khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

107 8.2K 42
khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao. Tiếng Việt đã, đang và sẽ là phương tiện đắc dụng để bạn bè thế giới tiếp cận với văn minh, văn hoá Việt Nam, là phương tiện tốt nhất để con em Việt kiều hiểu về đất nước, con người dân tộc mình, và cũng là phương tiện để người Việt Nam giao lưu, hội nhập với thế giới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch,…Do vậy, việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ đang phát triển khá mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu của việc giảng dạy cho nhiều đối tượng khác nhau, nhiều khoa, nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được mở cùng với sự phát triển của các cơ sở có sẵn từ trước. Nhiều Hội nghị khoa học về “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Tiếng Việt cho người nước ngoài”,… cũng đã được tổ chức ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trong báo cáo trình bày ở các hội nghị đó, vấn đề “Tiếng Việt cho người nước ngoài” cũng đã được nghiên cứu khá sâu sắc và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là tại Hội nghị quốc tế về “Việt Nam học” lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 7/1998 tại Hà Nội có hẳn một tiểu ban “Tiếng Việt cho người nước ngoài”. Trong báo cáo tổng kết của hội nghị này, vấn đề “Tiếng Việt cho người nước ngoài” cũng đã được chú ý và được nêu thành một mục riêng. Trước những yêu cầu và đòi hỏi của thực tế khách quan, đặc biệt là chương trình cải tiến nội dung nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài đang đứng trước nhiều nhiệm vụ cần phải giải quyết kịp thời và cấp bách. Một trong những nhiệm vụ to lớn đó là việc hoàn thiện chương trình đào tạo tiếng Việt cho người 1 nước ngoài nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tế đặt ra cho sự nghiệp đào tạo tiếng Việt trong tình hình hiện nay. Giống như việc dạy các ngoại ngữ khác, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phải cung cấp cho người học ngữ liệu và cách sử dụng ngữ liệu cho người học nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc sử dụng tiếng Việt . Cung cấp ngữ liệu bao gồm ba mặt là: ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp. Trong đó việc cung cấp từ vựng có vai trò quan trọng. Khoá luận này, chúng tôi đi vào khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhằm phục vụ cho việc hiệu chỉnh, bổ sung và củng cố các giáo trình đã và đang sử dụng ở Khoa Việt Nam học và tiếng Việt. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khoá luận này, chúng tôi tập trung khảo sát và nghiên cứu vốn từ vựng được cung cấp trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang được sử dụng tại Khoa Việt Nam học tiếng Việt ở cả trình độ cơ sở và nâng cao. Ở đây, chúng tôi lựa chọn bốn cuốn giáo trình trong đó có hai cuốn chương trình cơ sở và hai cuốn chương trình nâng cao là: - “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Chương trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. - “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. - Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. - Tiếng Việt Nâng cao (cho người nước ngoài - quyển 1), Nguyễn Thiện Nam, Nxb Giáo dục, 1998. Qua việc khảo sát, phân tích vốn từ vựng được đưa ra trong bốn cuốn giáo trình nêu trên, chúng tôi hy vọng tìm ra những đặc điểm của việc đưa vốn từ vào trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhằm hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các giáo trình đã và đang được sử dụng ở 2 Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong những trung tâm đào tạo tiếng Việt lớn nhất cả nước. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong tình hình thực tế của việc dạy tiếng Việtnước ta hiện nay, giáo trình là một vấn đề quan trọng vì nó đóng vai trò là cầu nối, có tính chát công cụ đối với người dạyngười học. Hiện nay, có nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và có nhiều tác giả tham gia vào công việc này với những định hướng khác nhau. Chính vì vậy tình trạng rất phổ biến là giữa các giáo trình danh sách từ vựng khác nhau khá nhiều; trong đó nổi lên một vấn đề: tính thống nhất và tính chuẩn mực cho các giáo trình dạy tiếng. Khoá luận này thực hiện việc khảo sát vốn từ vựng trong bốn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được nêu qua các phần sau: - Từ mới của bài hội thoại - Từ vựng của bài đọc - Bảng từ chung của mỗi giáo trình Khoá luận này sẽ đánh giá thực trạng từ vựng trong các giáo trình nêu trên để thấy rõ hơn toàn cảnh từ vựng của chúng nhằm góp thêm thông tin cho việc tiến tới xây dựng bộ tiêu chí đánh giá lượng từ vựng cho các giáo trình. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Thông qua so sánh việc cung cấp vốn từ vựngtrình độ cơ sở và nâng cao, khoá luận chỉ ra những đặc điểm cũng như thực trạng cung cấp vốn từ vựng hiện nay trong các giáo trình dạy tiếng Việt. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích cung cấp thông tin để góp phần hiệu chỉnh và cải tiến chất lượng của việc biên soạn giáo trình dạy tiếng 3 Việt như một ngoại ngữ, đặc biệt ở phần từ vựng, một trong ba phần cơ bản của việc cung cấp ngữ liệu trong dạy tiếng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khoá luận thực hiện xác định lý luận về từ, các đơn vị cơ sở cho nghiên cứu, đánh giá. - Thống kê và phân loại từ vựng được cung cấp trong các giáo trình. Sau đó, so sánh các vốn từ được cung cấp trong mỗi giáo trình, việc cung cấp vốn từ trong mỗi giáo trình để thấy được sự khác biệt ở mỗi giáo trình và giữa các trình độ. - Dựa trên những kết quả nghiên cứu được, khoá luận nêu lên những đặc điểm của việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt hữu quan, đồng thời đưa ra một số ý kiến về việc cung cấp, phát triển vốn từ của người học. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LIỆU 4.1. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khoá luận là một số thao tác phân tích ngôn ngữ học thường gặp và một số thủ tục nghiên cứu định lượng khi cần thiết. 4.2 liệu Chúng tôi thống kê và mô tả việc cung cấp vốn từ vựng trong bốn cuốn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được sử dụng tại Khoa tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam dành cho người nước ngoài , bao gồm: - Tiếng Việt cho người nước ngoài ( Vietnam for foreigners) - Chương trình cơ sở, Nguyễn Văn Phúc, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. - Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnam for foreigners) - Trình độ nâng cao, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. - Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners), Vũ Văn Thi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 4 - Tiếng Việt Nâng cao cho người nước ngoài, quyển 1 (Intermediate Vietnamese for non – native speakers), Nguyễn Thiện Nam, Nxb Giáo dục, 1998. 5. CẤU TRÚC CỦA KHOÁ LUẬN Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận bao gồm: Chương 1: Một số vấn đề lí luận 1.1. Quá trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoàiViệt Nam 1.2. Nhận thức về vấn đề dạy tiếngdạy tiếng Việt cho người nước ngoài 1.3. Lý luận về từ và đơn vị từ vựng 1.4. Quá trình tiếp thu và tích luỹ từ vựng Chương 2: Việc cung cấp vốn từ trong nguồn liệu được khảo sát xét trên phương diện từ loại 2.1. Dẫn nhập 2.2. Khảo sát 2.3. Nhận xét 2.3.1. Định lượng 2.3.2. Định tính Chương 3: Việc cung cấp vốn từ trong nguồn liệu được khảo sát trên phương diện chủ điểm 3.1. Dẫn nhập 3.2. Khảo sát 3.3. Nhận xét Chương 4: So sánh việc cung cấp vốn từ trong các giáo trình được khảo sát 4.1. Dẫn nhập 4.2. So sánh 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1. Quá trình phát triển của việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoàiViệt Nam Trải qua nhiều biến thiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc lớn với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Người nước ngoài đến mảnh đất này với nhiều lí do khác nhau và theo đó việc sử dụng ngôn ngữ bản địa đã trở thành nhu cầu cấp thiết của họ. Tuy nhiên, cho đến trước cuộc xâm lược của người Pháp ở Việt Nam (thế kỉ 19), việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài chưa được đặt ra theo đúng ý nghĩa của việc “dạy ngoại ngữ”. Cho đến lúc đó, ở Việt Nam chưa thấy xuất hiện tài liệu giáo khoa nào chính thức được biết và sử dụng. Đối với gia đoạn này, chủ yếu người nước ngoài tiếp xúc với tiếng Việt theo lối tự phát, truyền khẩu. Tiếng Việt được dạy cho người nước ngoài như một ngoại ngữ ở nước ta có lẽ trong lịch sử chỉ diễn ra trong vòng hơn 100 năm nay. Việc này gắn với nhu cầu của người Pháp khi tiến hành xâm lược thuộc địa và thi hành chính sách cai trị ở đây. Mục đích của việc học tiếng đối với họ cũng rất rõ ràng: thông ngôn và cai trị. Trong suốt thời gian dài từ cuối thế kỉ 19 đến năm 1945 sách dạy tiếng Việt cho người Pháp căn bản do người Pháp viết. Năm 1889, một tài liệu giảng dạy tiếng Việt ra đời rất sớm là “Dẫn đàng nói chuyện tiếng Phalangsa” và tiếng “Annam” do Bon (Cố Bân) và Dronet (Cố Ân) biên soạn. Quyển sách này được dùng cho các giáo sĩ Châu Âu ở Việt Nam. Ngoài ra còn vài tài liệu do Trương Vĩnh Ký và Trương Vĩnh Tống biên soạn. Các sách dạy tiếng Việt trong thời kỳ này đều theo nguyên tắc dựa 6 vào các phạm trù ngữ pháp trong tiếng Pháp để dạy tiếng Việt với nhận thức đã là ngôn ngữ thì đều giống nhau về mặt hình thức. Nhu cầu dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chỉ thực sự được đặt ra sau năm 1954. Sau hiệp định Giơnevơ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Do những mối quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh, việc dạy tiếng Việt đã trở nên cấp bác nhất là những nước có quan hệ về mặt ngoại giao với Việt Nam. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những trung tâm tiếng Việt. Các trường Đại học lớn ở Pháp, Mĩ, Đức, Nga, Cu-ba, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Ấn Độ đã có khoa hay trung tâm dạy và nghiên cứu tiếng Việt như: . Đặc biệt là ở Việt Nam, sau khi miền Bắc giải phóng, Đại học Tổng hợp được thành lập và đã có bộ môn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tiền thân của Khoa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài hiện nay. Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thực sự phát triển từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, cả thế giới bước vào thời kỳ đối thoại và hội nhập trên mọi lĩnh vực. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với sự “bùng nổ thông tin”…đã làm nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng trở nên cấp thiết, nhằm mở rộng giao lưu trên trường quốc tế. Ý muốn tìm hiểu về một quốc gia, về một nền văn hoá…đã thúc đẩy việc dạy và học tếng ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô cũng như hình thức (không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế). Trong nước, tiếng Việt được dạy phổ biến với nhiều mục đích và đối tượng học khác nhau. Ở khu vực Đông - Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các trung tâm dạy tiếngcác trường Đại học lớn Pháp, Mĩ…với các hình thức đào tạo đa dạng: ngắn hạn, dài hạn, chuyên sâu…tạo nên không khí sôi động đáp ứng nhu cầu thiết thực của thời cuộc. 1.2. Vấn đề dạy tiếngdạy tiếng Việt cho người nước ngoài Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là phương tiện để con người thể hiện tưởng, tình cảm của mình. Trong mọi hoàn cảnh và bối cảnh giao tiếp, 7 mỗi ngôn ngữ của một dân tộc có những cách thức thể hiện khác nhau. Muốn vận dụng được bất kì một ngôn ngữ nào trong giao tiếp, chúng ta phải có một sự hiểu biết nhất định về ngôn ngữ đó. Vì vậy, dạy tiếngdạy vận hành một cơ chế cấu trúc ngôn ngữ, tương ứng với cấu trúc nhận thức và gắn liền với con người. Dạy tiếng có thể xét ở hai bình diện: - Dạy tiếng cho người nước ngoài - Dạy tiếng cho người bản ngữ Ở đây chúng tôi xin đề cập đến lĩnh vực dạy tiếng cho người nước ngoài. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu. Việc tiếp nhận một ngôn ngữ mới chính là hình thức giải mã kí hiệu của ngôn ngữ đó mà đằng sau nó là cả một nền văn hoá. Cho nên, dạy tiếngdạy một nền văn hoá (vì ngôn ngữ là công cụ của văn hoá ghi lại tri thức văn hoá của dân tộc). Dạy tiếngdạy chính thứ tiếng đó với tính chất ngôn ngữ tự nhiên chứ không phải dạy về tiếng trên phương diện nghiên cứu. Trong các phương pháp dạy và học ngoại ngữ, chúng ta phải nói đến hai loại phương pháp cơ bản là những phương pháp truyền thống và những phương pháp hiện đại . - Phương pháp dạy và học ngoại ngữ trước đây, được xem là những phương pháp truyền thống: Phương pháp này tồn tại hàng thế kỉ với định hướng truyền đạt là chính chứ ít rèn luyện kĩ năng. Phương pháp truyền thống rất coi trọng đến hình thức nên mỗi bài giảng đều bắt đầu bằng việc dạy ngữ pháp. Ngữ pháp đó được thực hiện hoặc giới thiệu trực tiếp qua các từ loại và bài khoá. Các vấn đề phát âm đựoc tách thành những bài riêng biệt trong đó tập trung rèn luyện về các nguyên âm, phụ âm, trọng âm nhưng rất coi nhẹ ngữ điệu, đồng thời không coi trọng hành vi ngôn ngữ. - Phương pháp dạy và học ngoại ngữ hiện nay, được xem là những phương pháp hiện đại: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong 8 những năm gần đây. Thay vì học tiếng theo lối mô tả, giới thiệu là chính thì bây giờ học tiếng lấy thực tế sinh động của ngôn ngữ làm đối tượng. Trái với những phương pháp truyền thống, những phương pháp hiện đại đi từ lời nói, nó được thể hiện qua các cá nhân. Lời nói của các nhân được thể hiện qua các hành động ngôn ngữ và các hành vi ngôn ngữ. Tiếng Việt ngày càng có địa vị xứng đáng trên trường quốc tế, số người nước ngoài học và nghiên cứu tiếng Việt ngày càng đông. Việc nghiên cứu phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là cần thiết. Việc dạy tiếng Việt ở mỗi thời kỳ lịch sử đều có sự khác nhau. Trước kia, việc dạy này được áp dụng theo phương pháp truyền thống. Nhưng trong những năm trở lại đây, khoa học kĩ thuật phát triển, người học có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu mới mẻ đó trong việc dạy và học tiếng. Đặc biệt là trong việc dùng các phương tiện cho việc học như radio, kênh hình,… làm cho việc học đạt kết quả cao hơn, người học có thể tiếp xúc với ngôn ngữ mới ở nhiều góc độ sinh động của cuộc sống với thực tiễn phong phú. Từ thực tế trên, một loạt giáo trình dạy tiếng đã ra đời để phục vụ cho việc học. Các giáo trình này chuyển từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dạy tiếng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu cho người học tiếng. Việc cung cấp ngữ liệu trong đó có từ vựng là một vấn đề cần được quan tâm trước hết nhằm xây dựng cơ sở và tạo hiệu quả cho việc học tiếng Việt đối với người nước ngoài. Theo chương trình đào tạo của Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài thì sự cung cấp vốn từ được phân bố như sau: - Bậc cơ sở (Elememtary): + Về số lượng: từ 600 – 800 đơn vị từ. + Về kiểu loại: * Từ đơn và một số từ ghép đơn giản * Chủ yếu lượng từ về sinh hoạt, thông dụng - Bậc nâng cao (Intermediate): 9 + Về số lượng: 1600 – 2500 đơn vị từ + Về kiểu loại: * Hoàn thiện các kĩ năng sử dụng vốn từ thông dụng * Cung cấp một số vốn từ thuộc các lĩnh vực: xã hội, báo chí, kinh tế, khoa học, giáo dục,… - Bậc hoàn thiện (Advance): + Về số lượng: 2500 – 4500 đơn vị từ + Về kiểu loại: * Hoàn thiện vốn từ báo chí, hoạt động xã hội, khoa học, giáo dục,… * Cung cấp vốn từ chuyên ngành: văn học, ngôn ngữ, chính trị, Việc phân bố lượng từ vựng ở mỗi bậc học về số lượng và kiểu loại như vậy là nhằm phù hợp với yêu cầu và khả năng của người học trong việc tiếp nhận một ngoại ngữ. Việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng theo xu hướng tăng dần về số lượng và chất lượng. Mỗi bậc học khác nhau thì vốn từ được cung cấp cũng khác nhau, nhưng đều phải nằm trong cùng một hệ thống nhằm đảm bảo sự thống nhất. Số lượng từ được cung cấp phải hợp lí: ở trình độ cơ sở thì số lượng từ được cung cấp ít hơn ở trình độ nâng cao và hoàn thiện vì đây là lúc người học bắt đầu tiếp xúc với một ngoại ngữ mới nhưng các từ phải đáp ứng được yêu cầu giao tiếp cơ bản và thông dụng . Ở trình độ nâng cao và hoàn thiện thì vốn từ có số lượng lớn hơn, các từ được cung cấp phải đáp ứng được yêu cầu về sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và chuyên ngành học. Quá trình học tiếng Việt cũng giống như bất kỳ một ngoại ngữ nào, cần phải theo một trình tự tăng dần và có sự tích luỹ về mặt từ vựng và phù hợp với từng trình độ. Do đó, sự phân bố dung lượng về nội dung từ vựng cho mỗi trình độ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại khoa tiếng Việt được nêu 10 [...]... gồm các từ loại: phụ từ, kết từ tình thái từ, trợ từ Do đó, việc khảo sát thực từ cũng phải đi kèm với việc khảo sát từ để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá và so sánh một cách cụ thể, rõ ràng trong việc cung cấp từ vựng mà cụ thể ở đây các từ loại trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trình độ cơ sở và nâng cao 2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Căn cứ vào liệu đã được trình bày... lượng từ vựng được sử dụng trong các giáo trình cũng khác nhau + Số lượng từ mới được cung cấp trong giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài (Vietnam for roreigners) - Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên) là 660 từ, ít hơn số lượng từ mới được đưa vào giáo trình Tiếng Việt cơ sở” (Vietnamese for beginners) - Vũ Văn Thi (697 từ) + Số lượng từ mới được cung cấp trong giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài ... được cung cấp trong giáo trình với 138 từ - Phụ từ có số lượng đứng thứ (39 từ) và kết từ có số lượng đứng thứ năm (26 từ) trong tổng số từ mới được cung cấp trong giáo trình - Đại từ, tình thái từ, trợ từ và số từ có số lượng rất ít, hầu như rất ít xuất hiện trong các bảng từ mới được cung cấp: Bốn loại từ nhưng chỉ có số lượng là 8 từ Trong đó đại từ có 4 từ, tình thái từ có 2 từ, còn trợ từ và... rất nhỏ trong tổng số từ mới được cung cấp giáo trình này 27 2.3 NHẬN XÉT Trên cơ sở phân tích tài liệu, qua 4 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trên đây ở cả bậc cơ sở và nâng cao, chúng tôi rút ra nhận xét sau: 2.3.1 Về mặt định lượng: Số lượng từ ngữ của các giáo trình cung cấp theo nguyên tắc từ ít đến nhiều theo trình độ của giáo trình giảng dạy Số lượng từ vựng giáo trình. .. 100 Nhận xét: Trong giáo trình này, tác giả đã đưa các từ thuộc các từ loại và có số lượng như sau: - Danh từ được sử dụng với số lượng lớn nhất với 264 từ - Động từ được sử dụng với số lượng nhiều thứ hai với 205 từ - Tính từ: 80 từ - Phụ từ: 48 từ - Đại từ: 31 từ - Kết từ: 21 từ - Tình thái từ: 4 từ - Số từ: 4 từ - Trợ từ: 3 từ Như vậy, có thể thấy danh từ, động từ và tính từ là 3 từ loại chính và... mỗi giáo trình khác nhau như thế nào? Để từ đó so sánh, đối chiếu các giáo trình với nhau nhằm tiến tới xác định việc cung cấp và phân bố từ loại ở mỗi giáo trình và mỗi bậc học 19 Cũng như trong các thứ tiếng khác, trong tiếng Việt từ loại là một hệ thống từ được phân chia theo bản chất ngữ pháp Bộ phận biến động nhiều nhất trong các giáo trình chắc chắn thuộc về thực từ Còn việc sử dụng các từ. .. lượng từ vựng được cung cấp trong giáo trình ở bậc nâng cao Bảng kí hiệu cho các giáo trình Tên giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài Số lượng từ Kí hiệu 660 1 697 2 898 3 1031 4 (Vietnam for roreigners) - Chương trình cơ sở - Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners) – Vũ Văn Thi, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 Tiếng Việt cho người. .. xin xem ở Bảng kí hiệu cho các giáo trình, trang 28 - Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy, ở các trình độ khác nhau thì lượng từ ngữ được cung cấp trong mỗi giáo trình là khác nhau Ở trình độ cơ sở số lượng từ mới được cung cấp ít hơn so với giáo trình trình độ nâng cao: + Giáo trình bậc cơ sở: Quyển 1: 660 từ, quyển 2: 697 từ + Giáo trình bậc nâng cao: Quyển 2: 898 từ, quyển 4: 1031 từ - Tuy cùng một bậc... trình dạy tiếng Việc ở bậc cơ sở và nâng cao, cho nên mục tiêu trong chương này chủ yếu dành cho việc khảo sát đánh giá phân bố từ vựng về mặt từ loại Chúng tôi tiến hành khảo sát qua những bước như sau: - Ở mỗi bậc học, sự phân bố về mặt từ loại có thống nhất hay không? - Từ loại nào được tác giả cung cấp nhiều nhất trong các giáo trình các bậc học? - Số lượng của mỗi từ loại được cung cấp trong. .. (Chủ biên) là 898 từ, ít hơn số lượng từ mới được cung cấp trong giáo trình 29 Tiếng Việt nâng cao cho người nước ngoài, Quyển 1 (Intermediate Vietnamese for non-native speakers) - Nguyễn Thiện Nam (1031 từ) - Lượng từ vựng được sử dụng trong các tài liệu dạy tiếng quá khác nhau cho thấy, trong thực tế quá trình xây dựng các tài liệu giảng dạy vẫn thiếu một cơ sở có tính chuẩn mực cho việc xác định về . vào khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nhằm phục vụ cho việc hiệu chỉnh, bổ sung và củng cố các giáo. việc cung cấp vốn từ vựng trong bốn cuốn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được sử dụng tại Khoa tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam dành cho người

Ngày đăng: 05/08/2013, 11:32

Hình ảnh liên quan

- Riêng trợ từ thì không có từ nào được cung cấp trong bảng danh - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

i.

êng trợ từ thì không có từ nào được cung cấp trong bảng danh Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng kí hiệu cho các giáo trình - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng k.

í hiệu cho các giáo trình Xem tại trang 28 của tài liệu.
Chú thích: Kí hiệu sách xe mở Bảng kí hiệu cho các giáo trình, trang 28 - Bên cạnh sự xuất hiện về số lượng và tần số sử dụng rất  lớn của từ  loại danh từ, động từ, tính từ thì các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ, số  từ, trợ từ, phụ từ được sử dụn - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

h.

ú thích: Kí hiệu sách xe mở Bảng kí hiệu cho các giáo trình, trang 28 - Bên cạnh sự xuất hiện về số lượng và tần số sử dụng rất lớn của từ loại danh từ, động từ, tính từ thì các từ loại: Đại từ, tình thái từ, kết từ, số từ, trợ từ, phụ từ được sử dụn Xem tại trang 32 của tài liệu.
Vì vậy phần tâm của bảng phân bố từ loại chiếm đa số trong các giáo trình dạy tiếng đa số thuộc về những từ loại này - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

v.

ậy phần tâm của bảng phân bố từ loại chiếm đa số trong các giáo trình dạy tiếng đa số thuộc về những từ loại này Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 1 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng 1.

Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 3 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng 3.

Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng 4.

Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 5 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng 5.

Xem tại trang 41 của tài liệu.
Qua các bảng được thống kê ở trên, ta có thể thấy một số đặc điểm như sau: - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

ua.

các bảng được thống kê ở trên, ta có thể thấy một số đặc điểm như sau: Xem tại trang 41 của tài liệu.
Chú thích: Kí hiệu tên giáo trình xin xe mở bảng kí hiệu các giáo trình trang 28 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

h.

ú thích: Kí hiệu tên giáo trình xin xe mở bảng kí hiệu các giáo trình trang 28 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Chú thích: Kí hiệu xin xem Bảng kí hiệu các giáo trình trang 32 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

h.

ú thích: Kí hiệu xin xem Bảng kí hiệu các giáo trình trang 32 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau giữa hai giáo trình 1 và 2 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng th.

ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau giữa hai giáo trình 1 và 2 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toàn ở hai giáo trình 1 và 3 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng th.

ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toàn ở hai giáo trình 1 và 3 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng th.

ống kê Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toà nở hai giáo trình 1 và 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng th.

ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng nhau hoàn toà nở hai giáo trình 1 và 4 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy lượng từ vựng được cung cấp trong hai giáo trình 1 và 4 có những đặc điểm sau: - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

h.

ìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy lượng từ vựng được cung cấp trong hai giáo trình 1 và 4 có những đặc điểm sau: Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng th.

ống kê Xem tại trang 57 của tài liệu.
Qua bảng thống kê, chúng tôi có một số nhận xét về việc cung cấp vốn từ vựng của hai giáo trình 2 và 3 như sau: - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

ua.

bảng thống kê, chúng tôi có một số nhận xét về việc cung cấp vốn từ vựng của hai giáo trình 2 và 3 như sau: Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 2 và 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng th.

ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 2 và 4 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng thống kê - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng th.

ống kê Xem tại trang 60 của tài liệu.
4.2.6. Giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao - Trịnh Đức Hiển và giáo trình  ““Tiếng Việt nâng cao cho  - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

4.2.6..

Giáo trình “Tiếng Việt cho người nước ngoài” - Trình độ nâng cao - Trịnh Đức Hiển và giáo trình ““Tiếng Việt nâng cao cho Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng thống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 3 và 4 - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bảng th.

ống kê số lượng từ của các chủ điểm trùng lặp hoàn toàn ở hai giáo trình 3 và 4 Xem tại trang 61 của tài liệu.
Hình phạt Cơ sở Lớp riêng Chương trình Lớp chung Trò - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Hình ph.

ạt Cơ sở Lớp riêng Chương trình Lớp chung Trò Xem tại trang 71 của tài liệu.
Đài truyền hình Vé giường nằm Tàu tốc hành Dịp - khảo sát việc cung cấp vốn từ vựng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

i.

truyền hình Vé giường nằm Tàu tốc hành Dịp Xem tại trang 96 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan