Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và một số kiến nghị

40 366 0
Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và một số kiến nghị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một bộ phận cấu thành thống nhất của nền kinh tế quốc dân. Sự nhận thức lại của Đảng và Nhà nước ta về vị trí và vai trò của khu vực này trong nền kinh tế nước ta đã có tác dụng to lớn thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Từ đổi mới về nhận thức và tư tưởng, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách mới. sửa đổi và bổ xung một số chính sách cũ nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cản trở quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do các thủ tục hành chính phức tạp, sự đối xử bất bình đẳng trong một số chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đất đai… Xuất phát từ thực tế trên đồng thời đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải mạnh để có thể đủ sức cạnh tranh và phát triển. Từ nhận thức trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và một số kiến nghị”.

LỜI MỞ ĐẦU Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanhmột bộ phận cấu thành thống nhất của nền kinh tế quốc dân. Sự nhận thức lại của Đảng Nhà nước ta về vị trí vai trò của khu vực này trong nền kinh tế nước ta đã có tác dụng to lớn thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng nền kinh tế nước ta nói chung. Từ đổi mới về nhận thức tư tưởng, Đảng Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách mới. sửa đổi bổ xung một số chính sách cũ nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cản trở quá trình hoạt động phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do các thủ tục hành chính phức tạp, sự đối xử bất bình đẳng trong một số chính sách như chính sách tín dụng, chính sách đất đai… Xuất phát từ thực tế trên đồng thời đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập khu vực thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải mạnh để có thể đủ sức cạnh tranh phát triển. Từ nhận thức trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam hiện nay. Thực trạng một số kiến nghị”. 1. Mục đích ý nghĩa của đề tài Đề tài đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa lớn về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường mở cửa để hội nhập với khu vực thế giới hiện nay. Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Đặc điểm, vị trí vai trò của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế nước ta. - Thực trạng môi trường pháp luật những ảnh hưởng của nó tới quá trình hoạt động phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc lý giải những vấn đề trên tạo điều kiện tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp luật để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng của cả nền kinh tế nước ta nói chung. 2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của môi trường pháp luật tới quá trình chuẩn bị thành lập hoạt động của các doanh nghiệp ngoài 1 quốc doanh. Do trình độ thời gian nghiên cứu có hạn nên khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà em đề cập trong đề tài này chỉ là các doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội thông qua ngày 12-6-1999 có hiệu lực từ ngày 1-1-2000. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài em có sử dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp ngiên cứu tài liệu một số phương pháp khác. 4. Kết cấu của đề án • Lời mở đầu. • Phần I: Cơ sở lý luận về pháp luật doanh nghiệp ngoài quốc doanh. • Phần II: Thực trạng môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nước ta hiện nay. • Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường pháp luật của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. • Kết luận. 2 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 1. Lý luận chung về pháp luật 1.1. Khái niệm bản chất của pháp luật Trong xã hội nhà nước pháp quyền, các quan hệ xã hội chủ yếu được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Pháp luật trở thành công cụ tối quan trọng của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội quản lý sự vận hành của nền kinh tế-xã hội theo mục tiêu đã định. Pháp luậtmột hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành được nhà nước bảo đảm thực thi trong một thời gian dài để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cũng như mọi nhà nước khác, bản chất pháp luật của nhà nước ta phù hợp với bản chất của nhà nước, do bản chất, đặc điểm những nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ quyết định. Điều 2- Hiến pháp 1992 xác định:”Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp công nhân tầng lớp trí thức”. Vì lẽ đó, pháp luật của nhà nước ta về bản chất là pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nó thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, đồng thời phản ánh, thể hiện ý chí, lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động khác của cả dân tộc. Nói pháp luật thể hiện ý chí lợi ích của toàn thể nhân dân lao động không có nghĩa là phủ nhận tính giai cấp của pháp luật nhà nước ta. Vấn đề chỗ khi pháp luật phản ánh, bảo vệ lợi ích của các giai cấp, của dân tộc phải đứng trên quan điểm, lập trường của Đảng. Đó là nguyên tắc hàng đầu của pháp luật nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, đương nhiên còn tồn tại các lợi ích khác nhau của các thành phần khác nhau. Pháp luật đương nhiên phải bảo vệ 3 lợi ích tạo điều kiện cho các thành phần đó phát triển phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng Nhà nước ta. 4 1.2. Vai trò của pháp luật a. Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi của cách mạng nước ta cả trong công cuộc bảo vệ xây dựng đất nước trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. Đảng lãnh đạo trước hết chủ yếu bằng cách Đảng vạch ra đường lối, chính sách trên cơ sở phân tích khoa học tình hình thực tế vận dụng sáng tạo các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào hoàn cảnh thực tế đó. Việc thực hiện đường lối, chính sách đó trước hết chủ yếu bằng nhà nước thông qua nhà nước. Trên ý nghĩa đó, pháp luật là sự biểu hiện dưới hình thức nhà nước các đường lối, chính sách của Đảng thành hiện thực sinh động trong cuộc sống. Mặt khác bằng việc thể chế hoá thành pháp luật, đường lối chủ trương của Đảng biến thành quyết định quản lý mang tính quyền lực nhà nước, trở thành các quyền nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các cá nhân, tổ chức được thực hiện một cách trực tiếp, chính xác, thống nhất trong cả nước. b. Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. “Nhà nước đảm bảo không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân…”(Điều 2- Hiến pháp 1992). Pháp luật quy định cụ thể, bảo đảm đầy đủ thực hiện nguyên tắc: Mọi quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân phải là người thực sự xây dựng nên nhà nước của mình, tham gia vào các công việc nhà nước, kiểm tra sự hoạt động của các cơ quan nhà nước. Pháp luật cũng phải quy định rõ nghĩa vụ trung thành phục vụ nhân dân một cách tận tuỵ của các cơ quan nhà nước viên chức nhà nước trong việc thực hành công vụ. Mặt khác mỗi công dân khi thực hiện quyền làm chủ, thực hiện các quyền tự do, dân chủ của mình không được làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội, lợi ích các quyền tự do, dân chủ của công dân khác. c. Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước. Ngày nay, pháp luật không chỉ là công cụ quan trọng để cải tạo các quan hệ xã hội cũ, tổ chức xây dựng điều hành mọi lĩnh vực mở đường cho các quan mới xã hội mới phát triển phù hợp với các quy luật kinh tế 5 khách quan mà nó còn là công cụ hướng dẫn, khuyến khích, thúc đẩy, điều chỉnh sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nói cách khác pháp luật còn tạo môi trường cho các quan hệ kinh tế mới phát triển. Trên ý nghĩa đó, pháp luật của nhà nước ta hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc “ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để đáp ứng yêu cầu đó, pháp luật phải tạo nên một môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi bình đẳng cho các doanh nghiệp tồn tại phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của mình cũng như của nền kinh tế. Mặt khác, pháp luật cũng tạo điều kiện cho nhà nước có thể thực hiện được vai trò người điều hành nền kinh tế thị trường, hướng nó phát triển theo các mục tiêu đã định, khắc phục hạn chế những mặt trái vốn có của nền kinh tế thị trường. Pháp luật cũng phải là công cụ để nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh doanh, trừng trị các hành vi làm ăn phi pháp, thực hiện sự công bằng trong sản xuất phân phối. Một vai trò quan trọng khác của pháp luật trong quản lý nhà nước là nó xác lập, củng cố hoàn thiện những cơ sở phápcủa quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý nhà nước về kinh tế. Trên ý nghĩa đó, pháp luật hiện nay của nhà nước phải là cơ sở pháp lý để hoàn thiện bộ máy nhà nước phù hợp với cơ chế quản lý mới, từ hoạt động lập pháp đến hoạt động hành pháp tư pháp. 2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vị trí của nó trong nền kinh tế nước ta. 2.1 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi đơn vị kinh doanhmột tổ chức của những người sản xuất hàng hoá thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Họ đầu tư vốn, thuê mướn sử dụng lao động để sản xuất một loại hàng hoá hay thực hiện một loại dịch vụ nhất định qua đó tìm kiếm lợi nhuận.Trong nền kinh tế thị trường, tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất trao đổi hàng hoá chủ yếu là các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động kinh doanh tư nhân hoạt động kinh doanh của Nhà nước. Việc phân biệt hoạt động kinh doanh tư nhân với hoạt động kinh 6 doanh của Nhà nước căn cứ vào việc ai là người tổ chức chỉ đạo các hoạt động này. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tổ chức kinh tế do cá nhân, tổ chức đầu tư vốn, thành lập tổ chức quản lý theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, các hình thức sở hữu thường đan xen nhau. Có nhiều doanh nghiệp trong đó vừa có yếu tố tư nhân vừa có sự tham gia của Nhà nước. Việt Nam trước đây, tư liệu sản xuất của mộtsở sản xuất kinh doanh nào đó chỉ thuộc về một hình thức sở hữu duy nhất, sở hữu Nhà nước. Hội nghị trung ương VI - Đại hội lần thứ 6 của Đảng cộng sản Việt Nam đã xem xét lại các quan điểm cũ khẳng định lại rằng: trong hoạt động sản xuất-kinh doanh các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với nhau. Các doanh nghiệp quốc doanh có thể huy động vốn cổ phần của các cá nhân tổ chức khác. Còn cácsở sản xuất-kinh doanh tư nhân cũng có thể liên kết với các doanh nghiệp quốc doanh nhằm mở rộng sản xuất. Do đó, khu vực doanh nghiệp ngoai quôc doanh không chỉ bao gồm cácsở sản xuất-kinh doanh hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân mà bao gồm cả cácsở sản xuất-kinh doanh có phần vốn góp của Nhà nước nhưng hoạt động của chúng lại do một hay một nhóm tư nhân tơ chức chỉ đạo. 2.2 Các hình thức của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Theo quan điểm của các nhà kinh tế học phương tây thì chỉ có hai hình thức sở hữu trong hoạt động kinh doanh, đó là sở hữu công cộng sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân được biểu diễn dưới nhiều hình thức, trong đó ba hình thức sở hữu tư nhân chung nhất là: sở hữu một chủ, sở hữu nhóm hay đồng sở hữu, sở hữu công ty. - Sở hữu một chủ là hình thức sở hữu phổ biến lâu đời nhất. Doanh nghiệp sở hữu một chủ là doanh nghiệp do một cá nhân nắm quyền sở hữu. - Sở hữu nhóm là một nhóm gồm hai hay nhiều người với vai trò là các thành viên đồng sở hữu cùng hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. 7 - Sở hữu công ty là một thực thể nhân tạo, không nhìn thấy được chỉ tồn tại trên giấy tờ pháp lý. Công ty là một pháp nhân tách biệt hẳn với các chủ sở hữu của nó. Từ ba hình thứcsở hữu tư nhân trên mà tương ứng có các doanh nghiệp sở hữu một chủ, doanh nghiệp sở hữu nhóm doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu công ty. Việt Nam, phần đông các nhà kinh tế cho rằng có ba hình sở hữu trong hoạt động kinh doanh là: sở hữu công cộng, sở hữu tập thể sở hữu tư nhân. Trên cơ sở sở hữu tư nhân sở hữu tập thể, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh nước ta bao gồm: a. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một hình thức sở hữu tương ứng với hình thức sở hữu một chủ các nước trên thế giới. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh. b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên là công ty do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về nợ các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Theo Điều 14 Nghị định 03/2000/NĐ-CP thì chủ sở hữu công ty phải là một pháp nhân có thể là: cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các loại doanh nghiệp các tổ chức khác theo qui định của pháp luật. Như vậy theo pháp luật, công ty TNHH một thành viên có thể là một doanh nghiệp quốc doanh nếu chủ sở hữu của nó là cơ quan Nhà nước hay là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh nếu chủ sở hữu của nó không phải là các cơ quan Nhà nước. Công ty TNHH hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nhưng không có quyền phát hành cổ phiếu. c. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên là công ty được thành lập theo sự góp vốn của nhiều thành viên. Thành viên công ty có thể là cá nhân hay tổ chức tối đa là năm mươi, tối thiểu là hai. Công ty có tư cách pháp 8 nhân nhưng không có quyền phát hành cổ phiếu. Đây là loại hình công ty mà các doanh nhân nước ta ưa thích hay thành lập. d. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm sau: Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Thành viên công ty có thể là cá nhân hay tổ chức được gọi là cổ đông. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba không hạn chế số lượng tối đa. Công ty có tư cách pháp nhân có quyền phát hành các loại chứng khoán. e. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có đặc điểm: - Công ty phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài thành viên hợp danh công ty có thể có thnàh viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp. Còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân hay tổ chức. - Công ty không có tư cách pháp nhân không có quyền phát hành hay kinh doanh chứng khoán. f. Hợp tác xã Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, có lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất. Hợp tác xã thuộc loại hình sở hữu tập thể. 9 Doanh nghiệ p tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần Công ty hợp doanh Hợp tác xã Hệ thống doanh nghiệp ngo i quà ốc doanh Hình 1. Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh nước ta hiện nay. 2.3 Vị trí vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế nước ta. Trong nền kinh tế của các nước trên thế giới, vị trí vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn thay đổi qua các giai đoạn lịch sử cùng với sự tăng giảm vai trò của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh. Qua nhiều năm, người ta đã chứng minh những ưu thế của hoạt động kinh doanh tư nhân so với hoạt động kinh doanh của khu vực Nhà nước nhiều nước đã thực hiện quá trình tư nhân hoá. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn về tổng sản phẩm quốc nội(GDP), về vốn đầu tư ngày càng trở thành bộ phận có vị trí lớn quan trọng đối với nền kinh tế mỗi nước. a. Vị trí của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nước ta hiện nay. Qua phần trên, ta thấy rằng doanh nghiệp ngoài quốc doanhmột bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong nền kinh tế hầu hết các nước trên thế giới. Sự phát triển của các hình thức tổ chức kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, nước ta trước đây lại không công nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân làm cho khu vực này phải hoạt động chui hoặc đội lốt kinh tế tập thể. Việc coi kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội chỉ cần cải tạo nhanh thành phần kinh tế đó đã dẫn đến tình trạng gần như xoá sổ khu vực kinh tế tư nhân, phát triển ạt cácnghiệp quốc doanh dẫn đến nền kinh tế đình trệ, kém phát triển đời sống nhân dân gặp vô cùng khó khăn. Đại hội Đảng lần thứ 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 20:17

Hình ảnh liên quan

nhân nhưng không có quyền phát hành cổ phiếu. Đây là loại hình công ty mà các doanh nhân nước ta ưa thích và hay thành lập. - Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và một số kiến nghị

nh.

ân nhưng không có quyền phát hành cổ phiếu. Đây là loại hình công ty mà các doanh nhân nước ta ưa thích và hay thành lập Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 2. Sơ đồ mối quan hệ giữa DNNQD với môi trường vĩ mô - Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và một số kiến nghị

Hình 2..

Sơ đồ mối quan hệ giữa DNNQD với môi trường vĩ mô Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan