Thái độ của sinh viên trường đại học an giang đối với ĐTDĐ mang thương hiệu samsung

12 516 0
Thái độ của sinh viên trường đại học an giang đối với ĐTDĐ mang thương hiệu samsung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong một xã hội ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật cũng ngày càng có nhiều phát minh mới giúp ích cho loài người, đem lại cuộc sống đầy tiện nghi. Một trong những phát minh không kém phần quan trọng đó chính là điện thoại di động (ĐTDĐ).Vì đây là phương tiện đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, giúp kết nối mọi người với nhau một cách nhanh chóng. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của ngành thông tin liên lạc cộng với mức sống của người dân ngày càng được cải thiện đã thúc đẩy nhu cầu sở hữu một chiếc ĐTDĐ là việc không còn quá khó khăn đối với mọi người. Bởi xu thế cạnh tranh quyết liệt để thu hút khách hàng, các hãng ĐTDĐ đã đưa ra nhiều mẫu điện thoại mới,giá rẻ hay các tính năng phụ trội…Do vậy,ngày nay chiếc ĐTDĐ không chỉ có chức năng đơn thuần như gọi,nhắn tin mà đã được cải tiến với nhiều tính năng như:nghe nhạc,xem phim,camera,soạn thảo văn bản & đặc biệt là có thể kết nối mạng để tìm kiếm thông tin,chat .giúp dễ dàng trong việc giao lưu,tìm hiểu và chia sẻ thông tin lẫn nhau.Có thể nói, ĐTDĐ đã trở thành phương tiện đa năng không thể thiếu trong đời sống,nhất là đối với sinh viên.Vì sinh viên là những người thường xuyên có nhu cầu liên lạc với bạn bè,thầy cô hay gia đình & cũng cần một thiết bị giúp cập nhật thông tin để phục vụ việc học cùng với những tính năng giải trí…Tất cả những nhu cầu đó sẽ đươc đáp ứng trong chiếc ĐTDĐ có thể di chuyển và sử dụng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, thị trường ĐTDĐ rất đa dạng với nhiều mẫu mã gắn liền với những thương hiệu khác nhau như:Motorola,Samsung,Sony Ericsson,Nokia…Trong đó, thương hiệu Samsung chiếm thị phần khá cao tại thị trường ĐTDĐ Việt Nam,được nhiều người sử dụng. Vì thế, thương hiệu này đã trở nên khá quen thuộc đối với người tiêu dùng nói chung & sinh viên trường Đại học An Giang nói riêng. ĐTDĐ mang thương hiệu Samsung ngày càng có nhiều kiểu dáng mới mẻ, tính năng được cải tiến cũng như giá cả phù hợp với nhu cầu của người mua. Thế nhưng, vấn đề ra quyết định chọn mua của người tiêu dùng không chỉ chịu tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài mà chính thái độ của họ đối với thương hiệu ĐTDĐ Samsung là tác nhân không nhỏ. Từ đó cho thấy, xác định thái độ của người mua đối với thương hiệu sản phẩm là rất quan trọng, vì nó là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hành vi của họ, nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Qua đó, tiến hành nghiên cứu “Thái độ của sinh viên trường Đại học An Giang đối với ĐTDĐ mang thương hiệu Samsung”, nhằm xác định vị thế của thương hiệu trong lòng sinh viên nói riêng & người tiêu dùng nói chung, đó cũng là yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm ĐTDĐ mang thương hiệu Samsung. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:  Mô tả thái độ của sinh viên trường Đại học(ĐH) An Giang đối với ĐTDĐ thương hiệu Samsung.  Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với ĐTDĐ thương hiệu Samsung. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng là sinh viên trường ĐH An Giang về ĐTDĐ Samsung. Đối tượng phỏng vấn là sinh viên khóa 8 khoa kinh tế_QTKD, trường ĐH An Giang, người biết đến thương hiệu ĐTDĐ Samsung. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Được thực hiện dựa trên:  Dữ liệu thứ cấp: Thu thập qua mạng internet, sách, báo, tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu của khóa trước liên quan đến đề tài. Nhằm xây dựng cơ sở lý luận và giúp ích cho quá trình nghiên cứu thực tiễn.  Dữ liệu sơ cấp: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên những thông tin đã thu thập được. Tiến hành phỏng vấn sinh viên khóa 8 khoa kinh tế_QTKD trường ĐH An Giang dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Lấy mẫu đa dạng với cỡ mẫu 50, theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích thông qua phần mềm Excel. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu: Nghiên cứu này sẽ cung cấp nguồn thông tin cũng như tài liệu tham khảo giúp nhà cung cấp ĐTDĐ mang thương hiệu Samsung phần nào đánh giá được vị thế của thương hiệu này trong lòng người tiêu dùng, nhất là sinh viên thông qua kết quả cuộc điều tra & thu thập ý kiến.Bên cạnh đó, có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hay chính sách quảng cáo phù hợp dành cho đối tượng là sinh viên, nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của sinh viên khi mua ĐTDĐ Samsung. Góp phần nâng cao vị thế và sự thành công đối với ĐTDĐ mang thương hiệu này. Đồng thời, nghiên cứu này giúp tôi áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn, đem lại kinh nghiệm thực tế cho bản thân. Chương 2: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU ĐTDĐ SAMSUNG 2 2.1. Giới thiệu về công ty Samsung: Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼성; Hanja: 三星; âm Hán Việt: Tam Tinh; phiên âm tiếng Việt: Sam-song, nghĩa là 3 ngôi sao) là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Được bắt đầu từ công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng có nhiều dạng. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953. Tập đoàn Samsung, trước đây là khối kết ("Jaebeol"), có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới và chế tạo ra xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy, ngành buôn bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những nhà chọc trời, dệt vải, làm thức ăn, v.v. trong các công ty riêng rẽ sau sự cải tổ lại của sự khủng hoảng tài chính châu Á. Đôi khi thành phố Suwon ở Hàn Quốc được gọi là "Thành phố Samsung". Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ Mỹ kim. Tập đoàn Samsung bao gồm nhiều ngành kinh doanh ở Hàn Quốc, bao gồm cả Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Chủ tịch hiện nay là Lee Kun Hee. Bảng 2.1: Giới thiệu về công ty Samsung Loại hình Công cộng (Tiếng Triều Tiên: 삼성 그룹) Thành lập 1938 Người thành lập Lee Byung-chul Trụ sở Samsung Town, Seoul, Hàn Quốc Khu vực hoạt động Toàn cầu Thành viên chủ chốt Lee Kun Hee (Nguyên Chủ tịch and CEO) Lee Soo-bin (Quyền Chủ tịch và CEO của Samsung Life Insurance) Ngành nghề Tập đoàn đa ngành. Sản phẩm : Điện tử, đóng tàu, tài chính, hóa chất, bán lẻ, giải trí, bộ nhớ Flash, hàng không, ổ đĩa quang, điện thoại, điện thoại thông minh, ổ đĩa cứng. Thu nhập US$ 173.4 tỉ (2008) Lãi thực US$ 10.7 billion (2008) Tài sản US$ 252.5 tỉ (2008) Tài sản cổ phần US$ 90.5 tỉ (2008) Nhân viên 276,000 (2008) Công ty con Samsung Electronics Samsung Heavy Industries Samsung C&T . Website Samsung.com 2.2. Các loại sản phẩm ĐTDĐ Samsung: 3 Các sản phẩm ĐTDĐ Samsung: rất đa dạng về mẫu mã, cũng như rất nhiều các tính năng hữu ích.Có 3 kiểu ĐTDĐ: kiểu gập, kiểu trượt, kiểu thẳng với các mức giá khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn.Sau đây là 1 vài sản phẩm điển hình: Samsung SGH-G600 Black -Hãng sản xuất: Samsung / Mạng: GSM1800, GSM900, GSM850, GSM1900, / Kiểu dáng: Kiểu trượt / Trọng lượng: 104g / Màn hình: 16M màu-TFT / Độ phân giải màn hình: 240 x 320pixels / Kiểu chuông: Nhạc chuông đa âm sắc, MP3, 64 âm sắc, / Rung / Kích thước màn hình: 2.2inch / Sổ địa chỉ: 1000địa chỉ / Nhật ký cuộc gọi: 30x30x30 / Loại thẻ nhớ tích hợp: MicroSD, TransFlash, / Bộ nhớ trong: 55Mb / Ram: - / Rom: - / Hệ điều hành: - / Tin nhắn: SMS, MMS, Email, / Đồng bộ hóa giữ liệu: EDGE, GPRS, Bluetooth 2.0, / Kiểu kết nối: USB, / Camera: 5Megapixel / Màu: Đen, / Tính năng: Tinh năng khác, Máy tính cá nhân, Nghe nhạc, Từ điển T9, Kết nối TV, Loa ngoài, Cài đặt hình nền, nhạc chuông, Lịch nhắc việc, Chỉnh sửa ảnh, FM radio, Đồng hồ, Báo thức, Quay Video, Thiết kế hỗ trợ chơi game, Ghi âm cuộc gọi, Loa thoại rảnh tay tích hợp (Built-in handsfree), / Phần mềm: Office (Word, Excel, Outlook), Java MIDP 2.0, xHTML, Trình duyệt WAP, WAP 2.0, Chơi nhạc MP3/AAC ., Games, Xem tivi, HTML, / Pin: Li-Ion 880mAh / Thời gian đàm thoại: 3.5giờ / Thời gian chờ: 300giờ / Giá thấp nhất:1.500.000 VNĐ Samsung L310 -Hãng sản xuất: Samsung / Mạng: GSM1800, GSM900, GSM1900, / Kiểu dáng: Kiểu gập / Trọng lượng: - / Màn hình: 65K ma ̀ u-TFT / Độ phân giải màn hình: 176 x 220pixels / Kiểu chuông: Nhạc chuông đa âm sắc, MP3, / Rung / Kích thước màn hình: 1.8inch / Sổ địa chỉ: 1000địa chỉ / Nhật ký cuộc gọi: 30x30x30 / Loại thẻ nhớ tích hợp: MicroSD, TransFlash, / Bộ nhớ trong: 20Mb / Ram: - / Rom: - / Hệ điều hành: Không có / Tin nhắn: SMS, EMS, MMS, Email, / Đồng bộ hóa dữ liệu: EDGE, GPRS, Bluetooth 2.0, / Kiểu kết nối: USB, / Camera: 2Megapixel / Màu: Đen, / Tính năng: Tinh năng khác, Máy tính cá nhân, Nghe nhạc, Ghi âm, Từ điển T9, Loa ngoài, Cài đặt hình nền, nhạc chuông, Lịch nhắc việc, Đồng hồ, Báo thức, Loa thoại rảnh tay tích hợp (Built-in handsfree), / Phần mềm: Java MIDP 2.0, xHTML, Trình duyệt WAP, WAP 2.0, Chơi nhạc MP3/AAC ., Games, / Pin: Li-Ion / Thời gian đàm thoại: - / Thời gian chờ: - / Giá thấp nhất:999.000 VNĐ Samsung I8000 Omnia II 16GB -Hãng sản xuất: Samsung / Mạng: GSM1800, GSM900, GSM850, GSM1900, HSDPA 2100, / Kiểu dáng: Kiểu thẳng / Trọng lượng: 117g / Màn hình: 65536 ma ̀ u-AMOLED touchscreen / Độ phân giải màn hình: 800 x 480pixels / Kiểu chuông: Nhạc chuông đa âm sắc, MP3, WAV, / Rung / Kích thước màn hình: 3.7inch / Sổ địa chỉ: Photocall , unlimited entries and fields / Nhật ký cuộc gọi: Practically unlimited / Loại thẻ nhớ tích hợp: MicroSD, TransFlash, / Bộ nhớ trong: 16GB / Ram: 256MB / Rom: - / Hệ điều 4 hành: Microsoft Windows Mobile 6.1 Professional / Tin nhắn: SMS, MMS, Email, Instant Messaging, / Đồng bộ hóa giữ liệu: HSCSD, EDGE, GPRS, Bluetooth 2.0, Wifi 802.11b, Wifi 802.11g, / Kiểu kết nối: MicroUSB, / Camera: 5Megapixel / Màu: Đen, / Tính năng: Tinh năng khác, Máy tính cá nhân, Nghe nhạc, Ghi âm, Loa ngoài, Cài đặt hình nền, nhạc chuông, Chụp ảnh hỗ trợ đèn Flash, Hiển thị hình ảnh người gọi, Lịch nhắc việc, FM radio, Đồng hồ, Báo thức, Quay Video, Thiết kế hỗ trợ chơi game, Công nghệ 3G, Video call, Loa thoại rảnh tay tích hợp (Built-in handsfree), 3.5 mm audio output jack, Kết nối GPS, / Phần mềm: Java MIDP 2.0, Trình duyệt WAP, Dịch vụ dữ liệu CSD/GPRS, Chơi nhạc MP3/AAC ., Games, HTML(opera), / Pin: Li-Ion 1500 mAh / Thời gian đàm thoại: - / Thời gian chờ: - / Giá thấp nhất:8.500.000 VNĐ Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 3.1. Lý thuyết thái độ người tiêu dùng: 3.1.1. Khái niệm: Theo Philip Kotler: “ Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hoạt động có thể có.” Thái độ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó. Người mua sẽ tìm đến nhãn hiệu mà họ có thái độ tốt khi động cơ xuất hiện. Do đó theo quan điểm của Marketing cách thức tốt nhất mà công ty cần làm là định vị sản phẩm của họ theo quan điểm của người mua hơn là cố gắng tìm cách sửa đổi các quan điểm đó, trừ khi người ta có thể đưa ra một thiết kế mới có thể làm thay đổi quan điểm của người mua. 3.1.2. Các thành phần của thái độ: Các thành phần của thái độ được thể hiện qua mô hình về 3 thành phần của thái độ được đông đảo các nhà nghiên cứu về hành vi tiêu dùng trong Marketing chấp nhận. Hình 3.1: Mô hình 3 thành phần thái độ Trong mô hình 3 thành phần của thái độ, cho thấy thái độ bao gồm 3 thành phần cơ bản: thành phần nhận biết, thành phần cảm xúc, thành phần xu hướng hành vi. 3.1.2.1. Nhận biết của người tiêu dùng: biểu diễn sự nhận biết, kiến thức của người tiêu dùng về 1 sản phẩm, thương hiệu. Nhận biết thể hiện ở dạng tin tưởng. Hay nói cách khác, người tiêu dùng tin tưởng rằng thương hiệu, sản phẩm đó có những đặc trưng nào đó. 3.1.2.2. Cảm xúc của người tiêu dùng: thể hiện ở dạng đánh giá. Người tiêu dùng đánh giá sản phẩm, thương hiệu ở dạng tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. 3.1.2.3. Xu hướng hành vi của người tiêu dùng: nói lên xu hướng người tiêu dùng sẽ thực hiện một hành động. Thí dụ một người tiêu dùng có xu hướng mua 1 sản phẩm mang thương hiệu nào đó. Xu hướng hành vi là kết quả của sự tác động bởi sự hiểu biết và cảm nhận chủ quan đối với một hoặc một số sự vật hiện tượng nào đó. 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ: 6 nh Xu hướng hành vi Nhậ n biết Cả m xúc Quá trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố cơ bản: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý. Sự tác động của các yếu tố này đến thái độ được thể hiện qua mô hình sau: Hình 3.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ • Yếu tố văn hóa:  Văn hóa: là một trong những giá trị, đức tính, truyền thống và chuẩn mực, hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, và được tiến triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người mạnh hơn bất kỳ một lập luận logic nào khác. Những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, ưa thích, tác phong, hành vi ứng xử mà chúng ta quan sát được qua việc mua sắm hàng hóa đều chứa đựng bản sắc của văn hóa, ví dụ: những người có trình độ văn hóa cao thái độ của họ với các sản phẩm (thức ăn, quần áo, máy ảnh, tác phẩm nghệ thuật…) rất khác biệt với những người có trình độ văn hóa thấp.  Nhánh văn hóa: Nguồn gốc dân tộc, chủng tộc sắc tộc, tín ngưỡng, môi trường tự nhiên, cách kiếm sống của con người gắn bó với nhánh văn hóa, một bộ phận nhỏ của văn hóa luôn có ảnh hưởng sâu sắc tới sự quan tâm, đến cách đánh giá về giá trị của hàng hóa và sở thích. Cách thức lựa chọn, mua sắm và sử dụng hàng hóa của những người thuộc nhánh văn hóa khác nhau là khác nhau.  Giai tầng xã hội: Động thái tiêu thụ của khách hàng thường chịu ảnh hưởng mạnh bởi giai tầng mà họ là thành viên hay giai tầng mà họ trọng vọng. Sự tồn tại những giai tầng xã hội là vấn đề tất yếu trong mọi xã hội, trong một xã hội có thể chia thành ba giai tầng: giàu, trung bình, nghèo. Điều quan trọng nhất mà các nhà Marketing cần quan tâm là những người 7 Thái độ Yếu tố tâm lý - Động cơ - Nhận thức, sự hiểu biết - Niềm tin Yếu tố văn hóa - Văn hóa - Nhánh văn hóa - Giai tầng xã hội Yếu tố cá nhân - Tuổi tác - Cá tính, nhân cách - Lối sống Yếu tố xã hội - Các nhóm chuẩn mực - Gia đình - Vai trò& địa vị xã hội cùng chung một giai tầng xã hội sẽ có khuynh hướng xử sự giống nhau trong việc lựa chọn những hành hóa dịch vụ mà họ cần mua để thỏa mãn nhu cầu. • Yếu tố cá nhân:  Yếu tố cá nhân bao gồm: tuổi tác, cá tính& nhân cách. Ở mỗi độ tuổi thì con người có nhận thức và tình cảm khác nhau về một sự kiện hay chủ thể nào đó.  Theo Philip Kotler: “Nhân cách là một tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự phản ứng đáp lại môi trường xung quanh của anh ta có trình tự tương đối ổn định”. Mỗi người đều có một kiểu nhân cách hết sức đặc thù và nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ, hành vi mua hàng của người đó.  Theo Philip Kotler: “Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới, được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và niềm tin của nó”. Lối sống phác họa một cách đầy đủ tính cách, hành vi của con người và nó có ảnh hưởng đến thái độ của họ với các chủ thể xung quanh họ. • Yếu tố xã hội:  Các nhóm chuẩn mực: là những nhóm có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ hoặc hành vi của con người. Những nhóm trực tiếp bao gồm: gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp…có tác động trực tiếp và thường xuyên đến các thành viên trong nhóm. Những nhóm gián tiếp bao gồm: các nhà khoa học, ca sĩ hay vận động viên yêu thích, doanh nhân, chính khách nổi tiếng…Mỗi nhóm chuẩn mực sẽ đề ra các quy tắc, luật lệ và tạo sức ép thúc đẩy thành viên tuân thủ các quy tắc đó, nhưng cũng không bắt buộc.  Gia đình: có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp và thường xuyên đến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các gia đình truyền thống.  Vai trò và địa vị xã hội: mỗi cá nhân đều muốn tự thể hiện mình trước xã hội, đặc biệt là những người thành công trong kinh doanh, cho nên việc khẳng định vai trò và địa vị xã hội ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của họ đối với một sự kiện hay một chủ thể cụ thể. Mức độ ảnh hưởng của vai trò và địa vị xã hội khác nhau ở từng địa vị của mỗi người trong xã hội. • Yếu tố tâm lý:  Theo Philip Kotler: “Động cơ là những nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách và phương thức thỏa mãn nó”.  Sự hiểu biết: là quá trình biến đổi nhận thức, hành vi của con người dựa vào kinh nghiệm mà bản thân đã học tập và tích lũy.  Niềm tin: là sự nhận định chứa một ý nghĩa mà người đó có được về một cái gì đó. 8 3.2. Mô hình nghiên cứu: Hình 3.3: Mô hình thiết kế nghiên cứu Thái độ là kết quả của sự tác động bởi các yếu tố: Văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Vì thế phải phân tích các yếu tố tác động này bằng một số biến điển hình, cụ thể là các biến gây tác động nhiều đến thái độ của sinh viên đối với sản phẩm ĐTDĐ Samsung như: lý do biết đến sản phẩm, các tác nhân tác động…Từ đó dẫn đến thái độ của người tiêu dùng, thể hiện qua 3 bước: nhận biết, cảm xúc, xu hướng hành vi. 9 Thái độ của sinh viên đối với sản phẩm & thương hiệu Văn hóa Tâm lý 1. Nhận biết - Tên thương hiệu. - Sự khác biệt so với sản phẩm thương hiệu khác (tính năng, mẫu mã, chất lượng…) 2. Cảm xúc: - Đánh giá sản phẩm mang thương hiệu. - Niềm tin về sản phẩm. 3. Xu hướng hành vi: - Tiếp tục sử dụng hay từ bỏ. - Tác động đến người khác. Xã hội Cá nhân Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thiết kế nghiên cứu:  Quy trình nghiên cứu gồm 3 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm và nghiên cứu chính thức.  Quy trình nghiên cứu được mô tả như sau: Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu đề tài 10 Xác định vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết & Mô hình nghiên cứu Đề cương phỏng vấn sâu (n=5) Bảng câu hỏi Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu thăm Phỏng vấn thử (n=3) Tốt Hiệu chỉnh Không tốt Bảng câu hỏi chính thức Tốt Phỏng vấn chính thức (n=50) Xử lý dữ liệu thu được Nghiên cứu chính thức Báo cáo kết quả nghiên cứu . công của sản phẩm ĐTDĐ mang thương hiệu Samsung. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:  Mô tả thái độ của sinh viên trường Đại học( ĐH) An Giang đối với ĐTDĐ thương hiệu. cứu Thái độ của sinh viên trường Đại học An Giang đối với ĐTDĐ mang thương hiệu Samsung , nhằm xác định vị thế của thương hiệu trong lòng sinh viên nói riêng

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:23

Hình ảnh liên quan

Quá trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố cơ bản: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý - Thái độ của sinh viên trường đại học an giang đối với ĐTDĐ mang thương hiệu samsung

u.

á trình hình thành thái độ của một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố cơ bản: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý Xem tại trang 7 của tài liệu.
3.2. Mô hình nghiên cứu: - Thái độ của sinh viên trường đại học an giang đối với ĐTDĐ mang thương hiệu samsung

3.2..

Mô hình nghiên cứu: Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu đề tài - Thái độ của sinh viên trường đại học an giang đối với ĐTDĐ mang thương hiệu samsung

Hình 4.1.

Quy trình nghiên cứu đề tài Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan