tên giao dịch: Tiếng Việt: Công ty TNHH Quốc tế liên doanh VINACONEX - TAISEI Tiếng Anh: International Joint Venture VINACONEX - TAISEI (VINATA) Co., Ltd. -Tên viết tắt: VINATA JSC. -Trụ sở chính: Đường Khuất Duy Tiến, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội -Điện thoại: 844.5533 840/5533 839 -Fax: 844.5533 788 -Email: vinata@hn.vnn.vn -Website: www.vinata.com.vn -Người đại diện theo pháp luật: Ông Noriaki Nozawa – Tổng Giám đốc - Chi nhánh: Tầng 7, Toà nhà VCCI, 171 Võ Thị Sáu, quận 3, TP Hồ Chí Minh ĐT: (84-8) 9 321 766 Fax: (84-8) 9 321 764 E-mail:vinatahcm@hcm.vnn.vn 1.2 Quá trình hình thành phát triển Công ty TNHH Quốc tế Liên doanh VINACONEX – TAISEI (VINATA) được thành lập theo Giấy phép số 611/GP ngày 2/6/1993 chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/1993. Là liên doanh giữa Tổng Công Ty 1 Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX) TAISEI (tập đoàn xây dựng hàng đầu của Nhật Bản). Những thông tin của hai đối tác như sau: Đối tác Việt Nam: VINACONEX (Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam) 34 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (84-4) 8345298 Fax: (84-4) 8345035 Website: www.vinaconex.com.vn. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng, VINACONEX (Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam) đóng vai trò quan trọng với tư cách là một tổng công ty quốc tế, đã tham gia xây dựng nhiêu dự án lớn trong ngoài nước. VINACONEX đã đang triển khai các hoạt động với quy mô lớn ở nhiều lĩnh vực như : thầu xây dựng, xuất nhập khẩu lao động, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị xây dựng dân dụng, trợ giúp kỹ thuật… đặc biệt, VINACONEX có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác với các công ty nước ngoài. Hiện nay, VINACONEX tham gia rất nhiều dự án trọng điểm trong nước nước ngoài, sử dụng đội ngũ đông đảo các công nhân có tay nghề cao, kỹ sư có kinh nghiệm, có trình độ ngoại ngữ, đảm bảo chất lượng kỹ thuật cao. Đối tác Nhật Bản: Tập đoàn TAISEI Shinjuku Oak Tower, 6-8-1 Nishi Shinjuku, Shinjuku-ku, Tokyo 163, Japan 2 Tel: 03-5381-5332 Fax: 03-3345-8355 Website: http://www.taisei.co.jp. Được thành lập từ năm 1873, Tập đoàn TAISEI đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển nền kinh tế của nước Nhật Bản hiện đại. Thương hiệu TAISEI được biết đến trong quá trình phát triển các thành phố lớn các dự án quy mô lớn như Haneda, Narita Sân bay Quốc tế Kansai, Sân bay Quốc tế Tsubu, đường ngầm dưới biển nối hai đảo lớn là Honsu Hokaido, Toà Thị chính ở Tokyo, Toà Tháp Yokohama Landmark nhiều khách sạn nổi tiếng … Từ năm 1959, TAISEI đã tiến hành nhiều công trình ở nước ngoài, điển hình là Nhà máy thuỷ điện Cirata ở Indonesia, sân bay Kualar Lumpur, Quốc lộ số 5, Nhà máy xi măng Chinfon Khách sạn Legend ở Việt Nam. Rất nhiều dự án của TAISEI sử dụng các kỹ năng thiết kế, xây dựng, phát triển kỹ thuật là hiện thân của lịch sử hiện đại. Có thể nhận thấy rằng mỗi ngày TAISEI thực hiện hàng ngàn dự án cùng một lúc. Là một nhà thầu hàng đầu của Nhật Bản, TAISEI không chỉ quan tâm đến những vấn đề các dự án của ngày hôm nay mà còn quan tâm đến những vấn đề cơ hội của ngày mai. Chính vì lẽ đó mà Công ty luôn không ngừng nghiên cứu phát triển những phương pháp công nghệ tiên tiến để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Doanh thu của TAISEI là khoảng 16 tỷ USD. Tổng tài sản thiết bị của Công ty năm 2001 là 3.750 triệu USD. Tập đoàn TAISEI gồm 77 công ty với văn phòng đại diện đặt tại 16 nước, trong đó có văn phòng đại diện tại Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt 3 Nam, rất nhiều cơ hội kinh doanh xây dựng đã được phát triển với hy vọng TAISEI được góp phần mình vào công cuộc phát triển đất nước Việt Nam. Sau hơn 15 năm hoạt động vinata đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường xây dựng Việt Nam, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với đội ngũ nhân viên giỏi, công nhân lành nghề, công nghệ xây dựng tiên tiến, Vinata đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn trên phạm vi toàn quốc, trở thành nhà thầu có uy tín trong lĩnh vực xây dựng trang trí nội thất. 4 Phần II Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 2.1 Sản phẩm thị trường Lĩnh vực hoạt động: Kể từ khi thành lập năm 1993 đến nay, Công ty TNHH Quốc tế Liên doanh VINATA là một trong những liên doanh hàng đầu trên thị trường xây dựng Việt nam. Công ty VINATA đã có đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển hiện đại hoá đất nước, giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn thiết kế, trang trí hoàn thiện nội thất cung cấp dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị xây dựng. Hiện nay, với trụ sở chính tại Hà Nội chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, VINATA đang tích cực phát triển mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn quốc. • Nhận thầu thi công các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nước ngoài • Nhận thầu các công trình trong nước có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc chất lượng đặc biệt • Cung cấp các dịch vụ giám sát tư vấn xây dựng • Cung cấp các dịch vụ thiết kế tư vấn thiết kế xây dựng • Cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho thuê máy móc xây dựng Thị trường 5 Thị trường kinh doanh các sản phẩm xây dựng rất nhạy cảm với các diễn biến của nền kinh tế. Kinh tế phát triển, lạm phát, thất nghiệp được kiểm soát, thu nhập của người dân tăng sẽ ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của ngành xây dựng nói chung của công ty nói riêng. Nhưng ngược lại, một khi nền kinh tế chậm phát triển hoặc đình trệ thì tình hình hoạt động của công ty sẽ gặp những khó khăn vì hạn chế về vốn đầu tư do có sự rút lui của những nguồn tài chính, giảm hạn mức tín dụng của các ngân hàng so với thời kỳ kinh tế ổn định. Những năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới với tốc độ tăng trưởng khá cao ổn định năm 2007 là 8,5% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế GDP năm 2008 là 6,23%. Tuy nhiên đối với một nền kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam thì tiềm năng phát triển của ngành xây dựng vẫn còn là rất lớn. Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục là nơi thu hút các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, một bên đối tác của Vinata. Bên cạnh đó, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO nên sẽ có rất nhiều tổ chức nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do vậy nhu cầu về văn phòng, nhà ở, các khu vui chơi nghỉ dưỡng, các tổ hợp thương mại sẽ tăng cao. Đây cũng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng như Vinata. 2.2 Cơ cấu tổ chức Hội Đồng Quản Trị (Board of management): Đây là nơi tập trung quyền lực cao nhất của công ty, là nơi họp bàn ra các quyết định, phương hướng phát triển, hoạch định các kế hoạch phát triển hiện tại trong tương lai của công ty. Ban Giám đốc ( Managing directors): Ban Giám đốc gồm Giám đốc điều hành, các Phó Giám đốc trợ lý giám đốc. Ban Giám đốc có nhiệm vụ: • Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, Điều lệ Công ty tuân thủ pháp luật; 6 • Xây dựng trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh kế hoạch tài chính hàng năm dài hạn của Công ty; • Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh; • Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật; • Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước HĐQT pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty; • Thực hiện các nghị quyết của HĐQT , kế hoạch kinh doanh kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT thông qua; Các phòng chức năng 1. Phòng Tổ chức hành chính (Administration& personnel department department) Phòng tổ chức hành chính có chức năng trợ giúp cho Hội đồng quản trị ban Giám đốc công ty quản lý, hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực, cũng như đảm bảo tốt môi trường làm việc đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. 2. Phòng tài chính kế toán (Accounting department ) Phòng tài chính kế toán có chức năng giúp việc cho HĐQT giám đốc công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính – kế toán trong toàn công ty theo đúng quy chế tài chính điều lệ công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch quảnkinh tế tài chính chặt chẽ, phục vụ nhu cầu chi tiêu kịp thời đầy đủ, báo cáo kịp thời chính xác các chứng từ 7 hợp đồng kinh tế, ., lập gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng quý cuối niên độ kế toán để gửi lên HĐQT ban giám đốc công ty. 3. Phòng cơ giới vật tư (Fit-out department) Do đặc thù là công ty thi công xây dựng nên chức năng của phòng cơ giới vật tư được gắn liền với việc đảm bảo năng lực cho thiết bị cùng các vật tư thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty. Thực hiện công tác quản lý cơ giới trực tiếp tại các đơn vị: tất cả các công trường, khu vực thi công được bố trí kỹ sư cơ giới trực tiếp quản lý thiết bị cho phù hợp với điều kiện làm việc tại chỗ. Các kỹ sư cơ giới có nhiệm vụ lên kế hoạch tổ chức chỉ đạo công tác bảo dưỡng, sửa chữa tại đơn vị, điều phối hoạt động của thiểt bị theo kế hoạch sản xuất, quản lý tổng hợp hệ thống thiết bị của công ty. 4. Phòng Đầu tư ( QS&procurement department) Với chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị Ban giám đốc công ty tìm kiếm các cơ hội đầu tư, tham gia đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các dự án kinh doanh phát triển nhà, đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu, mở rộng năng lực sản xuất, các dự án liên doanh, liên kết trong ngoài nước. Công tác đầu tư được thực hiện thông qua các quy trình, quy chế được hỗ trợ bởi hệ thống quản lý thông tin hiện đại, cũng như các mối quan hệ với các đơn vị trong ngoài ngành nhằm chủ động nghiên cứu tìm kiếm cơ hội, triển khai quản lý dự án. 5. Phòng thiết kế phối hợp (Design&coordination department) Đội ngũ lao động chính của phòng là các kiến trúc sư kỹ sư xây dựng. Phòng có chức năng thiết kế tư vấn thiết kế xây dựng cho các công trình, dự án. Đồng thời phòng còn có chức năng phối kết hợp với ban quản lý các dự án để cùng tham gia giám sát thi công. 6. Phòng quản lý dự án (QC department) 8 Đây là phòng đảm nhiệm khối lượng lớn công việc mang lại giá trị sản lượng lớn cho công ty. Với chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ lập dự toán, thanh quyết toán các công trình xây dựng, tham gia đấu thầu các dự án, các hạng mục công trình thuộc lĩnh vực thi công của công ty, trực tiếp quản lý thi công các công trình dự án. Đội ngũ cán bộ quản kỹ sư xây dựng của phòng ngày càng trưởng thành, trình độ quản tay nghề được nâng cao. 7. Chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh (HCM city branch) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9 2.3 Nguồn nhân lực 2.3.1 Cơ cấu nguồn nhân lực Bảng: Số lao động bình quân của công ty từ năm 2003-2008 10

Ngày đăng: 06/08/2013, 09:28

Hình ảnh liên quan

Bảng: Số lao động bình quân của công ty từ năm 2003-2008 - Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của công ty trong những năm gần đây

ng.

Số lao động bình quân của công ty từ năm 2003-2008 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng: trình độ người lao động tại thời điểm tháng 12/2008 Trình độSố lượng (người)Tỷ trọng (%) Thạc sỹ trở lên10626,18 - Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của công ty trong những năm gần đây

ng.

trình độ người lao động tại thời điểm tháng 12/2008 Trình độSố lượng (người)Tỷ trọng (%) Thạc sỹ trở lên10626,18 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng: thu nhập bình quân lao động từ năm 2003-2008 Đvt:1000đ NămThu nhập bình quân lao động - Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của công ty trong những năm gần đây

ng.

thu nhập bình quân lao động từ năm 2003-2008 Đvt:1000đ NămThu nhập bình quân lao động Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng: Kết quả doanh thu và lợi nhuận sau thuế từ năm 2003-2008 NămDoanh thuLợi nhuận sau thuế - Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của công ty trong những năm gần đây

ng.

Kết quả doanh thu và lợi nhuận sau thuế từ năm 2003-2008 NămDoanh thuLợi nhuận sau thuế Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng: nộp ngân sách nhà nước 2003-2008 NămNộp ngân sách nhà nước - Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của công ty trong những năm gần đây

ng.

nộp ngân sách nhà nước 2003-2008 NămNộp ngân sách nhà nước Xem tại trang 26 của tài liệu.
3.3 Kết quả về nộp ngân sách nhà nước - Nhận xét về kết quả kinh doanh và hoạt động quản trị của công ty trong những năm gần đây

3.3.

Kết quả về nộp ngân sách nhà nước Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan