Ôn lý thuyết học kỳ 2-12(2009)

20 311 0
Ôn lý thuyết học kỳ 2-12(2009)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ 1. Sự biến thiên điện tích và dòng điện trong mạch dao động: + Mạch dao động là một mạch điện khép kín gồm một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây có độ tự cảm L, có điện trở thuần không đáng kể nối với nhau. + Điện tích trên tụ điện trong mạch dao động: q = Q o cos(ωt + ϕ). + Cường độ dòng điện trên cuộn dây: i = q' = I o cos(ωt + ϕ + 2 π ) (sớm pha hơn điện tích ) + Điện áp 2 đầu tụ: u=U 0 cos(ωt + ϕ). Điện tích trên tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động biến thiên điều hoà với -tần số góc ω = LC 1 . -Tần số riêng LC f π 2 1 = ; Chu kỳ riêng LCT π 2 = . Tần số của mạch dao động chỉ phụ thuộc vào những đặc tính của mạch. 2.Năng lượng điện từ trong mạch dao động + Năng lượng điện trường trên tụ điện W đ = 2 1 qu = C q 2 2 = C Q o 2 2 cos 2 (ωt + ϕ). + Năng lượng từ trường trên cuộn cảm W t = 2 1 Li 2 = 2 1 Lω 2 Q o 2 sin 2 (ωt + ϕ) = C Q o 2 2 sin 2 (ωt + ϕ). Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hoà với tần số góc ω’ = 2ω và chu kì T’ = 2 T . - Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng một tần số. + Năng lượng điện từ trong mạch W = W đ + W t = + C Q o 2 2 cos 2 (ωt + ϕ) + C Q o 2 2 sin 2 (ωt + ϕ) = 2 1 C Q o 2 = 2 1 LI o 2 = 2 1 CU o 2 - Năng lượng trong mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm. - Tổng năng lượng của điện trường và năng lượng từ trường (năng lượng điện từ hay năng lượng mạch dao động) là không đổi, tức là được bảo toàn. 3.Sự tắt dần của dao động điện từ trong mạch dao động :-dao động có biên độ giảm dần theo thời gian + Do điện trở thuần R của cuộn cảm và dây nối . làm tiêu hao năng lượng của mạch do tỏa nhiệt. + Ngoài ra còn một phần năng lượng bò bức xạ ra không gian xung quanh dưới dạng sóng điện từ cũng làm giảm năng lượng của mạch. Năng lượng của mạch dao động giảm dần, do đó dao động điện từ trong mạch tắt dần. 4.Dao động điện từ duy trì : -là dao động trong đó năng lượng bị tiêu hao trong mỗi chu kỳ được bù đắp. -Cách duy trì : dùng mạch điện duy trì dùng trănzito 5.Dao động điện từ cưỡng bức.Cộng hưởng. -Dao động biến thiên theo tần số của nguồn điện ngồi.Khi tần số cưỡng bức bằng tần số riêng thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng (Biên độ dao động điện trong khung đạt cực đại). B.ĐIỆN TỪ TRƯỜNG 1. Điện từ trường (theoMacxoen) -Mỗi biến thiên của từ trường theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy trong không gian xung quanh nó, (tức là một điện trường mà các đường sức là những đường cong khép kín, bao quanh các đường cảm ứng từ của từ trường.).Ngược lại, mỗi biến thiên theo thời gian của điện trường cũng sinh ra từ trường biến thiên theo thời gian trong khơng gian xung quanh. + Khái niệm về dòng điện dòch: dòng điện dòch là một khái niệm dùng để chỉ sự biến thiên của điện trường, nó tương đương như một dòng điện là đều sinh ra từ trường. Dòng điện trong mạch dao động được coi là dòng điện khép kín gồm dòng điện dẫn chạy trong dây dẫn và dòng điện dòch chạy qua tụ điện. * Sự khác nhau giữa điện trường xoáy và điện trường tónh + Điện trường xoáy có đường sức khép kín, điện trường tónh có đường sức không khép kín. + Điện trường xoáy biến thiên theo thời gian, không gian. Điện trường tónh không biến đổi theo thời gian, chỉ biến đổi theo không gian. + Điện trường xoáy do từ trường biến thiên sinh ra, điện trường tónh do điện tích đứng yên sinh ra. 2. Sóng điện t Sóng điện từ là quá trình lan truyền điện từ trường trong không gian. 3. Đặc điểm của sóng điện từ : - Tốc độ trong chân khơng sấp sỉ tốc độ ánh sáng (c=3.10 8 m/s) - Là sóng ngang, trong đó E  ln vng góc với B  và cả hai véctơ này ln vng góc với phương truyền sóng theo một tam diện thuận.Cả * Tính chất của sóng điện từ. + Sóng điện từ cũng có những tính chất giống như sóng cơ học. Chúng phản xạ được trên các mặt kim loại. Chúng giao thoa được với nhau. + Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và cả trong chân không. Vận tốc lan truyền của sóng điện từ trong chân không bằng vận tốc ánh sáng: c = 3.10 8 m/s. Trong chân không tần số f và bước sóng λ của sóng điện từ liên hệ với nhau bởi biểu thức λ = f c . Khi truyền qua các môi trường khác nhau vận tốc của sóng điện từ thay đổi nên bước sóng điện từ thay đổi còn tần số của sóng điện từ thì không đổi. + Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình truyền sóng, tại một điểm bất kỳ trên phương truyền véc tơ cường độ điện trường → E và véc tơ cảm ứng từ → B vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. + Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số sóng. * Phân loại và các đặc tính của sóng vô tuyến LOẠI SÓNG TẦN SỐ BƯỚC SÓNG Sóng dài 3 - 300 kHz 10 5 - 10 3 m Sóng trung 0,3 - 3 MHz 10 3 - 10 2 m Sóng ngắn 3 - 30 MHz 10 2 - 10 m Sóng cực ngắn 30 - 30000 MHz 10 - 10 -2 m Đặc tính và phạm vi sử dụng của mỗi loại sóng + Các sóng dài ít bò nước hấp thụ nên được dùng để thông tin dưới nước. Sóng dài ít dùng để thông tin trên mặt đất vì năng lượng nhỏ, không truyền đi xa được. + Các sóng trung truyền được theo bề mặt Trái Đất. Ban ngày chúng bò tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền được xa. Ban đêm, tầng điện li phản xạ sóng trung nên chúng truyền được đi xa. Các đài thu sóng trung ban đêm nghe rất rỏ còn ban ngày thì nghe không tốt. + Các sóng ngắn có năng lượng lớn hơn sóng trung, chúng được tầng điện li và mặt đất phản xạ đi phản xạ lại nhiều lần. Một đài phát sóng ngắn công suất lớn có thể truyền sóng đi mọi nơi trên Trái Đất. + Các sóng cực ngắn có năng lượng lớn nhất, không bò tầng điện li hấp thụ và phản xạ, có khả năng truyền đi rất xa theo đường thẳng và được dùng trong thông tin vũ trụ. Vô tuyến truyền hình dùng sóng cực ngắn không truyền được đi xa trên mặt đất, muốn truyền hình đi xa, người ta phải làm các đài tiếp sóng trung gian hoặc dùng vệ tinh nhân tạo để thu sóng của đài phát rồi phát trở về Trái Đất. 22. PHÁT VÀ THU SÓNG ĐIỆN TỪ * Máy phát dao động điều hoà dùng tranzito Máy phát dao động điều hòa dùng tranzito là một mạch tự dao động dùng để sản ra dao dộng điện từ cao tần không tắt. Máy phát dao động điều hoà gồm một mạch dao động LC, một tranzito và nguồn điện một chiều để bổ sung năng lượng cho mạch dao động LC làm cho dao động điện từ trong mạch LC không tắt dần. * Mạch dao động hở, ăngten Một hệ thống gồm cuộn dây và tụ điện có các bản tụ để lệch nhau thì có thể phát sóng ra xa gọi là mạch dao động hở. Trường hợp để hai bản của tụ điện lệch hẳn một góc 180 o thì khả năng phát sóng của mạch dao động lúc đó là lớn nhất. Ăngten là một dây dẫn dài, có cuộn cảm ở giữa, đầu trên để hở còn đầu dưới tiếp đất. * Truyền thơng bằng sóng điện từ.ø Phát sóng điện từ -Micrơ-bộ phát sóng cao tần-mạch biến điệu-mạch khuếch đại-anten Thu sóng điện từ -anten-mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần-mạch tách sóng-mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần-loa IV. TÍNH CHẤT SÓNG - TÍNH CHẤT HẠT CỦA ÁNH SÁNG. 35. SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG * Sự tán sắc ánh sáng Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm ánh sáng trắng qua lăng kính không những bò khúc xạ lệch về phía đáy lăng kính, mà còn bò tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. * Ánh sáng đơn sắc, ánh sáng trắng Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bò tán sắc khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu gọi là màu đơn sắc. Mỗi màu đơn sắc có một bước sóng xác đònh. Khi truyền qua các môi trường trong suốt khác nhau vận tốc của ánh sáng thay đổi, bước sóng của ánh sáng thay đổi còn tần số của ánh sáng thì không thay đổi. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Dải có màu như cầu vồng (có có vô số màu nhưng được chia thành 7 màu chính là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) gọi là quang phổ của ánh sáng trắng. * Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng -Chiết suất của chất làm lăng kính có giá trò khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. Chiết suất của chất làm lăng kính tăng dần với các ánh sáng đơn sắc theo tuần tự: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím Chiết suất của lăng kính càng lớn thì góc lệch càng lớn. -Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau, khi qua lăng kính các ánh sáng đơn sắc khác nhau của chùm ánh sáng trắng sẽ bò lệch về phía đáy lăng kính với các góc lệch khác nhau, chúng không còn chồng chất hoàn toàn lên nhau nữa mà tách ra thành dải màu. -Chiết suất của chất làm lăng kính nhỏ nhất với ánh sáng màu đỏ nên tia đỏ bò lệch ít nhất, lớn nhất với ánh sáng màu tím nên tia tím bò lệch nhiều nhất. -Khi cho rất nhiều các chùm sáng đơn sắc khác nhau từ đỏ đến tím chồng lên nhau ta sẽ được chùm ánh sáng trắng. 36. GIAO THOA ÁNH SÁNG * Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng: -Là hiện tượng ánh sáng không tuân theo đònh luật truyền thẳng của ánh sáng,quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ hoặc gần mép những vật trong suất hoặc không trong suất. * Hiện tượng giao thoa ánh sáng -Hiện tượng giao thoa ánh sáng là hiện tượng trong vùng hai chùm sáng gặp nhau xuất hiện những vạch sáng, vạch tối xen kẻ. * Giải thích và kết luận -Hai chùm sáng kết hợp là hai chùm phát ra ánh sáng có cùng tần số và cùng pha hoặc có độ lệch pha không đổi theo thời gian. -Khi hai chùm sáng kết hợp gặp nhau chúng sẽ giao thoa với nhau: Những chổ hai sóng gặp nhau mà cùng pha với nhau, chúng tăng cường lẫn nhau tạo thành các vân sáng. Những chổ hai sóng gặp nhau mà ngược pha với nhau, chúng triệt tiêu nhau tạo thành các vân tối. -Nếu dùng ánh sáng trắng thì hệ thống vân giao thoa của các ánh sáng đơn sắc khác nhau sẽ không trùng khít với nhau: ở chính giữa, vân sáng của các ánh sáng đơn sắc khác nhau nằm trùng với nhau cho một vân sáng trắng gọi là vân trắng chính giữa. Ở hai bên vân trắng chính giữa, các vân sáng khác của các sóng ánh sáng đơn sắc khác nhau không trùng với nhau nữa, chúng nằm kề sát bên nhau và cho những quang phổ có màu như ở cầu vồng. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẵng đònh ánh sáng có tính chất sóng. * Vò trí vân, khoảng vân + Vò trí vân Gọi: a = S 1 S 2 là khoảng cách giữa 2 khe sáng ; D = IO là khoảng cách từ 2 khe đến màn, vò trí M trên màn E cách O một khoảng OM = x. - Vò trí vân sáng: x s = k a D. λ ; với k ∈ Z. - Vò trí vân tối: x t = (2k + 1) a D 2 . λ + Khoảng vân là khoảng cách giữa 2 vân sáng (hoặc 2 vân tối) liên tiếp : i = a D. λ . Giữa n vân sáng liên tiếp có n - 1 khoảng vân. +Số vân sáng có thể quan sát trên màn N=1+ i L 2 .2 với L là bề rộng vùng giao thoa, và i L 2 . chỉ lấy phần nguyên. * Đo bước sóng ánh sáng Từ công thức: i = a D. λ => λ = D ia , đo D, a, i ta tính được λ. CÁC CÔNG THỨC THAM KHẢO -Thí nghiệm giao thoa thực hiện trong không khí đo được khoảng vân là i thì khi đưa vào trong môi trường trong suốt có chiết suất n sẽ đo được khoảng vân là i’ = n i . -Giữa n vân sáng (hoặc vân tối) liên tiếp là n -1 khoảng vân. -Tại M có vân sáng khi: i OM i x M = = k, đó là vân sáng bậc k -Tại M có vân tối khi: i x M = (2k + 1) 2 1 , đó là vân tối bậc k + 1 Giao thoa với ánh sáng trắng (0,40µm ≤ λ ≤ 0,76µm Ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại vò trí đang xét nếu: k min = d D ax λ ; k max = t D ax λ ; λ = Dk ax ; với k ∈ Z ( TK Ánh sáng đơn sắc cho vân tối tại vò trí đang xét nếu: x = (2k + 1) a D 2 . λ ; k min = 2 1 − d D ax λ ; k max = 2 1 − t D ax λ ; λ = )12( 2 + kD ax ) * Bước sóng và màu sắc ánh sáng + Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng xác đònh. Màu ứng với mỗi bước sóng của ánh sáng gọi là màu đơn sắc. + Những màu chính trong quang phổ của ánh sáng trắng (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) ứng với từng vùng có bước sóng lân cận nhau. Chẳng hạn vùng đỏ có bước sóng từ 0,76µm đến 0,64µm, vùng tím có bước sóng từ 0,44µm đến 0,40µm, . . + ánh sáng mặt trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 0 đến ∞ + Ngoài các màu đơn sắc còn có các màu không đơn sắc là hỗn hợp của nhiều màu đơn sắc với những tỉ lệ khác nhau. + Chỉ các bức xạ có bước sóng từ 380nm đến 760nm mắt mới nhìn thấy 9ánh sáng khả kiến) 37. QUANG PHỔ * Chiết suất môi trường và bước sóng ánh sáng : chiết suất tuyệt đối v c n = (c=vận tốc ánh sáng, v là vận tốc trong môi trường) -và ta có :giữa 2 mội trường khác nhau thì : 1 2 2 1 v v n n = * Máy quang phổ -Máy quang phổ là dụng cụ phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành phần đơn sắc khác nhau. -Máy dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn phát ra. -Máy quang phổ sử dụng lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. * Quang phổ liên tục + Quang phổ liên tục là quang phổ gồm một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. + Nguồn phát: các vật rắn, lỏng hoặc những khối khí có tỉ khối lớn bò nung nóng . + Đặc điểm: không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn. + Ứng dụng: xác đònh được nhiệt độ của vật phát sáng, đặc biệt là những vật ở xa như Mặt Trời, các ngôi sao, . . * Quang phổ vạch phát xạ + Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ có dạng những vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. + Nguồn phát Khí hay hơi ở áp suất thấp khi bò kích thích bằng cách đốt nóng hoặc bằng tia lửa điện . + Đặc điểm -Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng vạch, vò trí các vạch, màu sắc các vạch và độ sáng tỉ đối của các vạch đó. -Mỗi nguyên tố hoá học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó. + Ứng dụng Nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hoá học có trong các hỗn hợp hay hợp chất. * Quang phổ vạch hấp thụ + Quang phổ vạch hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối nằm riêng rẽ trên nền quang phổ liên tục. + Cách tạo ra Tạo ra quang phổ liên tục nhờ một nguồn phát ánh sáng trắng đặt trước khe máy quang phổ. Đặt trên đường đi của chùm ánh sáng trắng một ngọn đèn hơi của một nguyên tố nào đó được nung nóng. Khi ấy trên nền quang phổ liên tục xuất hiện các vạch tối đúng ở vò trí các vạch màu trong quang phổ phát xạ của hơi của nguyên tố đó. Điều kiện để có quang phổ vạch hấp thụ là nhiệt độ của đám hơi gây ra quang phổ hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát ra ánh sáng trắng. + Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ: trong thí nghiệm để tạo ra quang phổ vạch hấp thụ. Nếu tắt nguồn phát ánh sáng trắng thì quang phổ liên tục biến mất, tại vò trí các vạch tối lúc đầu sẽ xuất hiện các vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của hơi dùng thí nghiệm. Ở một nhiệt độ nhất đònh, một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó. + Ứng dụng Nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hoá học có trong các hỗn hợp hay hợp chất. * Phép phân tích quang phổ + Phép phân tích quang phổ là phép xác đònh thành phần cấu tạo và nồng độ của của các chất có trong mẫu cần phân tích dựa vào việc nghiên cứu quang phổ, hoặc dựa vào quang phổ của vật phát sáng để xác đònh nhiệt độ của vật. + Tiện lợi - Phép phân tích đònh tính thì đơn giản và cho kết quả nhanh hơn phép phân tích hóa học. - Phép phân tích đònh lượng thì rất nhạy, có thể phát hiện một nồng độ dù rất nhỏ của chất nào đó có trong mẫu. - Có thể xác đònh được thành phần cấu tạo và nhiệt độ của những vật ở rất xa không tới được như Mặt Trời và các ngôi sao. 38. TIA HỒNG NGOẠI . TIA TỬ NGOẠI 1. Thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tử ngoại Dùng một nhiệt kế điện (cặp nhiệt điện) để đo nhiệt độ các vùng quang phổ do hồ quang tạo ra thấy: các chùm sáng đơn sắc có tác dụng nhiệt, tác dụng nhiệt của các chùm sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau, ngoài vùng dải màu liên tục vẫn còn tác dụng nhiệt, nghóa là vẫn còn có những loại bức xạ không nhìn thấy được. 2.Tia hồng ngoại + Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,75µm < λ). Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ (có bước sóng từ 7,5.10 -7 m đến 10 -3 m). + Nguồn phát: các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường đều phát ra tia hồng ngoại. Trong ánh sáng Mặt Trời có khoảng 50% năng lượng thuộc vùng hồng ngoại. Nguồn phát tia hồng ngoại thường dùng là các bóng đèn có dây tóc bằng vonfram nóng sáng có công suất từ 250W đến 1000W. + Tính chất, tác dụng. - Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. - Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại. - Bò hơi nước, khí CO 2 hấp thụ mạnh. + Công dụng Dùng tia hồng ngoại để sấy khô, sưởi ấm, chụp ảnh hồng ngoại. 3. Tia tử ngoại + Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím (λ < 0,40µm). Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ (có bước sóng từ 10 -9 m đến 4.10 -7 m). + Nguồn phát: những vật bò nung nóng đến nhiệt độ trên 3000 o C phát ra một lượng đáng kể tia tử ngoại. Mặt Trời, hồ quang điện, đèn cao áp thuỷ ngân là những nguồn phát tia tử ngoại. + Tính chất, tác dụng - Bò nước, thuỷ tinh, … hấp thụ mạnh. - Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. - Có thể làm một số chất phát quang. - Có tác dụng ion hoá không khí. - Có tác dụng gây ra một số phản ứng quang hoá, quang hợp. - Có một số tác dụng sinh học. + Công dụng - Phát hiện vết nứt nhỏ, vết xước trên bề mặt sản phẩm tiện. - Chữa bệnh còi xương, diệt khuẩn, diệt nấm mốc. - Sử dụng trong phân tích quang phổ. 39. TIA RƠNGHEN. THANG SÓNG ĐIỆN TỪ 1. Cách tạo ra tia Rơnghen + Nguyên tắc tạo tia Rơnghen Cho chùm electron chuyển động với vận tốc lớn đập vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn. + Ống Rơnghen: là một ống tia catốt có lắp thêm một điện cực bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn và khó nóng chảy gọi là đối âm cực. Cực này được nối với anốt. Hiệu điện thế giữa hai cực khoảng vài vạn vôn, áp suất trong ống khoảng 10 -3 mmHg. + Cơ chế phát sinh: các electron trong tia catôt được tăng tốc trong điện trường mạnh, nên thu được một động năng rất lớn. Khi đến đối âm cực, chúng gặp các nguyên tử của đối âm cực, xuyên sâu vào những lớp bên trong của vỏ nguyên tử, tương tác với hạt nhân nguyên tử và với các electron ở gần hạt nhân. Trong sự tương tác này sẽ phát ra một sóng điện từ có bước sóng rất ngắn, gọi là bức xạ hãm. Đó chính là tia Rơnghen hay còn gọi là tia X. * Bản chất, tính chất và công dụng + Bản chất của tia Rơnghen là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại. Bước sóng của tia Rơnghen từ 10 -12 m (tia Rơnghen cứng) đến 10 -8 m (tia Rơnghen mềm). + Tính chất và công dụng - Có khã năng đâm xuyên mạnh nên được dùng để chiếu điện, chụp điện, dò các lổ hỏng, các khuyết tật bên trong sản phẩm đúc. - Bò lớp chì (kim loại nặng) vài mm cản lại nên thường dùng chì làm màn chắn bảo vệ trong kỹ thuật Rơnghen. - Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh nên được dùng để chụp điện. - Làm phát quang một số chất nên được dùng để quan sát màn hình trong việc chiếu điện. - Có khả năng iôn hóa các chất khí. Tính chất này ứng dụng để làm các máy đo liều lượng Rơnghen. - Có tác dụng sinh lí. Nó có thể hủy hoại tế bào, giết vi khuẫn nên được dùng để chữa các ung thư cạn gần ngoài da. * Trong y học khi dùng tia Rơnghen để chụp điện (chụp X quang) thường dùng tia Rơnghen cứng Các tia Rơnghen cứng (bước sóng từ 10 -12 m đến 10 -10 m) khả năng đâm xuyên mạnh hơn các tia Rơnghen mềm (bước sóng từ 10 -10 m đến 10 -8 m). Tia Rơnghen cứng đâm xuyên mạnh nên ít bò cơ thể hấp thụ hơn còn tia Rơnghen mềm vì đâm xuyên yếu nên bò cơ thể hấp thụ nhiều. Khi tia Rơnghen bò hấp thụ, nó gây ra một số tác dụng không có lợi cho cơ thể như tác dụng nhiệt làm nóng, tác dụng sinh lí huỷ hoại tế bào … . *Công thức sử dụng trong bài toán tia X : 2 min 2 e m v hc eU λ = = * Thang sóng điện từ + Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia gamma đều có cùng bản chất là sóng điện từ. Điểm khác nhau là bước sóng dài ngắn khác nhau do đó chúng các tính chất và công dụng khác nhau. + Thực ra, giữa các vùng tia không có ranh giới rỏ rệt. + Các tia có bước sóng càng ngắn thì có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ iôn hóa chất khí. + Các tia có bước sóng càng dài, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa giữa chúng. CHƯƠNG LƯNG TỬ ÁNH SÁNG 1. Thí nghiệm Hecxơ về hiện tượng quang điện Chiếu ánh sáng do một hồ quang phát ra vào một tấm kẻm tích điện âm thấy tấm kẻm mất điện tích âm. Nếu tấm kẻm tích điêïn dương thì khi chiếu ánh sáng hồ quang vào nó không bò mất điện dương. Hiện tượng cũng xảy ra tương tự với tấm kim loại khác như đồng, nhôm, bạc, … . Nếu dùng tấm thuỷ tinh không màu chắn không cho tia tử ngoại của hồ quang đến tấm kim loại thì nó không bò mất điện tích âm. 2. Đònh nghóa hiện tượng quang điện : electron bò bật ra khỏi bề mặt kim loại Khi chiếu một chùm ánh sáng thích hợp (có bước sóng ngắn) vào. Các electron bò bật ra gọi là các electron quang điện. 3.Điều kiện để xảy ra hiện tượng quang điện: 0 λ λ ≤ 4. các đònh luật quang điện + Đònh luật quang điện thứ nhất Đối với mỗi kim loại dùng làm catốt có một bước sóng giới hạn λ o nhất đònh gọi là giới hạn quang điện. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng λ của ánh sáng kích thích nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện (λ ≤ λ o ). + Đònh luật quang điện thứ hai Với ánh sáng kích thích có bước sóng thỏa mãn đònh luật quang điện thứ nhất thì cường độ dòng quang điện bảo hòa tỉ lệ thuận với cường độ của chùm ánh sáng kích thích. + Đònh luật 3 Khi bứt ra khỏi catôt các electron quang điện có một động năng ban đầu cực đại: E đomax = 2 1 mv 2 omax = |eU h | Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại dùng làm catốt. 5. Nội dung thuyết lượng tử ánh sáng + Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục, mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. Mỗi phần đó mang một năng lượng hoàn toàn xác đònh, có độ lớn là ε = hf, trong đó f là tần số của ánh sáng, còn h là hằng số Plăng: h = 6,625.10 -34 Js. Mỗi phần đó gọi là một lượng tử năng lượng. + Chùm ánh sáng được coi như một chùm hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn. Mỗi phôtôn ứng với một lượng tử ánh sáng. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bò thay đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng. + Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn trong chùm sáng đó. 6. Giải thích các đònh luật quang điện Công thức Anhxtanh về hiện tượng quang điện: hf = λ hc = A + 2 1 mv 2 omax (-Các công thức khác: - Điện thế cực đại quả cầu kim loại cô lập về điện đạt được khi chiếu chùm sáng có λ ≤ λ o vào nó: V max = e E d max . Công suất của nguồn sáng, cường độ dòng quang điện bảo hoà, hiệu suất lượng tử: P = n λ λ hc ; I bh = n e |e| ; H = λ n n e . Lực Lorrenxơ, lực hướng tâm: F = qvBsinα ; F = ma ht = R mv 2 ) + Giải thích đònh luật quang điện thứ nhất Để có hiện tượng quang điện λ ≤ λ o ; với λ o = A hc + Giải thích đònh luật thứ 2 Với các chùm sáng có khả năng gây ra hiện tượng quang điện, số phôtôn đến đập vào catôt trong một đơn vò thời gian là n λ tỉ lệ thuận với cường độ chùm ánh sáng kích thích, số electron bò bật ra khỏi catôt trong một đơn vò thời gian là n e thì tỉ lệ thuận với n λ . Khi tất cả các electron bật ra khỏi catôt chạy hết về anôt ta sẽ có dòng quang điện bảo hoà. Cường độ dòng quang điện bảo hoà I bh = n e .|e| tỉ lệ thuận với n λ tức là tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích. + Giải thích đònh luật thứ 3 Từ công thức Anhstanh suy ra: E đomax = 2 1 mv 2 omax = λ hc - A Ta thấy động năng ban đầu cực đại của electron quang điện chỉ phụ thuộc vào bước sóng λ của ánh sáng kích thích và công thoát A mà công thoát A thì phụ thuộc vào bản chất kim loại. 7. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng Ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt. Ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng quan trọng khẵng đònh ánh sáng có tính chất sóng. Hiện tượng quang điện là bằng chứng quan trọng chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt. Những sóng điện từ có bước sóng càng dài thì phôtôn ứng với chúng có năng lượng càng nhỏ, tính chất hạt của chúng càng khó thể hiện, tính chất sóng của chúng càng dễ bộc lộ, ta dễ dàng quan sát thấy hiện tượng giao thoa, hiện tượng tán sắc của các sóng đó. Những sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì phôtôn ứng với chúng có năng lượng càng lớn, tính chất sóng của chúng càng ít thể hiện, tính chất hạt của chúng càng thể hiện đậm nét. Các tác dụng biểu hiện của tính chất hạt là khả năng đâm xuyên, tác dụng quang điện, tác dụng iôn hoá, tác dụng phát quang. .QUANG TRỞ VÀ PIN QUANG ĐIỆN 1. Hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện bên trong + Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bò chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi ánh sáng thích hợp chiếu vào.(cb) + hiện tượng quang điện bên trong. Hiện tượng giải phóng các electron liên kết để cho chúng trở thành các electron dẫn, đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. +Điều kiện xảy ra: λ ≤ λ o (gọi là giới hạn quang dẫn) + Sự khác nhau của hiện tượng quang điện bên trong và bên ngoài Hiện tượng quang điện ngoài bứt các electron khỏi khối chất, còn hiện tượng quang điện bên trong chỉ bứt các electron liên kết thành electron dẫn và tạo lỗ trống.ngay trong khối chất. Năng lượng cần để bứt electron ra khỏi liên kết trong bán dẫn khá nhỏ so với công thoát electron khỏi kim loại, nên giới hạn quang điện bên trong(λ o )dài hơn giới hạn quang điện bên ngoài. + Quang điện trở Quang trở là điện trở làm bằng chất quang dẫn,điện trở có trò số thay đổi từ vài megaôm xuống vài chục ôm theo sự biến thiên của cường độ chùm ánh sáng chiếu vào nó. Quang trở được dùng trong các mạch điều khiển tự động. + Pin quang điện Pin quang điện là nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Pin quang điện (pin mặt trời) sử dụng trong máy tính bỏ túi, trên các vệ tinh nhân tạo … . MẪU NGUYÊN TỬ CỦA BOHR 1. Mẫu nguyên tử của Bohr a. Tiên đề về trạng thái dừng: Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác đònh, gọi là trạng thái dừng. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ năng lượng. + Hệ quả. -Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo có bán kính xác đònh gọi là quỹ đạo dừng , bán kính quỹ đạo dừng theo công thức 2 0n r n r= (với r 0 =5,3.10 -11 m gọi là bán kính Bo.n là các số tự nhiên liên tiếp) -Bình thường nguyên tử ở trạng thái có mức năng lượng thấp nhất (n=1) electron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất, đó là trạng thái cơ bản. -Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử chuyển lên tyrạng thái dừng có mức năng lượng cao hơn, đó là trạng thái kích thích. b. Tiên đề vế bức xạ và hấp thụ năng lượng: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng E n sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn E m thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng: ε = hf mn = mn hc λ = E n – E m . Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng thấp E m mà hấp thụ một phôtôn có năng lượng hf mn đúng bằng hiệu E n – E m , thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng E n lớn hơn. [...]... kết hợp cao(các phôtôn cùng tần số và cùng pha) và cường độ lớn c Các loại laze: Laze rắn và laze khí, laze bán dẫn d Công dụng: -thông tin liên lạc vô tuyến.;-dao mổ trong phẫu thuật; chữa một số bệnh ngoài da; trong các đầu đọc đóa CD; khoan cắt, tôi chính xác trong công nghiệp THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP (nc) 1.Các tiên đề anhxtanh: a-Tiên đề 1 (nguyên tương đối):Các đònh luật vật có cùng một dạng... ra các phôtôn có tần số f thỏa mãn hệ thức: hf = = Ecao - Ethấp λ - Mỗi phôtôn có tần số f ứng với một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ xác đònh Mỗi ánh sáng đơn sắc cho một vạch quang phổ có màu nhất đònh Vì vậy quang phổ của hiđrô là quang phổ vạch - Khi electron từ các quỹ đạo ngoài Nhảy về quỹ đạo K thì sẽ phát ra các phô tôn ở dãy Lyman Nhảy về quỹ đạo L thì sẽ phát ra các phô tôn ở dãy Banme... có 2 loại : - Đồng vị phóng xạ trong tự nhiên và các đồng vị nhân tạo - Các đồng vị nhân tạo của một ngun tố hố học có cùng tính chất hố học như đồng vị bền của ngun tố đó b./ Các ứng dụng của đồng vị phóng xạ: - Phương pháp các ngun tử đánh dấu trong y khoa, sinh học: - Trong nghành khảo cổ học: sử dụng phương pháp xác định tuổi theo lượng các bon 14C để định tuổi các thực vật, động vật BÀI 54:PHẢN... (nguyên tương đối):Các đònh luật vật có cùng một dạng như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính b-Tiên đề 2: Tốc độ á s trong chân không =c trong mọi hệ quy chiếu quán tính không phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của máy thu hay phát C,Các hệ quả: v2 Vt0 (thời gian là tương đối, phụ... trở lên) (xảy ra với chất rắn +Một số loại sơn xanh, đỏ, vàng , lục quết trên các biển báo giao thông là các chất lân quang.(kéo dài vài phần 10 giây) 5.Hấp thụ và lọc lựa ánh sáng , màu sắc các vật (nc) +Hấp thụ ás: là hiện tượng môi trường vật chất làm giảm cường độ chùm sáng ( trong chân không ás không bò hấp thụ) +Đònh luật về sự hấp thụ ás: Cường độ I của chùm sáng đơn sác khi truyền qua môi trường... Hà, cách trung tâm khoảng 30 000 năm ánh sáng và quay với tốc độ khoảng 250km/s 3 Thuyết Big Bang Theo Thuyết Big Bang, vũ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ “cực lớn, mạnh” cách đây khoảng 14 tỉ năm, hiện đang dãn nở và lỗng dần Hai hiện tượng thiên văn quan trọng là vũ trụ dãn nở và bức xạ “nền” vũ trụ là minh chứng của thuyết Big Bang ... I0 là cường độ ás tới môi trường, α là hệ số hấp thụ của môi trường +Hấp thụ lọc lựa: hệ số hấp thụ của môi trường với ás có bước sóng khác nhau là khác nhau -Những vật không hấp thụ ás trong miền nhìn thấy gọi là vật trong suất , không màu -Những vật hấp thụ chọn lọc là vật trong suất có màu -Những vật hấp thụ hoàn toàn mọi ás nhìn thấy thì có màu đen +Phản xạ lọc lựa:-Các vật phản xạ (tán xạ) mạnh... phổ vạch - Khi electron từ các quỹ đạo ngoài Nhảy về quỹ đạo K thì sẽ phát ra các phô tôn ở dãy Lyman Nhảy về quỹ đạo L thì sẽ phát ra các phô tôn ở dãy Banme Nhảy về quỹ đạo M thì sẽ phát ra các phô tôn ở dãy Pasen hc Quang phổ vạch của nguyên tử hrô: En – Em = hf = λ HIỆN TƯNG PHÁT QUANG 1.Sự phát quang: Hiện tượng các chất (rắn, lỏng, khí) khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó thì có khả năng... hợp của ba quac -Quan niệm hiện nay về các hạt thực sự là sơ cấp gồm các quac, các leptơn và các hạt truyền tương tác là gln, phơtơn, W ± , Z0 và gravitơn BÀI 59.60.61MẶT TRỜI HỆ MẶT TRỜI SAO THIÊN HÀ THUYẾT BIG BANG 1 Hệ Mặt Trời - Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm hệ - Có 8 hành tinh lớn xếp từ mặt trời đi ra : Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải... Năng lượng nghỉ E0 = m0c2 - Năng lượng tồn phần: E = mc2=.c2 - Động năng K= E – E0 = (m - m0)c2 chính là động năng của vật, nếu v . - Mặt Trời luôn bức xạ năng lượng ra xung quanh. Hằng số Mặt Trời là H= 1360W/m 2 . Các hạt sơ cấp Phôtôn Các leptôn Các hađrôn Mêzôn Nuclôn Hipêron Barion. Phôtôn (lượng tử ánh sáng) (m o = 0) b) Các leptôn (m 0 : 0 – 200m e ) : gồm các hạt nhẹ như như êlectron, pôzitrôn, nơtrinô, mêzôn μ … c) Các hađrôn (

Ngày đăng: 03/08/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan