ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN 15

27 398 0
ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN	15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SXKD CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN 15

Phần 1 Khái quát chung vể Tổng Công ty khoáng sản – TKV 1/ Quá trình hình thành và phát triển: + Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Khoáng sản – TKV. Tên tiếng Anh: ViMiCo. + Ngày thành lập: 25 – 10 – 1995 trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Khoáng sản Quý hiếm và Tổng Công ty Phát triển Khoáng sản. + Theo Quyết định số 1118/QĐ/TCCCBĐT do Bộ Công nghiệp cấp. + Loại hình doanh nghiệp: Công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ- công ty con. + Địa chỉ: 562 đường Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 8770010 – (84-4) 8770016 Fax : (84-4) 8770034 Website : www,Vimicovn.com Email :Vimico@hn.vnn.vn + Tài khoản Tiền Việt Nam: 10201.0000029980 ở Giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tài khoản Ngoại tệ: Số 001137007742 tại Vietcombank, thành phố Hà Nội. Mã số thuế: 0100103087; Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. + Các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty: 1/ Công ty mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai. 2/ Công ty luyện đồng Tằng Loỏng Lào Cai. 3/ Công Ty TNHH nhà nước một thành viên Kim Loại Màu Thái Nguyên (TMC) 4/ Công Ty TNHH nhà nước một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh (NMC) 5/Công Ty cổ phần Khoáng Sản và Luyện Kim Cao Bằng (CMMC) 1 6/ Công Ty TNHH nhà nước một thành viên Khoáng sản 3 7/Công ty cổ phần Khoáng sản 4 8/Công ty cổ phần Địa Chất Khoáng sản 9/Công ty Cổ phần Vật tư Mỏ - Ðịa chất 10/Công ty cổ phần Khoáng sản và cơ khí (MIMECO) 11/Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản (MIMEXCO) 12/Công ty cổ phần Phát triển Khoáng sản 6 (LIDISACO) 13/Công ty cổ phần Ðá quý và Vàng Hà Nội 14/Công ty cổ phần Ðá quý và Vàng Yên Bái 15/Công ty cổ phần Ðá quý và Vàng Lâm Ðồng 16/Công ty Cổ phần khoan và dịch vụ kỹ thuật khai thác mỏ 17/Công ty cổ phần phát triển Khoáng sản (MEDECO) 18/Công ty Liên Doanh Ðá quý và Vàng Việt Nhật 19/Công ty Cổ phần Cromit Cổ Định – Thanh Hóa 20/ Công ty Cổ phần Kim loại màu Tuyên Quang 21/ Công ty Cổ phần gang thép Cao Bằng. 22/ Công ty Cổ phần vận tải và thương mại Liên Việt + Vốn tại thời điểm thành lập: 719.749.730.240 đồng ( Bảy trăm mười chin tỷ, bảy trăm bốn mươi chín triệu, bảy trăm ba mươi ngàn, hai trăm bốn mươi đồng. + Một vài nét chính về quá trình phát triển từ khi thành lập đến nay. Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam là một doanh nghiệp sở hữu Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 1118/QÐ/TCCBÐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp), trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Khoáng sản Quí Hiếm Việt Nam (VMC) và Tổng Công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECOGENERAL). Theo quyết định số 125/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 1 năm 2003 và theo quyết định số 05/2003/QÐ-BCN của Bộ Công nghiệp ngày 13 tháng 2 năm 2003 Tổng Công ty Ðá quý và Vàng được sáp nhập vào Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam. 2 Tổng Công ty Khoáng sản – TKV có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các Ngân hàng trong nước và nước ngoài, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng Công ty do Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt. 2/ Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Tổng Công ty Khoáng sản – TKV: Tổng Công ty Khoáng sản – TKV có chức năng quản lý, điều hành 22 đơn vị thành viên nằm rải rác trong cả nước, chức năng chính là thăm dò, khai thác, chế biến,kinh doanh các loại khoáng sản ( trừ dầu khí, than) nhằm mục đích là đạt được kết quả kinh doanh đáp ứng được yêu cầu kinh tế của toàn Tổng Công ty. Thực hiện những vấn đề cụ thể đã đặt ra trong phần chức năng của Tổng Công ty. Những vấn đề đó được giao xuống từng phòng ban của Tổng Công ty chịu trách nhiệm thi hành đó là:  Nhận vốn đầu tư; Đầu tư những ngành nghề chính; Tiến hành các hoạt động liên doanh, lien kết với các tổ chức khác; Trao đổi công nghệ, tổ chức theo dõi hướng kiểm tra về hoạt động tài chính của đơn vị thành viên.  Gia công, chế biến ( tuyển khoáng, luyện kim) các loại khoáng sản, kim loại màu; kim loại đen; phi kim loại; vàng bạc; đá quý và đất hiếm.  Xuất nhập khẩu các loại khoáng sản, các sản phẩm được chế biến từ các khoáng sản, các loại vật tư thiết bị.  Khảo sát, thiết kế và xây lắp các công trình khai thác mỏ.  Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác như: Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Hợp tác khoa học kỹ thuật với các tổ chức trong nước và ngoài nước nhằm mục đích phát triển sản xuất.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà nước giao.  Tổng Công ty Khoáng sản – TKV có phạm vi hoạt động rộng rãi trong cả nước, đặc thù cho việc khai thác ở vùng núi trên những lĩnh vực thăm dò. * Tổng Công ty tập trung khai thác các mặt hang và sản phẩm sau đây : - Thiếc thỏi - Tinh quặng chì - Antimon thỏi -Tinh quặng Vôn framit - Đồng kim loại - Quặng sắt manhetit 60% Fe - Tinh quặng Cromit - Tinh quặng ilmenit - Tinh quặng đồng - Đioxit Mangan - Bột kẽm oxit - Quặng đất hiếm - Tinh quặng kẽm - Gang đúc - Fero Mangan - Fero Silic - Chì thỏi + Các sản phẩm đá quý và bán quý thô và đá chế tác như: Rubby, Saphia, Ngọc trai, v.v. 3 + Các sản phẩm khác gồm: Đá vôi trắng, đá ốp lát granit, đá các loại, v.v. * Thị trường, thị phần: Thị phần của tổng công ty là trong nước và xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc. Thị phần xuất khẩu của công ty chiếm 23,75% thị phần xuất khẩu của cả nước. 3/ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Tổng Công ty Khoáng sản – TKV là Tổng Công ty chuyên khai thác, chế biến và kinh doanh các khoáng sản kim loại như: Đồng, chì, kẽm, thiếc, vônfarm, tital, sắt. Đặc điểm quy trình công nghệ khai thác, tuyển và chế biến các khoáng sản như sau: 3.1 Công nghệ khai thác: Để khai thác khoáng sản kim loại thường áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên và công nghệ khai thác hầm mỏ tùy thuộc vào cấu tạo của thân quặng: 3.1.1 Công nghệ khai thác lộ thiên thường áp dụng khi thân quặng có chiều dày lớn và nằm lộ thiên ngay sát mặt đất như khai thác quặng sắt, quặng sa khoáng tital, quặng sa khoáng thiếc, quặng đồng . Quy trình công nghệ bao gồm: Khoan nổ mìn → bốc xúc đất thải vào ô tô vận chuyển ra bãi thải → bốc xúc quặn vào ô tô vận chuyển về nhà máy tuyển. 3.1.2 Công nghệ khai thác hầm lò thường áp dụng khi thân quặng có chiều dày nhỏ và nằm sâu dưới nòng đất như khai thác quặng chì, quặng kẽm, quặng vonfarm, quặng vàng .Quy trình công nghệ gồm: Khoan bắn mìn → bốc xúc quặng vào goòng →vận chuyển về nhà máy tuyển. 3.2 Công nghệ tuyển khoáng: Công nghệ tuyển khoáng thường áp dụng là công nghệ tuyển trọng lực và công nghệ tuyển hóa luyện tùy thuộc vào tính chát hóa lý và cấu tạo của từng loại quặng 3.2.1 Công nghệ tuyển trọng lực: Công nghệ tuyển trọng lực thường được áp dụng để tuyển các loại quặng sa khoáng như: vàng, thiếc, tital . Quy trình công nghệ gồm: qua sàng song → sàng quay → máng chớp → phân ly → tuyển tinh → sản phẩm là tinh quặng. 3.2.2 Công nghệ tuyển hóa luyện: Công nghệ tuyển hóa luyện thường được áp dụng để tuyển các loại quặnh gốc như vàng, đồng, chì, kẽm . Quy trình công nghệ bao gồm: đập thô → đập nhỏ → 4 nghiền khô → nghiền nhỏ → ngâm hóa chất → lọc tinh quặng → ép tinh quặng → sản phẩm là tinh quặng. 3.3 Công nghệ luyện kim (chế biến): Công nghệ luyện kim áp dụng để sản xuất các kim loại như vàng, kẽm, chì,thép, . Quy trình công nghệ bao gồm: cho tinh quặng vào lò cao nấu đến nhiệt độ nóng chảy → sản phẩm là kim loại với hàm lượng cao (95 ÷ 97% ) → tinh luyện qua lò luyện → điện phân → sản phẩm là các kim loại đạt hàm lượng 99,99%. 5 4. Kế hoạch, phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Tổng công ty khoáng sản –TKV trong thời gian tới sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 1 số nhà máy như : - Nhà máy điện phân Kẽm Thái Nguyên: công suất ban đầu 10.000 tấn kẽm kim loại và sẽ mở rộng sản xuất, cải tạo, nâng cao chất lượng từ 10.000 tấn →15.000 tấn. - Nhà máy sản xuất bột mềm đioxit Titan công suất 20.000 tấn/năm. - Trọng tâm: đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép Cao Bằng. Việc đưa các nhà máy này vào sản xuất sẽ tạo đà tăng trưởng nhanh của Tổng công ty trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa doanh thu năm 2010 của tống công ty đạt 5000 ty đồng/năm. Đồng thời,Tổng công ty cũng hoàn thành công tác đổi mới hình thức tổ chức sản xuất của các công ty thành viên và Tổng công ty để phù hợp với cơ cấu chung và tình hình phát triển kinh tế hiện tại của đất nước. Các chỉ tiêu năm 2009 - Giá trị tổng sản lượng: 480 tỷ đồng. - Tổng doanh thu: 2.237 tỷ đồng, đạt 112,67% so với năm 2008, trong đó: doanh thu khoáng sản 1.831 tỷ đồng, doan thu từ sản xuất khác: 406 tỷ đồng. - Lợi nhuận: 31 tỷ đồng. - Nộp ngân sách: theo chế độ quy định của Nhà nước. - Thu nhập bình quân của người lao động :3.600.000 đồng/người/tháng 6 Phần 2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2008 I. TÌNH HÌNH CHUNG: Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế, lạm phát đã lan rộng và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nhiều nước. Tuy nhiên, dự kiến nền kinh tế nước ta vẫn đạt nhịp độ tăng trưởng 6,5 – 6,7 %. Tổng Công ty bước vào thực hiện nhiệm vụ 2008 với những điều kiện thuận lợi cơ bản như: hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2007 đã tạo tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch năm 2008, giá bán các sản phẩm chủ yếu 9 tháng đầu năm có biến động tăng mạnh, sự quan tâm chỉ đạo sát sao, hỗ trợ tài chính của Tập đoàn cho Tổng công ty… Bên cạnh những thuận lợi cơ bản vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, tình hình thị trường trong nước có nhiều biến động:giá xăng dầu, điện, xi măng, sắt thép, than cốc,… và các chi phí đáu vào khác tăng mạnh đã tác động mạnh đến hiệu quả SXKD, ngoài ra năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh các sản phẩm của Tổng công ty còn yếu. Đặc biệt từ tháng 10 năm 2008, giá tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu như đồng thỏi, kẽm thỏi, thiếc thỏi, gang đúc, quặng sắt sụt giảm mạnh, công tác tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm tồn kho với số lượng lớn, thiếu vốn, dẫn đến sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả thấp, một số đơn vị bị thua lỗ. II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2008: 1.Gía trị tổng sản lượng: đạt 540.737 triệu đồng, bằng 100% KH năm và bằng 96,29% so với thực hiện cùng kì năm 2007 2. Tổng doanh thu: đạt 1.985.752 triệu đồng, bằng 100% KH năm điều chỉnh và bằng 87,17% so với thực hiện cùng kì năm 2007. 7 Trong đó: - Doanh thu khoáng sản: 1.568.472 triệu đồng, đạt 100,03% KH năm điều chỉnh và bằng 81,87% so với cùng kì năm 2007 - Doanh thu sản xuất khác:417.280 triệu đồng, đạt 99,83% KH năm và bằng 115,26% so với thực hiện năm 2007 3. Giá trị xuất nhập khẩu: đạt 52,445 triệu USD 4. Nộp ngân sách: đạt 191.754 triệu đồng, bằng 97,6% KH năm và bằng 95,2% so với thực hiện năm 2007 5. Lợi nhuận (ước đạt): 25.054 triệu đồng, đạt 125,27% so với KH điều chỉnh và bằng 5,2% so với thực hiện năm 2007. 6. Lao động và tiền lương: Tổng số lao động trong danh sách: 6.870 người Lao động sử dụng bình quân trong năm: 6.616 người Tổng quỹ lương dự kiến: 290.980 triệu đồng Tiền lương bình quân: 3.200.000 đồng/người/tháng Thu nhập bình quân: 3.600.000 đồng/người/tháng 7. Thực hiện kế hoạch các sản phẩm chủ yếu: Do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu nên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhìn chung các sản phẩm sản xuất chủ yếu trong năm 2008 đều đạt và vượt so với KH điều chỉnh. Một số sản phẩm đạt sản lượng tăng so với cùng kì năm 2007 như: Gang đúc đạt 31.701 tấn, tăng 13% so với thưc hiện năm 2007; Tinh quặng đồng 25% Cu đạt 40.855 tấn, tăng 4% so với thực hiện năm 2007; Fero si líc đạt 1.433 tấn, tăng 1,4 lần so với năm 2007; Fero mangan:930 tấn, tăng 1,4 lần so với năm 2007; Kém thỏi: 8.748 tấn, tăng 22% so với thực hiện năm 2007. Tinh quặng Vonfram:62 tấn, bằng 88% so với thực hiện năm 2007; Tinh quặng Ilmenit 52% Ti02: 9.738 tấn, bằng 77% thực hiện năm 2007; Thiếc thỏi 8 99,95%: 982 tấn, bằng 84% so với năm 2007; Quặng sắt: 225.944 tấn, bằng 59% so với thực hiện năm 2007. Bột kẽm 90%: 1.147 tấn, bằng 78% so với thực hiện năm 2007; Đồng thỏi: 550 tấn; Tinh quặng sắt mỏ tuyển đồng Sin quyền: 44.780 tấn; Vàng:50 kg III. ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT CÔNG TÁC QUẢN LÝ NĂM 2008 1. Công tác sản xuất kinh doanh Mặc dù gặp khó khăn như trên nhưng do Tổng công ty có tiền đề từ các năm trước, đặc biệt là vốn cho sản xuất kinh doanh được đảm bảo, nên sản xuất các mặt vẫn duy trì ổn định. Các chỉ tiêu sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch, có nhiều sản phẩm đạt sản lượng kế hoạch và tăng cao so với cùng kì năm 2007 như: Tinh quặng đồng, Kẽm thỏi; Gang đúc; Fero si líc. Công tác tiêu thục trong quý 3/2008 thực hiện khá tốt làm cho doanh thu 9 tháng đầu năm tăng nhanh, sản phẩm chính của Tổng công ty như tinh quặng đồng tổ chức tiêu thụ nhanh ở mức giá cao, tạo điều kiện cải thiện tình hình tài chỉnh của Tổng công ty. Những tháng cuối năm, do giá kim loại sụt giảm mạnh, sản phẩm tồn kho với số, lượng lớn, thiếu vốn sản xuất, sản xuất kinh doanh của tổng công ty không hiệu quả, hầu hết các sản phẩm phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất hạn chế do giá thành sản xuất cao hơn rất nhiều so với giá tiêu thụ như kẽm thỏi, quặng oxit kẽm, bột kẽm 90%. * Tồn tại trong công tác SXKD thể hiện: Một số đơn vị điều hành sản xuất chưa quyết liệt. đặc biệt trong quý IV/2008 đại đa số các đơn vị còn lúng túng trong điều hành sản xuất khi giá bán xuống thấp. Một số sản lượng sản phẩm đạt thấp, phần lớn do nguyên nhân chủ quan như: sản phẩm đồng tấm Ka tốt (do nhà máy luyện đồng vào sản xuất chậm tiến độ), Tinh quặng chì và tinh quặng sắt đạt thấp do nguyên nhân khách quan là hàm lượng nguyên khai đưa vào tuyển thấp hơn kế hoạch Công tác tiêu thụ ở các Công ty con chưa nhạy bén với diễn biến giá thị trường, hình thức tiêu thụ chưa phù hợp (nhất là diễn biến phức tạp của thị trường kim loại trong quý IV/2008). Thực hiện quy chế tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty chưa nghiêm túc. 9 2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Công tác đầu tư xây dựng đã có nhiều chuyển biến tích cực, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự án. Song tiến độ thực hiện dự án đầu tư còn chậm. (dự án đầu tư khu Liên hợp gang thép Cao Bằng) Giá trị thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng 2008 của toàn tổng công ty đạt 409.246 triệu đồng bằng 78,04% kế hoạch điều chỉnh, trong đó: thiết bị:106.023 triệu đồng, Xây lắp 155.611 triệu đồng, KTCB khác:77.124 triệu đồng, vốn góp cho các công ty liên kết: 70.488 triệu đồng. 3. Quản lý các mặt kĩ thuật: 3.1. Kỹ thuật mỏ. Tổng công ty đã ban hành các quy định phân cấp quản lý kỹ thuật (Mỏ địa chất; Tuyển khoáng; Cơ điện; Luyện kim) và đã xây dựng hệ thống định mức KTKT ban hành áp dụng chung của toàn Tổng công ty làm cơ sở cho việc tính toán giá thanh, quản trị chi phí. Công tác thăm dò địa chất phát triển tài nguyên: Tổng số đề án được giao trong năm là 14 đề án, với tổng giá trị 44.181 triệu đồng. Tổng giá trị thực hiện năm 2008 là 30.703 triệu đồng, đạt 69,49% KH giao, gồm các đề án: Thăm dò bổ sung quặng đồng và khoáng sản đi kèm vùng Vi Kẽm, Cốc Mỳ, Bát xát, Lào Cai; thăm dò vàng gốc Minh Lương, Văn Bàn – Lào Cai, thăm dò vàng gốc khu Sa Phìn – Văn Bàn – Lào Cai… Được sự tạo điều kiện và giúp đỡ của tập đoàn, trong năm 2008 đã giải ngân được 29 tỷ đồng /tổng số tồn đọng năm 2007 đến 2008 là 41 tỷ đồng * Tồn tại trong công tác này là: Chỉ đạo kỹ thuật mỏ ở một số khai trường chưa sâu sát. Công tác tổ chức khai thác và quản trị tài nguyên của các đơn vị nhìn chung còn yếu, mặc dù tổng công ty đã kiểm tra và có ý kiến nhiều lần, song một số khai trường mỏ tại các đơn vị thành viên vẫn còn cho người ngoài vào nhận thầu khai thác 3.2. Công tác tuyển khoáng: 10

Ngày đăng: 05/08/2013, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan