Vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay

12 1.7K 1
Vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay

Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay A. LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đã bao giờ bạn nghĩ rằng: “Con người sinh ra là để hủy diệt Trái Đất này!!” hay không? Có thật là như vậy chăng! - Thực vật là loài đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất. Thực vật xanh thu tóm năng lượng ánh sang mặt trời hàng ngày, từ ngày này qua tháng nọ, suốt vòng đời của chúng để tích lũy chất hữu cơ cho đất và đem lại màu xanh cho sự sống muôn đời. Ngược lại, loài người mặc dầu có trí tuệ thông thái nhưng hầu như chưa khi nào nghiêm chỉnh nhận ra vai trò quan trọng của thực vật xanh: cung cấp thức ăn cho nhân loại, góp phần tái tạo sinh quyển và thiết lập cân bằng động giữa sinh vật và môi trường Trái Đất. Con người đã tàn phá bao khu rừng để lấy đất canh tác nhưng những khu đất đó dần lại bị khô hạn và hoang hóa do không còn khả năng tích trữ nước (tạo thành những vùng đất chết). Bạn có thể tưởng tượng được là cách đây 5 ngàn năm cây xanh đã bao phủ sa mạc Sahara? Không những thế còn làm mất cả những nguồn dự trữ sinh vật quí giá không thể phục hồi… - Việc đốt rừng, khai hoang của con người còn ảnh hưởng đến các loài động vật khác, làm chúng không còn nơi cư trú, không còn đủ nguồn thức ăn và dần bước đến bờ diệt vong. Bên cạnh đó con người còn săn bắn nhữmg loài động vật quí hiếm chỉ vì thỏa mãn nhưng ham muốn vô cùng của mình: như việc săn bắn voi và tê giác để lấy sừng. Một cặp ngà voi tại Hồng Kông giá 6.800$ (1982) mà giá trị ngà voi của riêng một nước lớn hàng năm nhập từ Hông Kông là 8,3 triệu đôla, ước lượng ít ra cũng diệt 2.300 con voi. Vượn người (đười ươi) theo ông bà ta kể lại trước đây có rừng Việt Nam, nay đã tiệt giống từ lâu cũng như nhiều nước Đông Nam Á…Và còn bao nhiêu loài động thực vật đã biến mất khỏi Trái Đất của chúng ta? - Chúng ta thường tự hào về những bước phát triển không ngừng trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp của con người. Nhưng bạn có biết viêc tạo ra các phương tiện gắn động cơ đã xả vào không khí bao nhiêu khí thải, đã hủy diệt chính không gian mà chúng ta đang sống, chắc khi bước ra đường bạn đã thấy ngay những điều đó. Như ngành hàng không đã góp vào bầu trời khoảng 2% lượng CO2 trong tổng lượng khí thải Thế Giới. Sự ra đời của báo chí là một bước tiến quan trọng trong việc truyền thông nhưng chỉ một tờ báo hàng ngày 4 trang ra 10.000 tờ thì mỗi năm đã phải chặt phá 1-2ha rừng tốt, đó là chưa kể sự phung phí giấy vào việc in quảng cáo, tờ rơi và những sách báo không lành mạnh mà nhu cầu gỗ của con người còn lớn và đa dạng hơn nữa Chúng ta chưa tổng hợp được nhiều thông tin và số liệu nhưng bằng đó đã đủ làm cho bạn thấy sức tàn phá của con người lớn cỡ nào chưa? Giả sử không có sự xuất hiện của con người bạn có đồng ý với tôi là Trái Đất này sẽ tươi đẹp hơn không? Có lẽ tôi hơi phiến diện nhưng tôi tin vào điều đó. Nhưng sự tồn tại của con người là không thể phủ nhận vì thế tôi luôn mong chính loài Phạm Thị Quỳnh - CH17S Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay người chúng ta phải làm gì đó để trả lại một phần nào những gì mà chúng ta đã lấy đi. Mong các bạn sẽ cùng tôi làm điều đó. Đó là cái nhì tổng quan về môi trường hiện nay trên Thế giới. Còn tại Việt Nam chúng ta thì sao,cái mà chúng ta quan tâm đây là gì!Các bạn có tưởng tượng được khi vừa mới sáng sớm bước xuống đường,không phải là một bầu không khí trong lành,dễ chịu mà ngay trước mắt mình là một con sông đục ngầu với rác thoải xung quanh! Chúng ta có thể tưởng tượng được không khi ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta là cả một bãi giác khổng lồ,công viên thiếu cây xanh,đường phố bụi bặm,hàng quán la liệt mất vệ sinh,mà thật chí chúng còn được đặt ngay bên cạnh những kênh giác thải với mùi nồng nặc của rác! Đề tài em muốn nghiên cứu sau đây là: “ Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay” Vấn đề em đưa ra và nghiên cứu trong đề tài này không phải là mới lạ gì,nhưng thiết nghĩ đó vẫn là một bài toán nan giải đối với toàn cầu,với bất kỳ một quốc gia nào và Việt Nam chúng ta cũng vậy. Thông qua đề tài nghiên cứu này em muốn cuộc sống người dân tự ý thức được việc bảo về môi trường sống,đó cũng chính là bảo vệ sức khỏe cho chúng ta và cho thế hệ con cháu của chúng ta!Hãy vì một bầu trời xanh,sạch của quốc gia Việt Nam. 2. Đối tượng nghiên cứu Môi trường sống của người dân một số thành phố lớn,một số vùng miền trong nước. 3.Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nội dung trên, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau : - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp thống kê học đơn giản. - Phương pháp diễn giải, quy nạp. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong qua trình nghiên cứu sẽ chỉ ra những điểm,những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay của các thành phố lớn đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội. Thông qua phân tích các báo cáo,các biên bản về việc ô nhiễm môi trường.Nạn phá rừng và diện tích rừng nguyên sinh,tán sinh của nước ta qua các năm gần đây. 5. Mục đích nghiên cứu - Việc nghiên cứu về môi trường sống hiện nay của nước ta nhằm giúp chúng ta hiểu sâu hơn về thực trạng môi trường sống của chúng ta hiện nay ra sao. Phân tích đánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn nhằm đi sâu vào nguyện vọng của người dân đang sống trong môi trường ô nhiễm,giúp các cơ quan môi trường và nhà nước có hướng đầu tư thích hợp và mở ra hướng chiến lược thích hợp để nâng cao, làm sạch môi trường sống xung quanh chúng ta. Phạm Thị Quỳnh - CH17S Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay - Đồng thời thông qua các báo cáo,các văn bản,văn kiện để phân tích làm rõ nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường,đồng thời là quá trình chặt phá rừng bừa bãi gây hạn hán,lụt lội. - Đưa ra các biện pháp khắc phục hữu hiện,đồng thời răn dậy các em nhỏ,chủ nhân tương lai của đất nước ý thức được vấn đề môi trường và tầm quan trọng của môi trường đối với chúng ta.Không nghĩ đến hậu quả lâu dài mà chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt mà tàn phá rừng bừa bãi. Nêu nên các thói xấu của người dân Việt Nam ta, Cũng đồng thời giúp thông qua nghiên cứu nhu cầu,tâm lý của người dân mà áp dụng phương pháp cho phù hợp,thông qua đó để mọi người có ý thức đối với rác thải,cũng như bảo vệ nguồn nước ngầm,nguồn nước sinh hoạt của chúng ta hằng ngày. - Đưa ra được một số giả pháp của các nước tiên tiến trên thế giới để cùng bàn bạc đưa ra bienj pháp tối ưu nhất để áp dụng cho môi trường sống tại Việt Nam. 6. Loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu sơ bản. MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT NCKH : Nghiên cứu khoa học HN : Thủ đô Hà Nội MTS : Môi trường sống VDRT : Vấn đề rác thải VH : Cung văn hóa thiếu nhi CPVN : Chính phủ Việt Nam TCMT : Các tổ chức về môi trường CV : Công viên NMCN : Nhà máy công nghiệp, khu công nghiệp CTDT : Công ty đô thị Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và môi trường Phạm Thị Quỳnh - CH17S Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay B. NỘI DUNG Chương I: Tổng quan về môi trường I. Khái niệm chung về môi trường I. Một vài nét quan điểm về môi trường - Quan điểm của các nhà nghiên con người học. - Quan điểm của các nhà triết học. - Quan điểm của các nhà xã hội học. - Quan điểm của UNESCO II. Vai trò của môi trường. - Môi trường sống là nơi ở,là bầu không khí trực tiếp tác động tới sự phát triển của con người, nuôi dưỡng sự phát triển và thỏa mãn về sức khỏe,sức đề kháng của bản thân mỗi con người sống trong môi trường đó. - Vai trò của môi trường có tác động trực tiếp tới tính các,phong tục tạp quán của mỗi địa phương,mỗi vùng miền. - Môi trường sống còn là một tiêu trí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. II. Môi trường và sự tồn tại của con người trong môi trường sống - Môi trường sống trong tự nhiên - Môi trường sống hiện nay với sự tác động gần như tiêu cực của con người,gắn liền với sự hình thành và phát triển của kinh tế,công nghiệp và sự tối ưu hóa trong sản xuất vật chất. Chương II: Môi trường sống tại một số thành phố lớn trong cả nước 2.1. Tim hiểu chung về môi trường sống đô thị II.I.1. Khái quát chung. II.I.2. Thực trạng môi trường sống của các thành phố qua một số giai đoạn. II.I.2.1. Nhìn lại môi trường sống Việt Nam những giai đoạn trước - Thời kì phong kiến Phạm Thị Quỳnh - CH17S Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay - Thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc - Thời kì những năm đầu của công cuộc xây dựng cơ sở Vật chất sau giải phóng 1975 - Thời kì công nghiệp hóa và quá trình khai thác bừa bãi khoáng sản hiện nay II.I.2.2. Môi trường sống hiện nay. - Môi trường sống hiện nay chịu ảnh hưởng tiêu cực nặng nề bởi sự phát triển của kinh tế sản xuất. - Môi trường sống đang bị ô nhiễm nặng nề về tất cả mọi mặt: Bầu khí quyển,nguồn nước… - Môi trường sống hiện nay gần như rất khó có thể phục hồi với thực trạng ý thức hiện nay của người dân,thời kinh tế thị trường,chạy theo đồng tiền,cái lợi cá nhân mà bất chấp mọi ảnh hưởng tới môi trường sống. II.I.3. Đặc điểm của môi trường sống hiện nay - Môi trường sống là cái nôi hình thành nên moi trường học tập,hình thành tính cách và văn hóa cho mỗi địa phương,thấm vào máu thịt cho thế hệ mầm non. - Môi trường sống hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức bảo vệ của người dân. - Sự ô nhiễm nguồn nươc,ô nhiễm bầu khí quyển một phần rất lớn là do quy hoạch đô thị,biện pháp phát triển kinh tế ạt,bất chấp tất cả,phá hoại hệ sinh thái ổn định xung quanh các CV xanh để xây dựng. - Môi trường ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp ngay chính trong lòng thành phố,tạo nên nhưng con sông “nổi” với các khối rác thải đủ các loại. II.I.4. Thái độ của người dân trước sự phá vỡ môi trường sống - MTS bị phá vỡ do sự thói xấu thải rác bừa bãi của người dân. - MTS tại các khu chợ trời,đằng sau các khu công nghiệp với nồng độ không đảm bảo cuộc sống cho người dân. - MTS còn được người dân coi nhẹ,coi như mình vẫn đang sống,thái độ thờ ơ tắc trách của các cơ quan,đoàn thể,của người dân. - Phá vỡ môi trường sinh thái,chựt phá cây trong công viên,xây dựng các khu công nghiệp nhả khói ngay chính trong lòng thành phố. 2.2. Quá trình phá hủy môi trường tại thủ đô Hà Nội 2.2.1. Sự phá hủy môi trường sống qua rác thoải công nghiệp - Các loại hình sản xuất gây ô nhiễm nặng nề tới bầu khí quyển - Các dự án quy hoạch khu công nghiệp sản xuất ngay trong lòng thủ đô. - Lưu lượng xe gắn máy,ô tô trong thành phố qua các đường phố chính. - Việt Nam có nguy cơ biến thành bãi thải công nghiệp thế giới - Những kẻ chỉ vì lợi nhuận nhập nhiều lô hàng là rác thải của các nước. - Quản lý chất thải rắn tại các đô thị cũng đang là vấn đề môi trường bức xúc nước ta hiện nay 2.2.2. Sự phá hủy môi trường qua sự vô ý thức của người dân - Các khu chợ lớn, lưu lượng người qua lại đông. - Sự vô ý thức khi không sử lý rác thải cá nhân trong quá trình sinh hoạt -Lưu lượng rau cỏ tiêu thụ hàng ngày,thải ra các sông,các rãnh trong lòng Hà Nội Phạm Thị Quỳnh - CH17S Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay - Thái độ thờ ơ của người dân với môi trường sống hiện tại - Lớp thanh niên hiện nay cũng là mối đe dọa ô nhiễm môi trường ngiêm trọng. 2.3. Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống nặng nề hiện nay 2.3.1. Do ý thức người dân - Người dân chưa ý thức được tác hại và sự ảnh hưởng lớn tới bản thân khi phá hủy môi trường sống - Mức độ xem nhẹ môi trường,tích ích kỉ của bản thân, chỉ biết tới bản thân mình - Hiểu biết còn hạn hẹp cũng là 1 trong số nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt quý hiếm - Lợi ích cả nhân cao,chạy theo đồng tiền nên người dân không ngần ngại để nhập khẩu các “ bãi rác” của các nước công nghiệp phát triển khác về Việt Nam. - Do cuộc sống chật trội,sống trong các khu nhà ẩm thấp,thường xuyên dùng than củi để đốt cũng là nguyên nhân không nhỏ gây ô nhiễm môi trường sống 2.3.2. Do sự phát triển kinh tế - Khu công nghiệp được xây dựng đồng nghĩa với khối lượng rác thải ra môi trường tăng nên đáng kể. - Công nghiệp máy móc,đặc biệt là phương tiện sử dụng chủ yếu của dân ta là xe gắn máy,nên quá trình xả khí trong mỗi ngày là rất lớn. - Công viên bị thu hẹp,nhường chỗ cho các công ty sản xuất công nghiệp,các nhà máy được liệt vào hàng gây ô nhiễm nặng nề tới môi trường: Dệt may,khách sạn… - Nước thải không được xử lý, Khai khoáng công nghiệp. Chương III: Giải pháp, ý kiến và kiến nghị 3.1. Nhóm giải pháp chung 3.2. Nhóm giải pháp riêng đối với từng vùng,miền và các đô thị - Về phía nhà nước,quá trình giáo dục,tuyên truyền - Về phía người dân,nâng cao tinh thần trách nhiệm vì tập thể, vì môi trường sống chung quanh của chúng ta. 3.3. Ý kiến đề nghị: - Đối với các giải pháp phát triển kinh tế của nhà nước phải gắn liền với quá tình bảo vệ môi trường. - Đối với mỗi người dân. Phạm Thị Quỳnh - CH17S Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay Phạm Thị Quỳnh - CH17S Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay C.KẾT LUẬN Phụ lục I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHÚNG TA Môi trường nước ngọt của quốc gia- Một tài nguyên quý giá Môi trường xanh- Rừng,các công viên và bầu khí quyển trong lành Môi trường xung quanh các nhà máy sản xuất công ngiệp Môi trường sin hoạt của các hộ dân vùng đô thị • Quá trình hình thành các môi trường sống • Sự ô nhiễm môi trường do ý thức của người dân • Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy-nguyên nhân gây ra các thiên tai,thiệt hại lớn cho quốc gia: hạn hán,lũ lụt… • Công cuộc xây dựng và bảo vệ rừng – tài nguyên xanh,lá phổi của quốc gia. • Sự hình thành các công viên xanh, phá trình mở rộng đất cho lá phổi xanh cho thành phố,các khu công nghiệp. • Quy đinh về sử lý rác thải,sử lý vi phạm môi trường sống của các tổ chức,cơ quan môi trường • Các hoạt động của thế hệ trẻ,tuyên truyền nhằm bảo vệ môi trường,xanh,sach và đẹp. • Khen thưởng đối với cán bộ hay công dân xuất sắc trong công cuộc bảo vệ môi trường chung. Phụ lục II: +) Kế hoạch tiến độ thực hiện đề tài +) Kế hoạch nhân lực và năng lực của người thực hiện đề tài +) Dự toán chi phí ngân sách thực hiện đề tài +) Nguyên tắc thực hiện phương pháp điều tra chọn mẫu +) Một số ý kiến của các bạn sinh viên về một số vẫn đề có liên quan đã được nghiên cứu. Phụ lục III: • Một số hình ảnh minh họa về các thảm họa thiên nhiên liên quan tới vấn đề môi trường • Hình ảnh một số khu rừng đã bị tàn phá không thương tiệc • Hình ảnh về cảnh sinh hoạt của người dân bên cạnh khu công nghiệp giáp các thành phố lớn… Những khái niệm trung tâm của đề tài: Khái niệm về : Môi trường và Sự khủng hoảng môi trường - Môi trường là gì? "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Phạm Thị Quỳnh - CH17S Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nayMôi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước . Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. • Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định . các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, . Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. • Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo . Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Cấu trúc logic Sự khủng hoảng môi trường? "Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất". Những biểu hiện của khủng hoảng môi trường: • Ô nhiễm không khí (bụi, SO 2 , CO 2 v.v .) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp. • Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. • Tầng ozon bị phá huỷ. • Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn. • Nguồn nước bị ô nhiễm. • Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng. • Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng • Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng. • Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại. Cấu trúc logic Phạm Thị Quỳnh - CH17S Môi trường Các hoạt động sản xuất,Tài nguyên, thông tin…. Con người Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi Đề cương PPNCKH về Vấn đề môi trường Việt Nam hiện nay Nhận định chung( giả thiết khoa học) Cùng với sự phát triển của xã hội,sự tác động mãnh mẽ của nền kinh tế thì trường trong thời kì toàn cầu hóa, sự phát triển công nghiệp,các quá trình sản xuất ngành càng tinh vi theo chiều hướng máy móc làm việc,điều đó cũng đồng nghĩa với việc say thoái trầm trọng môi trường sống. Các khung pháp chế, các công cụ kinh tế, các công nghệ không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường, các qui trình sản xuất sạch hơn đã được triển khai và áp dụng. Đánh giá tác động đến môi trường đã trở thành một công cụ chuẩn để đánh giá việc hình thành, thực hiện các đề án phát triển và đầu tư lớn nhiều nước trên thế giới.Do đó, vài nước đã có những thành quả đáng kể trong việc khống chế nạn ô nhiễm môi trường và làm chậm tốc độ suy thoái, giảm cường độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên Tuy nhiên vậy, trên bình diện toàn cầu, trong thập kỷ qua môi trường sống tiếp tục bị suy thoái và một số vấn đề môi trường quan trọng vẫn tồn tại. Bước tiến về một tương lai bền vững cho toàn cầu vẫn còn quá chậm và ý thức về tính cấp bách của việc giải quyết các vấn đề môi trường vẫn còn thiếu. Trong tương lai, việc suy thoái tài nguyên thiên nhiên, thiếu các phản ứng kịp thời để giải quyết các vấn đề môi trường và sự hạn chế của các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được có thể dẫn đến việc gia tăng sự bất ổn cho an toàn lương thực và gây nên các xung đột. Các thay đổi về chu trình địa sinh học trên toàn cầu và các phản ứng phức tạp giữa các vấn đề môi trường như việc thay đổi khí hậu, suy giảm tầng ozone và mưa acid có thể làm cho một số cộng đồng phải đối đầu với các vấn đề môi trường mà họ chưa chuẩn bị sẳn sàng để đối phó. Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới việc bảo vệ môi trường luôn là một bài toán khó và nan giải,thực trạng nước ta cũng vậy.Việc nghiên cứu và phát triển đề tại này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu,rõ và quy mô hơn trong vấn đề môi trường.Thông qua đó để áp dụng và hiểu biết được rằng các chương trình phát triển phải gắn chặt với việc sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được và các qui trình sản xuất sạch hơn và phải phối hợp với các hoạt động bảo vệ các nguồn nước ngọt có giới hạn và không thể thay thế được trên toàn cầu. Phạm Thị Quỳnh - CH17S Con người Khí thoải từ các nhà máy công nghiệp Ô nhiễm và khủng hoảng môi trường

Ngày đăng: 05/08/2013, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan