NGHĨA TÌNH THÁI CỦA THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT (KHẢO SÁT QUA TUYỂN TẬP KỊCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT LƯU QUANG VŨ)

32 451 0
NGHĨA TÌNH THÁI CỦA THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT (KHẢO SÁT QUA TUYỂN TẬP KỊCH HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT  LƯU QUANG VŨ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Một trong những xu hướng mà các nhà ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng đang quan tâm nhất hiện nay là chức năng làm công cụ giao tiếp của ngôn ngữ và các bình diện làm nên nghĩa của câu. Xét theo phương diện ngữ pháp ngữ nghĩa, nếu như trước đây các nhà ngôn ngữ học chỉ quan tâm đến nghĩa sự tình của câu, thì giờ đây vai trò của nghĩa tình thái trong câu đã được chú trọng nhiều hơn. Xét theo phương diện nghĩa của câu trong ngữ dụng, không chỉ nghĩa tường minh được chú ý mà nghĩa hàm ẩn cũng được các nhà ngôn ngữ đi sâu nghiên cứu,... Trong cấu trúc câu, trạng ngữ (gia ngữ, trạng gia ngữ, bổ ngữ của câu, thành phần tình huống) là một trong những thành phần cú pháp đã được các nhà ngôn ngữ đề cập rất sớm trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Trong quá trình nghiên cứu về trạng ngữ, nhiều vấn đề đã được giải quyết một cách hợp lí: vai trò cú pháp của trạng ngữ trong câu, đặc điểm ý nghĩa của trạng ngữ trong câu, hình thức thể hiện của trạng ngữ trong câu. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề chưa được đề cập và giải quyết một cách thỏa đáng. Một trong số những vấn đề đó có vấn đề nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt mà chúng tôi chủ định xem xét trong luận văn này. Các hiện tượng ngôn ngữ chỉ bộc lộ hết chức năng của nó khi chúng tồn tại trong hoạt động hành chức. Bên cạnh khẩu ngữ tự nhiên thì văn bản nghệ thuật là nơi các yếu tố ngôn ngữ thể hiện rõ rệt nhất hiệu quả biểu đạt của chúng. Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ đối thoại và nhân vật giao tiếp trực tiếp nên văn bản nghệ thuật kịch cũng là nơi ngôn ngữ bộc lộ sâu sắc khả năng của chúng trong hoạt động hành chức. Từ quan điểm đó, chúng tôi chọn tuyển tập kịch của Lưu Quang Vũ làm đối tượng khảo sát, thực hiện đề tài “Nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt, khảo sát qua tuyển tập kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Mục đích trung tâm của đề tài là miêu tả một cách đầy đủ về nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt. Cùng với mục đích đó, đề tài phải thực thi các nhiệm vụ sau: (1) Tái hiện bức tranh toàn cảnh về các loại trạng ngữ; miêu tả về cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc ngữ nghĩa của chúng. (2) Làm rõ khả năng bổ sung ý nghĩa về tình huống của thành phần trạng ngữ đối với nòng cốt câu. Trong đó, đề tài sẽ hướng đến khía cạnh quan trọng nhất là khả năng tác động về phương diện tình thái của các trạng ngữ này. (3)Trong một chừng mực, đề tài còn hướng đến một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là tìm hiểu về khả năng tác động qua lại giữa trạng ngữ và thành phần nòng cốt câu trên cả hai phương diện nghĩa sự tình và nghĩa tình thái 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Về tình thái, trên thế giới cũng đã có những công trình chuyên sâu nghiên cứu về tình thái trong từng ngôn ngữ cụ thể hay xuyên ngôn ngữ như: J.Lyons, F.R. Palmer, T.Givon. Ở Việt Nam, như TS. Bùi Trọng Ngoãn trong luận án tiến sĩ “Khảo sát các động từ tình thái trong tiếng Việt” đã khảo sát và khẳng định: “ Ở Việt Nam, các công trình dành cho tình thái rất ít”. Những công trình nghiên cứu về tình thái của câu cũng chưa được nghiên cứu đúng mức. Phần lớn các tác giả: Cao Xuân Hạo; Nguyễn Văn Hiệp; Diệp Quang Ban,... đã nghiên cứu sâu về các bình diện nghĩa tình thái; các yếu tố biểu thị nghĩa tình thái trong câu nhưng chưa đề cập nhiều đến nghĩa tình thái của các thành phần phụ trong câu. Cũng như vậy, theo khảo sát của chúng tôi, chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt.

... tơi chọn tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ làm đối tượng khảo sát, thực đề tài Nghĩa tình thái thành phần trạng ngữ câu tiếng Việt, khảo sát qua tuyển tập kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt Lưu Quang. .. 3: NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ TRONG TUYỂN TẬP KỊCH “HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ 3.1 Nghĩa tình thái trạng ngữ khơng gian, nơi chốn tuyển tập kịch “ Hồn Trương Ba da. .. nòng cốt câu 3.5 Nghĩa tình thái trạng ngữ mục đích tuyển tập kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt 3.5.1 Nghĩa tình nghĩa tình thái trạng ngữ mục đích tuyển tập kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt 3.5.1.1

Ngày đăng: 18/04/2018, 16:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan