Để duy trì sĩ số học sinh

7 1.2K 19
Để duy trì sĩ số học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

duy trỡ s s hc sinh ng Vn Nghip S GD&T C MAU TRNG THPT THI BèNH SANG KIEN KINH NGHIEM ẹE TAỉI: DUY TRè S S HC SINH NM HC : 2008-2009 ti thuc lnh vc chuyờn mụn: Ch nhim H v tờn ngi thc hin: ng Vn Nghip Chc v, nhim v ang ph trỏch: Ging dy, ch nhim n v cụng tỏc: Trng THPT Thi Bỡnh Thi Bỡnh, ngy 21 thỏng 12 nm 2008 Trang 1 Để duy trì số học sinh Đặng Văn Nghiệp I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Gỉữ vững số là một trong những yêu cầu cơ bản của công tác giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường. Nó thể hiện nhiều yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực của GVCN, chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi mà vấn đề bỏ học của học sinh đã và đang là một trong những vấn đề làm nhức nhối ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung, công tác chủ nhiệm càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ; làm sao để cuốn hút học sinh, “kéo” các em trở lại trường. Nhận thức được yêu cầu bức thiết, ý nghĩa to lớn, tác dụng sâu rộng của việc giữ số học sinh, được sự quan tâm quán triệt và chỉ đạo chặt chẽ, sự động viên, ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo trường, chúng tôi đã tập trung tìm mọi biện pháp, cách thức, để biến nhà trường thành đại gia đình, lớp là tổ ấm, tăng cường chất lượng, hiệu quả giáo dục ( cả về văn hóa và về đạo đức ) nhằm biến khẩu hiệu “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thành một hiện thực của Thầy và trò. Từ đó mà thực hiện giữ vững số học sinh. Liên tiếp nhiều năm liền, số lớp chúng tôi chủ nhiệm luôn được đảm bảo. Chúng tôi mạnh dạn nêu một số việc đã và đang thể nghiệm, đã thu được những kết quả tốt đẹp bước đầu với hy vọng được các cấp lãnh đạo ngành xem xét, có ý kiến chỉ đạo cụ thể giúp chúng tôi triển khai trong thời gian tới được tốt hơn. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1/ Những nét chính về lớp 12T2 Tổng số 37 h/s : 20 nữ, 17 nam. 37 đoàn viên. Học sinh thường tập trung nhiều ở các xã : Có 4 học sinh cách trường 3km, 1 học sinh cách 5km, 2 học sinh cách 7km, 10 học sinh cách trên 10km, 12 học sinh cách trên 15km. 3/4 học sinh ở xa, nghèo khổ, xe đạp cũ. 90% con nông dân. 7 học sinh con thương binh. 13 học sinh luôn trong tư thế có thể nghỉ học đi Nam tìm việc làm. Có gần 20 h/s thường tranh nhau làm đại ca, hút thuốc, uống rượu, sẵn sàng gây gổ đánh nhau với 3 hoặc 4 nhóm theo địa phương hay sở thích. Nhiều h/s nữ cũng đồng tình với một số học sinh nam theo từng nhóm. Năm trước, do hoàn cảnh nên 2 lần đổi GVCN. Theo chi hội trưởng phụ huynh năm trước cho biết : Có một số học sinh rủ nhau làm đơn tập thể để thắc mắc GV. Theo GVCN năm trước: Năm qua, tỉ lệ học sinh bỏ học chiếm đến 5%. 2/ Những đối tượng học sinh có thể bỏ học. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy, những học sinh bỏ học thường rơi vào các đối tượng: học yếu, gia đình khó khăn, ham chơi,… 3/ Những biện pháp để duy trì số học sinh. Trang 2 Để duy trì số học sinh Đặng Văn Nghiệp Để duy trì số học sinh, một trong những việc làm cần thiết của người giáo viên chủ nhiệm lớp là làm sao xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, tạo môi trường học tập, sinh hoạt sôi nổi,…để cuốn hút học sinh, làm cho các em yêu trường mến lớp, không muốn rời xa. Để làm được điều đó, chúng tôi đã: + Một là : Việc trước hết là phải gây thiện cảm và lòng tin cho học sinh. Từ đó mới xây dựng được tập thể đoàn kết, mới củng cố được đội ngũ cán bộ lớp, đoàn. Phải nắm được đội ngũ cán bộ ấy thì mới có thể điều khiển được tình hình của lớp, mới đưa được lớp vào nề nếp, sau đó mới hy vọng đưa phong trào của lớp đi lên. + Hai là: Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ sư phạm khác nhau như : Gần gũi, tâm sự, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng các em… Chăm lo đến lớp đầu giờ, nhẹ nhàng với những sai trái của học sinh, nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm túc. + Ba là: Lên kế hoạch đi thăm nhà phụ huynh, nhất là những học sinh là cán bộ lớp, là những học sinh cá biệt, những học sinh học khá đang cần vận dụng để kèm cặp các học sinh học yếu… + Bốn là: Gặp các giáo viên giảng dạy bộ môn : Nắm danh sách những học sinh học yếu. Trên cơ sở đó có những biện pháp giúp đỡ các em vươn lên trong học tập. + Năm là: Không nên tỏ thái độ quá căng thẳng với học sinh, trái lại cần tỏ thái độ thông cảm với các em, nhất là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhẹ nhàng động viên cố gắng vươn lên. + Sáu là: Cần quan tâm đặc biệt đế đối tượng học sinh cá biệt Để học sinh không tái phạm khuyết điểm là cả một thành công lớn, rất lớn. Nhất là những học sinh cá biệt, cần có biện pháp giáo dục phù hợp, tránh “đao to búa lớn”. Nhiều giáo viên, khi các em vi phạm nôi quy trường lớp, thường yêu cầu viết tự kiểm, thậm chí mời phụ huynh lên trường, dùng những biện pháp mạnh để răn đe … Theo tôi, đó là những biện pháp không hiệu quả. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong công tác chủ nhiệm, nhìn lại các trường hợp học sinh cá biệt giải quyết theo phương pháp ấy của nhiều năm trước tôi nhận thấy đa số đều bị kỉ luật nặng dẫn đến tư tưởng chán nản, bi quan. Vậy nên, giáo viên chủ nhiệm cần: tìm hiểu tâm lí, phân công cho những học sinh có tình cảm riêng tư kèm cặp, nhờ những học sinh học khá kèm giúp, tha thứ cho những khuyết điểm không cố ý, gặp phụ huynh để cùng bàn bạc, động viên, mời đến nhà riêng của mình để khuyên nhủ, cho mượn những sách vở mà học sinh đó cần để học, nhờ các giáo viê bộ môn “nhẹ tay”, lấy sự tiến bộ nào đó để biểu dương, có khi lấy mặt mạnh nào đó để giao công việc, tạo sự gần gủi giữa các học sinh cá biệt … Nói chung là không nên sống cách biệt với những học sinh này. Trái lại càng gần gủi, càng thương yêu, càng nâng đỡ, càng tạo điều kiện thử thách, biểu dương và nhất là kèm cặp giúp đỡ các h/s đó tiến bộ trong học tập … là những biện pháp giáo dục hiệu quả nhất để những học sinh ấy tiến bộ. Không những không bỏ học mà còn là lực lượng mạnh trong những hoạt động thúc đẩy lớp tiến lên. Trang 3 Để duy trì số học sinh Đặng Văn Nghiệp Có học sinh cá biệt từng tâm sự với tôi : Thật tình, năm trước chúng em nhiều khi trông cho có cớ để đánh bạn. Có khi không có cớ gì cũng đánh. Đánh cho oai. Nhiều đứa bị chúng em đánh sợ quá phải bỏ học. Nay nghĩ lại thấy tội chúng nó quá thầy ạ. + Bảy là: Giờ sinh hoạt chủ nhiệm cần hết sức coi trọng, mọi diễn biến của lớp, học sinh trong tuần nhất thiết phải được ghi chép đầy đủ, sạch sẻ trong Sổ Biên Bản của lớp do một thư ký được chọn từ đầu năm, ghi chép sổ đầu bài …Và mỗi h/s cũng có quyển “Sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình”, tự h/s ghi vào để biết các công việc của tuần tới, biết những sai phạm tuần qua, gia đình biết những ưu khuyết của con và của lớp, biết những khoản đóng góp được phổ biến, biết những buổi học phụ đạo các môn và có khi GVCN hay GVBM ghi vào những nhận xét gửi gia đình, xin ý kiến phụ huynh … Quyển sổ của h/s yêu cầu giử sạch sẽ, cẩn thận, tôn trọng sự thật, tôn trọng chữ ký của thầy cô và của cha mẹ … Đây là điều rất nên để theo dõi quá trình học tập, tu dưỡng cũng như tư tưởng của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm có được những biện pháp giúp đỡ, giáo dục học sinh, tránh được tình trạng bi quan dẫn đến bỏ học. + Tám là: Việc hình thành các tổ nhóm học tập là vô cùng cần thiết để tạo mối quan hệ đoàn kết trong học sinh, phát huy tinh thần tương thân tương ái, cùng nhau tiến bộ: GVCN đề nghị GV dạy lớp lập đề cương nhẹ nhàng, sát thực, hấp dẫn, cho các tổ thi đua giải bài đăng trên tờ “Báo học tập” của lớp. Tờ báo ấy có đủ các cột, cho các môn, cho cả các để tài về cuộc sống xã hội để tăng sức hấp dẫn. Trọng tâm là nội dung phục vụ học tập. Lớp phó học tập lấy mỗi môn hai cán sự bộ môn. Vừa thay nhau gặp Thầy bộ môn xin nội dung, bài, chương trình và phương pháp học, ôn, chuẩn bị kiểm tra …lại vừa ghi bài lên tờ báo, chữa bài tập cho lớp đầu giờ theo lịch chung của trường. Tóm lại : GVCN bỏ công sức, tâm huyết – các GVBM đồng lòng - Phụ huynh nhất trí hậu thuẫn – BCS và những bạn h/s học khá, ham học. biết đoàn kết, nhiệt tình, phấn khởi, nổ lực - Những h/s học yếu được quan tâm, nâng đỡ, dìu dắt, cùng tiến bộ - Những h/s cá biệt không còn môi trường, lại được kèm cặp, uốn nắn thường xuyên, luôn được đặt trong những hoàn cảnh thử thách về tinh thần, về tình cảm, về ý thức phấn đấu … sẽ không dẫn đến tình trạng bỏ học “giữa đường đứt gánh tương tư”. III/: KẾT QUẢ Với những biện pháp tôi đã làm, nhận thấy, lớp 12T2 đã có những chuyển biến đáng ghi nhận: Trang 4 Để duy trì số học sinh Đặng Văn Nghiệp + Trước hết đó là việc hình thành một tập thể đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Tình cảm bạn bè, tình thầy trò thể hiện rõ và rất đáng quí. Nhiều biểu hiện tình cảm chân thành trước đây hiếm có. Những bạn bè hay người nhà bạn bị ốm đau không chỉ có lớp đến thăm mà các bạn trong nhóm học tập, kèm cặp cũng thường xuyên lui tới động viên giúp đỡ. Những lời nói, hành động thô lỗ sau một thời gian mất hẳn. Những thói quen hút thuốc, bỏ giờ, không vin … chỉ chưa hết HKI là mất hẳn. Các buổi sinh hoạt tự quản không chỉ im lặng như đang có thầy cô mà thực sự lớp chữa bài tập có hiệu quả. Uy tín ban cán sự lớp được thể hiện rõ. Vệ sinh, trực nhật và nhìn chung mọi mặt của lớp không chỉ đi vào nền nếp mà có ý thức tự giác. Nhiều học sinh tự động lau chùi những chữ viết vẽ bậy trên bàn học, trên tường có từ lúc nào. Có hóc sinh tự giác sửa lại khung ảnh Bác cho đẹp hơn, hay đóng đinh lại cái khung sắt để nón mũ cho chắc chắn hơn…. + Điều đáng phấn khởi hơn đó là việc học tập đã đi vào nền nếp và ngày càng có chất lượng : 15 phút đầu giờ những ngày chữa bài tập theo lịch nhà trường, các cán sự bộ môn vừa chữa bài tập vừa trao đổi những ý kiến thầy cô bộ môn về cách học, cách giải các loại bài tập, về trọng tâm chương trình cần ôn kỹ, nắm vững, hay những điểm cần lưu ý cho bài kiểm tra sắp tới, về những bài khó ở cột báo tường, về điểm thi đua mà các tổ, các cá nhân giật giải ở tờ báo học tập … Có khi là việc đọc cho lớp ghi những đề bài theo từng chuyên mục của Báo học tập để mọi người về nhà thi nhau giải và gửi bài cho Báo. Các tổ trưởng kiểm tra vở soạn bài, giải bài tập ở nhà của các tổ viên. Có khi phải thông cảm cho các bạn khá đang tranh thủ giúp các bạn học yếu. Nội dung, hình thức hoạt động thì phong phú mà lớp vẫn quay đều. Nhiều buổi các em còn thấy thời gian trôi nhanh mà công việc thì chưa hết. Vào tiết học. Hiện tượng ồn đầu giờ không còn nữa. Lớp nhanh chóng bắt vào không khí học tập. Kiểm tra bài cũ, xây dựng bài mới, nêu những ý kiến để nhờ Thầy cô giải đáp khi chưa hiểu rõ … Đặc biệt là một thái độ nghiêm túc khi kiểm tra. Đây chính là sự tiến bộ rõ nét nhất, đáng quí nhất mà Thầy cô nào cũng đều ca ngợi. Ngay cả những học sinh trước đây là cự phách về giở tài liệu, vậy mà nay như một con người khác. + Điều đáng quý hơn là suốt năm học, lớp 12T2, không có trường hợp học sinh nào phải nghỉ học, trong khi đó, các lớp khác tỉ lệ học sinh bỏ học khá cao, cụ thể: Lớp 10C5 11C4 12C5 12T2 ssđn sscn Giảm ssđn sscn Giảm ssđn sscn Giảm ssđn sscn Giảm 45 36 9 40 33 7 38 35 3 37 37 0 + Trong các đợt tổng kết thi đua, lớp 12T2 luôn đạt danh hiệu lớp tiên tiến. Trang 5 Để duy trì số học sinh Đặng Văn Nghiệp IV. MỘT SỐ BÀI HỌC: + Trước hết, theo chúng tôi là bài học của sự mạnh dạn phá bỏ những tư tưởng xơ cứng, máy móc, sai lầm về mối quan hệ giữa thầy trò, giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội. Theo chúng tôi, trong mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình giáo dục nói trên, người Thầy giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất. Học sinh có vai trò là chủ thể, quyết định. Tuy nhiên, để khơi dậy ý thức làm chủ của học sinh, người Thầy phải bằng nghiệp vụ sư phạm của mình để vận dụng tất cả mọi khả năng có thể, mà trước hết là những khả năng của chính mình, trong chính mình ( Lòng nhiệt tình, yêu người, yêu nghề, không quản ngại khó khăn, vất vả, biết hy sinh vì sự nghiệp cao cả, vẻ vang …) kèm theo đó là những khả năng của tập thể sư phạm, của phụ huynh, của xã hội, rồi của chính các em. Tấm lòng mình trong sáng, trái tim mình rực lửa nhiệt tình, mục đích mình cao cả, vì con người, vì sự tiến bộ của con người, hành động của mình dũng cảm, kiên trinh …chắc chắn sẻ cảm hóa được cả những tâm hồn còn u tối. + Người thầy giáo phải tự xác định lại mình trước nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và nhân dân trông cậy. Chúng ta cứ thường hô hào học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ kính yêu, nhưng thực tế chúng ta đã và đang chạy theo cơ chế đồng tiền, sống theo lối vị kỉ. Như thế, chúng ta sẽ đào tạo cho XH những con người còn vị kỉ hơn chúng ta nhiều lần. Chúng ta không thể “túng thì tính” như vậy được. Thậm chí nhiều GV không túng nữa nhưng lại càng tính chặt hơn. Cái đáng thông cảm nhất cho Thầy giáo đó là ngay nhiều cán bộ của ngành chỉ chăm lo kiếm tiền mà không thực chất gì cho nghề. Họ càng làm to thì càng lao vào kiếm chác. Những con sâu tham nhũng ấy ở đâu, ngành nào mà không có. Chúng ta cần giữ vững lòng tin là sớm muộn những con sâu ấy sẽ bị tiêu diệt. Hình ảnh lý tưởng để chúng ta noi theo phải là những tấm gương cao cả, để rồi chính chúng ta một ngày kia cũng sẽ trở thành cao cả. Càng chạy theo cuộc sống vật chất chính là chúng ta đang chạy xa với bản chất của con người. Rồi Nhà nước sẽ nghiên cứu mà cải thiện dần để lương chúng ta đủ sống. Cần sớm xác định lại tư cách, tác phong, nhiệt tình, phẩm giá của một người Thầy. Nếu không có những người Thầy như thế thì làm sao khơi dậy được ý thức làm chủ của h/s. Làm sao một h/s có thể hiểu được mà nhảy lên vị trí chủ thể của quá trình đào tạo nếu không có những người Thầy như thế. + Một yếu tố cũng rất quan trọng, đó là việc chọn lựa, nắm chắc, vận dụng khéo léo, tài tình mà hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp. Làm được điều này, người GVCN mới mở được cánh cửa chính để thâm nhập vào tập thể h/s. Nếu khâu này thất bại thì chưa vội nói đền hiệu quả GD, thậm chỉ chỉ là chạy vòng quanh bên ngoài để hô hào mà thôi. Hiệu quả GD khi đó sẻ không thực chất. Chỉ khi nào bản thân h/s tự giác thực hiện, tự vận động, biến chuyển thì lúc ấy mới có sự tiến bộ thực chất được. Trang 6 Để duy trì số học sinh Đặng Văn Nghiệp PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Để duy trì số học sinh. Tác giả: Đặng Văn Nghiệp Tổ chuyên môn: Toán - Tin Trường THPT Thới Bình Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại + Đặt vấn đề + Biện Pháp + Kết quả phổ biến, ứng dụng + Tính khoa học + Tính sáng tạo Khá Khá Khá Đạt Đạt + Đặt vấn đề + Biện Pháp + Kết quả phổ biến, ứng dụng + Tính khoa học + Tính sáng tạo Khá Khá Khá Đạt Đạt Xếp loại chung: Khá Ngày15 tháng 4 năm 2009 Tổ trưởng Vũ Thị Bích Ngọc Xếp loại chung: Khá Ngày 16 tháng 4 năm 2009 KT.Hiệu trưởng Hoàng Văn Sum Căn cứ vào kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại…… ……………ngày… tháng……năm…. GIÁM ĐỐC: Trang 7 . những học sinh bỏ học thường rơi vào các đối tượng: học yếu, gia đình khó khăn, ham chơi,… 3/ Những biện pháp để duy trì sĩ số học sinh. Trang 2 Để duy trì. được. Trang 6 Để duy trì sĩ số học sinh Đặng Văn Nghiệp PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Để duy trì sĩ số học sinh. Tác

Ngày đăng: 06/08/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan