ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN – LĂNG CÔ (KM848+875 KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

16 167 0
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN – LĂNG CÔ (KM848+875  KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: CỞ SỞ LÝ LUẬN 1. Các khái niệm 1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. Tái định cư đó là những chính sách, biện pháp của Nhà nước nhằm thông qua các hoạt động hỗ trợ để giúp đỡ những người bị thu hồi đất nằm trong diện phải di dời khi có dự án đầu tư, đến nơi ở mới được ổn định đời sống, ổn định sản xuất để phát triển kinh tế xã hội. Việc bố trí tái định cư cho các hộ dân được thực hiện bằng các hình thức có thể là: bồi thường bằng nhà ở hoặc giao đất ở mới và có thể bồi thường bằng tiền để người bị thu hồi đất tự lo chỗ ăn ở, sinh hoạt của mình. Qua đây ta có thể hiểu bản chất của công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư trong tình hình hiện nay không chỉ đơn giản là việc bồi thường bằng tiền, vật chất khác cho người dân bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất mà Nhà nước phải quan tâm đến đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất, phải có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích cho những người dân, đảm bảo cho họ có được chỗ ăn ở ổn định, có điều kiện sinh sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ để người dân có thể yên tâm sản xuất phát triển kinh tế xã hội. Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến định giá các loại đất, di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ khi thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng quận, huyện cho tới khi bàn giao mặt bằng quận, huyện cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư 1.2. Khái niệm về sinh kế Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người có thể kết hợp được với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ước nguyện. Để nghiên cứu những vấn đề phát triển cộng đồng và sinh kế nông thôn, hiện nay người ta sử dụng khái niệm Sinh kế và Khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Hợp tác phát triển Quốc tế Anh (DIFD): “Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn gọi là kế sinh nhai hay phương cách kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người có thể kết hợp được với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ước nguyện (tham vọng) của họ”. Xuất phát từ những khái niệm trên ta có thể thấy sinh kế là dùng để chỉ kế sinh nhai hay phương cách kiếm sống của một hộ dân hay một cộng đồng, mà ở đây đối tượng sẽ là cộng đồng nông dân bị thu hồi đất do phát triển công nghiệp và đô thị ở các vùng nông thôn. Một kế sinh nhai được gọi là bền vững khi con người với khả năng của mình có thể đối phó, phục hồi lại được sinh kế của mình sau các áp lực và những tổn thương (từ các cú sốc, từ các khuynh hướng và từ thay đổi của kỳ vụ) và đồng thời có thể duy trì hoặc thậm chí nâng cao khả năng nguồn lực con người và thiên nhiên. 1.3. Kế hoạch phát triển kinh tếxã hội Kế hoạch phát triển kinh tếxã hội là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tếxã hội phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả và cao nhất. Các kế hoạch này được xây dựng ở các cấp chính quyền từ xã, phường cho tới các cấp cao hơn. Lập kế hoạch dưới mọi hình thức đều được thực hiện theo chiều ngang và chiều dọc. Hầu hết các cơ quan có vai trò lập kế hoạch đều có mối quan hệ kép, bao gồm mối quan hệ theo chiều dọc với bộ ngành trung ương và mối quan hệ theo chiều ngang với đơn vị hành pháp phù hợp. Riêng cấp xãphườngthị trấn trước mắt tập trung kế hoạch hàng năm, chưa lập kế hoạch 5 năm. Về nguyên tắc, KHPTKTXH cấp dưới cụ thể hóa các định hướng phát triển lớn của kế hoạch cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa phương mình. 1.4. Đánh giá tác động xã hội Đánh giá tác động xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Đánh giá tác động xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và động lực cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có thể về mặt xã hội của một hành đồng đối với cuộc sống thường nhật của con người hay cộng đồng. Đánh giá tác động xã hội là một việc cần thiết khi xem xét, nhận định về các mục tiêu KTXH của dự án, phương án quy hoạch. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chính của đánh giá tác động xã hội (SIA) là nhằm cung cấp một khung tích hợp cho việc phân tích xã hội phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do có nhiều biến số xã hội có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động và sự thành công của dự án, nên SIA đã tập trung khảo sát và đánh giá những vấn đề liên quan tới các hoạt động xây dựng và vận hành dự án. Việc quyết định vấn đề nào là quan trọng và giải quyết chúng như thế nào đã được tham vấn với các bên liên quan cũng như phải sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin và phân tích số liệu. SIA đã được triển khai thông qua việc thực hiện một cuộc Điều tra kinh tế xã hội ở cấp Khu vực dự án và một cuộc Kiểm kê những tổn thất do tác động của dự án ở cấp hộ gia đình. 3. Phương pháp luận đánh giá Có nhiều phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá, tuy nhiên do phạm vi ảnh hưởng của dự án lớn, vùng dự án rất rộng và thời gian thực hiện đánh giá có hạn nên có thể áp dụng các phương pháp sau đây để thu thập thông tin và đánh giá. 3.1. Phương pháp điều tra cơ bản Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại địa bàn nghiên cứu trên cơ sở phỏng vấn lãnh đạo phòng Tài Nguyên và Môi trường, lãnh đạo Ban GPMB, cán bộ địa chính và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và huyện Phú Lộc. 3.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều góc độ kinh tế, pháp lý, hành chính; từ cơ sở lý luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật. 3.3. Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập, nghiên cứu tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố; số liệu về thực hiện bồi thường, hỗ trợ Thu thập và nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề tài khoa học có liên quan. Thu thập dữ liệu về chính sách pháp luật và quá trình đổi mới. Thu thập tài liệu về các kinh nghiệm, kết quả thử nghiệm. Phỏng vấn những người có liên quan tới công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo mẫu phiếu có sẵn. Thu thập và đánh giá các phiếu điều tra xã hội học đối với những người liên quan tới cơ chế Nhà nước thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi; các cán bộ nghiên cứu, đại biểu cơ quan của dân, người dân, v.v. 3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phân tích lôgíc định tính về dữ liệu; Phân tích số liệu thống kê định lượng; Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Micrrosoft Exell 3.5. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai, chuyên gia về giá đất, giá các loại tài sản trên đất để đánh giá đúng thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án nghiên cứu. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung. 3.6. Phương pháp chọn mẫu và điều tra phiếu. nhằm thu thập các thông tin từ một số lượng lớn từ các hộ bị ảnh hưởng thông qua việc phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi cụ thể, phục vụ cho việc phân tích thống kê. Kết quả khảo sát sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá khác vì chúng cho phép thu thập các dữ liệu quan trọng về các vấn đề thực hiện hoặc các chỉ báo cụ thể từ một mẫu. Phương pháp này đòi hỏi một chiến lược chọn mẫu để thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn trước và sau dự án   PHẦN HAI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI DỰ ÁN CỦA CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN LĂNG CÔ (KM848+875 KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Giới thiệu về dự án Dự án đầu tư xây dựng công trình Mở rộng QL1 đoạn La Sơn Lăng Cô (Km848+875 Km890+200), tỉnh Thừa Thiên Huế được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt theo Quyết định số 3782QĐBGTVT ngày tháng 11 năm 2013 dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, cải thiện điều kiện khai thác, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A; phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninhquốc phòng trong khu vực nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển ngành GTVT. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.440 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong đó dự án thành phần giải phóng mặt bằng là 239,3 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án là tại km 848+875, thuộc địa phận xã Lộc Sơn (huyện Phú Lộc) và điểm cuối là km 890+200, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế). Tình hình kinh tế xã hội huyện Phú Lộc năm 2016

... pháp đánh giá tác động xã hội Qua đánh giá tác động xã hội cơng tác giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án Mở rộng QL1 đoạn La Sơn - Lăng Cô (Km848+875 - Km890+200), tỉnh Thừa Thiên Huế PHẦN... GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI DỰ ÁN CỦA CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN LĂNG CÔ (KM848+875 - KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giới thiệu dự án Dự án đầu tư xây dựng... PHĨNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN LA SƠN LĂNG CÔ (KM848+875 - KM890+200), TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 10 Giới thiệu dự án: 10 Kết dự kiến đánh giá tác động xã hội dự án

Ngày đăng: 21/04/2018, 17:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan