Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

58 819 6
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, bài tập, đề tài, nông nghiệp, công nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đất cùng với con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệp khác nhau, từ nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đầy ắp các tiến bộ về khoa học và công nghệ ngày nay. Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, là một trong những yếu tố hình thành quần thể rừng. Đấtquá trình phát sinh và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khí hậu, đá mẹ, thực vật, tuổi địa chất và hoạt động của con người. Đất và quần thể rừng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ vì đất vừa là yếu tố hình thành rừng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của rừng, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm thực vật rừng tạo nên độ phì đất rừng. Sự phát triển của rừng trồng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đất đai ngoài yếu tố khí hậu và giống.Việc lựa chọn cây trồng phù hợp ngoài yếu tố kinh tế còn cần phải dựa trên nền tảng của yếu tố khí hậu và đất đai. Địa hình ở nước ta lại chủ yếu là vùng đồi núi với khoảng 2/3 diện tích đất tự nhiên thuộc về miền núi và trung du, có địa hình phức tạp nên tài nguyên đất rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, với số dân khoảng trên 80 triệu người, hiện nay, nước ta đã và đang trở thành quốc gia khan hiếm đất trên thế giới. Bên cạnh đó lượng mưa lớn, tập trung, sự phân hoá giữa hai mùa khô và mưa rõ rệt nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi và bị thoái hoá, tạo nên 1 tầng kết cứng két von và đá ong làm giảm tiềm năng sàn xuất của đất. Hiện nay, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng chiếm tỷ lệ cao, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy đang diễn ra nhiều nơi làm cho đất rừng ngày càng cạn kiệt. Đồng thời, dưới tác động của cơ chế thị trường và các chính sách của Nhà nước về đất đai trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết, nhằm sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn đất lâm nghiệp. Cam Lộ là một huyện trung du nằm ở phía tây bắc của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng và thế mạnh về đất lâm nghiệp với gần 1.100 ha rừng tự nhiên và 5.000 rừng trồng mới. Tuy nhiên, nằm trong dải đất nghèo Miền Trung chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thường xuyên bị thiên tai đe dọa nên điều kiện kinh tế xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn. Với nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Bru, Vân Kiều , điều kiện cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn và dân số chủ yếu trồng rừng, đời sống nhân dân ở đây còn rất thấp kém. Trước thực trạng đó, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng đang được đặt ra cấp bách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với mong muốn trên chúng tôi lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ. Từ đó đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của huyện. 2 Thông qua đó, đề xuất những định hướng và giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tạo nền tảng ổn định cho phát triển lâm nghiệp bền vững. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các văn bản, chính sách về quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp từ đó đánh giá tình hình triển khai các văn bản trên địa bàn huyện Cam Lộ. - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn có liên quan đến đất lâm nghiệpsử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp nói chung. - Tiến hành điều tra, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cam Lộ. Làm rõ những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất trên cơ sở đó đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đồng thời đưa ra các quan điểm, định hướng và những giải pháp khả thi, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của huyện. - Kiến nghị các chính sách, chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước các cấp đối với việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Cam Lộ. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế -xã hội của địa phương, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại cây lâm nghiệp chủ yếu như keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn, keo lai…trên địa bàn huyện Cam Lộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp bao gồm nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau về kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình 3 giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Đánh giá những thuận lợi và những vướng mắc, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất trên địa bàn để có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Các nội dung khác chỉ sử dụng ý kiến của chuyên gia). - Về không gian Từ thực trạng phân bố sản xuất lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong vùng, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu 2 xã đại diện của huyện Cam Lộ trong tổng số 8 xã. - Về thời gian + Số liệu thứ cấp: Đề tài nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất trong những năm qua và tập trung nghiên cứu tình hình sử dụng đất lâm nghiệp huyện Cam Lộ từ năm 2000-2008. + Số liệu sơ cấp: Điều tra tình hình trồng rừng của các hộ nông dân từ năm 2006-2008, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị từ nay và đến năm 2015. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. LÝ LUẬN VỀ ĐẤT ĐAI, ĐẤT LÂM NGHIỆPHIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về đất đai, đất lâm nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về đất đai Con người được sinh ra trên mặt đất, sống và lớn lên nhờ vào đất và khi chết trở về với đất. Tuy nhiên, không ít người có thái độ thờ ơ với thiên nhiên và môi trường nên không biết đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Đất quý giá như thế nào và vì sao chúng ta cần phải bảo vệ nguồn tài nguyên đất? Từ xa xưa, trong quá trình sản xuất con người đã có những hiểu biết nhất định về đất. Nhưng đến năm 1879, Dôcutraiep người Nga mới đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về đất: “Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp gồm 5 yếu tố gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Đây là một định nghĩa khá hoàn chỉnh về đất. Các loại đá cấu tạo nên vỏ trái đất dưới tác động của khí hậu, sinh vật, và địa hình, trải qua một thời gian nhất định dần dần bị phá huỷ, vụn nát rồi sinh ra đất. Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung thêm một số yếu tố khác, đặc biệt là vai trò của con người. Chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều tính chất đất và nhiều khi đã tạo ra hẳn một loại đất mới chưa hề có trong tự nhiên, thí dụ đất trồng lúa nước. Nếu biểu thị định nghĩa này dưới dạng một công thức toán học thì ta có thể coi đất là hàm của một số yếu tố hình thành đất theo thời gian. D=f (Da, SV, K, Dh, Nc, Ng ) t Trong đó: D: là đất Dh: địa hình 5 Da: là đá Nc: Nước SV: sinh vật Ng: hoạt động của con người K: Khí hậu t: thời gian Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có 2 nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. - Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. - Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km 2 ) và độ phì (độ màu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực). Theo quan điểm của FAO: Đất đai bao gồm tất cả những thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất”[24. Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan (2001), Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.]. Còn theo luật đất đai của nước CHXHCNVN năm 2003: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh và quốc phòng”. Đất đai được phân loại theo các nhóm như sau: - Đất nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp. - Đất chưa sử dụng. 1.1.1.2. Đất lâm nghiệp Đất lâm nghiệp nằm trong nhóm đất nông nghiệpđất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi 6 phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng mới); bao gồm: + Đất rừng sản xuất. + Đất rừng phòng hộ. + Đất rừng đặc dụng. Để có cơ sở quản lý, sử dụnghiệu quả và bền vững đất lâm nghiệp việc phân loại sử dụng đất cần phải được tiến hành đầu tiên. 1.1.2. Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp 1.1.2.1. Hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai toàn quốc dựa trên hệ thống phân loại sử dụng đất được quy định trong luật đất đai (1988, 1993, 2003). Hệ thống phân loại sử dụng đất được chia làm 5 loại chính: - Đất nông nghiệp - Đất lâm nghiệp - Đất chuyên dùng - Đất khu dân cư - Đất chưa sử dụng Luật đất đai sửa đổi năm 1993, 2002, 2003 do sự thay đổi mạnh mẽ đất khu dân cư nông thôn và thành thị nên có phân chia đất khu dân cư thành 2 loại: đất khu dân cư nông thôn và đất thành thị. Với đất lâm nghiệp được xác định: đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm (luật đất đai năm 1993). Luật đất đai sửa đổi gần đây nhất được quốc hội thông qua (2003) trong phân loại sử dụng đất được chia thành 3 nhóm đất: 7 - Nhóm đất nông nghiệp. - Nhóm đất phi nông nghiệp. - Nhóm đất chưa sử dụng. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại chính sau: - Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm . - Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm - Đất rừng sản xuất. - Đất rừng phòng hộ. - Đất rừng đặc dụng. - Đất nuôi trồng thủ sản. - Đất làm muối. - Đất nông nghiệp khác. Như vậy, đất lâm nghiệp ở đây nằm trong nhóm đất nông nghiệp bao gồm 3 loại: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng… 1.1.2.2. Hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp Quan điểm Dựa trên hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc việc phân loại sử dụng đất lâm nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ, sử dụng và quy hoạch đất đai của ngành. Hơn thế nữa sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng có những thay đổi cơ bản theo từng giai đoạn nên quan điểm phân loại sử dụng đất cũng có những thay đổi phù hợp. a). Quan điểm phân chia đất nông nghiệp, lâm nghiệp Trước kia diện tích rừng che phủ còn lớn nên hầu hết đất lâm nghiệp được bao phủ bởi rừng. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, sử dụng rừng và đất có nhiều biến đổi nên nhiều diện tích rừng bị mất đi trở thành đất trống đồi núi trọc hoặc đất hoang hoá. Những diện tích đất đó đã được sử dụng cho 8 các mục đích khác nhau kể cả lâm nghiệp, nông nghiệp và các mục đích khác. Vì vậy, việc phân chia ranh giới đất nông nghiệp, lâm nghiệp được hình thành. Quan điểm chung là những nơi đất dốc, bị thoái hoá, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sẽ là đất lâm nghiệp. Tiêu chuẩn phân chia đất hướng nông, hướng lâm chủ yếu dựa vào độ dốc và độ dày tầng đất. Năm 1975 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 278/QĐ ngày 11/7/1975 về quy định tiêu chuẩn sử dụng đất cho nông nghiệplâm nghiệp như sau: Bảng 1: Tiêu chuẩn sử dụng đất cho nông nghiệplâm nghiệp Độ dốc Độ dày tầng đất (cm) Cách sử dụng Theo độ Theo % <15 <27 >35 Nông nghiệp, với ruộng bậc thang tưới, tiêu. 15 - 18 27 - 33 >35 Ruộng bậc thang theo đường đồng mức 18 - 25 33 - 47 >35 Nông lâm kết hợp, bãi chăn nuôi, cây công nghiệp >25 >47 Cho mọi độ dày Lâm nghiệp Rõ ràng là tiêu chuẩn phân chia đất hướng lâm, hướng nông theo độ dốc như trên theo quan điểm sử dụng đất hiện nay là không phù hợp, không phải tất cả các độ dốc >25 0 đều là đất lâm nghiệp và ngược lại tất cả đất có độ dốc thấp hơn đều là đất nông nghiệp (vùng cao nguyên, đồng bằng sông Cửu Long,…). Sử dụng đất hiện nay theo hướng nông lâm ngư kết hợp là khuynh hướng chủ đạo. Nhiều diện tích xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn đều gây trồng theo phương thức Nông lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài hoặc dành một số diện tích nhất định cho người dân sản xuất nông nghiệp. Những diện tích rừng sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long đối với rừng ngập mặn và rừng tràm đều thực hiện theo phương thức Lâm - Nông - Ngư kết hợp theo mô hình 9 Rừng + nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là tôm, cua ) hoặc Rừng + Lúa + Cá… Ngoài ra những diện tích trồng cây phân tán đặc biệt ở vùng đất bằng rất có ý nghĩa môi trường và kinh tế. Với quan điểm sử dụng đất hiện nay khi nói tới đất nông nghiệp là bao hàm cả đất lâm nghiệp như đã trình bày trên trong luật đất đai sửa đổi năm 2003. Tóm lại, việc xác định đất đai cho mục tiêu sử dụng đất trong lâm, nông nghiệp không thể cứng nhắc hoàn toàn dựa vào độ dốc hay độ dày tầng đất mà là trên cơ sở phát triển bền vững, sử dụng đất theo hướng Nông lâm kết hợp. Việc xác định hướng sử dụng đất cần linh hoạt và mềm dẻo tuỳ điều kiện nhưng phải đảm bảo diện tích rừng nhất định cho mục tiêu “an toàn sinh thái và phát triển bền vững của vùng…” b) Quan điểm phân chia đất lâm nghiệp không có rừng và đất chưa sử dụng Trong hệ thống phân loại sử dụng đất toàn quốc từ trước tới nay đều không đề cập tới đất lâm nghiệp không có rừng mà nằm trong nhóm đất chưa sử dụng và sẽ được quy hoạch một phần lớn cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp chỉ được hiểuđất có rừng, tuy nhiên trong nhiều văn bản phân loại sử dụng đất lâm nghiệp lại đề cập tới khái niệm đất lâm nghiệp không có rừng đặc biệt trong việc kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) như đã nêu trong chương I: Những quy định chung có xác định đất lâm nghiệp gồm: (1). Đất có rừng; (2) Đất không có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng dưới đây gọi tắt là đất trồng rừng. Luật đất đai sửa đổi năm 1993 như đã nêu trên đất lâm nghiệp bao gồm cả đất có rừng và đất không có rừng. Thông tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT và Tổng Cục Địa chính số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 6/6/2000 về 10 . tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ. Từ đó đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp trên địa bàn. sâu sắc. Với mong muốn trên chúng tôi lựa chọn vấn đề Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị làm đề tài nghiên

Ngày đăng: 04/08/2013, 20:46

Hình ảnh liên quan

Bảng 3: Tỡnh hỡnh dõn số, lao động của huyện Cam Lộ qu a3 năm - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Bảng 3.

Tỡnh hỡnh dõn số, lao động của huyện Cam Lộ qu a3 năm Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4: Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng cỏc loại cõy lương thực, cõy - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Bảng 4.

Cơ cấu diện tớch, năng suất, sản lượng cỏc loại cõy lương thực, cõy Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan