Những chú ý khi sử dụng ĐDTB nhiệt vật lí 6

10 614 0
Những chú ý khi sử dụng ĐDTB nhiệt vật lí 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ NHỮNG CHÚ Ý KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 THỰC HÀNH VẬT NHIỆT HỌC. --------------------------------- I/ ĐẶT VẤN ĐÊ: Vật học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Những hiểu biết và nhận thức vật có giá trị to lớn trong việc giải thích các hiện tượng trong đời sống, trong sản xuất, trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Chương trình vật THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật cơ bản, bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản và phổ thông, thói quen làm việc có khoa học. Môn vật ở THCS góp phần chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để học sinh hướng nghiệp, học nghề sau này cũng như tiếp tục học lên bậc trên. Vật học là một khoa học thực nghiệm. Vì vậy trong quá trình học vật lí, phần lớn học sinh phải thông qua thực hành thí nghiệm mà hình thành kiến thức mới hoặc để rèn luyện các kỹ năng chuyên biệt. Khi giảng dạy bộ môn vật ở THCS thì người giáo viên cần rèn cho học sinh khả năng sử dụng các dụng cụ vật để lắp ráp và thao tác thí nghiệm. Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát các hiện tượng, quá trình vật để thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết và phân tích, xử lý các thông tin, số liệu đó. Từ đó vận dụng những kiến thức để giải thích các hiện tượng vật đơn giản thường gặp hoặc có thể đề xuất các dự đoán, phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Để học sinh lắp ráp và thao tác tốt thí nghiệm bảo đảm mục tiêu thì giáo viên dạy vật cần phải thực hành thành thục các thí nghiệm, biết cách hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm. Đặc biệt phải nắm được những điều chú ý trong từng thí nghiệm, những tình huống có thể xảy ra, các thủ thuật để thông báo, hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm thành công. II/ NHỮNG CHÚ Ý KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM PHẦN VẬT NHIỆT HỌC Ở LỚP 6: 1/ LUẬN: Ở lớp 6, học sinh bắt đầu làm quen với cách học mới: cá nhân độc lập suy nghĩ, làm việc theo nhóm, tranh luận ở lớp. Với môn vật 6, lần đầu tiên học sinh tiếp xúc với các hiện tượng vật và phải tìm hiểu, giải thích hiện tượng kiến thức thông qua tự làm thí nghiệm. Do trình độ tư duy còn thấp, vốn hiểu biết toán học còn hạn chế, kinh nghiệm hoạt động nhận thức còn thiếu, vốn sống thực tế còn nghèo… nên các em có thể chưa 1 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ quen, kỹ năng lắp ráp và thực hành thí nghiệm còn bở ngỡ có nhiều hạn chế, thiếu chính xác. Một mặt, có một số dụng cụ thiết bị chưa phù hợp. Những do đó có thể làm cho thí nghiệm không thành công hoặc kém hiệu quả. Là giáo viên dạy môn vật lí, nhất là ở lớp 6, cần phải biết cách hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Nắm được những tình huống có thể xảy ra, nắm được những chú ý trong thao tác thí nghiệm là điều kiện cần thiết để hướng dẫn các em tiến hành thí nghiệm thành công. 2/ NHỮNG CHÚ Ý CHUNG: - Giáo viên cần định lượng thời gian phù hợp cho từng thí nghiệm. Có những thí nghiệm cần có thời gian dài để đủ thao tác thực hành và rút ra kết luận, ví dụ thí nghiệm kiểm tra tác động của các yếu tố đến sự bay hơi: 15-20 phút cho mỗi thí nghiệm, thí nghiệm về sự sôi: 20-25 phút… Nhưng cũng có những thí nghiệm cần thời gian ngắn, ví dụ thí nghiệm sự nở ra vì nhiệt của chất khí: chỉ cần 7-10 phút…Có thể học sinh lớp 6 thích tò mò hay nghịch phá nên cần “khoán” thời gian để các em tập trung hơn khi làm thí nghiệm. - Nếu dùng nước màu, rượu hay dầu đổ vào bình hoặc ống thuỷ tinh để làm thí nghiệm thì phải rửa sạch sau khi xong. - Những thí nghiệm có sử dụng đèn cồn để đun nóng các vật, giáo viên nhắc học sinh phải hết sức bảo đảm kỉ kuật, trật tự và cẩn thận vì nếu đùa nghịch hoặc vô ý sẽ làm đổ đèn, nước nóng hoặc va vào các vật nóng gây bỏng. - Cho học sinh biết thuỷ ngân rất độc, gây ra bệnh ung thư và nó có thể bay hơi ở nhiệt độ thường. Vì vậy phải rất cẩn thận, tuyệt đối không để vỡ nhiệt kế thuỷ ngân. - Khi tắt đèn cồn phải dùng nắp đậy vào ngọn lửa ở đèn. Tuyệt đối không được thổi vào ngọn lửa vì có thể gây nổ rất nguy hiểm. -Có thể sử dụng những vật liệu dễ kiếm để làm các thí nghiệm đơn giản thông qua đó rèn luyện phương pháp tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề và các kỹ năng quan sát, đề ra giả thuyết, rút ra kết luận…Ví dụ, có thể thay ống nghiệm, ống thuỷ tinh bằng những ống nhựa trong dễ kiếm (khi làm thí nghiệm không có nguồn nhiệt). Nước đá, túi pôliêtilen, dây cao su, các chất lỏng thường dùng hàng ngày, vỏ lon bia…là những vật liệu dễ kiếm. - Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học ở tiểu học hoặc những hiện tượng xảy ra thường xuyên trong hàng ngày để giải thích các hiện tượng vật trong hí nghiệm. Ví dụ : các em đã biết được cảm 2 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ giác nóng, lạnh, nhiệt độ, các nguồn nhiệt, vai trò của nhiệt…hoặc đã học về sự chuyển thể của nước, liên hệ để nghiên cứu sự chuyển thể của các chất kết tinh. Hoặc dựa vào hiện tượng xảy ra hàng ngày như phơi quần áo để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi. 3/NHỮNG CHÚ Ý TRONG TỪNG THÍ NGHIỆM THEO BÀI HỌC Ở SÁCH GIÁO KHOA : BÀI 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN. -Trong thí nghiệm này do quả cầu đốt đến nhiệt độ cao có thể gây bỏng nên giáo viên làm thí nghiệm. - Khi được đốt nóng thì đường kính quả cầu tăng. Trước khi đốt nóng, cần kiểm tra xem vành đồng lớn hơn quả cầu bao nhiêu. Nếu vành đồng vừa sát quả cầu thì chỉ cần đốt khoảng 1 phút. Nếu lỗ vành đồng lớn hơn đường kính quả cầu khoảng 0,2-0,3 mm thì phải đốt nóng quả cầu trong khoảng 2-3 phút. -Giáo viên có thể gọi 1 học sinh lên hỗ trợ để dùng 2 đèn cồn đốt quả cầu và vòng đồng cùng một lúc . Khi quả cầu và vòng đồng cùng nóng, thử cho quả cầu vào vòng đồng xem có lọt không . Vì vòng đồng to, nên trong khi đốt phải đưa vòng đồng lần lượt từng vị trị trên ngọn lửa đèn cồn để được nóng đều. Nếu vòng đồng được đốt nóng đều thì quả cầu đồng dù được đốt nóng vẫn lọt qua được.(Quả cầu và vòng đồng ở cùng một nhiệt độ như nhau ) BÀI 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG. - Khi đưa ống thuỷ tinh vào nút cao su: Nếu nút cao su mềm và lỗ không nhỏ hơn ống thuỷ tinh nhiều thì nhúng ống thuỷ tinh vào nước và cắm vào lỗ nút. Nếu thấy khó cắm ống thuỷ tinh vào lỗ nút cao su thì phải nhúng ống thuỷ tinh vào nước xà phòng để cắm cho dễ, nếu không dễ gãy ống thuỷ tinh gây rách tay. - Trong thí nghiệm này, dùng bình tam giác là tốt nhất, vì chỉ đổ ít nước nóng vào bình nhưng diện tích tiếp xúc của bình với nước nóng vẫn nhiều hơn . Trong thí nghiệm, chỉ cần dùng nước nóng 60 0 C thì có kết quả nhanh và rõ. Không nên dùng nước quá nóng vì dễ gây vỡ chậu thuỷ tinh hoặc bình. Chỉ cần cho bình chất lỏng vào chậu nước nóng khoảng 1 phút là mức chất lỏng trong bình đã dâng lên rõ rệt. Trong thực tế, nếu học sinh quan sát kĩ sẽ thấy, lúc mới đặt bình tam giác đựng chất lỏng vào nước nóng thì mức chất lỏng trong ống tụt xuống độ vài mm, sau đó mới dâng lên. Nguyên nhân vì, khi khi mới đặt vào thì bình nóng lên trước nên nở ra trong khi nước ở bình chưa được làm nóng. Điều này giáo viên chỉ giải thích khi cần thiết. 3 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ - Ở thí nghiệm 2 (so sánh sự nở ra của các chất lỏng khác nhau), có thể điều chỉnh mức chất lỏng trong hai ống thuỷ tinh cho cao bằng nhau bằng cách đậy chặt hoặc nới lỏng nút cao su trên bình một chút. Nếu có điều kiện, giáo viên có thể cho học sinh làm thí nghiệm với một bình nữa đựng dầu. Các dụng cụ sau khi thí nghiệm cần phải rửa sạch nước màu hoặc dầu. - Có thể đánh dấu mức nước trong ống bằng các quấn vào ống một sợi chỉ màu hoặc sợi chun. Để dễ quan sát sự dịch chuyển của chất lỏng trong ống, giáo viên có thể lắp vào mỗi ống 1 mảnh giấy trắng có chia vạch (như hình 2.1). BÀI 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ. - Trong thí nghiệm này,chú ý là lượng không khí trong bình phải kín. Nhiều lúc nút cao su cứng nên không sát cổ bình. Có thể làm kín cổ bình bằng cách nhỏ vài giọt nước vào chỗ tiếp giáp giữa thành bình và nút . Không nên làm kín bằng cách bôi mỡ hoặc va-dơ-lin vì khi làm xong sẽ mất công rửa. - Trước và khi thao tác thí nghiệm không nên cầm tay vào bình vì sẽ làm bình nóng lên, lúc ta đặt bình lên bàn chuẩn bị làm thí nghiệm thì cột nước màu trên ống sẽ chạy vào bình. 4 Hình 1 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ - Khi áp tay vào bình cầu thì cột nước màu chạy ra phía đầu ống thuỷ tinh. Không nên để cột nước ra sát miệng ống mới bỏ tay ra vì bình còn tiếp tục làm nóng không khí bên trong, cột nước sẽ chạy tuột ra ngoài. - Nên dùng ống thuỷ tinh có đường kính 3mm là dễ thành công. Nếu đường kính ống nhỏ hơn 3mm thì cột nước dịch chuyển nhanh, dễ chạy tuột ra ngoài khi chỉ mới áp tay vào bình. Còn nếu đường kính ống nhỏ khoảng 1mm thì khó lấy nước vào ống cũng như thí nghiệm các giai đoạn sau. Cách cắm ống thuỷ tinh vào nút cao su như bài 15. - Có thể lấy giọt nước màu vào ống thuỷ tinh theo cách khác: Sau khi đậy nút cao su có cắm ống thuỷ tinh vào miệng bình và làm cho kín, ta cắm đầu ống thuỷ tinh vào nước màu. Tay cầm vào bình sẽ làm bình nóng lên, một số bọt khí thoát ra từ đầu ống thuỷ tinh. Đếm cho đến khi có khoảng 15-20 bọt khí thoát ra thì không cầm vào bình nữa, chỉ dùng 2 ngón tay cầm vào cổ bình để giữ cho đầu ống thuỷ tinh vẫn nằm trong nước màu . Một lúc sau nước màu chảy vào ống thuỷ tinh. Khi cột nước màu trong ống độ 3-4 cm thì nhấc đầu ống ra khỏi nước màu. Để bình thuỷ tinh trên mặt bàn một lúc cho cột nước ổn định rồi tiến hành thí nghiệm. - Có thể đánh dấu và quan sát vị trí đoạn nước màu bằng cách lấy một mảnh giấy trắng 50 x 150mm rồi vạch 4 vạch dài 20mm và gài vào ống thuỷ tinh như hình 2: - Giáo viên có thể liên hệ sự nở vì nhiệt của các chất khí của bài này với sự nở ví nhiệt của chất lỏng ở bài 15 để thấy chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng: Thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất khí chỉ cần áp tay vào bình là đã nở ra nhiều, còn chất lỏng phải dùng nhiệt độ cao hơn (60 0 C) mới quan sát thấy được sự nở. 5 Hình 2 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHỆT - Trong thí nghiệm “Lực xuất hiện trong sự co giản vì nhiệt”, cần đặt 2 cây đèn cồn dưới thanh kim loại sao cho thanh sắt nằm ở chỗ nóng nhất của ngọn lửa. Nhắc học sinh chú ý quan sát chốt thép ở đầu thanh kim loại. Khi đốt khoảng 2-3 phút sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Trong thí nghiệm lần 2(cắm chốt thép phía ngoài tấm đỡ), cũng dùng 2 đèn cồn đốt thanh kim loại trong 2 phút nữa . Vặn chặt đai ốc ngoài cho nó kéo chốt sát tấm đỡ. Bỏ đèn cồn ra, lấy vải tẩm nước lạnh đặt lên thanh kim loại đang nóng. Khi bắt đầu đặt mảnh vải ướt lên thanh kim loại thì hướng dẫn học sinh chú ý quan sát chốt thép ở đầu thanh kim loại xem có hiện tượng gì xảy ra? - Trong thí nghiệm này do giáo viên làm, học sinh quan sát để báo đảm an toàn. Khi chốt thép gãy nó bắn ra khá mạnh, giáo viên không nên hướng chốt thép về phía học sinh. Có thể dùng tấm nhựa trong không màu hình chữ U (cắt từ 1 thẩu nhựa đựng đồ chẳng hạn) úp lên chốt để khỏi bắn ra xa. Giáo viên phải cho học sinh thấy kim loại co giản ít nhưng khi bị cản trở nó sẽ sinh ra một lực rất lớn. Vì thế chốt thép (hoặc gang) phải dùng loại có đường kính 4mm để học sinh thấy tuy nó to nhưng vẫn bị gãy khi thanh kim loại giản nở. - Giáo viên cho học sinh về nhà suy nghĩ những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày khi vật dùng bị co giản vì nhiệt, nhất là vật liệu thuỷ tinh. Ví dụ rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh có thành cốc dày? - Nên đặt tấm lưới sắt dưới khay cồn để đưa khay cồn đang nóng ra ngoài cho dễ. - Trong thí nghiệm hơ nóng băng kép không nên để ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp với băng kép vì nóng quá băng kép sẽ cong nhiều quá, khi nguội đi không trở về dạng cũ được nữa. Đưa lướt băng kép trên ngọn lửa. - Có thể tự làm băng kép băng kép bằng cách lấy tấm nhôm mỏng ở vỏ lon bia và tấm sắt mỏng ở lon đồ uống (lon sữa bò) cắt thành băng rộng (15 x 100)mm , ghép 2 băng này với nhau bằng ghim dập như hình 3. Băng kép này cũng khá nhạy. 6 Hình 3 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ BÀI 23 THỰC HÀNH: ĐO NHIỆT ĐỘ - Giáo viên cho học sinh biết thuỷ ngân rất độc, có thể bay hơi ở nhiệt độ thường. Vì vậy phải cẩn thận không để vỡ nhiệt kế. Khi cầm nhiệt kế để vẩy phải cầm chặt và tránh xa các vật khác để khỏi chạm. - Nhiệt kế dầu khi bảo quản phải để dựng đứng, nếu để nằm ngang hoặc để ngược rất dễ xảy ra đứt đoạn bên trong ống nhiệt kế. Khi nhiệt bị đứt đoạn dầu trong ống phải cắm bầu nhiệt kế vào nước nóng để dầu dẫn lên trên và nối liền vởi nhau trong ống. Khi dầu trong ống đã được nối thì nhấc ngay nhiệt kế ra khỏi nước. - Dầu dẫn nhiệt kém nên khi đo nhiệt độ phải để 1phút cho dầu bên trong bầu có cùng nhiệt độ với môi trường bên ngoài. - Khi nhìn nhiệt kế để đọc nhiệt độ, tránh cầm tay vào bầu nhiệt kế, tránh hơi thở vào bầu có thể làm nhiệt độ chỉ thị sai đi. BÀI 24-25: SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC -Thí nghiệm này không yêu cầu giáo viên làm trên lớp với băng phiến vì nếu băng phiến mua trên thị trường sẽ không nguyên chất nên kết quả thí nghiệm không thật chính xác. Thí nghiệm này làm mất nhiều thời gian và hơn nữa, hơi băng phiến độc, có hại cho sức khoẻ. - Tuy nhiên để trực quan hơn, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm nóng chảy của nước đá, đông đặc của nước: 1/ Thí nghiệm sự nóng chảy của nước đá : Đặt phễu vào miệng 1cốc thuỷ tinh (hoặc nhựa), nhiệt kế được giữ bằng kẹp (nên dùng kẹp vạn năng) lắp trên trụ đứng sao cho bầu nhiệt kế nằm giữa phễu. Đập nước đá thành từng viên nhỏ cho vào phễu bao quanh bầu nhiệt kế. Quan sát nhiệt độ ở nhiệt kế.( hình 4a). 2/ Thí nghiệm sự đông đặc của nước : Đập nước đá thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay cho vào gần đầy cốc 250ml. Cho khoảng 30 g muối ăn vào nước đá trong cốc và trộn đều. Cho khoảng 5ml nước do nước đá tan ra (hoặc nước lạnh) vào ống nghiệm. Đặt ống nghiệm vào giữa khối nước đá trong cốc sao cho phần nước trong ống nghiệm nằm trong nước đá. Nhiệt kế được giữ bằng kẹp lắp trên trụ đứng. Chú ý quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế. Khoảng 4 phút sau, nước trong ống nghiệm bắt đầu đông. Khoảng 7-8 phút thì toàn bộ nước trong ống nghiệm đông đặc thành nước đá (hình 4b). 3/ Chú ý : -Nhiệt độ nóng chảy của nước đá và đông đặc của nước có thể khác 0 0 C vì nước không bảo đảm nguyên chất. 7 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ - Trong khi nước đá đang nóng chảy, có thể nhiệt độ hơi tăng một chút vì một phần bầu nhiệt kế tiếp xúc với không khí. Phải đập nước đá nhỏ hơn và cho bám sát xung quanh bầu nhiệt kế. - Khi nước đang đông đặc, có thể nhiệt kế chỉ nhiệt độ hơn thấp dần vì bầu nhiệt kế tiếp xúc với thành ống nghiệm đặt trong cốc nước đá có nhiệt độ thấp hơn 0 0 C nhiều. Lúc đó cần nhấc nhiệt kế lên và để vào giữa khối nước trong ống nghiệm. - Thí nghiệm về sự đông đặc của nước có thể nhắc học sinh quan sát bên ngoài cốc nước: đầu tiên có các giọt nước bám bên ngoài cốc, sau đó các giọt nước to dần và cũng đông đặc lại. Quan sát điều này để chuẩn bị cho bài học sau: sự ngưng tụ. ‌ a b BÀI 26-27: SỰBAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ -Thí nghiệm về sự bay hơi chỉ nên làm với 1-2 giọt nước. Nếu dùng lượng nước lớn từ 2-3 cm 2 như SGK thì cả tiết học cũng chưa bay hơi hết. - Thí nghiệm về ngưng tụ nhắc học sinh chú ý quan sát bên ngoài cốc đựng nước đá, thấy đầu tiên bên ngoài cốc mờ đi, đó là các giọt nước rất nhỏ bám ở thành cốc. Một lúc sau, các giọt nước này trở thành những giọt nước lớn hơn bám bên ngoài. 8 100 o C 0 o C 100 o C 0 o C Hình 4 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ - Nên cắt 2 mảnh giấy làm khăn ăn thành hình vuông 10x10 mm để vào 2 đĩa nhôm như hình 5. Nhỏ vào mỗi mảnh giấy vài giọt nước rồi làm thí nghiệm kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước. Quan sát 2 mảnh giấy có thấm nước ở 2 đĩa xem mảnh nào khô trước . Làm như vậy để dễ quan sát và phát hiện hơn khi chỉ nhỏ nước vào đĩa nhôm. - Nếu có làm thí nghiệm kiểm tra sự tác động của diện tích mặt thoáng của chất lỏng thì nên dùng que kim loại nhỏ và có bề mặt nhẵn bóng để dàn giọt nước trên đĩa nhôm cho nó không hút mất nước (nước bám vào que không đáng kể). - Có thể làm đĩa nhôm tự tạo bằng cách cắt lấy phần đáy lon bia. BÀI 28-29: SỰ SÔI - Giáo viên nhắc học sinh chú ý quan sát vào cốc nước trong khi đun xem ở nhiệt độ nào thì có các hiện tượng sau: Xuất hiện các bọt khí nhỏ ở đáy cốc, lượng bọt khí nhiều, bọt khí lớn dần và bay lên. - Thí nghiệm này chỉ đun sôi vài phút. Nếu đun lâu quá nhiệt độ có thể lên một chút nếu dùng nước cho thí nghiệm không nguyên chất. Chỉ có nước nguyên chất và đun sôi ở nơi có độ cao bằng mực nước biển mới sôi ở 100 o C. Thường nước sôi ở 98 o C-100 o C tuỳ theo chất lượng nước. Nếu nước có nhiều kim loại nặng có thể sôi ở 102 o C. - Giáo viên nhắc học sinh khi mới đun phải đưa ngọn lửa đèn cồn quanh đáy cốc đốt. Sau khoảng 2 phút khi cốc nóng đều mới để đèn cồn một vị trí để tránh khỏi vỡ cốc. - Muốn đo nhiệt độ sôi của nước được chính xác nên dùng nhiệt kế thuỷ ngân. 9 Hình 5 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật nhiệt học Nguyễn Văn Vũ III/ KẾT LUẬN: Những điều chú ý đã nêu ở trên mà tôi, trong quá trình làm thí ngiệm và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm khi giảng dạy phần nhiệt học môn vật lớp 6 đã chắt lọc và rút ra. Qua quá trình vận dụng nó vào từng bài dạy, tôi đã thấy được hiệu quả rõ ràng. Học sinh khi làm thí nghiệm trong từng bài học đều bảo đảm thời gian, thành công và đạt yêu cầu đề ra. Đặc biệt khi học sinh làm thí nghiệm nếu sự hướng dẫn của giáo viên có chú ý đến những tình huống xảy ra như trên thì các em tiến hành rất cẩn thận, tập trung và kết quả nghiên cứu, tìm tòi khá chính xác. Đồng thời qua việc vận dụng cách hướng dẫn thí nghiệm như trên, tôi cũng đã rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, tính cẩn thận và cách làm việc có khoa học. Các em biết vận dụng những điều đã biết, những hiện tượng thực tế vào bài học và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. Có thể mỗi giáo viên giảng dạy môn vật sẽ có những tình huống, các thủ thuật khác nhau. Tuy nhiên những điều chú ý trong hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm vật nhiệt học lớp 6 đã nêu trên có thể giúp giáo viên giải quyết một số vướng mắc, khó khăn khi dạy học. Rất mong các thầy, cô giáo đóng góp ý kiến và bổ sung . Lộc Điền, ngày 12 tháng 4 năm 2006 Người viết Nguyễn Văn Vũ 10 . SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật lí nhiệt học Nguyễn Văn Vũ NHỮNG CHÚ Ý KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 THỰC HÀNH VẬT LÍ NHIỆT HỌC dùng nhiệt kế thuỷ ngân. 9 Hình 5 SKKN - Những chú ý khi hướng dẫn HS lớp 6 thực hành vật lí nhiệt học Nguyễn Văn Vũ III/ KẾT LUẬN: Những điều chú ý đã

Ngày đăng: 05/08/2013, 01:25

Hình ảnh liên quan

Hình 1 - Những chú ý khi sử dụng ĐDTB nhiệt vật lí 6

Hình 1.

Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 4 - Những chú ý khi sử dụng ĐDTB nhiệt vật lí 6

Hình 4.

Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan