Đáp án HSG tỉnh vòng 1

4 368 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đáp án HSG tỉnh vòng 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁP ÁN KÌ THI HSG TỈNH LỚP 12 MÔN SINH HỌC – VÒNG I – NĂM HỌC 2008 – 2009 Câu 1: Hai loại bào quan trong tế bào thực vật có khả năng tổng hợp ATP là ti thể và lục lạp. ( 0,25 điểm) a/ Giống nhau: - Đều là bào quan trong tế bào chất, có màng kép, số lượng biến đổi tuỳ loại tế bào.( 0,125 điểm) - Bên trong đều chứa chất nền là protein ( cơ chất), có độ nhớt và có tính chiết quang. ( 0,125 điểm) - Đều có Ribỗôm loại 70s ( 0,125 điểm) - Đều là bào quan có khả năng tái sinh, chứa AND đặc thù. ( 0,125 điểm) b/ Khác nhau: Số lượng (0,25 điểm) TT:Có nhiều ở TB hoạt động mạnh như đỉnh sinh trưởng, mô phân sinh, TB tiết LL:Có nhiều ở tế bào mô giậu của lá Hình dạng, kích thước (0,25 điểm) TT:Que, dài 10 -4 – 10 -3 mm, rộng 10 -5 - 5.10 -4 mm LL:Bầu dục, 4.10 -4 – 10.10— 4 mm Cấu trúc (0,5 điểm) TT: - màng kép, màng trong gấp lại thành các gờ răng lược (mào) ( 0,25 điểm) - màng trong chứ hê enzim - Ôxi xôm, chứa đầy đủ enzim photpho rin hoá ôxi hoá LL: - Màng kép, không gấp khúc - Gồm grana và strôma - Quang tô xôm, chứa đầy đủ hệ enzim oxi hoá khử Chức năng (0,25 điểm) TT: Biến đổi các hợp chất hữu cơ thành ATP, dung cho các hoạt động sống của TB LL:Biến đổi quang năng thành hoá năng, tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ Câu 2: a/ Hệ sắc tố quang hợp của thực vật bậc cao gồm 2 nhóm sắc tố: diệp lục, carotenoit (0,5 điểm) b/ Sự khác nhau giữa diệp lục a và diệp lục b về quang phổ hấp thụ: - Diệp lục a hấp thụ ánh sáng có bước song dài chủ yếu ở vùng đỏ(0,25 điểm) - Diệp lục b hấp thụ ánh sang có bước sóng ngắn hơn ( xanh tím) (0,25 điểm) Câu 3: a/ Ở động vật ăn thịt, thức ăn được tiêu hoá chủ yếu trong ruột non vì: - Tại ruột non, có đủ các loại enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn thành chất đơn giản. (0,125 điểm) - Ruột non dài nên hấp thụ triệt để các sản phẩm của quá trình tiêu hoá (0,125 điểm) - Có nhiều nếp gấp, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên bề mặt lông ruột tăng diện tích hấp thụ. Trên bề mặt có các enzim giúp cho sự hấp thụ triệt để thức ăn(0,25 điểm) - Cấu trúc lông ruột phù hợp với chức năng hấp thụ thức ăn. (0,25 điểm) b/ Chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn vì: - Phổi rất phát triển, có đầy đủ 5 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. (0,25 điểm) Có hệ thống túi khí: (0,5 điểm) + Khi hít vào, không khí giàu oxi đi vào phổi và các túi khí phía sau phổi + khi thở ra, không khí từ phổi và các túi khí phía trước ra ngoài, đồng thời không khí giàu oxi từ các túi khí phía sau đi vào phổi. + Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu oxi qua phổi để khuếch tán vào máu c/ Đặc tính của động mạch thích nghi với chức năng của nó: - Tính đàn hồi: . ( 0,25 điểm) + Giúp dòng máu chảy lien tục trong mạch + lượng máu lưu chuyển trong mạch được tăng lên + hiệu suất bơm máu của tim cũng cao - Tính co bóp: giúp động mạch thay đổi tiết diện để điều hoà lượng máu đến các bộ phận khác của cơ thể. ( 0,25 điểm) Câu 4 : Chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật: - Về cơ quan cảm ứng: từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận kích thích và trả lời kích thích. Ở động vật có hệ thầnkinh, từ dạng lưới đến thần kinh dạng chuỗi hạch và cuối cùng là thần kinh dạng ống . ( 0,25 điểm) - Về cơ chế cảm ứng ( sự tiếp nhận và trả lời kích thích) : từ chỗ chỉ là sự biến đổi về cấu trúc các phân tử protein gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật dơn bào) đến sự tiếp nhận, dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích (ở động vật đa bào) . ( 0,25 điểm) - ở các động vật có hệ thần kinh: từ từng phản xạ đơn đến chuỗi phản xạ, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự thay đổi của điều kiện môi trường. . ( 0,25 điểm) - Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, đảm bảo cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển. . ( 0,25 điểm) Câu 5: a/ Tỉ lệ loại giao tử ABD từ cơ thể AaBbDd = 1/8 . ( 0,25 điểm) b/ Tỉ lệ loại giao tử ABD từ cơ thể AaBBDd = ¼ . ( 0,25 điểm) c/ tỉ lệ loại hợp tử AaBbDd từ phép lai AaBbDd x AaBbDd (0,5 điểm) Aa x Aa => 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4aa Bb x Bb => 1/4 BB : 2/4 Bb : ¼ bb Dd x Dd => ¼ DD : 2/4 Dd : ¼ dd è AaBbDd = 2/4x2/4x2/4 = 8/64 hay 1/8 d/ Tỉ lệ loại kiểu hình A-B-D- từ phép lai: AABbdd x aabbDd (0,5 điểm) AA x aa => 100% Aa Bb x bb => ½ Bb : ½ bb Dd x dd => ½ Dd : ½ dd è A-B-D- = 1x ½ x1/2 = ¼ e/ Tỉ lệ loại kiểu hình aaB-D- từ phép lai AaBbDD x AaBbDd (0,5 điểm) Aa x Aa => ¾ A- : ¼ aa Bb x Bb => ¾ B- : ¼ bb DD x Dd => 100% D- è aaB-D- = ¼ x3/4 x1 = 3/16 Câu 6: a/ Sự khác nhau giữa đột biến gen và đột biến NST: - Đột biến gen là đột biến ở cấp độ phân tử, lien quan đến một hoặc một số cặp nuclêotit. Còn đột biến NST là biến đổi ở cấp độ tế bào, có thể lien quan đến một hoặc một số gen( 0,25 điểm) - Cơ chế phát sinh: Đột biến gen phát sinh do sự sai sót trong quá trình sao chép của AND. Còn đột biến NST do NST bị phá vỡ cấu trúc, hoặc ảnh hưởng đến sự nhân đôi, phân li, tiếp hợp không bình thường, hoặc do sự trao đổi chéo, sự chuyển đoạn của các NST. (0,25 điểm) - Cơ chế biểu hiện: Đột biến NST được thể hiện ngay trong đời cá thể( nếu xảy ra từ lúc hợp tử mới phân chia) hoặc thể hiện ở đời sau ( nếu xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử). Còn đột biến gen chỉ xuất hiện ở trạng thái lặn nên chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi dạng đơn bội, còn ở thể lưỡng bội phải qua nhiều thế hệ ĐB gen mới thể hiện. ( 0,25 điểm) - Tính chất: ĐB gen làm cấu trúc một gen thay đổi dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc protein, biểu hiện ở sự thay đổi một vài tính trạng. Còn ĐB NST thường làmd thay đổi cả một bộ phận, 1 cư quan của một cơ thể. ( 0,25 điểm) - Vai trò: So với ĐB NST thì ĐB gen ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể và ĐB gen là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá và chọn giống. ( 0,25 điểm) b/ Giải thích các loại giao tử - Loại giao tử thứ nhất: Đây là loại giao tử được sinh ra do giảm phân bình thường, mang n NST ( 0,25 điểm) - Loại giao tử thứ hai: Đây là loại giao tử được sinh ra do giảm phân không bình thường, cặp NST có kí hiệu Bb không phân li ở kì giữa sang kì sau của giảm phân II. Cong giảm phân I thì phân li bình thường, loại giao tử này kí hiệu là n+1. ( 0,25 điểm) - Loại giao tử thứ 3: Đây là loại giao tử được sinh ra do giảm phân không bình thường, cặp NST có kí hiệu Bb không phân li ở kì giữa sang kì sau của giảm phân I. còn giảm phân II thì phân li bình thường. Loại giao tử này được kí hiệu n+1. ( 0,125 điểm) - Loại giao tử thứ 4: đây là loại giaotử được sinh ra do giảm phân không bình thường, cả hai cặp NST đều không phân li ở kì giữa sang kì sau của giảm phân I. loại giao tử này mang 2n NST. (0,125 điểm) . ĐÁP ÁN KÌ THI HSG TỈNH LỚP 12 MÔN SINH HỌC – VÒNG I – NĂM HỌC 2008 – 2009 Câu 1: Hai loại bào quan trong tế bào thực. Hình dạng, kích thước (0,25 điểm) TT:Que, dài 10 -4 – 10 -3 mm, rộng 10 -5 - 5 .10 -4 mm LL:Bầu dục, 4 .10 -4 – 10 .10 — 4 mm Cấu trúc (0,5 điểm) TT: - màng kép,

Ngày đăng: 04/08/2013, 01:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan