Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang năm 2008 2009

25 354 0
Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh an giang năm 2008 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1.Cơ sở hình thành đề tài: Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì thương mại quốc tế đóng vai trò không nhỏ trong việc mang lại một số lợi ích cho quốc gia. Chỉ riêng với hoạt động xuất khẩu đã mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì nền kinh tế đất nước đã sôi động hẳn lên, chính vì sự sôi động đó đòi hỏi Việt Nam có 1 sự nổ lực nhất định sao cho phù hợp để có thể hội nhập cùng với sự phát triển kinh tế của thế giới. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 1 nền văn minh lúa nước lâu đời, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông mà chủ yếu là trồng lúa. Và liên tục trong nhiều năm nay Việt Nam luôn là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức, lạm phát tăng cao làm cho hầu như gía các mặt hàng đều tăng trong đó có gạo. Theo nhận định về gạo của VTV: “Năm 2008 đã khép lại không chỉ với kỷ lục bất ngờ về giá 1.015USD/tấn trong tháng 4 của giá gạo thế giới, mà bình quân cả năm, mức giá của mặt hàng này đã vượt 700USD/tấn đã khiến không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải bất ngờ. Gía gạo bình quân 700USD/tấn được cho là hiện tượng bất thường của năm 2008 và cũng là của nhiều thập kỷ qua. Các chuyên gia đã phân tích thị trường lúa gạo thế giới trong năm 2008 vừa qua không bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản của nó, mà đó chính là sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng lúa gạo thế giới, dẫn đến dự trữ giảm mạnh, khiến an ninh lương thực toàn cầu bị đe doạ.”. Và năm này cũng nằm trong 4 “chu kỳ sốt nóng về gạo”. Và sản lượng gạo xuất khẩu của An Giang năm 2008 là 483 ngàn/tấn với kim ngạch đạt 260 triệu USD. (Nguồn số liệu:http//luagao.com.vn) Năm 2009, sản lượng gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhưng giá gạo đã bị rơi tự do. Theo báo cáo của Hiệp Hội lương thực Việt Nam: “Trong năm 2009, mặc dù phải chịu nhiều tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Việt Nam đã làm nên kỳ tích với số lượng gạo xuất khẩu đạt 6,052 triệu tấn (tăng 29,35% so với năm 2008), trị giá FOB đạt 2,463 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 407,09 USD/tấn”. Tuy nhiên với sự điều hành linh hoạt của chính phủ, Việt Nam vẫn khẳng định được vị thế của mình với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 6.052 triêụ/tấn gạonăm xuất khẩu gạo cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó An giang là 1 trong những tỉnh có sản luợng cao nhất khu vực ĐBSCL với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 455.537 tấn gạo trị giá 185.281 USD (Nguồn số liệu:http//luagao.com.vn). Về sản lượng là vậy nhưng nhìn chung tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trở ngại nhất là khi giá gạo lên xuống thất thường như hiện nay. Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt mà chưa đoàn kết đồng bộ trong công tác xuất khẩu góp phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và giá gạo xuất khẩu. Tình hình dịch bệnh cộng với sự diễn biến thất thưòng của thời tiết đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng gạo xuất khẩu. Để tìm hiểu sâu vào tình hình xuất khẩu gạo của 2 năm 2008 - 2009 nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008 - 2009” . Nhằm để hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh, đề tài cũng có ý nghĩa thiết thực cho việc định hướng phát triển thị trường gạo xuất khẩu tại An Giang trong những năm tiếp theo. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu để đạt đuợc 3 mục tiêu sau: Thứ nhất :Tìm hiểu và phân tích sản lượng gạo xuất khẩu qua các tháng của 2 năm 20082009 của tỉnh An Giang. GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 1 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập Thứ hai: Tìm hỉêu và phân tích biến động giá gạo xuất khẩu qua các tháng trong 2 năm 20082009 của tỉnh An Giang. Thứ ba: Tìm hiểu và phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang. 1.3. Phạm vi nghiên cứu An Giang xuất khẩu nhiều loại gạo khác nhau như: gạo 5% tấm, gạo 10%, gạo nàng hương, gạo thần nông, gạo jasmine .nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình gạo xuất khẩu trong tỉnh An Giang đặc biệt là chỉ tập trung phân tích phần giá và sản lượng gạo xuất khẩu, không đi chi tiết vào phân tích từng loại gạo. Trong phần phân tích do giới hạn về thời gian và việc thu thập số liệu gặp nhiều khó khăn nên em chỉ thu thập số liệu gạo tổng hợp từ sở công thương và phòng thống kê tỉnh An Giang từ năm 2008 đến năm 2009. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu Sau khi nghiên cứu sẽ thấy rõ hơn về tình hình, những khó khăn và thuận lợi thị trường gạo xuất khẩu. Qua đó giúp cho các ngành chức năng của tỉnh tìm ra giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cho thị trưòng gạo trong tương lai, góp phần nâng cao kim ngạch, chất lượng gạo xuất khẩu và khẳng định thương hiệu gạo của An Giang nói riêng và của cả nước nói chung. 1.5. Phương pháp nghiên cứu PP thu thập số liệu: Thu thập những thông tin và số liệu về giá, sản lượng gạo xuất khẩu của tỉnh qua các tháng trong 2 năm 20082009 tại Sở Công Thương, ban quản lý cửa khẩu và phòng thống kê tỉnh An Giang. Ngoaì ra còn thu thập các số liệu từ báo đài, internet, tạp chí và trên một số website về tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh trong 2 năm 2008năm 2009 cũng như một số thông tin có liên quan về tình hình xuất khẩu gạo của cả nứơc. Cụ thể là: http//socongthươngangiang.com.vn, http//agromonitor.vn, http//e-info.com, http//luagao.com.vn……… PP xử lý số liệu: Sau khi thu thập được những số liệu sẽ tiến hành phân tích dữ lịêu, thống kê mô tả và cuối cùng là tổng hợp số liệu theo các tháng và năm. Để từ đó thấy được thực trạng về sản lượng cũng như giá gạo xuất khẩuAn Giang trong giai đoạn 2008 đến 2009. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 2 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập 2.1. Khái quát về xuất khẩu 2.1.1. Định nghĩa về xuất khẩu Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi (profits) bằng cách bán các sản phẩm hoặc các dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước. Cho nên, việc tìm hiểu thị trường nước ngoài rất cần thiết nếu muốn sản phẩm hay dịch vụ có thể thâm nhập thị trường đó. Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu đã tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các nền kinh tế hướng theo xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. 2.1.2. Các hình thức xuất khẩu:  Hình thức xuất khẩu tại chỗ  Hình thức xuất khẩu ủy thác  Hình thức gia công hàng xuất khẩuHình thức xuất khẩu tự doanh  Hình thức thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài  Hình thức tạm nhập tái xuất khẩuHình thức chuyển khẩuHình thức xuất khẩu mậu biên 2.2. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế  Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước Công nghiệp hóa đất nước theo hướng đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định qui mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu, nguồn vốn chủ yếu để trả nợ trở thành hiện thực.  Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ nhũng sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Hai là, coi thị trường mà đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 3 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội thuận lợi để phát triển thuận lợi. - Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển ổn định . - Xuất khẩu taọ điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh với các nước trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. - Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.  Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân - Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm nhiều mặt. Trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. - Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu tiêu dùng thiết bị tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. - Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả qui mô và tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới ra đời đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện  Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Chúng ta thấy rõ rằng xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu lại được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước. 2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng xuất khẩu 2.3.1. Mục tiêu của xuất khẩu Mục tiêu quan trọng chủ yếu nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Nhu cầu của nền kinh tế rất đa dạng như: phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm. Xuất khẩu là để nhập khẩu, do đó thị trường xuất khẩu phải gắn với thị trường nhập khẩu. Phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác định phương hướng và tổ chức nguồn hàng thích hợp 2.3.2. Nhiệm vụ của xuất khẩu GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 4 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào các nhiệm vụ sau: - Phải ra sức khai thác có hiệu quả nguồn lực của đất nước ( đất đai, vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất .) - Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. - Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và về số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao. 2.3.3. Phương hướng phát triển xuất khẩu - Tăng nhanh và vững chắc trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ - Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất, xuất khẩu đảm bảo cán cân thương mại ở mức hợp lý - Mở rộng, đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới - Đa dạng nâng cao chất lượng và gía trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu 2.4. Các chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu  Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu Trong chiến lược phát triển kinh - tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 có đưa ra định hướng về việc phát triển các vùng: “Các vùng, khu vực đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo thêm thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu trong và ngoài nước”.  Chính sách phát triển các ngành hàng sản xuấtxuất khẩu Đối với ngành kinh tế trọng điểm, định hướng xuất khẩu là ngành có vị trí chi phối đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân, có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và trong xuất khẩu. Xếp các ngành hàng đang phát triển có kim ngạch xuất khẩu lớn và tăng trưởng tương đối nhanh vào các ngành kinh tế trọng điểm để tập trung đầu tư vốn và năng lực tối đa, tăng nhanh cả về tỷ trọng trong GDP cũng như trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành kinh tế mũi nhọn định hướng xuất khẩu là ngành có triển vọng xuất khẩu lớn trong tương lai. Sản phẩm của ngành này đáp ứng nhu cầu tương đối lớn và ngày càng tăng, đồng thời khai thác được lợi thế của đất nước.  Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sản phẩm sản xuất Chúng ta trước mắt định huy động mọi nguồn lực để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn, việc làm, thu ngoại tệ.Đồng thời cần chủ động gia tăng xuất khẩu sản phẩm ch biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức ca, giảm dần tỷ trọng hàng thô, mặt hàng mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng việc gia tăng hoạt động dịch vụ xuất khẩu. Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hoá là tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động kỹ thuật và trung bình 2.5. Các biện pháp, chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu  Tín dụng xuất khẩu  Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu  Bảo hiểm tín dụng  Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 5 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập  Tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam  Trợ cấp xuất khẩu  Trợ cấp xuất khẩu gián tiếp  Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp  Chính sách tỷ gía hối đoái  Chính sách tỷ giá cố định  Chính sách tỷ giá thả nổi có sự quản lý  Thuế xuất khẩu và các chính sách ưu đãi về thuế. 2.6. Hợp đồng xuất khẩu Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hoá đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hoá đó sang tay người mua. 2.7. Lược khảo về xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.7.1. Sơ lược về xuất khẩu gạo Việt Nam Năm 2008, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, đã giao 4,65 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD, gấp hơn hai lần so với năm 2007 (1,4 tỷ USD).Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình quân là 550 USD/tấn, gần gấp đôi so với năm trước.Những tháng đầu năm năm 2008 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Nếu như đầu tháng giêng năm 2008, gạo 5% tấm giá chỉ 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2, mức giá xuất khẩu của loại gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái từ - mức giá cao kỷ lục mới của gạo xuất khẩu. Theo Hiệp hội Lương thực VN, tình hình thị trường gạo trong và ngoài nước năm 2008 gặp nhiều khó khăn do những biến động có tính chất đột biến. Giá gạo trên thế giới đã bị đẩy tăng vọt lên đến đỉnh điểm chưa từng thấy vào cuối tháng 4 và 5-2008. Giá gạo trắng loại tốt nhất của Thái Lan (loại tiêu chuẩn 100% B ) đã tăng lên mức đỉnh 1.080 USD/tấn. Gạo 5% tấm của VN cũng đạt “giá sốt” với trên 1.000 USD/tấn, gấp hơn ba lần mức giá cùng loại năm 2007 (300-320 USD/tấn). Việt Nam vẫn đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Thái Lan, sau đây là top các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, AiCập, Hoa kỳ, Uraguay, Campuchia,Argentina. GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 6 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 Trong năm 2009, Việt Nam xuất khẩu đạt 6,052 triệu/tấn gạo cao hơn năm 2008 và cao hơn so với dự báo (5 triệu/tấn). Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 có nhiều dấu hiệu khả quan hơn năm 2008, giá vật tư nông nghiệp và phân bón giảm gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2009, sản xuất lúa gạo của Việt Nam có hai tín hiệu vui. Thứ nhất, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến nay cả nước xuất khẩu hơn 5,4 triệu tấn gạo, số hợp đồng xuất khẩu gạo năm 2009 đạt mức sáu triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Thứ hai, vào cuối tháng 11 này, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại Hậu Giang, nhằm tôn vinh và nâng cao vị thế của lúa gạo Việt Nam, tạo thương hiệu và quảng bá gạo trên thị trường thế giới. Song, trong việc sản xuất, xuất khẩu gạo năm qua cũng nhiều bất cập. Thêm một năm được mùa .Từ đầu tháng 10, các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã đưa ra dự đoán năm 2009, sản xuất lương thực của Việt Nam có thêm một năm thắng lợi với sản lượng lúa ước đạt 38,6 - 38,8 triệu tấn, xuất khẩu gạo lần đầu tiên đạt mức sáu triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực. Trong vụ lúa đông xuân năm 2008 - 2009, cả nước gieo cấy gần 3,1 triệu ha, tăng 46.600 ha; năng suất bình quân đạt 60,9 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha; sản lượng đạt hơn 18,6 triệu tấn, tăng 312.000 tấn so với vụ đông xuân trước. Tại các tỉnh miền bắc thời tiết tương đối thuận lợi, không bị ảnh hưởng của rét hại đầu vụ, đủ nước cho làm đất và gieo cấy hơn 1,15 triệu ha. Nhờ đầu tư thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tốt, sản lượng lúa đạt hơn 6,8 triệu tấn, cao hơn vụ trước 120 nghìn tấn. Tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), sản lượng lúa đạt 9,8 triệu tấn, tăng 23 nghìn tấn, chủ yếu nhờ tăng diện tích so với vụ trước. Nét mới trong vụ sản xuất lúa đông xuân năm nay ở vùng ÐBSCL là các địa phương đã đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng giảm diện tích trồng lúa năng suất cao, chất lượng thấp khó xuất khẩu chuyển sang trồng giống lúa có năng suất thấp hơn nhưng chất lượng gạo tốt, xuất khẩu thuận lợi, được giá. Các địa phương tập trung đầu tư sản xuất một số giống đặc sản truyền thống phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Và được giá, từ nửa cuối năm 2008 và những tháng đầu năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng xuất khẩu gạo ở nước ta lại đạt kết quả rất cao. Thêm vào đó, giá lúa cũng đạt mức cao trung bình. Theo VFA, đến hết tháng 10, cả nước xuất khẩu khoảng 5,4 triệu tấn gạo, đồng thời các doanh nghiệp cũng đã ký hợp đồng xuất khẩu đạt sáu triệu tấn trong năm 2009. Theo VFA, giá gạo giao dịch trên thị trường thế giới đang tăng lên. Nếu trước tháng 10, khách hàng nước ngoài chỉ đồng ý mua gạo Việt Nam ở mức 375 - 380 USD/tấn gạo 5% tấm thì trong tháng 10, giá gạo nhích dần lên hơn mức 400 USD/tấn. Ðiều đáng mừng là những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11, giá gạo tăng mạnh. Theo Bộ Công thương, ngày 2-11, giá gạo trên thị trường Si-ca-gô (Mỹ) tăng ngày thứ năm liên tiếp, đạt mức cao nhất của hơn 9 tháng nay. Tại Tiền Giang, Ðồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long ., giá lúa hạt ngắn thu mua tận nhà dân lên đến mức 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa hạt dài chất lượng cao 4.700 - 4.800 đồng/kg. Ðối với lúa thơm Jasmine, giá 4.900 - 5.000 đồng/kg. Tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Ðồng Tháp, nông dân cơ bản thu hoạch xong lúa vụ ba tránh lũ an toàn và rất phấn khởi trước giá lúa khá cao. GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 7 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập Biểu đồ 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 Nguồn thông tin và số liệu: http//luagao.com.vn 2.7.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu gạo  Thuận lợi: - Sự thông thoáng, linh hoạt trong chính sách và sự năng động của hệ thống doanh nghiệp hứa hẹn sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Đó là một trong những tín hiệu khả quan đối với thị trường xuất khẩu quan trọng và có ý nghĩa chiến lược - Chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân( chính sách cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ giống kỹ thuật .) - Có nhiều Hiệp Hội bảo vệ nông dân và nhiều Hiệp Hội ngành gạo ra đời tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp hoạt động. - Năng suất lúa trung bình cao, cộng thêm sự phát triển của công nghệ kỹ thuật là điều kiện tốt cho việc sản xuất lúa.  Khó Khăn: - Việc sản xuất nông nghiệp lại gặp vô vàn những bất cập, mà nổi cộm nhất là tình trạng giá lúa gạo bấp bênh. Nông dân là người trực tiếp sản xuất ra lúa gạo nhưng họ không tự định giá mà phụ thuộc hoàn toàn vào giá thị trường và những hợp đồng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam với thế giới…Điều đó dẫn đến giá lúa gạo bấp bênh, có khi người dân “được mùa nhưng không được giá”. - Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng bị tăng áp lực bởi đợt tăng lãi suất ngất ngưởng của ngân hàng. Một khi các chi phí, giá thành sản xuất tăng cao, xuất khẩu bị ảnh hưởng thì hậu quả cuối cùng lại “đổ dồn vào nông dân”. - Giá vật tư nông nghiệp, các chi phí đầu vào không ngừng tăng cao và có khi tăng gấp 1.5 lần so với giá cũ. - Trình độ, và điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật của nông dân còn thấp nên năng suất và chất lượng lúa gạo chưa cao, tính cạnh tranh thấp, giá gạo xuất khẩu thấp hơn so với giá lúa gạo của Thái Lan. Việc sản xuất lúa gạo hiện nay rất manh mún nhỏ lẻ, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, vì sản xuất nhỏ lẻ nên thường bị thương lái ép giá dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. - Quy chế điều hành xuất khẩu gạo chưa chặt chẽ dẫn đến việc có tình trạng doanh nghiệp trnh giành nhau bán tại một thị trường làm giá bán thấp. Cảnh doanh nghiệp “Mạnh ai nấy bán” vẫn diễn ra khá phổ biến giữa những doanh nghiệp chế biến kinh doanh gạo khiến một số doanh nghiệp trong nước bị thương nhân nước ngoài ép giá. - Một số doanh nghiệp trong nước kinh doanh theo thời vụ, không có kho chứa, cố tình chào bán với giá thấp làm ảnh hưởng tới mặt bằng giá xuất khẩu chung. 2.7.3. Phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tương lai GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 8 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập Theo như kế hoạch, năm 2010 lượng gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ ở mức trên 6 triệu tấn, riêng quí I sẽ xuất 1,2 triệu tấn, qúi II là 2 triệu tấn, quí III là 1,5 triệu tấn, quí IV là 1,3 triệu tấn . số liệu này không thay đổi so với năm 2009, thị trường xuất khẩu chính trong năm nay vẫn là thị trường truyền thống từ năm 2009 : Philippin, Malaysia, Cuba, Châu Phi .Theo dự báo sản lượng lúa gạo năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo Thủ tướng theo văn bản số 457/BNN-KH ngày 11/2/2010, lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ trong năm 2010 là 11,54 triệu tấn. Để công tác xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao hơn thì phải điều hành công tác xuất khẩu gạo đạt được hiệu quả; tăng cường công tác thông tin thị trường trực tiếp đến nông dân; các doanh nghiệp cần xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh để bảo đảm sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng và xây dựng thương hiệu hàng hoá nâng cao giá trị hàng hoá. Cần tổ chức lại hệ thống thương lái và xay xát gắn kết với các doanh nghiệp xuất khẩu để mua lúa gạo theo giá thị trường, không dưới mức giá tối thiểu của Chính phủ phê duyệt. Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, bằng các đa dạng sản phẩm, tăng cường mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và thiết lập khách hàng mới. Để đạt được các mục tiêu xuất khẩu đề ra như trên, các doanh nghiệp xuất khẩu trước hết cần thống nhất, đoàn kết dưới sự điều phối của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, theo sự chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, kiên quyết đấu tranh với hiện tượng tiêu cực, bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người sản xuất, của doanh nghiệp. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, nhấn mạnh, trước những biến động khó lường trong năm 2010, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần giữ giá gạo ổn định, có thể chấp nhận được để cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác Nguồn thông tin và số liệu: http//ven.vn và Hội Nghị tổng kết xuất khẩu gạo CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AN GIANG 3.1. Khái quát về vùng đất An Giang 3.1.1. Đặc điểm địa lý và dân số Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. An Giang là một tỉnh ở miền Nam Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên. Phía Tây Bắc giáp Campuchia (104 km), phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789km), phía Tây Nam giáp TP Cần Thơ (44,734km), phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628km). Địa hình có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng chiếm đến 87% diện tích tự nhiên có độ nghiêng nhỏ, độ cao khá thấp và tương đối phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống kênh GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 9 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang năm 2008-2009 SVTH: Lê Tiến Lập đào các tuyến giao thông đường bộ, hệ thống đê bao. Có thể chia làm 2 dạng đồng bằng: đồng bằng phù sa, đồng bằng ven núi. Đồi núi thấp chiếm 13% diện tích tự nhiên, đất đai chủ yếu là đất xám, nghèo dinh dưỡng thoát nước mạnh dễ khô hạn. Ngoài 2 loại địa hình trên còn có 1 loại địa hình khác là “cù lao sông”, ở giữa cao, và thấp dần 2 bên bờ như cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Bình Thủy, cù lao Giêng, cù lao Ma . Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên khoảng 353.676 ha, diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp chiếm 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%, là một trong những tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. An Giang là nơi sông Mêkong đổ vào Việt Nam qua 2 nhánh: sông Tiền và sông Hậu, cùng với mạng lưới sông ngòi chằng chịt (sông Vàm Nao, sông Bình Di, sông Châu Đốc, và các kênh rạch khác ). Điều đó cho phép phát triển các tuyến giao thương quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê kong như Lào, Campuchia, Thái Lan. An Giang có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng, thuận lợi phát triển và hội nhập kinh tế trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh phát triển KT-XH của mình. An Giang gồm một thành phố trực thuộc tỉnh là TP. LongXuyên, hai thị xã là: thị xã Châu Đốc và thị xã Tân Châu, và gồm tám huyện Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, Thoại Sơn. Dân số năm 2008: 2.253.865 người, trong đó nam 1.109.803 người, nữ 1.144.062 người, thành thị 641.255 người và nông thôn 1.612.640 người. Là tỉnh có số dân đông nhất ĐBSCL và đứng thứ 6 cả nước, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng chiếm 89% dân số, thưa thớt ở 2 huyện miền núi là Tri Tôn và Tịnh Biên chiếm 11%. Nhìn chung mặt bằng về trình độ học vấn của An Giang vẫn còn thấp, chất lượng lao động cũng còn thấp. Tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 86,6%, có trình độ sơ cấp và học nghề chiếm 13,4%. Như vậy, việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong tỉnh là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. 3.1.2. Điều kiện hoàn lưu khí quyển An giang chịu ảnh hưởng của 2 gió mùa là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.Gió mùa Tây Nam mát và ẩm nên gây ra màu mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-Bê-Ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng. Các yếu tố khí tượng : Mây: Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây nhưng vẫn nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây trung bình tháng của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10.N Nắng: An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày ; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên trên 2.400 giờ Nhiệt độ:Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3° ; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°. Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18° (năm 1976 và 1998). Gió: An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây Nam – gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở đây tương đối mạnh, trung bình đạt tới trên 3m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa Đông. An Giangtỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng của gió bão. GVHD: Ths Nguyễn Minh Châu 10 . VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TỈNH AN GIANG NĂM 2008 - 2009 4.1. Phân tích tình hình gạo xuất khẩu của tỉnh An Giang năm 2008- 2009 4.1.1. Phân tích. thống kê tỉnh An Giang 3.4. Khái quát về tình hình xuất khẩu gạo ở An Giang Bảng 3.2: Tình hình xuất khẩu gạo năm 2008 - 2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Sản

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan