Những câu chuyện... nhật ký Đặng Thùy Trâm

11 1.2K 4
Những câu chuyện... nhật ký Đặng Thùy Trâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Âm hưởng từ chuyến đi đánh động lương tri TTO - Chuyến đi của bà Doãn Ngọc Trâm sang đất Mỹ những ngày này đang là một sự kiện được dư luận thế giới quan tâm. Thật dễ khi truy tìm trên Internet những bài viết liên quan đến chuyến đi đánh động lương tri nhân loại này . TTO xin trích đăng một vài bài viết. >>Con của mẹ đã trở về Những dòng thơ về sự tàn khốc của chiến tranh được tìm thấy và chuyển giao bởi 2 cựu binh Mỹ Hai anh em cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam đã trải qua mấy thập kỷ cố gắng tìm lại gia đình của một bác sĩ đã bị quân lính Mỹ giết hại, người đã viết lên những dòng về tình yêu, lòng dũng cảm. Đặng Thùy Trâm đã viết quyển nhật ký, nay là cuốn sách bán chạy nhất ở VN, trong 3 năm cho đến khi cô bị lính Mỹ giết hại vào tháng 6 năm 1970 trong khu rừng nhiệt đới ở miền Nam VN. Khi Fred Whitehurst, một quân nhân Mỹ, tính châm lửa đốt quyển sổ thứ nhất được bọc bằng vải, người thông dịch của ông đã cản: "Đừng đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!". Nghe lời khuyên, Fred đã không đốt quyển sách. Ngọn lửa ấy đã dẫn Whitehurst và người anh Robert, làm một cuộc hành trình tình nguyện: đưa nhật của Trâm về với gia đình cô. Cuộc tìm kiếm bắt đầu Bà Doãn Ngọc Trâm xúc động khi lần đầu tiên sau 35 năm được tận tay sờ vào quyển nhật của con mình Whitehurst kể: "Bác sĩ Trâm đã hy sinh để đồng nghiệp và các bệnh nhân có thể chạy thoát. Tại chỗ của cô, người ta tìm thấy một túi nhỏ với 2 cuốn sổ. Đó là nhật viết trong suốt 3 năm của cô bác sĩ Việt cộng đã chết". Năm 1972, Whitehurst trở về quê nhà ở Mỹ với quyển nhật này. Fred tâm sự: "Đầu tiên, tôi nghĩ gia đình cô ấy nhất định phải biết về những suy nghĩ cuối cùng của con gái mình. Và sau đó, đất nước phải biết cô ấy là một anh hùng". Trong quá trình tìm kiếm, một nhà báo của tờ Washington Post từ Hà Nội nói với Fred rằng gia đình này đã gần như đã chết hết và anh nên từ bỏ ý định của mình. Sau đó, Robert (anh trai của Fred, cũng là một cựu binh Mỹ ở VN), một thuyền trưởng ở New Orleans, đã tìm ra Trung tâm Việt Nam ở Đại học Texas Tech và thảo luận về quyển nhật với chuyên viên lưu trữ văn thư. Trong khi tìm kiếm gia đình của bác sĩ, anh ấy thuyết phục Fred hãy giao quyển nhật cho trung tâm lưu giữ. Tháng 3 vừa rồi, hai anh em đã mang quyển nhật đến Hội nghị về VN của trung tâm này. Trong nhóm khán giả tham dự có phóng viên ảnh Ted Engelmann. Engelmann đề nghị được mang bản copy của quyển nhật này về Hà Nội. Ở Hà Nội, Ted đã gặp Lady Borton. Thông qua liên lạc của cô, ông đã tìm được mẹ của bác sĩ Trâm và gia đình của bà. Tháng 8, anh em nhà Whitehurst bay đến Hà Nội và được đối xử như những người con trong gia đình. Câu chuyện được báo chí đăng lại. Thủ tướng Việt Nam đã chào mừng anh em nhà White qua các bài báo. Mẹ của bác sĩ Trâm nói với các nhà báo rằng: "Tôi đã đau khổ suốt 35 năm qua. Tuy nhiên, bây giờ, tôi đã tìm thấy tâm hồn của con gái mình. Tôi có tâm hồn của con mình, tôi biết mồ mả của nó. Như thế là tôi còn hạnh phúc và may mắn hơn bao nhiêu người mẹ khác". Hơn 200 ngàn bản copy của "Nhật Đặng Thùy Trâm" đã được bán ra. Trong chuyến thăm của mình, mọi người đã đến Đức Phổ, nơi bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã làm việc và viết những dòng nhật của mình. Một bữa tiệc cảm động Thứ 4 vừa rồi, mẹ bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các con gái của bà đã ở lại nhiều giờ ở phòng lưu trữ Texas. Mọi người cố gắng kìm nén mọi xúc động để lần đầu tiên cầm và đọc bản gốc quyển nhật ký. Hôm nay, họ vẫn tiếp tục đọc chúng. Họ bay tới Bắc Carolina vào thứ 6 và vào thứ 7, Kay, mẹ của anh em nhà Whitehurst sẽ tổ chức một bữa tiệc cho mọi người tại Bethel. "Mẹ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm nói rằng muốn gặp người mẹ Mỹ của chúng tôi. Bà ấy nói rằng bà ấy muốn nhìn vào mắt người mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng những cậu con trai như chúng tôi", Fred Whitehurst nói. DAVID PERLMUTT (Charlotte Observer) Nhật Anne Frank của Việt Nam Đặng Thùy Trâm hy sinh khi vừa tròn 27 tuổi, trong một trận đánh của quân đội Mỹ vào một bệnh viện ở Quảng Ngãi trong cuộc chiến ở VN. Đến nay, sau 4 thập kỷ, nhật của cô đã trở thành một tác phẩm làm lay động lòng người ở cả Mỹ và VN, quê hương cô. 35 năm kể từ ngày được một cựu chiến binh Mỹ lưu giữ, cuốn nhật ấy đã trở thành một hiện tượng, với số lượng bán ra hơn 300 ngàn bản, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu trên một chương trình tivi. Cuốn nhật ấy đã tạo nên một làn sóng yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ VN. Những người đã đọc cuốn nhật của Đặng Thùy Trâm nói rằng đó là cuốn sách thuyết phục nhất, mô tả chân thực nhất về một cuộc chiến tranh, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của khoảng 2-3 triệu người Việt Nam và châu Á, và khoảng 58 ngàn người Mỹ. “Cô ấy đứng bên kia chiến tuyến với tôi, nhưng những gì cô ấy viết ra đã làm trái tim tôi thổn thức”, Fred Whitehurst, người lính từng tham gia chiến tranh ở VN, người đã giữ cuốn nhật khỏi bị đốt tâm sự. “Cô ấy là Anne Frank của Việt Nam. Tôi biết cuốn nhật này sẽ được truyền đi khắp mọi nơi trên trái đất này”. Khi những trận oanh tạc bằng bom xảy ra ngày càng gần nơi trạm xá, cuốn nhật ghi lại tâm trạng của bác sĩ Đặng cũng liên tục tăng dần niềm xót thương các thương binh và căm giận kẻ thù của gây ra những trận oanh tạc. Mệt mỏi vì những trận chiến liên tục đã khiến mình phải chăm sóc vết thương cho các thương binh chỉ với aspirin và băng buộc vết thương, bác sĩ Trâm viết vào tháng 6-1970: “Thật điên khùng khi ngày càng mở rộng cuộc chiến này. Mình thật căm thù… Tất cả chúng ta là người nhưng những gì ở đây thật tồi tệ…”. Trong một mục khác, cô viết: “cái chết đến gần”, khi “cây cối trụi lá”, “những ngôi nhà bị xé nát thành nhiều mảnh”. Cũng giống như là ứng viên của một cuộc hòa giải sẽ rất khó tìm được lời giải đáp chung, Whitehurst thú nhận rằng ban đầu ông cũng gặp rất nhiều khó khăn. Fred vốn sinh ra trong một gia đình quân dân Mỹ, tình nguyện tham gia chiến đấu chống lại những người cộng sản VN. “Tôi là một người Mỹ trung thành. Và tôi lớn lên trong một gia đình quân nhân rất nghiêm khắc. Tôi tin vào học thuyết domino (một học thuyết cho rằng nếu một quốc gia chịu sự ảnh hưởng của cộng sản, những quốc gia khác sẽ đi theo cộng sản, như domino, tầm ảnh hưởng này sẽ không bao giờ dừng lại). Nhưng điều đó đã không xảy ra!". Whitehurst nói rằng niềm tôn kính của ông đối với học thuyết này bắt đầu bị lung lay ở VN, và đã hoàn toàn sụp đổ trong suốt thời gian ông làm việc ở FBI. Whitehurst đã đấu tranh với FBI để được xuất bản cuốn sách này. “Ước nguyện của tôi bao nhiêu năm qua là trả những dòng chữ này về cho gia đình cô ấy, đất nước của cô ấy. Sẽ thật quỷ tha ma bắt nếu tất cả rồi cũng phải theo chúng ta về địa ngục. Có thể tôi sẽ xuất bản cuốn nhật này và gửi tiền thu được cho một mục đích tốt đẹp nào đó. Nhưng FBI không đồng ý bởi lo sợ cuốn nhật này sẽ là một tác nhân hợp tác cùng cộng sản. Cuối cùng thì tôi chẳng màng đến FBI nữa”, Fred nói. Whitehurst bây giờ là một luật sư. Ông đưa cuốn nhật cho anh trai mình, cũng là một cựu chiến binh Mỹ ở VN, nhưng lấy vợ VN. Nhất định phải đem quyển nhật này trở về VN cũng trở thành nỗi ám ảnh của Robert, nhưng cũng như bao nhiêu cựu chiến binh khác, Fred cảm thấy e sợ khi phải quay trở lại đất nước mà ông từng gây ra bao đau thương cho người dân ở đây. “Tôi có rất nhiều ám ảnh khi rời cuộc chiến ở VN trở lại Mỹ. ức về chiến tranh ở VN khiến tôi khóc rất nhiều và tôi cảm thấy vô cùng đau khổ. Trong suốt 5 năm liền, cứ nhắm mắt là tôi lại gặp toàn ác mộng”. Tháng 3 năm nay, 2 anh em đưa cuốn nhật đến một cuộc hội nghị về chiến tranh VN diễn ra tại ĐH Texas Tech. Ở đây, họ đã gặp Ted Englemann, một cựu chiến binh khác cũng từng tham gia chiến tranh VN, và hiện nay tìm kiếm cho cái mà ông ta gọi là “kết thúc” chiến tranh. Ted sẽ đi Hà Nội vào tháng tới. Ông ấy đã làm một bản CD quyển nhật ký, tìm gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Vào thời điểm anh em nhà Whitehurst thăm gia đình vào mùa hè này, cuốn nhật được xuất bản, Fred và bác sĩ Đặng Thùy Trâm trở nên nổi tiếng. Thay cho nỗi e sợ ban đầu về những điều đang chờ đợi họ ở VN, Fred Whitrehurst rất ngạc nhiên với những gì ông được đón nhận. “Chúng tôi đã làm ở Hà Nội những gì mà Đức đã làm ở London trong Chiến tranh thế giới II. Dù có bất kỳ lý do gì đi nữa, chúng tôi cũng là kẻ xâm lược. Nhưng đất nước VN đã mở rộng vòng tay đón chúng tôi. Ngài thủ tướng gặp chúng tôi, cảm ơn chúng tôi. Tôi biết rằng họ yêu cô con gái ấy xiết bao và xem tôi như một người con, cũng bằng tình yêu thương ấy”. Cuốn nhật đã tạo nên một luồng cảm xúc mạnh cho mỗi người đọc, từ huyền thoại quân sự, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến thủ tướng Phan Văn Khải. Whitehurst được mời phỏng vấn trên truyền hình, và ông nói rằng cuốn nhật “thuộc về cả thế giới này”. Khi được hỏi hãy giải thích vì sao ông lại đặt tình cảm vào một một người lính thuộc quân đội đối phương, Fred nói rằng: “Giọt nước mắt trên mặt bạn cũng giống như giọt nước mắt trên mặt tôi. Chúng ta đã cùng khóc”. Mặc dù đây không phải là cuốn sách nhật chiến tranh đầu tiên ở VN được xuất bản, nhưng rất nhiều người VN nói rằng những dòng nhật của bác sĩ Đặng Thùy Trâm đánh trúng vào tình cảm của mỗi người trẻ bởi vì nó được viết ra với những tình cảm chân thật của con người và không mang ý đồ tuyên truyền của chính quyền. Và người đàn ông giữ cuốn nhật ấy bao nhiêu năm nay đang tự hỏi thế giới đã thay đổi nhiều đến chừng nào. "Và biết đâu, một ngày nào đó, lại có một bà mẹ khác ở Iraq sẽ ở vào vị trí như mẹ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm? Tại sao chúng ta còn ở Iraq? Tôi không biết. Khi bạn đưa quân lính vào chiến tranh, nó phải dựa trên nền tảng chân lý, làm giàu cho bản thân bằng máu của người khác là một điều sai. Bạn không thể biết được sự tàn khốc của chiến tranh cho đến khi bạn đến đó, cho đến khi bạn thấy máu của bạn bè mình tung toé khắp nơi". DAVID MCNEILL (The Independent) Người lính Mỹ giao lại nhật cho gia đình nữ bác sĩ Việt Nam Hai quyển nhật của nữ bác sĩ Việt Nam viết trong những năm 1960 cuối cùng đã được trở về trong vòng tay của người mẹ của cô, kết thúc nhiệm vụ ròng rã 35 năm qua của người cựu binh Mỹ đã tìm thấy những quyển nhật này. Hai quyển nhật này thuộc về Đặng Thùy Trâm, một nữ bác sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh, được 1 binh sĩ Mỹ tên là Fred Whitehurst tìm thấy (quyển thứ nhất vào mùa đông 1969 và quyển thứ 2 vào 23-6-1970). Whitehurst cho biết rằng trong nhật ký, Thùy Trâm đã mong ước rằng nếu cô chết, cuốn nhật sẽ được mang về cho gia đình cô. Và từ đó, Whitehurrst đã coi lời mong ước ấy như 1 nhiệm vụ thiêng liêng của mình. "Tôi đã muốn ngay lập tức giao trả cuốn nhật ấy cho gia đình Trâm, nhưng lúc ấy chiến tranh đang diễn ra. Tôi trở về Mỹ vào năm 1972, nhưng lúc ấy chiến tranh vẫn còn. Trâm là 1 anh hùng, và 1 quốc gia nên được biết về những người anh hùng của họ." Whitehurst nói rằng vì bận công việc, anh không thể có mặt tại Lubbock khi gia đình của Thùy Trâm đến xem quyển nhật ký. Stephen Maxner, người đại diện cho trung tâm Việt Nam của ĐH Texas, đánh giá rằng chuyến đi của bà Doãn Ngọc Trâm đến trung tâm rất quan trọng, nó đánh dấu cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam. Và đây là một điều rất tích cực. Ông cũng nói rằng việc Whitehurst hiến tặng 2 cuốn nhật cho trung tâm Việt Nam thật sự là 1 niềm vinh hạnh, và những cuốn nhật này thật quý giá. Ông còn cho biết 2 quyển nhật đã được dịch ra tiếng Anh trong khoảng 100 trang và được công bố mãi mãi (cho đến khi website này còn tồn tại, theo lời ông) trên website www.vietnam.ttu.edu. Whitehurst nói rằng 2 quyển nhật sẽ làm rung động mạnh mẽ bất cứ ai có cơ hội đọc chúng. Và rằng “mọi người trên hành tinh này nếu có thể đọc được thì nên đọc những cuốn nhật này. Bạn sẽ không thể nào buông chúng xuống khi chưa đọc hết, và bạn sẽ không bao giờ quên chúng cho tới khi bạn chết!" DANIELLE NOVY (The Daily Toreador) Nhật của cô gái Bắc Việt Nam trở về với gia đình Người phụ nữ 82 tuổi tên là Doãn Ngọc Trâm khuỵu xuống và khóc nức nở khi lần đầu tiên chạm vào tất cả những gì còn sót lại của con gái mình: 2 cuốn nhật được viết trước khi cô hy sinh trong chiến tranh. Đôi tay run rẩy, mẹ của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm áp quyển nhật vào tim. Ba cô con gái còn lại của bà đứng ở phía sau, nhẹ nhàng vuốt mái tóc mẹ và khẽ lau những giọt nước mắt của mình. Trong suốt buổi lễ tưởng niệm tổ chức tại trường Texas, Bà Doãn Ngọc Trâm chỉ đọc 1 phần cuốn nhật ký, nhưng không phát biểu gì. Buổi lễ này đã đánh dấu đoạn kết của hành trình 35 năm mà Fred Whitehurst, người cựu binh Mỹ đã tìm thấy 2 quyển nhật này trong chiến tranh, nỗ lực tìm kiếm để trao trả cuốn nhật về lại vòng tay của gia đình người đã hy sinh. Đặng Hiền Trâm, 1 trong số 3 chị em của Đặng Thùy Trâm đã nói rằng: “Đây là 1 câu chuyện rất thiêng liêng. Đây là tâm hồn, là tấm lòng của chị tôi”. Đặng Thùy Trâm là nữ bác sĩ miền bắc Việt Nam, từng chữa trị cho thương binh tại 1 số bệnh viện ở miền Nam trong chiến tranh. Cô đã ghi lại những suy nghĩ của mình về các trận đánh, về gia đình, chính trị và những chủ đề khác bằng bút mực xanh trong 1 quyển nhật viết tay rất cẩn thận, tỉ mỉ. Theo một báo cáo của quân đội Mỹ, Thùy Trâm hy sinh vào ngày 22-6-970, khi vừa 27 tuổi. Trước hôm qua (thứ tư), gia đình của Thùy Trâm đã được đọc nội dung của những quyển nhật này, nó đã được xuất bản ở VN, nhưng đây là lần đầu tiên gia đình họ được trực tiếp chạm vào và cảm nhận chúng. Hai quyển nhật đã được Fred Whitehurst, 1 cựu binh Mỹ tìm thấy và lưu giữ. Anh tìm thấy quyển thứ nhất vào năm 1969. Quyển thứ 2 đến tay anh một thời gian ngắn sau khi cô hy sinh. Whitehurst đã được lệnh đốt 2 quyển nhật này, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh không nên làm vậy: "Fred, đừng đốt chúng, vì bản thân chúng đã có lửa!”. Kể từ đó, Whitehurst đã nỗ lực không ngừng để tìm kiếm gia đình của người nữ liệt sĩ này. Nhiều năm sau vẫn không tìm được, Whitehurst cuối cùng đã tặng 2 quyển nhật này cho trung tâm Việt Nam ở ĐH Texas. Khoảng 1 tháng sau đó, những nhân viên ở trung tâm này tìm ra mẹ của người liệt sĩ ấy. Whitehurst đã đến Việt Nam vào tháng 8 vừa qua để được gặp gia đình của Trâm và ngay lập tức được đón nhận. Anh đã được thủ tướng Việt Nam công khai cảm ơn. Whitehurst cho biết rằng: "Bất cứ nơi nào chúng tôi đến, chúng tôi đều được chào đón nồng nhiệt". James Reckner, giám đốc của trung tâm Việt Nam đã đánh giá "sự trở về của 2 quyển nhật với vòng tay của gia đình Trâm là một bước tiến mới trong quan hệ của 2 đất nước. Một trong số các con gái của bà Trâm cũng đã khẳng định rằng buổi lễ hôm thứ tư là một bước tiến quan trọng. Đặng Kim Trâm, người con gái út trong gia đình đã phát biểu: “Tôi rất xúc động khi thấy những quyển nhật này . Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là cơ hội để mang chúng ta lại gần nhau hơn. Chúng tôi cũng hy vọng rằng những thế hệ trẻ sẽ hiểu thêm về thời chiến tranh và chúng ta sẽ cũng cố gắng để chiến tranh không còn xảy ra nữa." BETSY BLANEY (AP) Ảnh của Thùy Trâm được đăng trên báo Lubbock online. “Tôi nghĩ mình đang giữ quyển nhật của Anne Frank” Bà Doãn Ngọc Trâm khuỵu xuống trước chiếc hộp đựng quyển nhật của cô con gái đã hy sinh… Ba cô con gái Phương Trâm, Hiền Trâm và Kim Trâm đi theo đỡ bà. Đôi tay bà ôm chặt, nâng niu quyển nhật ký… Bà khóc. Người phụ nữ đã từng ôm nỗi đau mất con giờ đang lần đầu tiên ôm chặt quyển nhật của đứa con yêu quý đã hy sinh, áp nó vào lồng ngực như đang ôm ấp con mình… “Đây là linh hồn của chị tôi”, Đặng Hiền Trâm, em gái của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm nói. Gia đình cô đã vượt hành trình hàng ngàn dặm từ quê nhà sang đất Mỹ để được nhìn thấy kỷ vật của người con, người chị yêu dấu của họ. Họ đã đến nước Mỹ vào ngày 4-10. Quyển nhật chứa đựng những riêng tư thân thiết vào những năm gần cuối đời của người bác sĩ trẻ tuổi trên chiến trường. Cuốn sách miêu tả về những lần ẩn nấp dưới hào nước ngập tới cổ mà người nữ bác sĩ này vẫn đọc thơ chờ thời gian qua. Chúng là những dòng chia sẻ nỗi khổ đau riêng tư về những mất mát trong chiến tranh của người bác sĩ trẻ đang phải đối mặt với cái chết. Đó là bầu trời đầy khói lửa và mặt đất lắm hố bom. Đó là những nhân viên y tế, dù cuộc chiến tàn phá, với ngọn lửa nhiệt tình cách mạng vẫn tha thiết yêu quê hương và gia đình . Những dòng nhật ấy được lưu giữ bởi một người ở phía kia chiến tuyến - ông đã giữ gìn chúng từ 3 thập kỷ qua. Hai quyển nhật đã gắn kết hai gia đình bị ngăn cách bởi chiến tranh. Whitehurst là một nhân viên tình báo quân đội đang trong độ tuổi 20, người tự miêu tả mình là một anh chàng nhà quê đến từ bắc Carolina khi đến VN vào tháng 3-1969. Khi là một binh sĩ trong đội quân tình báo, ông đã tham gia thẩm vấn tù binh và thu thập các tài liệu với sự giúp đỡ của những người thông dịch miền nam VN. Các tài liệu có giá trị đối với quân đội sẽ được chuyển tới Sài Gòn, nhưng đó không phải là nơi lưu trữ những bài thơ, những lá thư từ quê nhà hay những tài liệu cá nhân của các chiến sĩ miền bắc VN hay những người ủng hộ chính quyền Bắc VN. Whitehurst thường đốt hàng ngàn tài liệu ghi chép như thế. Nhưng ông đã bị tác động bởi một quyển nhật mà ông nhặt được trong đống giấy tờ lộn xộn và ông đã không đốt nó. Và Whitehurst đã giữ nó. Người phiên dịch đã chuyển nội dung nhật sang một bản dịch thô bằng tiếng Anh, và chưa đầy 1 năm sau, ông đã có trong tay quyển nhật thứ hai y như quyển gốc. Ông gửi qua bưu điện những quyển nhật này và hình ảnh mà ông thu thập được cho một người bạn ở California để chúng không bị tịch thu như là chiến lợi phẩm trong chiến tranh. Hành động này đã vi phạm điều lệ quân đội. Ông đã giữ 2 quyển nhật trong bộ 3 cuốn của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, một chiến sĩ - bác sĩ cộng sản. “Mặc dù quyển nhật đang còn ở dạng bản dịch thô, tôi vẫn cảm thấy nó rất cảm động và cuốn hút”, ông nói. “Gia đình cô ấy xứng đáng giữ những cuốn nhật này. Nó đã tác động đến tôi, rằng chủ nhân quyển nhật là một người rất hay, và quyển nhật nên trở về với gia đình của cô ấy, với quê hương cô ấy. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi tôi nghĩ mình đang giữ quyển nhật của Anne Frank, mặc dù nó là của một người ở bên kia chiến tuyến” . ELLIOTT BLACKBURN (Avalanche-Journal) Cuộc hội ngộ sau 35 năm Di ảnh liệt sĩ Đặng Thùy Trâm [...]...Sau 35 năm, gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm mới lần đầu tiên được đọc những dòng chữ của chị Tại cuộc hội ngộ đầy nước mắt, Kim Trâm, em gái của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm nói: “Chị tôi là một cô gái dịu dàng, yêu âm nhạc và hội họa” Còn Phương Trâm, một người em khác của Thùy Trâm thì kể lại: “Vào ngày chị tôi hy sinh, mẹ tôi đã gặp ác mộng Bà thấy chị... chưa bao giờ nhìn thấy mẹ khóc”, Kim Trâm nói Bên cạnh những giọt nước mắt là niềm hạnh phúc len lỏi… Những người đã từng một thời là kẻ đối nghịch nhau ở hai bờ chiến tuyến giờ đã trở thành những người bạn Kim Trâm nói: “Tôi cảm thấy mọi thứ rất thiêng liêng” Gia đình của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm sẽ đến bắc Carolina để gặp Fred Whitehurst, người đã gìn giữ cuốn nhật có lửa của chị trong ngần ấy năm . " ;Nhật ký Đặng Thùy Trâm& quot; đã được bán ra. Trong chuyến thăm của mình, mọi người đã đến Đức Phổ, nơi bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã làm việc và viết những. trình tivi. Cuốn nhật ký ấy đã tạo nên một làn sóng yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ VN. Những người đã đọc cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm nói rằng

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan