Những giải pháp phát triển hoạt động của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

40 552 0
Những giải pháp phát triển hoạt động của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những giải pháp phát triển hoạt động của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội

Đề án kinh tế thương mại Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, hình thành và phát triển trong những quan hệ mật thiết với quárình công nghiệp hoá mạnh mẽ ở quy mô thế giới. Phát triển siêu thị văn minh hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân đã có rất nhiều thay đổi so với trước kia. Mua sắm cũng là 1 thú vui, người ta không muốn phải mua hàng ở những nơi ồn ào, đông đúc ở những nơi như chợ. Mua sắm giúp cho người ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn. Nhu cầu nâng cao, yêu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn cũng được nâng cao. Chính vì vậy dần dần siêu thị cũng được thay thế bởi chợ và những trung tâm thương mại truyền thống. Siêu thị chính thức xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta năm 1993 khi công ty Vũng Tàu Sinhanco khai trương siêu thị Minimart. Đến nay chúng ta đã có rất nhiều siêu thị tuơng đối hoàn chỉnh từ các siêu thị nhỏ cho tới các đại siêu thị ở thành phố và các đô thị lớn. Siêu thị đã trở thành quen thuộc với người dân các thành phố lớn. Siêu thị ngày nay đã trở thành quen thuộc với người dân Thành. Nhưng nó vẫn là 1 lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung và Nội nói riêng, nên rất đáng lưu tâm để tìm hướng phát triển Trên địa bàn Nội ngày nay siêu thị đã trở nên phổ biến và ngày càng phát triển, đặc biệt là các siêu thị bán lẻ. Siêu thị mang lại nhiều tiện ích phục vụ cho người dân, nhưng còn nhiều điều đáng bàn. Vậy làm sao để phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn Nội. Giúp nó là mội phương tiện hữu ích đưa hàng hoá tới người tiêu dùng tốt và văn minh hơn. Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “Những giải pháp phát triển hoạt động của các siêu thị trên địa bàn Nội” 2.Mục tiêu nghiên cứư của đề tài Tìm hiểu về thị trường bán lẻ ở Nội, đồng thời tìm hiểu về tình hình hoạt động của các siêu thị bán lẻ trên thị trường Nội, để có những hướng đưa hoạt động của các siêu thị ngày càng có hiệu quả hơn. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cua Trần Thị Thu Hương 1 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại • Đối tượng nghiên cứu là những siêu thị bán lẻ trên thị trường Nội • Phạm vi: - Thị trường Nội - Khoảng thời gian 2005-2010 • Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp bao gồm: - Phương pháp tiếp cận hệ thống, biện chứng, duy vật lịch sử - Phương pháp chuyên gia 4. Kết cấu của đề tài Chương I: Cơ sở lý luận về kinh doanh siêu thị Chương 2:Thực trạng của hoạt động kinh doanh siêu thị trên địa bàn Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp cho vấn đề phát triển kinh doanh siêu thị trên địa bàn Nội Em xin chân thành cảm ơn Ths. Đinh Lê Hải đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề án, để em có thể hoàn thành đề án của mình một cách tốt nhất. Em mong được sự đánh giá, nhận xét của cô để em có thể rút kinh nghiệm cho lần sau. Em xin chân thành cảm ơn! Trần Thị Thu Hương 2 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại Chương 1 Cơ sở lý luận về kinh doanh siêu thị 1.1.Khái quát về dịch vụ phân phối 1.1.1 Đặc điểm chung Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, lĩnh vực phân phối là sự kết nối sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động của lĩnh vực này ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người tiêu dùng. Trong danh mục phân loại ngành dịch vụ, tài liệu mã số MTN.GNS/W120 (W/120) được xây dựng trong Vòng đàm phán Urugoay) lĩnh vực dịch vụ được định nghĩa bao gồm bốn nhóm dịch vụ chính: dịch vụ đại lý uỷ quyền, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và nhượng quyền (Franchising). Dịch vụ bán buôn bao gồm việc bán hàng cho những người bán lẻ, những doanh nghiệp sử dụng của các ngành công nghiệp, thương mại, các tổ chức hoặc các đơn vị chuyên môn khác, hoặc cho những người bán buôn khác. Những người bán lẻ bán hàng phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Như vậy, trong nền sản xuất xã hội, hàng hóa được sản xuất ra và đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng gồm có hai giai đoạn: lưu chuyển hàng hóa bán buôn và lưu chuyển hàng hóa bán lẻ - chính lưu chuyển hàng hóa bán buôn và lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tạo thành hệ thống phân phối (dịch vụ phân phối) hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. Phân phối hàng hóa bán lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, chủ yếu là bán tư liệu tiêu dùng cho nhân dân (người lao động) để tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra, trong thực tế các doanh nghiệp, các tổ chức thương mại còn bán hàng cho các cơ quan, doanh nghiệp, HTX, bệnh viện, trường học và các tổ chức khác để thoả mãn tiêu dùng tập thể hoặc thoả mãn những nhu cầu về kinh tế cũng thuộc phạm vi dịch vụ bán lẻ (phân phối bán lẻ) hay còn gọi là lưu chuyển hàng hóa bán lẻ. Số hàng hóa này thường chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong tổng mức lưu chuyển bán lẻ xã hội. Phân phối hàng hóa bán lẻ bao gồm chủ yếu là bán tư liệu tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng tập thể, nhưng đồng thời các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại còn có bán một số tư liệu sản xuất nhỏ cho các hộ Trần Thị Thu Hương 3 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại tiêu dùng nên phần này cũng thuộc vào dịch vụ bán lẻ. Dịch vụ bán lẻ hàng hóa bao gồm cả dịch vụ ăn uống nhà hàng và giải khát của các cửa hàng, trung tâm dịch vụ, bán sách báo và tem thư của các hiệu sách và các điểm bưu điện, bán nông sản phẩm và sản phẩm chăn nuôi của các cơ sở sản xuất… Ngoài ra, nó còn bao gồm cả doanh thu từ các dịch vụ may mặc, giầy dép, dịch vụ sửa chữa của các cửa hàng kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thời kỳ trước năm 1986, ở nước ta, hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa, dịch vụ gồm hai bộ phận: một là lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong thị trường có tổ chức, hai là lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong thị trường tự do. Phân phối bán lẻ trong thị trường có tổ chức là do hệ thống phân phối bán lẻ của thương nghiệp quốc doanh (bao gồm cả mạng lưới cửa hàng ăn uống công cộng), hợp tác xã mua bán, các cửa hàng công tư hợp doanh và các tổ hợp tác tiểu thương làm đại lý kinh tiêu cho mậu dịch quốc doanh đảm nhiệm. Phân phối bán lẻ trong thị trường tự do là do các xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã thủ công, hợp tác xã ngư nghiệp, nông dân cá thể, thợ thủ công cá thể và tiểu thương trên các chợ nông thôn. Thời kỳ trước năm 1986, dịch vụ phân phối bán lẻ trong thị trường có tổ chức chiếm đại bộ phận trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ở nước ta. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi lớn lao không phải chỉ ở mức tăng trưởng mà còn ở thay đổi cơ cấu kinh tế cũng như sự thay đổi trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ. Hiện nay, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ gồm ba bộ phận: Một là lưu chuyển hàng hoá bán lẻ do hệ thống phân phối bán lẻ quốc doanh đảm nhiệm. Hai là lưu chuyển hàng hoá bán lẻ do hệ thống phân phối bán lẻ ngoài quốc doanh đảm nhiệm. Ba là lưu chuyển hàng hoá bán lẻ do hệ thống phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đảm nhiệm. Tương ứng với ba bộ phận này, cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội, năm 1995 là 22,6%, 76,9% và 0,5%, đến năm 2005 là 13,1%, 83,1% và 3,8%. Như vậy, phân phối hàng hoá bán lẻ có nhiều hình thức khác nhau và do nhiều thành phần kinh tế đảm nhiệm nhưng tất cả đều có đặc trưng Trần Thị Thu Hương 4 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại chung là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thực hiện nguyên tắc phân phối trong cơ chế thị trường thông qua giá cả thị trường (nghĩa là hàng hoá dịch vụ chỉ được phân phối (bán) cho những người có tiền và chấp nhận giá), nó là giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá, hàng hoá từ lĩnh vực lưu thông chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng do hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá thực hiện. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ ở nước ta là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển thương mại trong nước, kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân để phục vụ các nhu cầu đời sống của các tầng lớp dân cư. 1.1.2 Tình hình chung của hoạt động phân phối bán lẻ của Việt Nam nói chung trong thời kì hội nhập Hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa của Việt Nam hình thành và phát triển rất đa dạng, bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Đó là sự đan xen giữa hệ thống phân phối truyền thống và hệ thống phân phối hiện đại. Cấu trúc của hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa trên thị trường cũng rất phức tạp và được mở rộng trên cả ba địa bàn: thành thị, nông thôn và miền núi, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với nhiều quy mô và hình thức tổ chức khác nhau. Dịch vụ bán lẻ qua chợ và các hoạt động thương mại qua chợ phát triển nhanh ở nông thôn và miền núi. Trong tâm thương mại, siêu thịcửa hàng tự phục vụ, hội chợ - triển lãm thương mại… phát triển ở khu vực thành thị cũng như các vùng kinh tế trọng yếu; các kênh lưu thông hàng hóa đã bước đầu được hình thành và củng cố với sự tham gia đông đảo của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bước đầu góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, gắn sản xuất với thị trường. Trần Thị Thu Hương 5 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại Bảng 1.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế Năm Tổng số (tỷ đồng) Các thành phần kinh tế trong nước chia ra Quốc doanh Ngoài quốc doanh FDI Doanh số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Doanh số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1985 620,0 348,7 56,2 272 43,9 0 0 1990 19.031 5.788 30,4 13.242 69,6 0 0 1995 121.16 0 27.367 22,6 93.193 76,9 600 0,5 2000 219.40 0 40.000 18,2 176.30 0 80,4 3.100 1,4 2004 376.894 58.027 15,4 310.115 82,3 8.759 2,3 2005* 475.381 62.134 13,1 395.021 83,1 18.226 3,8 Nguồn: Niên giám thống kê và ước tính của Bộ Thương mại 1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO tác động tới hoạt động phân phối bán lẻ của Việt Nam Thuận lợi Gia nhập WTO, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản. Đó là quyết tâm chính trị cải cách, hội nhập, sự đồng thuận cơ sở kinh tế - xã hội, thể chế, giáo dục v.v… của hai mươi năm đổi mới, tăng trưởng và phát triển. Hội nhập quốc tế là hội nhập theo cơ chế thị trường, sau hai mươi năm đổi mới, các thể chế kinh tế thị trường đã cơ bản được hình thành và kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam có vị trí chiến lược trong khu vực, thị trường bán lẻ có sức thu hút cao, có thể phát huy để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, tiến trình toàn cầu hoá đang tiếp tục được đẩy mạnh. Khu vực Châu á, Thái Bình Dương trở thành động lực tăng trưởng và một trong những trung tâm tăng trưởng năng động nhất của nền kinh tế toàn cầu. Khó khăn Trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém về hệ thống phân Trần Thị Thu Hương 6 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại phối bán lẻ hàng hoá v.v… có thể vừa là khó khăn, vừa cơ hội. Với "lợi thế của người đi sau", Việt Nam có thể hợp tác kêu gọi đầu tư để nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật cho thương mại. Khó khăn về trình độ phát triển thể hiện rõ ở khu vực nông nghiệp, vùng sâu, vùng xa, ở sự thiếu hiểu biết và thiếu chuẩn bị để cạnh tranh và phát triển trong hoàn cảnh mới. Với tỷ trọng nông nghiệp còn khá cao (20% GDP) và dân số ở nông thôn lên đến 65 - 66% dân số, đất canh tác bình quân thấp và manh mún, chia thành 78 triệu thửa ruộng, trình độ chuyên canh, vận dụng khoa học - công nghệ chưa cao, gia nhập WTO đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nông dân rất lớn và cả cho mạng lưới bán lẻ hàng hoá những năm tới. Bắt đầu từ ngày 1.4.2009 thực hiện cam kết đối với thị trường bán lẻ ở Việt Nam là cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn để xây dựng hệ thống bán lẻ tại thị trường Việt Nam, cạnh tranh rất lớn tới các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói chung và kinh doanh siêu thị nói riêng ở trong nước. 1.2 .Khái quát về kinh doanh siêu thị 1.2.1 Khái niệm Siêu thị" là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài - "supermarket" (tiếng Anh) hay "supermarché" (tiếng Pháp), trong đó "super" nghĩa là "siêu" và "market" là "thị trường" ("chợ"). Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004: Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. Trên thế giới hiện có một số khái niệm về siêu thị như sau Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối luợng hàng hóa bán Trần Thị Thu Hương 7 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa" Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m 2 đến 2500m 2 chủ yếu bán hàng thực phẩm" Theo Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z: "Siêu thịcửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác" Siêu thị truyền thống thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu 1.2.2 Đặc trưng của siêu thị Theo Viện nghiên cứu thương mại Việt Nam siêu thịnhững đặc trưng sau: - Siêu thị trước hết là cửa hàng bán lẻ: Mặc dù được định nghĩa là "chợ" song đây được coi là loại "chợ" ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng bề thế, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại. - Siêu thị sáng tạo và áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre- service): Khi nói đến siêu thị người ta không thể không nghĩ tới "tự phục vụ", một phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh công nghiệp hóa . ở đây cũng cần phân biệt giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ: Trần Thị Thu Hương 8 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại + Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán. + Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng. Chính thức ra đời từ những năm 1930, tự phục vụ đã trở thành công thức chung cho ngành công nghiệp phân phối ở các nước phát triển. Tự phục vụ đồng nghĩa với văn minh thương nghiệp hiện đại. Nó có nhiều ưu điểm so với cách bán hàng truyền thống: doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng (thường chiếm tới 30% tổng chi phí kinh doanh). Tự phục vụ giúp người mua cảm thấy thoải mái khi được tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà không cảm thấy bị ngăn trở từ phía người bán. Do áp dụng phương thức tự phục vụ, giá cả trong các siêu thị được niêm yết rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian và hàng hóa bày bán trong siêu thị thường là những hàng hóa tiêu dùng phổ biến. Ngoài ra, phương thức thanh toán tại các siêu thị rất thuận tiện. Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét scanner để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là biểu tượng cho các cửa hàng tự phục vụ. Đây chính là tính chất "siêu" của siêu thị, đem đến cảm giác thoải mái, hài lòng, tự tin và sự thỏa mãn cao nhất cho người mua sắm . Có thể khẳng định rằng phương thức tự phục vụ là sáng tạo kỳ diệu của kinh doanh siêu thị và là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ mà người lãnh đạo không ai khác là kinh doanh siêu thị. - Siêu thị sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá (Merchandising) Trần Thị Thu Hương 9 Thương Mại C Đề án kinh tế thương mại Ngoài việc sáng tạo ra phương thức bán hàng tự phục vụ, đóng góp của siêu thị cho hệ thống bán lẻ còn là nghệ thuật trưng bày hàng hoá. Các siêu thị cũng là những nhà bán lẻ đầu tiên nghĩ đến tầm quan trọng của nghệ thuật trình bày hàng hoá và nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng. Nhiều cửa hàng bán lẻ khác, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của siêu thị để tiến hành các hoạt động nghiên cứu khách hàng sâu sắc hơn nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng. Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa (merchandising) nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy . - Hàng hóa trong siêu thị chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng điện tử . với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Điều này thể hiện đúng tính chất "chợ" của siêu thị. Xem xét ở khía cạnh danh mục hàng hóa thì siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định. Theo quan niệm của nhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần ở "dưới một mái nhà" và với một mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday- low-price). Chủng loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh . Chưa bàn dến vấn đề chất lượng, ta có thể thấy siêu thị là loại cửa hàng phục vụ cho quảng đại công chúng và phần nhiều là tầng lớp bình dân có thu nhập từ mức thấp trở lên. Trần Thị Thu Hương 10 Thương Mại C

Ngày đăng: 05/08/2013, 11:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan