Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng tại thành phố huế

106 827 5
Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng tại thành phố huế

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngày nay, Du lịch Lễ hội đã trở thành một loại hình Du lịch phát triển trên thế giới. Các quốc gia có ngành công nghiệp Du lịch phát triển rất chú trọng đến việc tổ chức các Lễ hội nhằm mục đích thu hút khách Du lịch. Những Lễ hội nổi tiếng thế giới như: Festival de la Rochell, Festival d' Avigon (cộng hòa Pháp), Lễ hội Canaval ở Braxin, . đã thu hút hàng triệu du khách đến với đất nước của họ. Rõ ràng, Lễ hội đang ngày càng có sức hấp dẫn mạnh mẽ với khách Du lịch. Việt Nam chúng ta, một đất nước hàng ngàn năm văn hiến, với 54 dân tộc anh em, mỗi năm có khoảng 402 Lễ hội truyền thống [5] mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau là tiềm năng to lớn để phát triển loại hình Du lịch Lễ hội. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh:" .Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử .". Quan điểm đó tiếp tục được phát triển trong chương trình hành động quốc gia về Du lịch, đó là :" . Du lịch văn hóa gắn với Lễ hội ." được xem như định hướng chiến lược phát triển Du lịch bền vững tại Việt Nam. Xét ở những góc độ khác nhau, mỗi một Lễ hội đều có những nội dung đặc thù của nó và có những mục tiêu riêng biệt. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm kinh tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, dù trực tiếp hay gián tiếp, việc tổ chức các Lễ hội bao giờ cũng hàm chứa mục tiêu kinh tế. Điều này ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các kỳ Lễ hội của các địa phương trong cả nước. Đối với Tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH), với chủ trương xây dựng Thành phố Huế trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam nhằm tạo cơ hội 1 giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước và giữa các nước trên thế giới; Giới thiệu, quảng bá những tinh hoa văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế Du lịch - một thế mạnh của tỉnh TTH. Festival Huế đã được tổ chức 3 lần vào các năm 2000, 2002, 2004. Theo đánh giá của Ban tổ chức Festival Huế và Lãnh đạo tỉnh TTH, các kỳ Festival vừa qua đã thành công nhiều mặt, đã đạt được các mục tiêu đề ra, đã có tác động tốt đến kinh tế, văn hóa, xã hội và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. 2. Lý do chọn đề tài Tuy đã có khá nhiều đánh giá về Festival Huế nhưng hầu hết đều ở phương diện tổng quát và chủ yếu mang tính chất mô tả, định tính. Các đánh giá chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Văn hóa, Xã hội, yếu tố tác động về kinh tế của Festival chưa được đặt lên đúng mức. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể sâu sắc và toàn diện về những tác động của Festival Huế đến sự phát triển kinh tế Du lịch của Tỉnh. Với những lý do đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Đánh giá tác động về kinh tế của Festival Huế 2004 đối với Khách sạn, Nhà hàng tại Thành phố Huế" với mong muốn sử dụng lý luận về tác động kinh tế của ngành Du lịch; kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của Festival tại một số nước có ngành công nghiệp Du lịch phát triển để đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với Khách sạn, Nhà hàng trên địa bàn Thành phố Huế (TPH) một cách sâu sắc và toàn diện hơn. 3. Mục tiêu của đề tài 3.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lý luận về Du lịch, Lễ hội; những tác động về mặt kinh tế của Du lịch, Lễ hội; các lý luận và thực tiễn việc đánh giá tác động kinh tế của Du lịch Lễ hội (Festival) tại một số nước có ngành công nghiệp Du lịch phát triển, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá đánh giá tác động của Festival Huế. Thông qua khảo sát, điều tra, khách tham dự Festival 2004 và các Doanh nghiệp kinh 2 doanh Khách sạn, Nhà hàng trên địa bàn TPH, đánh giá tổng quát tác động trực tiếp của của Festival 2004 phát sinh bởi mức chi tiêu của khách tham dự. Đi sâu đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp về kinh tế của Festival 2004 đối với các cơ sở kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng tại TPH. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Du lịch, Du lịch Lễ hội, những tác động ảnh hưởng của Du lịch nói chung và Du lịch Lễ hội nói riêng đến kinh tế của quốc gia, vùng và địa phương. Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng phương pháp luận đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế. - Giới thiệu phương pháp ước tính những tác động về kinh tế của một Lễ hội (Festival). Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá nhằm lượng hóa các tác động về kinh tế của Festival Huế. - Thông qua số liệu điều tra, khảo sát của các kỳ Festival Huế đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của khách tham quan Festival 2004, thông qua đó đánh giá tổng quát tác động chi tiêu của khách đến kinh tế Du lịch địa phương. - Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các kết luận ban đầu về tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với các cơ sở kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng tại TPH, đề ra các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực về kinh tế của Festival Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Về nội dung Một đánh giá đầy đủ về tác động kinh tế của Lễ hội (Festival) đòi hỏi phải đánh giá các "tác động trực tiếp", "tác động gián tiếp" và "tác động lâu dài". Để thực hiện những việc này cần phải có cơ sở dữ liệu về “hệ số tăng gấp bội” trong ngành Du lịch của vùng nghiên cứu (Tỉnh TTH). Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa xây dựng được các dữ liệu này. Đồng thời do hạn chế về 3 thời gian nghiên cứu, đề tài chỉ dừng lại ở giai đoạn đánh giá tác động (trực tiếp) của lượng tiền chi tiêu do khách tham dự Festival Huế 2004 mang lại đối với các Khách sạn và Nhà hàng tại TPH. Đây là những thành phần kinh tế hưởng lợi trực tiếp từ Festival Huế 2004. Mặt khác, đề tài được thực hiện vào thời điểm Festival 2004 đã kết thúc khá lâu, Festival 2006 lại chưa đến nên việc điều tra, khảo sát khách tham dự ngay trong thời gian diễn ra Festival không thể thực hiện được, đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả điều tra khách tham dự có nhiều hạn chế về cả số lượng lẫn thông tin. Do vậy, kết quả phân tích, đánh giá của đề tài mang nhiều tính học thuật hơn là thực tiễn. 4.2 Về không gian Vùng nghiên cứu được xác định là địa bàn Tỉnh TTH. Đi sâu nghiên cứu tại TPH và một số địa bàn có các hoạt động của Festival. 4.3 Về thời gian Nghiên cứu Festival Huế trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế Du lịch của Việt Nam và kinh tế Du lịch TTH từ năm 1999 - 2004. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH, TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LỄ HỘI (FESTIVAL) 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH - CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ DU LỊCH LỄ HỘI 1.1.1 Khái niệm về Du lịch Ngày nay, Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta mà trên cả bình diện quốc tế, nhận thức về Du lịch và nội dung của Du lịch vẫn chưa thống nhất một cách triệt để. Trong số những quan điểm phổ biến hiện nay, quan điểm của các tác giả Hoa kỳ gồm Robert W. McIntosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều đọc giả đánh giá là mang tổng hợp và khái quát cao, được sử dụng làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu. Các tác giả này phát biểu rằng: "Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách Du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp Du khách”[37,5]. Với cách tiếp cận tổng hợp ấy các tác giả Goeldner, Ritchie và McIntosh, cho rằng cần phải xác định đầy đủ các thành phần tham gia vào hoạt động Du lịch. Các thành phần đó bao gồm [37,5]: - Thành phần thứ nhất là Khách Du lịch: đây là những người tìm kiếm kinh nghiệm và sự thoả mãn về vật chất hoặc tinh thần. Du khách sẽ xác định điểm đến và được lựa chọn các hoạt động tham gia, thưởng thức. - Thành phần thứ hai là các Doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho Khách Du lịch: các nhà kinh doanh xem Du lịch là cơ hội để kiếm lợi 5 nhuận thông qua việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường khách. - Thành phần thứ ba là chính quyền sở tại: những người lãnh đạo chính quyền địa phương nhìn nhận Du lịch như là một yếu tố có tác dụng tốt cho nền kinh tế thông qua triển vọng về thu nhập từ hoạt động kinh doanh cho dân cư địa phương, ngoại tệ thu được từ khách Quốc tế và tiền thuế thu được cho ngân quỹ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - Thành phần thứ tư là cộng đồng dân cư địa phương: dân cư địa phương xem Du lịch là một nhân tố tạo ra việc làm và giao lưu văn hoá. Một điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là hiệu quả của sự giao lưu giữa số lượng lớn du khách Quốc tế và dân cư địa phương. Hiệu quả này diễn ra trên hai hướng vừa có lợi vừa có hại. Đối với Việt Nam, Du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra nhiều quan điểm, khái niệm xét trên nhiều góc độ khác nhau về Du lịch. Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (xuất bản năm 1996) thì Du lịch được giải thích trên 2 góc độ. Thứ nhất: “Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật,v v." Theo nghĩa thứ hai: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế Du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là ngành xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”. Theo pháp lệnh Du lịch do Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động của con người 6 ngoài nơi cư trú thuờng xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [33,5]. Tuy có nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung, Du lịch luôn được hiểu theo hai góc độ chính [12,5] đó là: - Dưới góc độ khách Du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên và quay trở lại nhằm thoả mãn những nhu cầu khác nhau với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích nhận làm công và nhận thù lao ở nơi đến. - Dưới góc độ nhà kinh doanh Du lịch: Du lịch là một lĩnh vực bao gồm các hoạt động tạo ra những dịch vụ, hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về Du lịch họp tại Roma (Ý) đã thống nhất định nghĩa về Du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ” [27,12]. Tùy theo từng góc độ nghiên cứu, chúng ta có thể sử dụng khái niệm nêu tại pháp lệnh Du lịch hoặc khái niệm của Liên Hiệp Quốc (1963). Hai khái niệm nêu trên sẽ là cơ sở lý luận của luận văn này. 1.1.2 Một số khái niệm liên quan khác Để thuận lợi cho quá trình học tập, nghiên cứu, tập thể tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã biên dịch một số thuật ngữ khác trong Du lịch [12,6- 7] như sau: 1.1.2.1 Lữ khách (Traveller) Là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến nơi nào 7 đó với những mục đích khác nhau và quay trở lại. 1.1.2.2 Khách viếng thăm (Visitor) Là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó với những mục đích khác nhau và quay trở lại, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến. 1.1.2.3 Khách tham quan (Excursionit, Samedayvisitor) Là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó và quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao nơi đến; có thời gian lưu lại nơi đến không quá 24 giờ (không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm). 1.1.2.4 Khách Du lịch (Tourist) Là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó và quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao nơi đến; có thời gian lưu lại nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá một thời gian qui định tuỳ theo từng Quốc gia. 1.1.2.5 Khách Du lịch quốc tế (International tourist) Là khách Du lịch có điểm xuất phát và điểm đến Du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của hai quốc gia khác nhau. 1.1.2.6 Khách Du lịch nội địa (Internal tourist) Là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi Du lịch trên lãnh thổ quốc gia đó. 1.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh trong Du lịch Trên thực tế, việc phân định rõ ràng các lĩnh vực kinh doanh trong Du lịch là không đơn giản bởi nhu cầu Du lịch rất đa dạng và biến đổi theo sự tăng 8 trưởng kinh tế toàn cầu. Cho đến nay, về phương diện lý thuyết cũng như thực tế được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới [27,77-78], có bốn loại hình kinh doanh Du lịch tiêu biểu sau. 1.1.3.1 Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) Kinh doanh lữ hành có nhiệm vụ: “Giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh Du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình Du lịch đã bán cho khách”. Đối với ngành kinh doanh lữ hành, có hai hoạt động chủ yếu như sau: - Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business): là thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình Du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán chương trình trực tiếp hoặc gián tiếp qua các trung gian đại lý, văn phòng; tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn Du lịch. - Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel Sub - Agency Business): là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình Du lịch của các doanh nghiệp lữ hành (để hưởng hoa hồng), cung cấp thông tin Du lịch và tư vấn Du lịch. Việc phân định này chỉ mang tính tương đối vì trong một doanh nghiệp có thể tồn tại nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. 1.1.3.2 Kinh doanh khách sạn (Hospitality Business) Kinh doanh khách sạn có nhiệm vụ tổ chức đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách Du lịch. Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam ban hành năm 1999, tại Chương V, Điều 25 lĩnh vực kinh doanh này được qui định là “Kinh doanh cơ sở lưu trú Du lịch”. Trong thực tế nó cũng gần như đồng nghĩa với “Kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng”. 1.1.3.3 Kinh doanh vận chuyển Du lịch (Tourist Transportation Business) 9 Nhiệm vụ chủ yếu của lĩnh vực kinh doanh này là giúp cho khách dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác trong chuyến Du lịch của mình. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhiều loại phương tiện vận chuyển được đưa vào phục vụ kinh doanh Du lịch như: ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay và ngay cả những phương tiện thô sơ cũng được sử dụng. 1.1.3.4 Kinh doanh các dịch vụ khác (Other tourism business) Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng của nhu cầu Du lịch việc bổ sung các dịch vụ cho khách Du lịch là hết sức cần thiết. Vì vậy, ngoài ba lĩnh vực kinh doanh như đã nêu trên, trong Du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí; hệ thống các cơ sở bán lẻ; tuyên truyền, quảng bá, tư vấn đầu tư Du lịch 1.1.4 Nhu cầu Du lịch Nhu cầu Du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người [12,8-9], được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và tinh thần. Nhu cầu Du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất và trình độ sản xuất xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi mà hoạt động xã hội càng cao mối quan hệ xã hội càng được hoàn thiện thì nhu cầu Du lịch trở nên quan trọng và được ưu tiên giải quyết hàng đầu trong cuộc sống. Khi nhu cầu Du lịch trở thành cầu Du lịch tức là khách hàng có khả năng thanh toán, có sẵn thời gian nhàn rỗi thì sẵn sàng có những chuyến Du lịch. Nhu cầu của khách Du lịch bao gồm: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung. 1.1.4.1 Nhu cầu thiết yếu Nhu cầu thiết yếu trong Du lịch là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú và ăn uống cần phải được thoả mãn trong chuyến hành trình Du lịch. 1.1.4.2 Nhu cầu đặc trưng 10 . " ;Đánh giá tác động về kinh tế của Festival Huế 2004 đối với Khách sạn, Nhà hàng tại Thành phố Huế& quot; với mong muốn sử dụng lý luận về tác động kinh tế. ban đầu về tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với các cơ sở kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng tại TPH, đề ra các giải pháp nhằm phát huy tác động tích

Ngày đăng: 04/08/2013, 14:03

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Hệ số tăng gấp bội đầu ra Du lịc hở một số hạt của Mỹ và một số nước - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 1.

Hệ số tăng gấp bội đầu ra Du lịc hở một số hạt của Mỹ và một số nước Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 4: Một số chỉ tiờu quan trọng của cỏc lần Festival - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 4.

Một số chỉ tiờu quan trọng của cỏc lần Festival Xem tại trang 44 của tài liệu.
Số liệu thống kờ ngày lưu trỳ bỡnh quõn thể hiện ở bảng sau: - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

li.

ệu thống kờ ngày lưu trỳ bỡnh quõn thể hiện ở bảng sau: Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 6: Lượng khỏch và tỷ trọng khỏch thỏng 5, thỏng 9 năm 1999-2004 - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 6.

Lượng khỏch và tỷ trọng khỏch thỏng 5, thỏng 9 năm 1999-2004 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 7: Hỡnh thức tổ chức chuyến đi và quan hệ cỏc thành viờn trong nhúm - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 7.

Hỡnh thức tổ chức chuyến đi và quan hệ cỏc thành viờn trong nhúm Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 9: Mức chi tiờu bỡnh quõn và cơ cấu chi tiờu của khỏch tham dự Festival Huế 2004 - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 9.

Mức chi tiờu bỡnh quõn và cơ cấu chi tiờu của khỏch tham dự Festival Huế 2004 Xem tại trang 57 của tài liệu.
- Đối với tổng mức chi tiờu: Từ bảng 10 cho thấy khụng cú mối liờn hệ - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

i.

với tổng mức chi tiờu: Từ bảng 10 cho thấy khụng cú mối liờn hệ Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 11: Kết quả phõn tớch cỏc nhõn tố ảnh hưởng đến mức chi tiờu của khỏch - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 11.

Kết quả phõn tớch cỏc nhõn tố ảnh hưởng đến mức chi tiờu của khỏch Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 12: Kết quả ước tớnh tổng mức chi tiờu của khỏch tham dự Nội địa - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 12.

Kết quả ước tớnh tổng mức chi tiờu của khỏch tham dự Nội địa Xem tại trang 64 của tài liệu.
Kết quả thể hiện tại bảng 14. - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

t.

quả thể hiện tại bảng 14 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Kết quả điều tra từ 55 cơ sở kinh doanh thể hiện tại bảng 15 - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

t.

quả điều tra từ 55 cơ sở kinh doanh thể hiện tại bảng 15 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 16: Tỷ lệ doanh thu tăng lờn Chỉ tiờuSo sỏnh thỏng - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 16.

Tỷ lệ doanh thu tăng lờn Chỉ tiờuSo sỏnh thỏng Xem tại trang 70 của tài liệu.
nhà hàng trong dịp Festival 2004 lớn (Bảng 15) nhưng cỏc dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu (dịch vụ 10,8%, bỏn hàng 2,1%) nờn tỏc động tăng thờm của nú trong tổng doanh thu của Khỏch sạn, Nhà hàng là khụng đỏng kể - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

nh.

à hàng trong dịp Festival 2004 lớn (Bảng 15) nhưng cỏc dịch vụ này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu (dịch vụ 10,8%, bỏn hàng 2,1%) nờn tỏc động tăng thờm của nú trong tổng doanh thu của Khỏch sạn, Nhà hàng là khụng đỏng kể Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 17: Đỏnh giỏ của Chủ Doanh nghiệp về cỏc tỏc động kinh tế của Festival Huế 2004 - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 17.

Đỏnh giỏ của Chủ Doanh nghiệp về cỏc tỏc động kinh tế của Festival Huế 2004 Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 19: Chi phớ đầu tư của cơ sở kinh doanh - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 19.

Chi phớ đầu tư của cơ sở kinh doanh Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 20: Phõn tớch cỏc khoản đầu tư phục vụ Festival Huế 2004 của cỏc Doanh nghiệp - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 20.

Phõn tớch cỏc khoản đầu tư phục vụ Festival Huế 2004 của cỏc Doanh nghiệp Xem tại trang 79 của tài liệu.
Bảng 22: Tỏc độngcủa Festival với quy mụ và cấp hạng khỏch sạn - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 22.

Tỏc độngcủa Festival với quy mụ và cấp hạng khỏch sạn Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 23: Đỏnh giỏ của khỏch Du lịch về Festival Huế 2004 - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 23.

Đỏnh giỏ của khỏch Du lịch về Festival Huế 2004 Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 24: Đỏnh giỏ Chủ Doanh nghiệp về Festival Huế 2004 - Đánh giá tác động về kinh tế của festival huế 2004 đối với khách sạn, nhà hàng  tại thành phố huế

Bảng 24.

Đỏnh giỏ Chủ Doanh nghiệp về Festival Huế 2004 Xem tại trang 84 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan