Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước cấp xã ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh

13 146 0
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước cấp xã ở huyện can lộc   tỉnh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... chất quản trị nguồn nhân lực, mơ hình tính thực hành nó, kết hợp với thực tế cơng tác mình, tơi chọn đề tài Đào tạo Phát triển nguồn nhân lực quản lý Nhà nước cấp xã huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh. .. phát huy kết công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cán quản lý cấp cách hiệu Từ tình hình cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cán chủ chốt cấp xã huyện Can Lộc thời gian qua Nhằm... nguồn nhân lực, nhân lực lĩnh vực quản lý Nhà nước nhân lực lĩnh vực sản xuất kinh doanh có giá trị quan trọng cho phát triển chung Tuy nhiên, xét cách tổng thể nguồn nhân lực quan quản lý Nhà

Ngày đăng: 12/04/2018, 14:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP XÃ Ở HUYỆN CAN LỘC - TỈNH HÀ TĨNH

  • Trong một hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý Nhà nước hay trong một doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động tác nghiệp phù hợp với quy trình của công việc quản lý hành chính, quy trình sản xuất sản phẩm, hay các công đoạn dịch vụ liên quan. Trong dây chuyền đó mỗi công việc cụ thể phải do một người hay một nhóm người tham gia thực hiện, để dây chuyền sản xuất hay hệ thống quản lý Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có một người hoặc một nhóm người có trình độ chuyên môn, tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc, đúng với năng lực, sở trường và đúng với ngành nghề được đào tạo. Muốn vậy, cơ quan Nhà nước hay Doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị nguồn nhân lực từ công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động ... Trong đó việc Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực là một trong những việc làm hết sức quan trọng để các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp phát triển theo kịp với tiến trình đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu của đất nước.

  • Trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực, thì cả nhân lực trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và nhân lực trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có những giá trị quan trọng cho sự phát triển chung. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý Nhà nước có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Chúng ta có thể thấy, nguồn nhân lực trong một công ty hay một doanh nghiệp mà hạn chế, thì nó cũng chỉ tác động chủ yếu, trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó, tầm ảnh hưởng của nó đến xã hội cũng ở một chừng mực nhất định. Còn nguồn nhân lực trong một cơ quan quản lý Nhà nước các cấp mà hạn chế nó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về kinh tế, xã hội của cả một địa phương.

  • Sau khi nghiên cứu môn học Quản trị nguồn nhân lực, hiểu được bản chất của quản trị nguồn nhân lực, các mô hình và tính thực hành của nó, kết hợp với thực tế công tác của mình, tôi chọn đề tài Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực quản lý Nhà nước cấp xã ở huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh để thực hiện bài tập cá nhân về môn học Quản trị Nguồn nhân lực.

  • Can Lộc là huyện nằm phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp thị xã Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, phía tây giáp Huyện Hương khê, phía đông giáp huyện Lộc Hà. Có 23 đơn vị hành chính, trong đó có 22 xã và 1 thị trấn. Dân số trên 125.300 người. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đạt trên 12% /năm, Văn hoá xã hội phát triển mạnh, tỷ lệ hộ nghèo từ 27% năm 2006 đến nay giảm xuống còn 11,3%. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành chương trình xoá nhà tranh tre dột nát, ngói hoá nhà ở cho nhân dân vào năm 2003. Có được những kết quả đó trước hết là nhờ sự nổ lực của cán bộ và nhân dân toàn huyện, trong đó đặc biệt có sự đóng góp hêt sức quan trọng của đội ngũ cán bộ các xã, thị trấn - cán bộ lãnh đạo của các địa phương trong huyện.

  • Ban Tổ chức Huyện uỷ Can lộc là cơ quan quản lý về công tác cán bộ (lãnh đạo, quản lý) của toàn huyện. Tham mưu cho lãnh đạo huyện về công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ từ trưởng, phó các phòng Ban, ngành đoàn thể cấp huyện (gọi chung là cán bộ cấp huyện); cán bộ lãnh đạo là Bí thư, phó Bí thư cấp uỷ, Chủ tịch, các phó Chủ tịch HĐND, UBND, trưởng và phó các ngành, đoàn thể ở các xã, thị trấn (gọi là cán bộ chủ chốt cấp xã) trong toàn huyện. Đây là nguồn nhân lực hết sức quan trọng của huyện Can Lộc.

  • Nhìn chung, đội ngũ cán bộ là trưởng phó các phòng, ban, ngành đoàn thể cấp huyện cơ bản đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên trước khi được đề bạt, bổ nhiệm vào chức danh đó. Còn cán bộ lãnh đạo các xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) chủ yếu là người được tuyển chọn từ phong trào quần chúng tại địa phương, cơ bản chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý trong cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cấp xã hết sức hạn chế.

  • Theo số liệu điều tra năm 1997, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là 345 người. Trong đó có 137 người có trình độ văn hoá THCS, 208 người tốt nghiệp THPT. Về chuyên môn chỉ có 5 người có trình độ Đại học, 74 người có trình độ trung cấp chuyên môn, 102 người có trình độ sơ cấp, số còn lại chưa được đào tạo chuyện môn nghiệp vụ. (nguồn từ Ban Tổ chức Huyện uỷ Can Lộc)

  • Để khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo không có trình độ về chuyên môn, trong những năm qua Huyện đã tổ chức đào tạo chuyên môn cho cán bộ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ theo quy định của Nhà nước. Từ năm 1998 đến nay, huyện Can lộc đã phối hợp với các trường Đại học mở các lớp đào tạo đại học vừa học vừa làm tại huyện để đào tạo chuyyên môn cho cán bộ từ huyện đến cấp xã. Phối hợp với trường Đại học Kinh tế Huế mở lớp Đại học Quản lý Kinh tế cho 72 học viên tham gia (trong đó có 54 cán bộ cấp xã), mở lớp đại học Kế toán Tài chính cho 84 học viên tham gia (trong đó có 64 cán bộ cấp xã). Phối hợp với trường Đại học Nông Lâm Huế mở lớp đại học nông nghiệp đa ngành cho 67 học viên tham gia (trong đó có 53 cán bộ cấp xã). Phối hợp với trường Đại học Hà Tĩnh mở 1 lớp Đại học Quản trị Kinh doanh cho 96 học viên tham gia (trong đó có 49 cán bộ cấp xã). Năm 2009, đứng trước yêu cầu tiêu chuẩn của cán bộ theo quy định của Luật công chức Nhà nước, bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2010, huyện Can Lộc đã phối hợp với trường Trung cấp Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh mở 2 lớp trung cấp quản lý kinh tế Nông nghiệp tại huyện cho 106 cán bộ cấp xã tham gia.

  • Từ kết quả đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ cấp xã trong những năm qua đã bộc lộ một số hạn chế :

  • Đội ngũ cán bộ cơ sở chủ yếu là những người được tuyển chọn trong các phong trào ở địa phương, là bộ đội xuất ngũ nên có trình độ văn hoá thấp (đa số cán bộ cấp xã trước đây có trình độ văn hoá Trung học cơ sở). Do yêu cầu chuẩn hoá cán bộ theo quy định mới tham gia học bổ túc văn hoá Trung học phổ thông, và tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm nên nhu cầu đào tạo rất lớn, khả năng để đáp ứng về công tác đào tạo hết sức khó khăn, việc bố trí, sắp xếp thời gian, công việc của cán bộ để tham gia học tập hạn chế.

  • 2. Định hướng đào tạo:

  • Trong điều kiện của một huyện, khi đào tạo cán bộ theo hình thức vừa học vừa làm tại địa phương nên chỉ mở được một đến hai lớp đào tạo trong một thời gian. Vì vậy, không thể định hướng được một các đầy đủ cho tất cả các ngành theo yêu cầu của công tác cán bộ.

  • 3. Kế hoạch đào tạo:

  • Do điều kiện lịch sử để lại, từ trước đây huyện chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một các đầy đủ. đến nay do yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ mới ồ ạt phối hợp mở các lớp đào tạo chuyên môn cho cán bộ cơ sở. Việc tổ chức mở nhiều lớp đào tạo trong một khoảng thời gian nên nhiều xã không còn cán bộ làm việc ở công sở để giải quyết các công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành tại địa phương. Đồng thời, phải đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng của địa phương nên không có nhiều thời gian để dành cho học tập, nghiên cứu, cùng với khả năng tiếp thu hạn chế, điều kiện học tập không đảm bảo theo quy định nên kết quả học tập không cao.

  • Trong các lớp đào tạo do huyện phối hợp với các trường mở chủ yếu là quản lý kinh tế chuyên ngành, trong khi cán bộ chủ chốt của các địa phương lại đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý trên nhiều lĩnh vực như Văn hoá, Xã hội, Quốc phòng, an ninh… nên xẩy ra tình trạng khi bố trí công việc cho cán bộ nhiều người được bố trí vào các chức vụ không có liên quan gì đến chuyên môn được đào tạo, làm lãng phí một lượng lớn nhân lực qua đào tạo mà không được sử dụng đúng chuyên môn. Một số khác sau khi đào tạo xong được bố trí công tác phải cử đi đào tạo lại, gây lãng phí rất lớn về ngân sách và khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ.

  • 5- Phát triển nguồn nhân lực.

  • Một hạn chế lớn nhất trong công tác đào tạo của huyện trong những năm qua là không phát huy được kết quả của công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý các cấp một cách hiệu quả.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan