Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh trường THPT long xuyên

10 995 0
Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh trường THPT long xuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, marketing, hành vi, khách hàng, dịch vụ, quản trị, cảm nhận, hài lòng, sự hài lòng

Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở hình thành: Trong xu thế nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, thì các nhu cầu về phương tiện kỹ thuật, công nghệ, thông tin, khoa học,…là không thể thiếu. Trong số các nhu cầu ấy, nhu cầu về phương tiện lưu thông, phương tiện đi lại là rất cần thiết. Một số phương tiện lưu thông như: xe đạp, xe gắn máy, ôtô, xe bus…giúp ích rất nhiều cho con người trong việc tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí,… Trong số các phương tiện ấy xe gắn máy là một ví dụ điển hình. Nó không chỉ là phương tiện phục vụ cho người đi lại giảm công sức, tiết kiệm thời gian, mà còn thể hiện phong cách, cá tính của người sử dụng. Trong thời gian gần đây, thị trường xe gắn máy trong cả nước nói chung và Thành phố Long Xuyên nói riêng đang thực sự “nóng” lên. Thị trường xe gắn máy ở Thành phố Long Xuyên ngày một biến động không ngừng, vì nhu cầu sử dụng xe gắn máy ngày càng tăng, sản phẩm xe gắn máy ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Từ đó, các hãng xe đang có mặt trên thị trường hiện nay như: Honda, Yamaha, Suzuki, SYM,…không ngừng tìm những chiến lược tốt nhất để phát triển quy mô và mở rộng thị trường. Để làm được điều đó các nhà sản xuất kinh doanh xe gắn máy luôn muốn tìm hiểu nhu cầu sử dụng xe gắn máy của khách hàng nhằm đưa ra dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng. Trong số những khách hàng đó có học sinh phổ thông, các bạn học sinh rất cần một phương tiện đi lại giúp việc đi học được dễ dàng, việc đi chơi cùng gia đình, bè bạn được thuận tiện, ngoài ra còn thể hiện được cá tính, phong cách của các bạn ấy. Vì vậy, mà số lượng xe gắn máy bán ra ngày càng tăng ở lứa tuổi học đường trong những năm vừa qua. Tuy hiện nay có một số học sinh chưa đủ tuổi sử dụng xe gắn máy nhưng sẽ đủ điều kiện sau 1- 2 năm nữa và nhất là nhu cầu sử dụng sẽ tăng lên khi các em ra trường. Do đó, học sinh phổ thông sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng lớn mà các nhà sản xuất kinh doanh xe gắn máy nên hướng đến để ngày càng phát triển mạnh ở thị trường Thành phố Long Xuyên. Chính vì thế, mà các nhà sản xuất kinh doanh cần phải có những thông tin hữu ích về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh ở các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố Long Xuyên. Trường THPT Long Xuyêntrường nằm trong khu vực trung tâm thành phố có hệ thống giao thông thuận tiện, các em học sinh của trường có điều kiện sử dụng phương tiện đi lại nhiều hơn, mong muốn mua xe và khả năng chi trả cũng cao hơn. Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường Trung học phổ thông Long Xuyên” làm chuyên đề năm 3 của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: - Mô tả nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên. - Đo lường mức độ sẵn sàng mua xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên. GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 1 Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Trung học phổ thông Long Xuyên, đối tượng nghiên cứu là học sinh của trường năm học 2009 – 2010. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu này được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu với 5 học sinh (n=5) để khai thác, tìm hiểu thông tin các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ các thông tin ý kiến nhận được sẽ xây dựng một bản câu hỏi chính thức để đi vào nghiên cứu định lượng. 1.4.2. Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định lượng. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành bằng cách điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi. Giai đoạn đầu sẽ tiến hành điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi thử 10 học sinh (n=10) để xác lập tính logic của bản câu hỏi để loại bớt những biến không liên quan nhằm xây dựng một bản câu hỏi chính thức hoàn chỉnh. Giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai rộng rãi bằng cách điều tra trực tiếp 100 học sinh (n=100) bằng bản câu hỏi đã xây dựng hoàn chỉnh để thu thập được thông tin dữ liệu từ đáp viên, xử lý thông tin dữ liệu có được, hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu: Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên đối với các công ty, các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Thành phố Long Xuyên. Từ đó, các nhà sản xuất kinh doanh xe gắn máy sẽ xây dựng được kế hoạch Marketing, chiến lược kinh doanh phù hợp như nên sản xuất sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng gì, chất lượng ra sao,…nhằm thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu của khách hàng. 1.6. Cấu trúc của bài báo cáo nghiên cứu: Chương 1: Giới Thiệu: Tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu. Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết và Mô Hình Nghiên Cứu: Trình bày lý thuyết nhu cầu và nhận thức nhu cầu. Trên cơ sở lý thuyết đã nêu xây dựng nên mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu: Chủ yếu trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu,… Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu: Trình bày các kết quả có được sau quá trình sàn lọc, thống kê, xử lý số liệu như: mô tả, đo lường mong muốn sử dụng xe gắn máy và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh. Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị: Trình bày kết quả nghiên cứu, hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất liến nghị. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 2 Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên 2.1. Giới thiệu: Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 này sẽ giới thiệu các khái niệm, định nghĩa về nhu cầu. Cuối cùng là xây dựng một mô hình nghiên cứu về đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh phổ thông dựa trên các lý thuyết đã nêu. 2.2. Các khái niệm: 2.2.1. Nhu cầu và nhận thức nhu cầu: Nhu cầu: là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm Marketing tạo ra, chúng tồn tại nhu một bộ phận cấu thành của con người. 1 Nhận thức nhu cầu: là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực tế của một người nằm thúc đẩy việc ra quyết định. Nhận thức về vấn đề có thể được kích thích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc bởi những nỗ lực tiếp thị. 2 Nhận thức vấn đề xảy ra khi con người trải qua sự mất cân đối giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn (trạng thái lý tưởng). Điều này là do mối quan hệ giữa nhu cầu và cơ hội. Khi sự khác nhau giữa trạng thái lý tưởng và thực tế đủ lớn, sẽ gây ra một cảm giác tâm lý (và đôi khi là vật lý) bực bội khó chịu (muốn) thúc đẩy con người hành động. Nhu cầu: là sự đòi hỏi của con người, mong muốn đạt được và là một trạng thái căng thẳng trong khi động cơ là lực thúc đẩy ta giảm bớt trạng thái này. Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có nhu cầu khác nhau. Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau. 2.2.2. Mong muốn: Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều, một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động Marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình. 3 2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm: 4 1 Kotler, Philip. 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 2 Kotler, Philip. 2002. Quản trị Marketing. NXB: Giao thông vận tải. 3 Kotler, Philip. 1999. Tài liệu đã dẫn. 4 Nguyễn Quỳnh Chi. 2001. Quản trị Marketing trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ - thu thập thông tin về khách hàng. Viện Đại học mở OLA (Canada) biên soạn. GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 3 Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên 2.2.3.1. Yếu tố ảnh hưởng bên trong: Nhận thức nhu cầu: là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực tế của một người nằm thúc đẩy việc ra quyết định. Nhận thức về vấn đề có thể được kích thích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc bởi những nỗ lực tiếp thị. Cảm nhận về sản phẩm: cảm nhận của người tiêu dùng về đặc điểm, công dụng, chất lượng, ưu và nhược điểm của một sản phẩm. Cá tính: là nói lên hành động kiên định của một người hoặc sự phản ứng đối với những tình huống diển ra có tính lặp lại, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là những nét chính dẫn đến sự ưu thích nhãn hiệu và loại sản phẩm. Giới tính: sự khác biệt về giới tính của con người ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ. 2.2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng bên ngoài: Động cơ thúc đẩy: là sức mạnh gây ra hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu. Các nhà tâm lý cho rằng nhu cầu là có phân cấp, một khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì người ta sẽ tìm để thỏa mãn nhu cầu cao hơn như đã biết qua tháp nhu cầu của Maslow. Thu nhập của gia đình: là thu nhập của một số người trong gia đình và số tiền đó họ có sẵn sàng chi tiêu để sở hữu được sản phẩm mong muốn. Bạn bè: nhu cầu sử dụng phát sinh một phần cũng bị ảnh hưởng bởi bạn bè vì thấy bạn sử dụng. 2.3. Mô hình nghiên cứu: Nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng bị chi phối bởi nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong đề tài nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên” áp dụng các lý thuyết đã trình bày ở trên, ta xây dựng được mô hình nghiên cứu cho đề tài như sau: GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 4 Yếu tố bên trong: Nhận thức nhu cầu Cảm nhận về sản phẩm Cá tính Giới tính Yếu tố bên ngoài: Thu nhập của gia đình Bạn bè Động cơ thúc đẩy Nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên Sản phẩm gia tăng: Bảo hành Phụ tùng Hướng dẫn sử dụng - Giao hàng Sản phẩm cụ thể: Nhãn hiệu Chất lượng Giá cả - Kiểu dáng Sản phẩm cốt lõi: Công dụng Kỹ thuật Tâm lý Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Mong muốn sử dụngnhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ nhân cách, văn hóa của từng người. Nhu cầu sử dụng được mô tả như các đối tượng dùng để thỏa mãn những đòi hỏi của con người phù hợp với điều kiện sống. Mô hình nghiên cứu cho thấy, nhu cầu của con người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động từ các yếu tố tác động từ bên ngoài và cả bên trong của con người. Yếu tố tác động bên trong: Nhận thức nhu cầu: hiểu biết về công dụng và các đặc trưng liên quan đến chất lượng, mẫu mã,…của xe gắn máy. Cảm nhận về sản phẩm: những cảm nhận của học sinh phổ thông về công dụng, chất lượng,…của xe gắn máy. Cá tính: ảnh hưởng đến sự chọn lựa sử dụng xe gắn máy. Giới tính: sự khác biệt về giới tính ảnh hưởng khá nhiều đến nhu cầu sử dụng của học sinh. Yếu tố tác động bên ngoài: Thu nhập của gia đình: thu nhập gia đình cũng ảnh hưởng một phần tới nhu cầu sử dụng của học sinh, gia đình có sẵn sàng chi tiền để con mình sở hữu được một chiếc xe gắn máy như mong ước. Bạn bè: những tác động đến từ bạn bè, nhu cầu phát sinh khi thấy bạn mình có. Động cơ thúc đẩy: một số ảnh hưởng, sức mạnh gây ra nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng sản phẩm còn bị ảnh hưởng bởi các thành phần của sản phẩm đó bao gồm ba cấp độ: Sản phẩm cốt lõi: công dụng của xe gắn máy, tâm lý của học sinh về sản phẩm xe gắn máy, yếu tố kỹ thuật sản xuất xe gắn máy. Sản phẩm cụ thể: nhãn hiệu xe gắn máy, chất lượng như thế nào, giá cả ra sao, kiểu dáng có phù hợp với học sinh. Sản phẩm gia tăng: xe gắn máy được bảo hành, sửa chữa trong thời gian bao lâu, phụ tùng có dễ mua, dễ thay thế, nhân viên có hướng dẫn tận tình về cách thức sử dụng, việc giao hàng như thế nào, thanh toán ra sao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có mức tác động khác nhau tùy vào từng đối tượng học sinh. 2.4. Tóm tắt chương: GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 5 Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên Trong toàn bộ chương 2, chúng ta đã sơ lược qua các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng ta đã xây dựng được một mô hình nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên”. Đánh giá nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng là việc nghiên cứu sự mong muốn có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu của họ, những nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với từng người tiêu dùng cụ thể. Ngoài ra chúng ta cũng cần nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh phổ thông. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu: GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 6 Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên Chương 2 đã trình bày sơ lược các cơ sở lý thuyết và đã xây dựng nên một mô hình nghiên cứu thích hợp. Chương này sẽ trình bày toàn bộ phương pháp nghiên cứu về đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên gồm có 3 phần chính: Thiết kế nghiên cứu, mô tả nghiên cứu sơ bộ và cuối cùng là nghiên cứu chính thức. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: 3.2.1. Tiến độ các bước nghiên cứu: Bao gồm 2 bước Bảng 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu này được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu với 5 học sinh (n=5) để khai thác, tìm hiểu thông tin các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ các thông tin ý kiến nhận được sẽ xây dựng một bản câu hỏi chính thức để đi vào nghiên cứu định lượng. Bước 2: Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định lượng. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành bằng cách điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi. Giai đoạn đầu sẽ tiến hành điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi thử 10 học sinh (n=10) để xác lập tính logic của bản câu hỏi để loại bớt những biến không liên quan nhằm xây dựng một bản câu hỏi chính thức hoàn chỉnh. Giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai rộng rãi bằng cách điều tra trực tiếp 100 học sinh (n=100) bằng bản câu hỏi đã xây dựng hoàn chỉnh để thu thập được thông tin dữ liệu từ đáp viên, xử lý thông tin dữ liệu có được, hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu. 3.2.2. Quy trình nghiên cứu: Toàn bộ quy trình nghiên cứu được mô tả qua hình dưới đây: GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 Bước Nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên sâu n=5 2 tuần 2 Chính thức Định lượng Điều tra bản câu hỏi n=100 3 tuần 7 Tốt Không tốt Tốt Bản câu hỏi điều tra thử n=10 Xác định vấn đề nghiên cứu Đề cương phỏng vấn chuyên sâu n=5 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Bản câu hỏi điều tra chính thức n=100 Báo cáo kết quả nghiên cứu Xử lý dữ liệu thu được Hiệu chỉnh bản câu hỏi điều tra thử Nghiên cứu sơ bộNghiên cứu chính thức Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.3. Tổng thể và mẫu: Kích thước mẫu cho trường hợp nghiên cứu có nhiều biến đã từng được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất các bảng tra chọn mẫu hay các qui tắc chọn cỡ mẫu như: Kierce và Morgan (1970), Roscoe (1975), Bollen…Áp dụng qui tắc đề nghị của Roscoe (1975) mẫu được chia theo nhóm giới tính thể hiện sự khác biệt giữa nam và nữ, có hai nhóm mỗi nhóm GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 8 Báo cáo kết quả nghiên cứu Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên tối thiểu là 30 học sinh. Vì vậy, cỡ mẫu tối thiểu dự kiến có kích thước 60 học sinh (n=60). Chính vì thế, cỡ mẫu 100 học sinh (n=100) được chọn đã được phân chia nhóm theo giới tính thể hiện sự khác biệt giữa nam và nữ là phù hợp, đáng tin cậy và có thể phản ánh chính xác các tham số của tổng thể. Sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn mức phân chia tổng thể thành hai nhóm tổng thể con có sự khác biệt về giới tính là nam và nữ, gửi bản hỏi cho học sinh vào giờ ra chơi, ở ngay trong Trường THPT Long Xuyên giúp học sinh thoải mái, trả lời khách quan các vấn đề liên quan trong bản câu hỏi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi để điều tra trực tiếp đáp viên, bản câu hỏi được gửi cho học sinh trong giờ ra chơi ngay trong Trường THPT Long Xuyên và thu lại vào cuối giờ học. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu tối ưu có độ tin cậy cao giúp tác giả biết chính xác các biến cần mô tả, đo lường. 3.5. Biến, thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu: Theo mô hình nghiên cứu chúng ta có thể xây dựng được thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu cho biến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên như sau: Bảng 3.2: Bảng thống kê biến, thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu Biến nghiên cứu Thành phần Phần tử biểu hiện Kiểu thang đo Phương pháp phân tích dữ liệu GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 9 Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên Nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên 1. Nhu cầu đối với sản phẩm cốt lõi 1.1. Tiết kiệm thời gian Likert Thống kê mô tả 1.2. Phục vụ đi lại 1.3. Tạo nên sự tự tin 1.4. Tốc độ Định danh mức độ 1.5. Độ bền 2. Nhu cầu đối với sản phẩm cụ thể 2.1. Mẫu mã Danh nghĩa Đếm tần suất 2.2. Kiểu dáng 2.3. Màu sắc 2.4. Trang trí 2.5. Nhãn hiệu 2.6. Giá 2.7. Chất lượng Định danh mức độ Thống kê mô tả 3. Nhu cầu đối với sản phẩm gia tăng 3.1. Bảo hành Danh nghĩa Đếm tần suất 3.2. Phụ tùng 3.3. Hướng dẫn sử dụng 3.4. Giao hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy 1. Yếu tố bên trong 1.1. Thể hiện cá tính Likert Thống kê mô tả 1.2. Có nhu cầu sử dụng Danh nghĩa Đếm tần suất 2. Yếu tố bên ngoài 2.1. Bạn bè sử dụng Likert Thống kê mô tả 2.2. Thu nhập của gia đình Danh nghĩa Đếm tần suất 3.6. Tóm tắt chương: Trong toàn bộ chương 3, chúng ta đã lần lượt phân tích mô tả về nhu cầu sử dụng xe gắn máy. Từ đây cho chúng ta có được cái nhìn tổng thể về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh, cụ thể: sử dụng xe gắn máy với mục đích chính là phương tiện để đi học hoặc đi chơi, sử dụng do sở thích và sử dụng để đi chơi nên họ cho rằng xe gắn máy chỉ là phương tiện phục vụ cho việc đi lại. Mối quan tâm lớn nhất của người sử dụng đối với xe gắn máy là chất lượng, độ bền, bảo hành . Phương pháp nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi với cỡ mẫu là 5 học sinh (n=5), bước 2 là nghiên cứu định lượng với một bản câu hỏi chính thức với cỡ mẫu được chọn là 100 học sinh (n=100). Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu: Chương 3 giới thiệu một số phương pháp tiến hành nghiên cứu, từ thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ đến nghiên cứu chính thức. Chương này sẽ trình bày cụ thể các kết quả nghiên cứu thu được sau quá trình sàng lọc, thống kê và sử lý số liệu. GVHD: ThS. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Châu Thanh Huy MSSV: DQT073373 10 . DQT073373 9 Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên Nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên 1. Nhu cầu đối. được một mô hình nghiên cứu Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên . Đánh giá nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng là việc

Ngày đăng: 04/08/2013, 22:16

Hình ảnh liên quan

2.3. Mô hình nghiên cứu: - Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh trường THPT long xuyên

2.3..

Mô hình nghiên cứu: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Chương 2 đã trình bày sơ lược các cơ sở lý thuyết và đã xây dựng nên một mô hình nghiên cứu thích hợp - Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh trường THPT long xuyên

h.

ương 2 đã trình bày sơ lược các cơ sở lý thuyết và đã xây dựng nên một mô hình nghiên cứu thích hợp Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan