Thái độ của SV khoa KT QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “vay 24 phút” của ngân hàng đông á

36 290 0
Thái độ của SV khoa KT QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “vay 24 phút” của ngân hàng đông á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài : Thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng, ngày 02/03/2009, Ngân hàng Đông Á đã tổ chức buổi họp báo chính thức đưa ra chương trình “Vay 24 phút” dành cho mọi người dân, kể cả những người không chứng minh thu nhập qua giấy tờ. Với khẩu hiệu “Cần tiền ngay Vay 24 phút”, chương trình “Vay 24 phút” của Ngân hàng Đông Á ra đời nhằm hỗ trợ cho những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn tức thời. Với chương trình này, người dân có thể vay với hạn mức đa dạng từ 500.000 đồng đến 1 triệu rồi 3 triệu… hoặc có thể lên đến 50 triệu đồng, đối với khách hàng được chi lương qua Ngân hàng Đông Á, lãi suất cho vay là 1,07%/ tháng. Khách hàng chỉ cần thỏa điều kiện vay vô cùng đơn giản: là chủ Thẻ Đa năng Đông Á, có đăng ký dịch vụ thông báo thay đổi số dư qua SMS Banking và xác minh công việc hiện tại là được xét vay, với thủ tục đơn giản, người dân có thể đến bất kỳ chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch nào của Ngân hàng Đông Á, để tìm hiểu và đăng ký vay. Ra mắt chương trình này, Ngân hàng Đông Á hướng đến phục vụ đông đảo các đối tượng khách hàng để ai cũng có thể vay nhanh, giải quyết nhu cầu cấp bách của bản thân. Điều đặc biệt của sản phẩm này, là khách hàng được cấp một hạn mức trong tài khoản thẻ đa năng và chỉ khi sử dụng khoản tiền này thì ngân hàng mới tính lãi suất kể từ ngày sử dụng. Riêng với đối tượng vay là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên toàn quốc và thời gian còn theo học tại trường từ 04 tháng trở lên, thì Ngân hàng Đông Á sẽ cho vay tối đa là 1 triệu đồng, thời gian vay tối đa 12 tháng và không quá thời gian còn theo học tại trường. Chính sự kiện trên mà tôi muốn biết thái độ của sinh viên đối với dịch vụ mới “Vay 24 phút” của Ngân hàng Đông Á như thế nào ? Giữa nam - nữ và giữa các khóa học có sự khác biệt nhau về thái độ hay không ? Nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á”. 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu : 1.2.1 Mục tiêu :  Mô tả thái độ của sinh viên đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân hàng Đông Á.  Gia tăng số lượng sinh viên hiểu biết về chương trình.  Để tìm ra khó khăn của những sinh viên đã ,đang và sẽ tham gia chương trình vay này. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu : Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh doanh trường đại học An Giang. 1.3 Phương pháp nghiên cứu : GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 1 Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á 1.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu : • Dữ liệu thứ cấp : thông qua internet để thu thập một số thông tin liên quan đến chương trình vay và Ngân hàng Đông Á. • Dữ liệu sơ cấp : tiến hành qua 2 bước : Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.  Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính, sử dụng dàn bài thảo luận đã soạn sẵn và thông qua phương pháp phỏng vấn cấu trúc với 8 sinh viên dễ tiếp cận trong khoa kinh tế (mỗi khóa chỉ chọn 1 sinh viên nam và 1 sinh viên nữ), để khai thác những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kết quả của lần trao đổi này, sẽ đưa ra được một bản câu hỏi trực tiếp, hoàn chỉnh cả về ngôn ngữ lẫn cấu trúc trình bày.  Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này căn cứ vào kết quả của lần nghiên cứu sơ bộ, sử dụng bản câu hỏi hoàn chỉnh để tiến hành làm cuộc tham vấn trực tiếp với 80 sinh viên khoa kinh tế (chọn mỗi khóa 20 sinh viên, trong đó có 10 sinh viên nam và 10 sinh viên nữ). 1.3.2 Phân tích và xử lý dữ liệu : Các dữ liệu sau khi thu thập xong, sẽ được làm sạch, sắp xếp, xử lý sơ bộ nhằm bảo đảm độ tin cậy và giá trị cho các kết quả phân tích ở bước sau. Việc phân tích này được tiến hành dưới sự hổ trợ của phần mềm excel và SPSS 15.0 1.3.3 Phương pháp chọn mẫu :  Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để phỏng vấn và tham vấn bằng bản câu hỏi với bất kỳ sinh viên khoa kinh tế.  Cỡ mẫu 2 lần nghiên cứu như sau : ♦ Nghiên cứu sơ bộ: 8 sinh viên của cả 4 khóa 7, 8, 9, 10, mỗi khóa chọn 2 sinh viên (1 nam và 1 nữ). ♦ Nghiên cứu chính thức: 80 sinh viên của cả 4 khóa 7, 8, 9, 10, mỗi khóa chọn 20 sinh viên ( 10 nam và 10 nữ). 1.3.4 Thang đo : Sử dụng 4 loại trong nhóm thang đo mức độ như : Nhị phân, Likert, số hóa và định danh mức độ. 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu :  Nhằm bổ sung kiến thức cho sinh viên về chương trình “Vay 24 phút” của ngân hàng Đông Á, cũng như để sinh viên có cơ hội đóng góp ý kiến và nguyện vọng của mình đối với chương trình.  Làm tài liệu tham khảo cho ngân hàng Đông Á khi ngân hàng có nhu cầu sử dụng, nhằm giúp cho ngân hàng biết được thông tin chính xác hơn của đối tượng sinh viên dành cho chương trình. Như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn không những cho sinh viên mà còn đối với những khách hàng khác đang, đã và sẽ “Vay 24 phút”. Chương 2 GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 2 Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Qua chương 1, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, phuơng pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài đã được trình bày. Nội dung chương 2 này, sẽ tiếp tục trình bày lý thuyết thái độ và trên cơ sở đó đưa ra mô hình nghiên cứu. 2.1 Thái độ : 2.1.1 Khái niệm thái độ : Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tính chất và những xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một tổng thể nào đó (Nguồn dẫn: Theo Kretch & Crutchfield – Marketing căn bản – Christian, Lê Thị Đông Mai – NXB Thanh Niên). Qua khái niệm trên, thái độ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, có thể gần gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó. 2.1.2 Các thành phần cơ bản của thái độ : Thái độ có một cấu trúc lôgic bởi nhiều yếu tố phức tạp, gồm 3 thành phần cơ bản: nhận thức, tình cảm và xu hướng hành vi. Do đó, việc chuẩn bị nó đối với con người rất khó khăn, nó đòi hỏi người tiêu dùng khi hình thành một quan điểm (thái độ), mới phải thay đổi cả về nhận thức lẫn những thói quen vốn có và họ cần có thời gian để thích nghi (theo nguồn đã dẫn). Hình 2.1 Mô hình ba thành phần của thái độ  Nhận thức : là khả năng tư duy của con người. Nó có thể được định nghĩa là một quá trình, mà thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh (theo nguồn đã dẫn). Bước khởi đầu của quy trình hình thành thái độ chính là sự nhận thức, hiểu biết của một người về một đối tượng nào đó. Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của tác nhân kích thích, mà còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa các tác nhân kích thích với môi trường xung quanh và bản thân của cá thể (chủ thể của nhận thức). GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 3 Xu hướng hành vi Tình cảm Nhận thức Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á  Tình cảm : là cảm tình và các phản ứng xúc động của một người, thích hay không thích, ngưỡng mộ hay không ngưỡng mộ về một đối tượng dịch vụ nào đó sau khi đã biết được thông tin (theo nguồn đã dẫn).  Xu hướng hành vi : là cách mà một người có khuynh hướng hành động hay ứng xử có ý thức theo một cách nào đó đối với một đối tượng hay một ý tưởng theo hướng đã nhận thức, nó thường bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của một đối tượng nào đó (theo nguồn đã dẫn). 2.2 Mô hình nghiên cứu : Theo mô hình ba thành phần của thái độ cho thấy: để đo lường thái độ của sinh viên đối với dịch vụ “Vay 24 phút” của ngân hàng Đông Á (biến phụ thuộc) thì cần phải đo lường được 3 biến độc lập: nhận thức, tình cảm và xu hướng hành vi. Bên cạnh đó, để so sánh sự khác biệt về thái độ thì cần có thêm các biến phân loại như: giới tính, khóa học. • Về nhận thức thì vấn đề cần quan tâm là mức độ hiểu biết của sinh viên về chương trình, nguồn thông tin biết đến chương trình,… • Về tình cảm thì phải xem xét đến các yếu tố như: hài lòng hay thất vọng, quan tâm hay không quan tâm đến chương trình… • Về xu hướng hành vi gồm các vấn đề như việc vay vốn hay không vay vốn đối với những sinh viên biết và không biết đến chương trình. Họ có giới thiệu cho người khác biết và tham gia chương trình “Vay 24 phút” này không? Đối với những sinh viên có biết và có vay vốn thì họ có muốn tiếp tục vay vốn nữa không? Còn đối với những sinh viên không biết thì họ có muốn vay vốn trong tương lai không? Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 4 Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á Nhận thức Mức độ hiểu biết về chương trình Nguồn thông tin biết đến chương trình … Tình cảm Quan tâm hay không quan tâm. Hài lòng hay thất vọng. Xu hướng hành vi Vay hay không vay. Tiếp tục vay hay ngừng vay. Có giới thiệu cho người khác biết không. Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á Chương 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG ÁCHƯƠNG TRÌNH “VAY 24 PHÚT” Qua chương 2, khái niệm thái độ và các thành phần cơ bản của thái độ đã được trình bày. Chương 3 này sẽ giới thiệu vài nét về Ngân hàng Đông Á và một số đặc điểm của chương trình “Vay 24 phút” như: đối tượng và điều kiện vay, thủ tục và quy trình vay đối với sinh viên trường Đại học An Giang. 3.1 Vài nét về Ngân hàng Đông Á : Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) được thành lập vào ngày 01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt động, ngân hàng Đông Á đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày (Nguồn trích: http://www.dongabank.com.vn/service/2,5,604.html) 3.1.1 Vốn điều lệ (tính đến 06/2009) là 3.400 tỷ đồng. 3.1.2 Công ty thành viên : ♦ Công ty Kiều hối Đông Á (1 Hội sở và 5 Chi nhánh). ♦ Công ty Chứng khoán Đông Á. 3.1.3 Mạng lưới hoạt động : • 1 hội sở đặt tại : 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam. • 1 Sở giao dịch, hơn 170 chi nhánh và phòng giao dịch. • Hơn 900 máy giao dịch tự động - ATM & hơn 1.200 máy ATM trong hệ thống VNBC. • Gần 1500 điểm chấp nhận thanh toán bằng Thẻ - POS. (Theo nguồn đã trích) 3.1.4 Một số giải thưởng tiêu biểu :  Danh hiệu "Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008"  Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động Thanh toán quốc tế do Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia Bank và Bank of New York trao tặng.  Giải thưởng "Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất ngành Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm” năm 2006.  Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng.  Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á trao. (Theo nguồn đã trích) Ra mắt chương trình “Vay 24 phút”, một lần nữa Ngân hàng Đông Á khẳng định hình ảnh “Người bạn đồng hành tin cậy”, chứng minh ưu thế về công nghệ, tính năng vượt trội của Thẻ Đa năng Đông Á, thể hiện sự quyết tâm không ngừng đổi mới và phát triển để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nữa. GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 5 Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á 3.2 Khái quát về chương trình “Vay 24 phút” của Ngân hàng Đông Á : Chương trình có tên “Vay 24 phút” là vì: chỉ trong vòng 24 phút, kể từ lúc khách hàng hoàn tất đầy đủ những thủ tục theo yêu cầu, ngân hàng sẽ giải quyết hồ sơ và cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng mà không cần tài sản đảm bảo, không cần bảo lãnh. Bên cạnh đó, ngân hàng áp dụng mức lãi suất cạnh tranh 1,07%/ tháng dành cho chương trình vay này. (Nguồn dẫn: http://www.dongabank.com.vn/service/2,34,606.html) 3.2.1 Đặc điểm chương trình “Vay 24 phút” : • Mức cho vay : tối thiểu 500.000 đồng, tối đa 50 triệu đồng • Loại tiền cho vay: VNĐ. • Lãi suất: Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Đông Á. • Thời hạn cho vay: Tối đa 12 tháng. • Phương thức trả nợ: Hệ thống tự động trích tiền để trả nợ và lãi vay của khách hàng khi tài khoản có tiền. (Theo nguồn đã dẫn) 3.2.2 Đối tượng và điều kiện vay vốn :  Điều kiện chung : • Khách hàng có sở hữu thẻ đa năng Đông Á, có KT3/Hộ khẩu thuộc địa bàn có đơn vị Ngân hàng Đông Á đang hoạt động. • Độ tuổi tối đa quy định là 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam. • Có điện thoại cố định (hoặc điện thoại của người thân) tại nơi cư trú. • Có năng lực pháp luật hoặc năng lực hành vi nhân sự. • Có sở hữu điện thoại di động & đăng ký sử dụng dịch vụ thông báo thay đổi số dư qua điện thoại. • Hiện chưa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Đông Á: thấu chi, thẻ tín dụng, vay tiêu dùng trả góp… & các khoản vay khác. GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 6 Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á  Điều kiện riêng : Đối tượng Điều kiện Hạn mức và thời gian vay Có thu nhập từ lương Chi lương DAB - HĐLĐ từ 01 năm trở lên và thời hạn còn lại từ 03 tháng trở lên. - Hạn mức vay tối đa 03 tháng lương và không quá 50 triệu đồng. - Thời gian vay tối đa bằng thời hạn HĐLĐ và không quá 12 tháng. Chi lương VNBC và chi lương qua ngân hàng khác - Nhận lương qua tài khoản Ngân hàng. - HĐLĐ từ 01 năm trở lên và thời hạn còn lại từ 03 tháng trở lên. - Hạn mức vay tối đa 01 tháng lương và không quá 10 triệu đồng. - Thời gian vay tối đa bằng thời hạn của HĐLĐ và không quá 12 tháng. Có thu nhập từ lương - HĐLĐ từ 01 năm trở lên và thời hạn cón lại từ 03 tháng trở lên. - Hạn mức vay tối đa 01 tháng lương và không quá 2 triệu đồng. - Thời gian vay tối đa bằng thời hạn của HĐLĐ và không quá 12 tháng. Không chứng minh thu nhập Sinh viên - Đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc. - Thời gian còn theo học tại trường từ 04 tháng trở lên (trước khi tốt nghiệp – căn cứ theo niên khóa đào tạo chuẩn của sinh viên). - Hạn mức vay tối đa 1 triệu đồng. - Thời gian vay tối đa 12 tháng và không quá thời gian còn theo học tại trường Cá nhân đang kinh doanh ( Có GPKD ) - Đã hoạt động ít nhất 01 năm trở lên. - Hạn mức thấu chi tối đa 1 triệu đồng. - Thời gian vay tối đa 12 tháng. Đối tượng khác - Có năng lực trả nợ. - Hạn mức thấu chi tối đa 500.000 đồng. - Thời gian vay tối đa 12 tháng. (Theo nguồn (2) đã dẫn) 3.2.3 Thủ tục vay vốn : Đối tượng Hồ sơ GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 7 Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á Có thu nhập từ lương Chi lương DAB  Bản sao CMND.  Bản sao KT3/ Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú vô thời hạn.  Bản sao Hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận công tác. Chi lương VNBC hoặc qua ngân hàng khác  Bản sao CMND.  Bản sao KT3/ Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú vô thời hạn.  Bản sao Hợp đồng lao động và giấy xác nhận công tác.  Sao kê lương 03 tháng gần nhất có xác nhận của Ngân hàng chi lương.  Bản chính hóa đơn tiền điện thoại hoặc điện, nước nhà đang ở. Có thu nhập từ lương  Bản sao CMND.  Bản sao KT3/ Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú vô thời hạn.  Bản sao Hợp đồng lao động và giấy xác nhận công tác.  Chứng từ nhận lương hàng tháng của 03 tháng gần nhất hoặc Bảng lương, Giấy xác nhận lương có xác nhận của Công ty.  Bản chính hóa đơn tiền điện thoại hoặc điện, nước nhà đang ở. Không chứng minh thu nhập Sinh viên  Bản sao CMND.  Bản sao Thẻ sinh viên  Giấy xác nhận sinh viên.  Nếu sinh viên vay theo chương trình được triển khai tại trường: Danh sách, địa chỉ Hộ khẩu của sinh viên do trường cung cấp.  Nếu sinh viên vay trực tiếp tại Đơn vị Ngân hàng Đông Á thì phải bổ sung bản sao KT3/ Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú vô thời hạn. Cá nhân đang kinh doanh ( Có GPKD )  Bản sao CMND.  Bản sao KT3/ Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú vô thời hạn.  Bản sao Giấy phép kinh doanh.  Hóa đơn nộp thuế trong 02 tháng gần nhất.  Bản chính hóa đơn tiền điện thoại hoặc điện, nước nhà đang ở. Đối tượng khác  Bản sao CMND.  Bản sao HK ( không chấp nhận/ Sổ tạm trú vô thời hạn.  Bản chính hóa đơn tiền điện thoại hoặc điện, nước nhà đang ở. (Theo nguồn đã dẫn) • Ghi chú : − Nếu Hộ khẩu/ KT3/ Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú vô thời hạn không có ghi số CMND của chủ hộ thì phải bổ sung bản sao CMND của chủ hộ. − Các bản sao không cần công chứng, nếu bản sao có công chứng thì không quá 06 tháng kể từ ngày công chứng. 3.2.4 Quy trình “Vay 24 phút” đối với sinh viên trường Đại học An Giang:  Xin giấy xác nhận sinh viên tại chi nhánh Ngân hàng Đông Á (Đèn 4 ngọn), sau đó đem về phòng công tác sinh viên xác nhận. GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 8 Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á  Mang theo đầy đủ giấy tờ đến tại chi nhánh Ngân hàng Đông Á (Cầu Cả Sao) để làm thủ tục vay vốn.  Chỉ trong vòng 24 phút, ngân hàng sẽ giải quyết hồ sơ và cấp 1 triệu đồng trong tài khoản thẻ của sinh viên, và chỉ khi sử dụng khoản tiền này thì ngân hàng mới tính lãi suất kể từ ngày sử dụng. Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 9 Thái độ của SV Khoa KT-QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á Chương 3 đã giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Đông Áchương trình “Vay 24 phút”. Chương 4 này sẽ trình bày các nội dung như sau: tiến độ các bước nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và các loại thang đo dùng trong nghiên cứu. 4.1 Thiết kế nghiên cứu : 4.1.1 Tiến độ các bước nghiên cứu : Nghiên cứu này chia làm 2 bước : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian Mẫu nghiên cứu 1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn cấu trúc thông qua dàn bài thảo luận 2 tuần 8 sinh viên 2 Chính thức Định lượng Tham vấn bằng bản câu hỏi 3 tuần 80 sinh viên Bảng 4.1 Tiến độ các bước nghiên cứu  Bước 1 : Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính. Đây là bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu thông qua phương pháp phỏng vấn cấu trúc với 8 sinh viên trong khoa bằng những câu hỏi đã thiết lập sẵn và một dàn bài đã soạn sẵn để thu thập những số liệu, thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, dựa trên những nền tảng của cơ sở lý thuyết. Kết quả của quá trình nghiên cứu này sẽ được ghi nhận và tổng hợp, để làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh và bổ sung cho mô hình nghiên cứu, quan trọng là hoàn thiện bản câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu chính thức tiếp theo.  Bước 2 : Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi hoàn chỉnh với 80 sinh viên khoa kinh tế. Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được phân loại, phân tích tần số dùng phần mềm Excel và SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch, dữ liệu sẽ được đưa vào phân tích để mô tả thái độ của sinh viên khoa kinh tế - quản trị kinh doanh truờng Đại học An Giang đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân hàng Đông Á. 4.1.2 Quy trình nghiên cứu : Được mô tả qua sơ đồ sau : GVHD : PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm SV : Võ Thị Bảo Trân_8KD 10 . Thái độ của SV Khoa KT- QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á 3.2 Khái quát về chương trình “Vay 24 phút” của Ngân hàng. vi của sinh viên đối với chương trình Thái độ của SV Khoa KT- QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “Vay 24 phút” của Ngân Hàng Đông Á 1.3.1.1 Đối với

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:24

Hình ảnh liên quan

Qua chương 1, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, phuơng pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài đã được trình bày - Thái độ của SV khoa KT QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “vay 24 phút” của ngân hàng đông á

ua.

chương 1, cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, phuơng pháp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài đã được trình bày Xem tại trang 3 của tài liệu.
2.2 Mô hình nghiên cứ u: - Thái độ của SV khoa KT QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “vay 24 phút” của ngân hàng đông á

2.2.

Mô hình nghiên cứ u: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 4.1 Tiến độ các bước nghiên cứu - Thái độ của SV khoa KT QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “vay 24 phút” của ngân hàng đông á

Bảng 4.1.

Tiến độ các bước nghiên cứu Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 5.9 Biểu đồ sự khác biệt về tình cảm của sinh viên theo khóa học đối với yếu tố thời hạn và hạn mức vay - Thái độ của SV khoa KT QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “vay 24 phút” của ngân hàng đông á

Hình 5.9.

Biểu đồ sự khác biệt về tình cảm của sinh viên theo khóa học đối với yếu tố thời hạn và hạn mức vay Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 5.18 Biểu đồ sự khác biệt về tình cảm của sinh viên theo giới tính đối với yếu tố thời hạn và hạn mức vay - Thái độ của SV khoa KT QTKD trường ĐHAG đối với chương trình “vay 24 phút” của ngân hàng đông á

Hình 5.18.

Biểu đồ sự khác biệt về tình cảm của sinh viên theo giới tính đối với yếu tố thời hạn và hạn mức vay Xem tại trang 28 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan