Lý bạch là nhà thơ nổi tiếng đời đường trung quốc

1 146 0
Lý bạch là nhà thơ nổi tiếng đời đường trung quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc, tính tình hết sức tự phụ, nhân cách độc lập tự tin, kiêu căng, khí phách phóng khoáng tự nhiên, tình cảm lãng mạn sáng tác tự do, thể hiện đầy đủ tính cách thời đại và diện mạo tinh thần của trí thức ở thời kỳ phồn vinh đời Đường Trung Quốc Lý Bạch (701-762) nguyên quán tỉnh Cam Túc hiện nay, gia thế và nơi sinh của ông vẫn là một bí ẩn Từ thơ ca của Lý Bạch, chúng ta có thể biết, gia đình ông giàu có và có bầu không khí văn hóa, thuở nhỏ ông đọc nhiều sách, ngoài đọc sách ra, ông còn giỏi về chơi gươm Từ lúc 20 tuổi, nhằm tăng thêm kiến thức, Lý Bạch đến các nơi du lịch Vì ông có kiến thức uyên bác, có tài và trí tuệ xuất sắc, ông có thành tựu xuất sắc về mặt thơ ca Dù lúc đó ngành ấn loát và giao thông kém phát triển lắm, thông qua hình thức tặng thơ cho và giao lưu giữa nhà văn, Lý Bạch trẻ đã rất nổi tiếng Học tri thức, thi khoa cử lên đường làm quan là sự theo đuổi nhất quán của trí thức cổ đại Trung Quốc Lý Bạch trẻ tuổi cũng rất mong làm nên những gì đường làm quan, nên ông đến thủ đô Trường An Do tiếng tăm viết thơ của ông và sự giới thiệu của những người nổi tiếng, năm 742, Lý Bạch nhậm chức Hàn Lâm ở Hoàng Cung Thời kỳ này là thời kỳ đắc chí nhất cả cuộc đời của ông Lý Bạch tính tình kiêu căng, không hài lòng về bầu không khí hủ bại ở quan trường, mong được nhà vua trọng dụng, để có hội thể hiện tài chính trị của mình Nhưng, nhà vua lúc đó chỉ coi ông là một nhà thơ ngự dụng Hơn nữa những kẻ quyền quý ở cung đình nói xấu ông, khiến nhà vua không tin ở ông nữa Với nỗi thất vọng đối với triều đình, Lý Bạch rời khỏi thủ đô Trường An, một lần nữa sống cuộc sống vân du câu thờ “Lang thang thiên hạ, viết thơ, uống rượu, sống thoải mái” Đa số thời gian cả cuộc đời của Lý Bạch trôi qua hành trình du lịch, thời gian đó ông viết rất nhiều thơ miêu tả phong cảnh tự nhiên Trong các câu thơ “Thục đạo chi nan, nan vu thượng thiên” (“Thục Đạo Nan”), “Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, bôn lưu đáo hải bất phục hồi” (“Tướng Tiến Tửu”), “Phi lưu trực hạ tam thiên thước, nghi thị ngân hà lạc cửu thiên” (“Nhìn thác Lư Sơn”), Lý Bạch áp dụng nhiều thư pháp khoa trương và ví dụ sinh động, khiến những câu thơ nói trở thành câu thơ được truyền tụng hàng nghìn năm Lý Bạch để lại 900 bài thơ cho đến bây giờ, ngoài còn có 60 bài văn xuôi Với sức tưởng tượng lạ lùng và khí phách hoành tráng, thơ của Lý Bạch hấp dẫn mọi người, ảnh hưởng sâu xa tới đời sau, Lý Bạch được đời sau gọi là “Thi Tiên”

Ngày đăng: 01/06/2018, 15:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan