Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

112 323 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nông nghiệp, công nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU Phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất đòi hỏi tất yếu phải có sự trao đổi hàng hóa giữa các khu vực, các vùng sản xuất với nhau; và đó chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành thương mại. Là một ngành của nền kinh tế quốc dân, thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của ngành thương mại được thể hiện trên các mặt như sau: là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển; thông qua hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ, thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng và nâng cao mức hưởng thụ của cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành của nền kinh tế quốc dân; đống vai trò cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa; thông qua quan hệ cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy tính năng động sáng tạo, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, dẫn đến góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta - nhất là trong xu thế “ toàn cầu hóa ” đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới như là một xu hướng tất yếu khách quan và việc nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) kể từ ngày 11/01/2007, hội nhập kinh tế thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay – chức năng và vai trò của ngành thương mại ngày càng được khẳng định và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế mở, gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước 1 phát triển nhanh chóng và góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta. 1. Lý do nghiên cứu đề tài: Ngành thuỷ sản, một ngành có nhiều tiềm năng thế mạnh xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thời kỳ, kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản chiếm tỷ trọng đến trên 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Nhưng trong thời gian gần đây, ngành thuỷ sản có nhiều biến động về tổ chức sản xuất, thị trường xuất khẩu … dẫn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu sụt giảm khá mạnh. Điều đó cần được quan tâm nghiên cứu, xác định những nguyên nhân khách quan và chủ quan để tìm ra những giải pháp thích hợp, khai thác tối đa lợi thế so sánh nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tương xứng với tiềm năng thế mạnh vốn có. Với những ý nghĩa như vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế “. 2. Mục đích nghiên cứu: - Góp phần hệ thống hóa những lý luận về hoạt động xuất khẩu. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua. - Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra số liệu thứ cấp như kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu, thi trường xuất khẩu … của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, kết hợp với số liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn chuyên gia (những 2 người am hiểu về hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, xuất khẩu hàng thủy sản Thừa Thiên Huế nói riêng) để phân tích về hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, rút ra những ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. 5. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Về thời gian: Thực trạng hoạt động xuất khẩu 2001-2005 Định hướng, giải pháp đến 2010. Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kiến thức có phần hạn chế nên nội dung luận văn không tránh khỏi một số sai sót . Kính mong thầy cô giáo cho ý kiến để bản thân tôi có sự nhận thức rõ hơn vấn đề. 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1 Thương mại Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hàng hoá bao gồm: - Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai. - Những vật gắn liền với đất đai. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thoả thuận. Theo nghĩa rộng: Thương mại là một quá trình từ mua ( khâu đầu tiên) đến bán (khâu cuối cùng) vì mục đích lợi nhuận. Theo nghĩa này, thương mại có đặc điểm là: thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, và bao gồm các hành vi hướng đến lợi nhuận. Theo nghĩa hẹp ( thông thường ): thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua mua bán trên thị trường. Theo nghĩa này, thương mại có các đặc điểm sau: thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là lĩnh vực phân phối, trao đổi 4 hàng hóa. 1.1.2 Mua bán hàng hoá quốc tế: Khi hành vi mua bán hàng hóa vượt khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, nó trở thành hoạt động ngoại thương, hay còn được gọi là hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu và phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Phạm vi luận văn này chỉ nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản 5 của tỉnh Thừa Thiên Huế với tích chất là hoạt động thương mại trong đó các doanh nghiệp đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt năm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam (khu chế xuất, …). 1.2 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược về phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò của xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Xuất phát điểm nền kinh tế nước ta còn thấp, máy móc thiết bị còn lạc hậu và chưa có khả năng tự sản xuất trong nước, nguồn vốn trong nước chưa đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, ngoài ra còn phải nhập khẩu nhiều loại nguyên, vật liệu để phục vụ cho sản xuất trong nước. Trong khi đó, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Do đó, phát triển xuất khẩu là hướng đi thích hợp để thu ngoại tệ, nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH. Với việc coi thị trường quốc tế, xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất: xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi; xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất trong nước phát triển ổn định; xuất khẩu là phương tiện quan trọng huy động vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới, thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, đòi hỏi chúng ta phải luôn tổ chức lại sản xuất trong nước và hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường; xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản 6 xuất và kinh doanh; xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Do đó, xuất khẩu có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Ngoài ra, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. 1.3 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ XUẤT KHẨU 1.3.1 Quan điểm Quan điểm phát triển xuất khẩu đã được nêu rõ tại Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu của cả nước giai đoạn 2006-2010, bao gồm: a. Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nhằm góp phần tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. b. Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước theo hướng: phát triển thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để kích thích sản xuất và thị trường trong nước; mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đi đôi với với việc mở rộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động. c. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. d. Phát triển nhập khẩu theo hướng tập trung nguồn lực cho phát triển đầu tư và sản xuất; kiềm chế mức nhập siêu hợp lý chủ yếu bằng các giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế. 7 1.3.2 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể phát triển xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng trong thời gian tới được Đề án phát triển xuất khẩu cả nước giai đoạn 2006-2010 và Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản cả nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 xác định như sau: 1.3.2.1 Mục tiêu tổng quát Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trước hết là cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuấtxuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới; đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ. * Đối với xuất khẩu thủy sản: Trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, nâng cao khả năng cạnh tranh, đưa xuất khẩu thủy sản một cách hiệu quả, bền vững, có vị thế cao trên thị trường quốc tế. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dàn tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Xuất khẩu thủy sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong khối nông nghiệp, thúc đẩy nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản phát triển có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân vùng nông thôn ven biển và hải đảo. 8 1.3.2.2 Mục tiêu cụ thể Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD. Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông-lâm-thuỷ sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu-khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hoá khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Về cơ cấu thị trường, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á chiếm khoảng 45,0%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Tiến tới cân bằng xuất khẩu-nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010. * Đối với xuất khẩu thủy sản: Đến năm 2010, phấn đẩu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân trên 9%/năm và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 – 4,5 tỷ USD. Định hướng đến 2020: Phát triển ngành thủy sản tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 trình độ chế biến thủy sản tương đương với các nước phát triển, đưa thủy sản là tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. 1.3.3 Nhiệm vụ 1.3.3.1 Định hướng chung Định hướng nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu cả nước đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đặt ra [35, 205] là: Đẩy mạnh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần 9 nhập siêu. Tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị tăng thêm cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng. Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước. 1.3.3.2 Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu thủy sản Trên cơ sở định hướng chung, Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản cả nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định 3 nhóm nhiệm vụ cụ thể của xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới, bao gồm: 1.3.3.2.1 Sản xuất sản phẩm thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu Phấn đấu đến năm 2010 đạt trên 900.000 tấn sản phẩm thủy sản xuất khẩu, trong đó có các sản phẩm chính là: 225.000 tấn sản phẩm từ tôm, 230.000 tấn sản phẩm từ cá tra, cá basa, 75.000 tấn sản phẩm từ mực, bạch tuộc, 160.000 tấn sản phẩm từ cá biển, 40.000 tấn sản phẩm từ nhuyễn thể 2 vỏ … 1.3.3.2.2 Về thị trường Tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Quốc và các thị trường tiềm năng; đồng thời chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu để kịp thời điều tiết khi có biến động về thị trường; Phấn đấu để ổn định thị phần xuất khẩu tại các thị trường chính: Nhật Bản 25%, Mỹ khoảng 23-25% trong những năm trước mắt và trên 30% những năm cuối của giai đoạn 2006 –2010 và những năm tiếp theo, EU từ 20-22%, Trung Quốc và Hồng Kông từ 7 – 9%, Hàn Quốc khoảng 8%. 10 . pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế “. 2. Mục đích nghiên cứu: - Góp phần hệ thống hóa những lý luận về hoạt động xuất. xuất nhập khẩu nói chung, xuất khẩu hàng thủy sản Thừa Thiên Huế nói riêng) để phân tích về hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó,

Ngày đăng: 04/08/2013, 20:48

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 2.1.

Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 2.2.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.4: Hiện trạng dân số và lao động - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 2.4.

Hiện trạng dân số và lao động Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.5: Kết quả thu thập phiếu phỏng vấn - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 2.5.

Kết quả thu thập phiếu phỏng vấn Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.2.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định ANOVA nguồn nguyên liệu theo các nhân tố - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.3.

Kết quả kiểm định ANOVA nguồn nguyên liệu theo các nhân tố Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về mối liên hệ - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.4.

Kết quả đánh giá về mối liên hệ Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định ANOVA đánh giá về mối liên hệ giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp nguyên liệu theo các nhân tố - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.5.

Kết quả kiểm định ANOVA đánh giá về mối liên hệ giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp nguyên liệu theo các nhân tố Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá máy móc thiết bị, thời gian tổ chức sản xuất, - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.6.

Kết quả đánh giá máy móc thiết bị, thời gian tổ chức sản xuất, Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định ANOVA đánh giá về máy móc thiết bị, thời - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.7.

Kết quả kiểm định ANOVA đánh giá về máy móc thiết bị, thời Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 3.9: Thị trường xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.9.

Thị trường xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về công tác thu thập thông thị trường - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.10.

Kết quả đánh giá về công tác thu thập thông thị trường Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định ANOVA về đánh giá công tác thu thập - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.11.

Kết quả kiểm định ANOVA về đánh giá công tác thu thập Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá về công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.12.

Kết quả đánh giá về công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.15: Kết quả kiểm định ANOVA về đánh giá công tác nghiên cứu - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.15.

Kết quả kiểm định ANOVA về đánh giá công tác nghiên cứu Xem tại trang 65 của tài liệu.
Số liệu ở bảng 3.14 và bảng 3.15 cho thấy, mức điểm đánh giá trung bình là 1,25 với kết quả kiểm định hoàn toàn không có sự khác biệt của các ý kiến thuộc tất cả các nhóm đánh giá; tương ứng với đa số các ý kiến đánh giá doanh nghiệp có nghiên cứu, tìm hi - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

li.

ệu ở bảng 3.14 và bảng 3.15 cho thấy, mức điểm đánh giá trung bình là 1,25 với kết quả kiểm định hoàn toàn không có sự khác biệt của các ý kiến thuộc tất cả các nhóm đánh giá; tương ứng với đa số các ý kiến đánh giá doanh nghiệp có nghiên cứu, tìm hi Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 3.20: Kết quả đánh giá về công tác kiểm vệ sinh thực phẩm - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.20.

Kết quả đánh giá về công tác kiểm vệ sinh thực phẩm Xem tại trang 75 của tài liệu.
tra được tổng hợp ở bảng 3.24 và bảng 3.25. - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

tra.

được tổng hợp ở bảng 3.24 và bảng 3.25 Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 3.25: Kết quả kiểm định ANOVA về đánh giá công tác kiểm nghiệm - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.25.

Kết quả kiểm định ANOVA về đánh giá công tác kiểm nghiệm Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 3.26: Kết quả đánh giá về những vấn đề cần hỗ trợ - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

Bảng 3.26.

Kết quả đánh giá về những vấn đề cần hỗ trợ Xem tại trang 83 của tài liệu.
Số liệu ở bảng 3.26 và bảng 3.27 cho thấy, mức đánh giá trung bình về vốn, công nghệ, thông tin thị trường, nguồn nguyên liệu, các vấn đề khác lần lượt là: 1,88; 1,54; 1,52; 1,92; 2,77 với kiểm định ANOVA hoàn toàn không có sự khác biệt hoặc chỉ có sự tươ - Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế

li.

ệu ở bảng 3.26 và bảng 3.27 cho thấy, mức đánh giá trung bình về vốn, công nghệ, thông tin thị trường, nguồn nguyên liệu, các vấn đề khác lần lượt là: 1,88; 1,54; 1,52; 1,92; 2,77 với kiểm định ANOVA hoàn toàn không có sự khác biệt hoặc chỉ có sự tươ Xem tại trang 84 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan