Phát triển bền vững (GDMT Sinh học)

16 339 2
Phát triển bền vững (GDMT Sinh học)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển bền vững Khái niệm môi trường: Môi trường của một vật thể, một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của vật thể, sự kiện này. Khái niệm về môi trường sống của con người: Là cả vũ trụ bao la với hệ mặt trời, trái đất, tất cả những gì xung quanh chúng ta: thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, trí quyển. Khái niệm phát triển: Phát triển nói đầy đủ là phát triển kinh tế - xã hội, là việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Quan hệ giữa môi trường và phát triển: Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình sử dụng làm thay đổi các điều kiện này. Môi trường và phát triển tương tác chặt chẽ với nhau. Môi trường là địa bàn và là đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo nên mọi thay đổi tích cực hay tiêu cực đối với môi trường. vật chất sinh vật xã hội loàI người Không ngừng: Tiến hóa và phát triển Nhưng: Trong quá trình phát triển đã có những loài bị diệt vong, bị loại ra khỏi quá trình tiến hóa. Tất cả đều do chúng bị đẩy vào những quá trình: phát triển không bền vững 1. Bài học lịch sử về phát triển bền vững: Sa mạc hóa vùng Châu Phi ven Địa Trung Hải: Phá rừng lấy đất trồng trọt, chăn nuôi, đã biến vùng đất nổi tiếng phong phú về nguồn nho, cây ăn quả cung cấp cho kinh thành La Mã trở thành sa mạc. Sự tàn lụi của nền văn minh Maya: Trong 6 thế kỷ (150 - 800 SCN) dân tộc Maya đã thiết lập một nền văn minh huy hoàng ở Trung Mỹ với nhiều đô thị và vô số đền đài, cung điện . Rừng bị tàn phá lấy gỗ, củi nung vôi phục vụ xây dựng và các nhu cầu khác. Đất nông nghiệp bị xói mòn, mất nguồn nước, thiên tai xảy ra liên tiếp đã tiêu diệt nền văn minh Maya. Suy thoái đất nông nghiệp tại Hoa Kỳ: Trong 200 năm qua đất nông nghiệp ở Hoa Kỳ đã mất khoảng 1/3 lớp đất mặt, hàng năm khoảng 4 tỷ tấn phù sa bị cuốn khỏi mặt đất. Bão lụt ở vùng Kansas, Oklahoma, Texas những năm 1930 làm hàng triệu hộ nông dân, chủ trại thất cơ lỡ vận, bụi ngập New York, Washington. Tàn lụi của một số địa đIểm văn minh Chàm ở Việt Nam: Một số địa điểm với di tích đền đài, công trình thủy lợi rộng lớn ở Việt Nam đã tàn lụi do phá rừng kéo theo mất nguồn nước. 2. Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển: Tại sao những ví dụ PT nêu trên không duy trì được? Mong muốn PT hầu như vô hạn, nhưng MT để PT lại có giới hạn. Tính vô hạn của PT: Sự phối hợp của trí óc biết tưởng tượng với đôi bàn tay để hiện thực hóa điều tưởng tượng đem lại cho con ngư ời sức mạnh mà bản thân nó không thể kiềm chế. Lịch sử cho thấy sự PT không ngừng dẫn con người tới nơi chưa thể biết trước, PT đòi hỏi vô cùng nhiều từ TNTN và MT. Tính hữu hạn của môi trường: MT của 1 vật thể, 1 sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có tác động đến sự tồn tại và phát triển của vật thể/ sự kiện này. MT sống của con người có 3 chức năng: Là nơi sống; cung cấp TNTN; nơi chứa đựng, xử lý phế thải. Cả 3 chức năng này đều có hạn về khối lượng cũng như chất lượng. Phát triển tháI quá sẽ hạn chế một hay nhiều chức năng của môI trường. Không còn môI trường đủ chức năng thì phát triển không duy trì được. 3. Phát triển bền vững trong thời đại hiện nay: Phát triển kinh tế trong thập kỷ 70 - 80 theo hướng CNH đã tác động mạnh mẽ vào TNTN, gây ô nhiễm MT nặng nề. Hiện nay xu thế CNH, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tạo nên 2 thái cực ô nhiễm: ô nhiễm do thừa thãi và ô nhiễm do nghèo đói. Nhiều biểu hiện không bền vững xuất hiện tại các nước giàu cũng như các nước nghèo. Hội nghị về MT năm 1972 nêu: BVMT là vấn đề lớn trong đời sống và phát triển kinh tế trên toàn thế giới. PTBV là PT sử dụng TNTN, điều kiện MT để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ đang sống nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện cần thiết cho thế hệ tương lai. Hội nghị thượng đỉnh năm 1972 lấy PTBV làm mục tiêu chính. Hội nghị thượng đỉnh về PTBV năm 2002 tại Nam Phi. Việt Nam năm 1991 đã có kế hoạch quốc gia về MTPTBV. Chỉ thị 36/CTTW năm 1998 của bộ Chính Trị đã xác định chủ trương PTBV. Chiến lược phát triển KTXH thông qua tại Đại hội IX đã xác định quan điểm PT nhanh, hiệu quả, bền vững; gắn chặt phát triển KTXH với BVMT. 4. Đánh giá tính bền vững của phát triển: Đánh giá tính bền vững của phát triển KTXH là đIều hết sức cần thiết nhưng rất khó khăn. Hiện nay dùng 3 chuẩn mực để đánh giá tính bền vững: Bền vững về kinh tế. Bền vững về xã hội. [...]... + tái chế + phân hủy tự nhiên + chôn lấp Các yêu cầu trên thay đổi theo trình độ phát triển và khả năng quản lý Thách thức về phát triển bền vững trên thế giới Suy giảm chất và lượng của tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, khoáng sản, năng lượng, đa dạng sinh học Ô nhiễm môi trường sống tăng lên với tốc độ nhanh và phát triển rộng ở đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp Các vấn đề môi trường toàn... Bền vững về môi trường: Đánh giá: Theo 3 chức năng của môi trường: Nơi ở với chất lượng MTTN và MT XH Nguồn TN cho sinh sống, sản xuất Nơi chứa đựng và xử lý phế thải Môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng vẫn đảm đương đầy đủ cả 3 chức năng nói trên Yêu cầu: + Chất lượng,... trong phạm vi khu vực và toàn thế giới Thách thức về phát triển bền vững ở Việt Nam Về kinh tế: Chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và khu vực, không đủ sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới Về xã hội: khó khăn trong việc xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, khắc phục tiêu cực và tệ nạn xã hội Về môi trường: Suy thoái rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên đất, tài nguyên nước, ô nhiễm . cả đều do chúng bị đẩy vào những quá trình: phát triển không bền vững 1. Bài học lịch sử về phát triển bền vững: Sa mạc hóa vùng Châu Phi ven Địa Trung. khăn. Hiện nay dùng 3 chuẩn mực để đánh giá tính bền vững: Bền vững về kinh tế. Bền vững về xã hội. Bền vững về môi trường: Đánh giá: Theo 3 chức năng

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan