Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại chi cục thuế thành phố long xuyên

30 1.7K 8
Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại chi cục thuế thành phố long xuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài: Ngày nay, hầu hết các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan ban ngành đều chú trọng phát triển nguồn nhân lực vì người lao động (NLĐ) là nhân tố quyết định thành bại của tổ chức. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực ở Việt Nam tuy dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn hạn chế. Vấn đề chiêu mộ nhân tài đã khó, giữ chân họ ở lại với tổ chức càng khó hơn. Vì thế, vấn đề thỏa mãn của NLĐ đối với tổ chức cần hết sức được quan tâm. Có rất nhiều yếu tố làm NLĐ thỏa mãn với tổ chức mà tận tâm cống hiến như: môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, lương và thưởng… Trong đó, lươngthưởng là một trong những vấn đề chính yếu để giữ chân NLĐ nghĩa là khi nhân viên cảm thấy rằng mình được trả lương cao, công bằng và tương xứng với năng lực làm việc thì họ sẽ làm việc tốt hơn, tăng hiệu quả công việc. Khi năng suất lao tăng, lợi ích của doanh nghiệp sẽ tăng theo, từ đó giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và có thể tồn tại vững chắc hơn. Nắm bắt được vấn đề trên, tác giả muốn thực hiện một cuộc khảo sát để hiểu được sự hài lòng về lương, thưởng của nhân viên ở Chi cục Thuế thành phố (TP.) Long Xuyên. Cụ thể là tìm hiểu rõ hơn nguyện vọng về tiền lương, thưởng để tổ chức trả công cho người lao động một cách xứng đáng, công bằng hơn. Hơn thế nữa, khi người lao động được đảm bảo về mặt lợi ích, họ sẽ hăng hái làm việc hơn, tạo ra sự gắn kết về mặt lợi ích của cán bộ, nhân viên và tổ chức. Từ đó, họ sẽ nâng cao trách nhiệm của mình với tổ chức. Nghiên cứu đề tài trên, tác giả mong muốn mang đến những lợi ích cho cán bộ, nhân viên cũng như Chi cục Thuế Long Xuyên về việc nâng cao hiệu quả quản lý, xúc tiến khả năng làm việc của cán bộ, nhân viên để mang đến cho ngân sách Nhà nước nguồn thu cao nhất có thể. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu cần xác định rõ: 1. Thực trạng lương, thưởng tại Chi cục Thuế. 2. Tìm hiểu mong muốn của cán bộ, nhân viên về lương, thưởng. 3. Mức độ hài lòng của cán bộ, nhân viên về lương thưởng đối với Chi cục Thuế. 1.3 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự thỏa mãn về lương thưởng của Cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc tại Chi cục Thuế trong biên chế (145 người). Trong nghiên cứu này, tác giả không khảo sát những Cán bộ ngoài biên chế (Cán bộ làm việc theo hợp đồng) vì số lượng không ổn định, rất khó quản lý. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 1 Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên Nghiên cứu thực hiện qua các giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: - Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu. - Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu bằng cách phát bản hỏi và hướng dẫn Cán bộ, nhân viên trả lời. Mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng ở tất cả các phòng ban tại Chi cục Thuế. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài giúp Chi cục Thuế thấy được nguyện vọng của Cán bộ, nhân viên về một chính sách lương, thưởng hợp lý. Từ đó ban lãnh đạo sẽ có kế hoạch về chính sách thưởng hiệu quả hơn. Tạo được niềm tin của NLĐ đối với tổ chức. Khi đó Cán bộ, nhân viên sẽ cống hiến hết mình cho Chi cục Thuế. Hơn nữa, đề tài trên có thể giúp Chi cục Thuế làm tài liệu tham khảo để đưa ra chính sách thưởng hợp lý hơn nhằm đem đến lợi ích vật chất cũng như tinh thần của NLĐ, mang lại hiệu quả quản lý cao nhất. Tác giả hy vọng nghiên cứu này được áp dụng vào thực tế để sự cống hiến của NLĐ được đền đáp xứng đáng, nâng cao mức sống của Cán bộ, nhân viên Nhà nước bởi vì chính họ là nền tảng phát triển đất nước. Khi NLĐ được thỏa mãn họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, đặt lợi ích tổ chức lên hàng đầu. Từ đó, nguồn thu về ngân sách Nhà nước sẽ tăng. Làm cho dân giàu nước mạnh. 1.6 Cấu trúc nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu có bố cục như sau: Chương 1: giới thiệu nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Giới thiệu Chi cục Thuế TP. Long Xuyên. Chương 5: Kết quả nghiên cứu. Chương 6: Kết luận và kiến nghị. Phụ lục. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 2 Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này trình bày sơ lược các lý thuyết liên quan đến vấn đề cần phân tích cũng như giới thiệu hình thức trả lương hiện hành theo qui định của Nhà nước và cuối cùng là trình bày mô hình nghiên cứu. 2.1 Mức độ thỏa mãn về lương, thưởng: 2.1.1 Các định nghĩa: Định nghĩa tiền lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà NLĐ bỏ ra và được thanh toán theo kết quả lao động (Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Điềm, Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quân.2004). K.Marx định nghĩa tiền lương là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động 1 . Định nghĩa tiền thưởng: Tiền thưởng là một loại thù lao bổ sung ngoài lương nhằm khuyến khích NLĐ tích cực lao động sản xuất. Là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường là cuối quí hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của NLĐ. Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc như: hoàn thành tốt công việc được giao, tiết kiệm ngân sách… 2 Định nghĩa phụ cấp lương: Phụ cấp lương là tiền trả công lao động ngoài tiền lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm khuyến khích NLĐ yên tâm làm việc. Các loại phụ cấp hiện hành 3 : - Phụ cấp khu vực (quy định tại TT 15 LđTBXH 2-6-1993). - Phụ cấp thu hút (TT 16 LđTBXH ngày 2-6-1993). - Phụ cấp trách nhiệm (TT 17 LđTBXH ngày 2-6-1993). - Phụ cấp lưu động (TT 19 LđTBXH ngày 2-6-1993). - Phụ cấp độc hại nguy hiểm (TT 24 LđTBXH tài chính + Tổng cục thống kê 13-7-1993). - Phụ cấp đắt đỏ (TT 24 LđTBXH 9-12-1993 hướng dẫn bổ sung chế độ phụ cấp khu vực). - Và một số phụ cấp khác. 1 TS Đinh Sơn Hùng. Ngày 09/05/2005. Bàn về tiền lương [trực tuyến]. Viện nghiên cứu phát triển TPHCM. Đọc từ: http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=2919&cap=4&id=2921. Đọc ngày (21/05/2010). 2 Không tên (Không ngày tháng). Liên đoàn Lao động TPHCM. Đọc từ: http://www.ldld.hochiminhcity.gov.vn/hoidap/kb/default1.aspx?pt=d&qid=151. Đọc ngày (21/05/2010) 3 Không tên (Không ngày tháng). Liên đoàn Lao động TPHCM. Đọc từ: http://www.ldld.hochiminhcity.gov.vn/hoidap/kb/default1.aspx?pt=d&qid=151. Đọc ngày (21/05/2010) SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 3 Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên Định nghĩa phúc lợi: là khoản thu nhập tăng thêm thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến đời sống của NLĐ, có tác dụng kích thích sự hăng hái nhiệt tình của NLĐ, làm cho họ gắn bó, một lòng với tổ chức. Các loại phúc lợi hiện hành: - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. - Nghỉ phép. - Nghỉ lễ. - Hưu trí. Với hệ thống thu nhập của NLĐ từ tổ chức tốt sẽ duy trì đội ngũ lao động hiện tại và đảm bảo sự đối xử công bằng với tất cả mọi người, có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp tổ chức thu hút và duy trì được những Cán bộ, nhân viên giỏi, thúc đẩy họ hăng say lao động, cống hiến. 2.1.2 Các tiêu thức của sự thỏa mãn về lương: bao gồm - NLĐ được trả lương cao. - Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc. - Tiền lương, thu nhập được trả công bằng. - NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của tổ chức. (Nguồn: Theo Stanton và Croddley.2000) 2.2 Hình thức tính lương: Hiện nay theo quy định của Nhà nước, tiền lương của Cán bộ, nhân viên được trả theo mức lương tháng với cách tính như sau: Lương tháng = Lương cơ bản * Hệ số lương + Các khoản phụ cấp – Phí bảo hiểm (BH) xã hội, BH y tế. 2.3 Mô hình nghiên cứu: Sự thỏa mãn về lương thưởng được khảo sát qua các biến: • Thực trạng lương thưởng của Chi cục Thuế. • Mong muốn của NLĐ tại Chi cục Thuế. - NLĐ được trả lương cao. - Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc. - Tiền lương, thu nhập được trả công bằng. - NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tổ chức. • Mức độ thoả mãn của NLĐ tại Chi cục Thuế. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 4 Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên 2.2.1 Mô hình nghiên cứu: Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu 2.2.2 Giải thích mô hình nghiên cứu: Sự hài lòng của Cán bộ, nhân viên Chi cục thuế được xác định bởi mong muốn của NLĐ về mức lương, thưởng cao; lương, thưởng tương xứng với kết quả làm việc và đảm bảo NLĐ được trả lương công bằng. Khi tổ chức đáp ứng được đúng hoặc cao hơn mong muốn của Cán bộ, nhân viên để họ được sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ quá trình làm việc thì sẽ tạo được sự hài lòng của họ đối với Chi cục thuế. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các yếu tố tác động đến sự thoả mãn về lương, thưởng tại Chi cục thuế TP. Long Xuyên. Cụ thể: - NLĐ được trả lương cao: Mức lương, thưởng cao tương quan cùng chiều với mức độ thoả mãn của Cán bộ, nhân viên Chi cục thuế. - Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc: tương quan cùng chiều với sự thoả mãn của NLĐ. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 5 NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tổ chức. NLĐ được trả lương cao. Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc. Tiền lương, thu nhập được trả công bằng. Mức độ thỏa mãn của NLĐ. Mong muốn của NLĐ. Thực trạng lương, thưởng tại Chi cục Thuế. Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên - Tiền lương, thu nhập được trả công bằng: NLĐ sẽ được thoả mãn. - NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tổ chức: NLĐ sẽ được thoả mãn cao. Tóm tắt: Chương 2 đã đưa ra một số định nghĩa và các yếu tố tác động về sự thoả mãn về lương, thưởng của NLĐ. 4 yếu tố ấy bao gồm: (1) NLĐ được trả lương cao; (2) Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc; (3) Tiền lương, thu nhập được trả công bằng; (4) NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của tổ chức. Trong chương 2, tác giả cũng đã trình bày mô hình nghiên cứu và giải thích cụ thể về các yếu tố tương quan dẫn đến sự thoả mãn của mô hình nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 6 Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó chương này cũng trình bày thiết kế nghiên cứu, thiết kế thang đo cho bản hỏi, thiết kế mẫu. 3.1 Thiết kế nghiên cứu: 3.1.1 Các bước nghiên cứu: Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ với phương pháp định tính bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu (n = 5) theo nội dung chuẩn bị trước. Có thể điều chỉnh và bổ sung các biến phù hợp và loại bỏ các biến không phù hợp để mô hình đạt độ chính xác cao nhất có thể. - Thông tin cần thu thập: Tìm hiểu mức độ thoả mãn của Cán bộ, nhân viên về thu nhập nhận được từ Chi cục Thuế như thế nào? Thu nhập có tương xứng với hiệu quả làm việc của họ không? - Đối tượng phỏng vấn: 5 Cán bộ, nhân viên Chi cục Thuế. Kết quả nghiên cứu sơ bộ làm tiền đề để thiết lập bản hỏi một cách hiệu quả nhất. Bước 2: Nghiên cứu chính thức với phương pháp định lượng bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp 33 Cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc ở tất cả các phòng ban tại Chi cục Thuế thông qua bản câu hỏi chi tiết với tổng thể N = 145. Dữ liệu thu thập xử lý bằng Excel. Sau khi mã hoá và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các bước phân tích: thống kê mô tả, phân tích khác biệt. 3.1.2 Quy trình nghiên cứu: Đầu tiên tác giả xác định được thực trạng cũng như mong muốn của Cán bộ, nhân viên về lương, thưởng tại Chi cục Thuế TP. Long Xuyên. Tiếp theo là lập bản phỏng vấn chuyên sâu, sau khi phỏng vấn 5 Cán bộ tác giả lập được bản hỏi dự kiến. Kế tiếp tác giả chỉnh sửa cho ra bản hỏi chính thức và bắt đầu phỏng vấn. Số liệu sau khi xử lý bằng thống kê mô tả và phân tích khác biệt tác giả rút ra được kết luận về thực trạng lương, thưởng và sự hài lòng về lương, thưởng tại Chi cục Thuế TP. Long Xuyên. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 7 Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 8 Thực trạng lương, thưởng tại Chi cục thuế TP. Long Xuyên. Mong muốn của NLĐ về lương, thưởng tại Chi cục thuế TP. Long Xuyên. Phỏng vấn chuyên sâu (n = 5). Thu thập số liệu Xử lý số liệu: (1)thống kê mô tả, (2) phân tích khác biệt. Bản hỏi dự kiến (trước khi hiệu chỉnh). Báo cáo nghiên cứu Bản hỏi chính thức (n = 33). Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên 3.2 Tổng thể và mẫu: Tổng thể: N = 145 Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp phương pháp hạn mức. Tác giả lấy mẫu bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với 33 Cán bộ, nhân viên trong biên chế hiện đang công tác tại Chi cục Thuế tính đến thời điểm ngày 30/4/2010. 3.3 Biến và thang đo: 3.3.1 Biến: Gồm các biến: • Thực trạng lương thưởng của Chi cục Thuế. • Mong muốn của NLĐ tại Chi cục Thuế. - NLĐ được trả lương cao. - Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc. - Tiền lương, thu nhập được trả công bằng. - NLĐ có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập của tổ chức. • Mức độ thoả mãn của NLĐ tại Chi cục Thuế. 3.3.2 Thang đo: Sử dụng thang đo: - Danh nghĩa: câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7, câu 8, câu 12, câu 14, câu 16. - Tỉ lệ: câu 2. - Likert 5 bậc với lựa chọn: 1 - Hoàn toàn không đồng ý. 2 - Không đồng ý. 3 - Trung hòa. 4 - Đồng ý. 5 - Hoàn toàn đồng ý. 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu sơ cấp: Bảng lương Chi cục Thuế TP. Long Xuyên. Nghiên cứu định tính: phỏng vấn sâu với n = 5 (nội dung chuẩn bị trước). Phỏng vấn trực tiếp đáp viên tại Chi cục Thuế với mục đích hiểu rõ mong muốn và yêu cầu của Cán bộ, nhân viên đối với thu nhập nhận được từ Chi cục Thuế. Nghiên cứu định lượng: phát tổng cộng 33 bản hỏi ở 11 phòng ban và hướng dẫn ứng viên trực tiếp trả lời. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 9 Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên 3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu được sẽ được xử lý bằng Excel. Sau khi mã hoá và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các bước phân tích: (1) Thống kê mô tả, (2) Phân tích khác biệt. Qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại, có thể bổ sung thêm một số biến phù hợp hơn. Tóm tắt: Chương 3 trình bày các phương pháp nghiên cứu (nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng) được thực hiện trong nội dung bài báo cáo. Thiết kế bản câu hỏi khảo sát (sử dụng các thang đo (1) Danh nghĩa; (2) Tỉ lệ; (3) Likert 5 bậc) và xây dựng mô hình nghiên cứu với dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel 2003. Chương này cũng giới thiệu các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, biến và thang đo được sử dụng trong quá trình phân tích cũng như trình bày quy trình nghiên cứu. SVTH: Nguyễn Thị Minh Thư 10 . NLĐ. Thực trạng lương, thưởng tại Chi cục Thuế. Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên - Tiền lương, thu nhập. Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU CHI CỤC THUẾ TP. LONG XUYÊN 4.1. Giới thiệu: Chi cục

Ngày đăng: 05/08/2013, 07:35

Hình ảnh liên quan

2.2.1 Mô hình nghiên cứu: - Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại chi cục thuế thành phố long xuyên

2.2.1.

Mô hình nghiên cứu: Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại chi cục thuế thành phố long xuyên

Hình 3.1.

Quy trình nghiên cứu Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 4.1: Bảng kết quả hoạt động của Chi cục Thuế - Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại chi cục thuế thành phố long xuyên

Bảng 4.1.

Bảng kết quả hoạt động của Chi cục Thuế Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 4.1 cho thấy trong 3 năm vừa qua, doanh số Chi cục Thuế TP. Long Xuyên luôn vượt mức chỉ tiêu do Cục Thuế tỉnh An Giang đề ra. - Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại chi cục thuế thành phố long xuyên

Bảng 4.1.

cho thấy trong 3 năm vừa qua, doanh số Chi cục Thuế TP. Long Xuyên luôn vượt mức chỉ tiêu do Cục Thuế tỉnh An Giang đề ra Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 5.1: Bảng lương Cán bộ, nhân viên Chi cục Thuế TP. Long Xuyên - Khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng tại chi cục thuế thành phố long xuyên

Bảng 5.1.

Bảng lương Cán bộ, nhân viên Chi cục Thuế TP. Long Xuyên Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan