TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ vận dụng quan điểm của hồ chí minh về kinh tế quân sự quân đội tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong thời kỳ mới

20 296 1
TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ   vận dụng quan điểm của hồ chí minh về kinh tế quân sự quân đội tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong thời kỳ mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong chiến tranh, “mạnh được, yếu thua” là một quy luật đã được đúc rút từ hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại. Muốn có sức mạnh thì ngoài yếu tố binh khí, kĩ thuật, tư tưởng, con người... còn phải kể đến một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng là hậu phương của cuộc chiến tranh. Sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến là một yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến

1 MỞ ĐẦU Trong chiến tranh, “mạnh được, yếu thua” là một quy luật đã được đúc rút từ hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại Muốn có sức mạnh thì ngoài yếu tố binh khí, kĩ thuật, tư tưởng, con người còn phải kể đến một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng là hậu phương của cuộc chiến tranh Sự chi viện của hậu phương cho tiền tuyến là một yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến Muốn đánh thắng địch ở tuyền tuyến thì phải có hậu phương vững mạnh về mọi mặt, trong đó đặc biệt phải kể đến là kinh tế hậu phương Việc xây dựng hậu phương về kinh tế là một vấn đề có tính chất chiến lược và quyết định sống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến Đó là qui luật của các loại chiến tranh từ xưa đến nay Nắm vững qui luật đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh thủ mọi thời gian, điều kiện vật chất để chuẩn bị hậu phương cho chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa đánh giặc, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng căn cứ địa hậu phương là một chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phản ánh một trong những đặc trưng của cách mạng Việt Nam Việc xây dựng, củng cố hậu phương trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng nhìn nhận một cách đúng đắn và đặt lên hàng đầu Đảng đã xây dựng, củng cố hậu phương đặc biệt là kinh tế hậu phương trong mọi tình huống của cuộc chiến, làm cho hậu phương có sức sống và phát triển trong hoàn cảnh gay go, khó khăn Do vậy, việc nghiên cứu chủ trương xây dựng tiềm lực kinh tế nói chung và kinh tế quân sự nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta để rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn mới, sẽ góp phần đắc lực vào nhiệm vụ 2 bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) Với ý nghĩa đó học viên đi sâu nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó rút ra những vấn đề cần quan tâm trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội trong giai đoạn mới góp phần xây dựng tiềm lực kinh tế cho nền quốc phòng toàn dân (QPTD) ở nước ta hiện nay NỘI DUNG I Quan điểm của Hồ Chí Minh về kinh tế quân sự 1 Mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh và quốc phòng Hồ Chí Minh không có những tác phẩm có tính kinh điển về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh và quốc phòng, chưa có điều kiện bàn một cách hệ thống, đầy đủ các vấn đề về lý luận, thực tiễn kết hợp kinh tế với quốc phòng Tuy nhiên, tư tưởng về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh và quốc phòng được Người đề cập trong nhiều bài viết, bài nói, trong những thời gian, điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì hết sức sâu sắc và phong phú Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa tư tưởng kinh tế quân sự thế giới, trong đó đặc biệt là Kinh tế quân sự Mác - xít Kinh tế quân sự Mác - Lênin luận giải nguồn gốc, bản chất của chiến tranh; mối quan hệ biện chứng kinh tế và chiến tranh, kinh tế và quốc phòng; đề cập một cách toàn diện các vấn đề về kinh tế quân sự: tiềm lực kinh tế, tiềm lực kinh tế quân sự, chuẩn bị và động viên kinh tế cho chiến tranh, kết hợp kinh tế với quốc phòng, đấu tranh kinh tế trong chiến tranh, vai trò quân đội đối với phát triển kinh tế Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, qui luật của chiến tranh, tác động của chiến tranh đến đời sống xã hội Người cho rằng “Đế quốc chủ nghĩa là nguồn gốc của chiến tranh Đế quốc chủ nghĩa do Mỹ, Pháp, Anh cầm đầu một mặt thì đang thực hiện chiến tranh xâm lược ở Đông Nam Á Châu, một mặt đang chuẩn bị chiến tranh thế giới”1 Khác với C Mác, Ph Ăngghen và Lênin, Hồ Chí Minh không nghiên cứu chung nhất về chủ nghĩa đế quốc mà Người đi vào một tên thực dân đế quốc cụ 1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.6, tr.123 3 thể, đó là thực dân Pháp Từ đó Người rút ra kết luận chung nhất Theo Người, cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược Ngược lại cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước Để che dấu bản chất xâm lược, bóc lột thuộc địa, thực dân Pháp tuyên truyền rằng, việc hiện diện của Pháp ở Đông Dương là sự “khai hoá văn minh”, sự bảo hộ của “Mẫu quốc”, thực hiện sứ mệnh bảo đảm công lý,… Nguyễn Ái Quốc Vạch trần bản chất cái gọi là “khai hoá văn minh của thực dân Pháp” chính là nhằm mục tiêu là bóc lột nhân dân các nước thuộc địa Không chỉ bóc lột về kinh tế bằng nhiều hình thức, biện pháp như cướp bóc, thuế khoá, mua rẻ, bán đắt mà còn bóc lột bằng cả “thuế máu” thông qua việc bắt lính ở các nước thuộc địa đi đánh thuê cho thực dân Pháp; đầu độc bằng văn hoá, thuốc phiện, rượu Trong tác phẩm “Chế độ thực dân Pháp và xứ Đông Dương”(1928), Người viết: “Trong khi bóc lột người bản xứ, bọn đế quốc Pháp lại cho là đang đem lại sự giáo dục và dân chủ cho họ”2 Vạch trần mục đích thực sự của việc phát triển giao thông của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa là nhằm mục đích quân sự, đàn áp, cơ động quân để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân bản xứ Người viết: “Thực dân Pháp đánh giá công ơn khai hoá của họ ở Đông Dương bằng những kilômet đường cái mà họ đã đắp bằng tiền và công sức của người An Nam Song, người Pháp cũng chỉ đặt đường xe lửa ở những nơi họ cần dùng để chuyên chở hàng hoá hay quân đội để đàn áp dân chúng; và đường xá đắp không phải để cho người bản xứ đi, vì những người này không có quyền tự do đi lại ngay cả khi đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, mà là để phục vụ cho người Âu”3 Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh, kinh tế với quốc phòng, vận dụng vào điều kiện cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, kinh tế là điều kiện để xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc kháng chiến, kiến quốc Vai trò đó của kinh tế được thể hiện tập trung ở khả năng bảo 2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.2, tr 343 3 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.1, tr 392 4 đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang Người nói: “Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội, thì bộ đội mới đánh thắng trận, điều đó rất rõ ràng dễ hiểu”4 Theo Hồ Chí Minh, một trong những nguyên nhân dân đến thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống pháp “Là do nơi chúng ta động viên kinh tế được thành công, vì chúng ta có biết động viên kinh tế một cách khôn khéo, thực lực của chúng ta mới được đầy đủ và bền bỉ”5 Trong thư gửi nông dân thi đua canh tác, Người còn chỉ ra rằng: “Muốn đánh thắng thì quân ta phải ăn no Muốn ăn no thì phải có nhiều lương thực , thực túc thì binh cường!”6 Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với quốc phòng song đến lượt nó, quốc phòng và chiến tranh lại có sự tác động trở lại đối với kinh tế Sự tác động trở lại đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một khi chiến tranh đã bùng nổ ở nơi nào, ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn khắp các nơi khác Chẳng những thế, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá của toàn xứ Chiến tranh không những chỉ phát động trong địa hạt quân sự ở tiền phương mà còn phát động cả trong địa hạt ở hậu phương”7 Như vậy, mặc dù Hồ Chí Minh không chỉ rõ bản chất của chiến tranh, mối quan hệ kinh tế với chiến tranh, nhưng qua phân tích của người có thể thấy rõ bản chất của chiến tranh, vai trò quyết định của kinh tế đối với chiến tranh 2 Kết hợp kinh tế với quốc phòng Tư tưởng về kết hợp kinh tế với quốc phòng được Hồ Chí Minh đề cập trong nhiều bài viết, bài nói, trong những thời gian, điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì hết sức sâu sắc và phong phú Có thể khái quát trên một số nội dung chủ yếu sau: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc Sau cách mạng Tháng Tám, nước ta vừa phải đương đầu với nạn đói, vừa phải chống cả thù trong và giặc ngoài Nền độc lập và sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta lúc này như “nghìn cân treo sợi tóc” Vận dụng sáng tạo tư tưởng của 4 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.6, tr 295 5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr 447 6 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.6, tr 178 7 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr 84 5 chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh, kinh tế với quốc phòng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” Người viết: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc” Điều đó có nghĩa là vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới về mọi mặt từ kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng, vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, vừa đánh địch ở tiền tuyến, vừa củng cố mở rộng hậu phương, vừa đánh vừa bồi dưỡng sức dân Hồ Chí Minh cho rằng, giữa kháng chiến và kiến quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi”8; “Một mặt phá hoại; Một mặt kiến thiết; Phá hoại để ngăn địch; Kiến thiết để đánh địch”9 Đây là luận điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong điều kiện tiến hành chiến tranh giải phóng Tư tưởng đó đã xuyên suốt quá trình tiến hành chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, tư tưởng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc được Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển trong điều kiện lịch sử mới Ngay khi chiến tranh kết thúc ở miền Bắc (1954), Người sớm đưa ra chủ trương “Chúng ta phải ra sức khôi phục kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, vận tải để nâng cao dần đời sống của nhân dân” Cùng với chủ trương khôi phục kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sớm đưa ra chủ trương củng cố quốc phòng: “Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng”10 Đặc biệt là, khi miền Bắc được giải phóng tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì ở miền Nam phải sống trong sự thống trị của chính quyền tay sai và đế quốc Mỹ xâm lược Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây, đề ra đường lối đúng đắn tiến hành đồng thời hai nhiệm 8 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr 99 9 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr 432 10 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.7, tr 429 6 vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà Từ tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân Tình hình đó đòi hỏi có đường lối, chủ trương, biện pháp chỉ đạo phát triển và bảo vệ nền kinh tế trong điều kiện mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng chỉ đạo sáng tạo, trong đó nổi lên là chủ trương: vừa sản xuất vừa chiến đấu Người nói: “Nắm vững tay cày tay súng, đẩy mạnh quốc phòng, trật tự trị an, củng cố tốt dân quân tự vệ, luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu”11; “Chúng ta vừa chiến đấu vừa sản xuất…Kế hoạch phải ăn khớp với tình hình chiến tranh bây giờ”12; Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, không quân, hải quân Mỹ tập trung đánh phá các cơ sở kinh tế, hệ thông giao thông, thông tin liên lạc của ta Để hạn chế thiệt hại, nâng cao sức sống của nền kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo làm tốt công tác sơ tán, phân tán các cơ sở sản xuất, kinh tế về những địa điểm an toàn để duy trì sản xuất Người nói: “Việc sơ tán là một bộ phận cần thiết trong việc phòng không”13; “Những nơi có lệnh phân tán, phải tích cực phân tán những xí nghiệp và kho tàng Các thành phố, thị xã, thị trấn phải sơ tán người già, trẻ em và những cơ quan không trực tiếp chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu đi nơi khác để tránh máy bay địch bắn phá”14 Tóm lại, đường lối “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” là nội dung cốt lõi, bao trùm nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng, là sự vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ kinh tế với chiến tranh, kinh tế với quốc phòng trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng 3 Xây dựng căn cứ địa và hậu phương Thấm nhuần tư tưởng của V.I Lênin về vai trò to lớn của hậu phương trong chiến tranh và kế thừa những kinh nghiệm quí báu trong lịch sử giữ nước 11 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.11, tr 396 12 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.12, tr 20 13 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.12, tr.105 14 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.12, tr.18 7 của dân tộc ta, Hồ Chí Minh sớm nhận ra ý nghĩa quan trọng của căn cứ địa và hậu phương đối với hoạt động của lực lượng vũ trang, quân đội ngoài tiền tuyến Theo Hồ Chí Minh, căn cứ địa và hậu phương là “nơi đứng chân làm cơ sở” cho lực lượng vũ trang hoạt động, nơi “đội du kích tích trữ lương thực, thuốc đạn, lâu lâu về đó nghỉ ngơi, luyện tập”15 Người cho rằng, tiền tuyến và hậu phương là những lĩnh vực, địa bàn hoạt động hoàn toàn khác nhau, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng, tuân theo những quy luật đặc thù nhất định, song giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, “Hai bên công việc khác nhau, nhưng thật ra là hợp tác”16, phải “hợp tác” chặt chẽ với nhau “thi đua” lẫn nhau nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, đủ sức để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược Người đã chỉ ra rằng: “Muốn thắng quân địch, chỉ trông vào sức chiến đấu ở tiền phương thì chưa đủ , muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng”17 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định nhiệm vụ của đồng bào ở hậu phương trong cuộc kháng chiến: “Chiến sĩ đánh trước mặt trận, đồng bào ở hậu phương nên làm việc gì ? …Làm ra gạo thóc cho chiến sĩ ăn, làm ra vải vóc cho chiến sĩ mặc Đều nhờ nơi đồng bào ở hậu phương Muốn giúp cho chiến sĩ ăn mặc đầy đủ, thì phải ra sức tăng gia sản xuất, nuôi nhiều gà vịt, lợn, bò, giồng nhiều lúa, khoai, ngô, đậu Hậu phương thắng lợi, thì chắc tiền phương thắng lợi”18; “Chiến sĩ hy sinh xương máu để giữ nước Bụng có no, thân có ấm mới đánh được giặc Làm ra thóc gạo cho chiến sĩ ăn, làm ra vải cho chiến sĩ mặc đều nhờ nơi đồng bào ở hậu phương ”19 Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với sự chỉ đạo, động viên toàn dân phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu dân sinh và cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng hệ thống căn cứ địa và hậu phương cho cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước Theo Người căn 15 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.3, tr.504 16 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr.114 17 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr.84 18 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr.486 19 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr.485 8 cứ địa trong cuộc kháng chiến có các cấp độ khác nhau: căn cứ địa của cả nước, căn cứ địa từng vùng, từng hướng chiến lược, từng khu, liên khu, chiến khu; căn cứ địa của liên tỉnh, thành phố, huyện, liên huyện, xã,…Người chỉ đạo mỗi chiến khu được chọn những vùng có thế chiến lược lợi hại, tiến có thể đánh, lui có thể giữ để xây dựng thành căn cứ địa làm chỗ đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, xây dựng lực lượng chính trị vũ trang và giải quyết vấn đề hậu cần, nuôi dưỡng và tiếp tế cho lực lượng vũ trang Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam, miền Bắc vững mạnh là cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà Quân và dân miền Bắc đã ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay trong điều kiện cả nước có chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, đánh bại chiến tranh phá hoại của địch, làm cho miền Bắc ngày càng vững mạnh, chi viện sức người, sức của ngày càng nhiều cho miền Nam Phát triển kinh tế đối ngoại nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh quốc phòng Vấn đề thực hiện đan cài, đan xen lợi ích và tận dụng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực kinh tế quân sự, qua đó tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, đã được Hồ Chí Minh đề cập từ rất sớm Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu chủ trương hợp tác kinh tế đối ngoại nhằm phá vỡ thế biệt lập ở Việt Nam Theo Người, mở cửa kinh tế đối với nước ta vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế Nước ta còn nghèo, sản xuất chưa phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, trong khi đó nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nhiều tiềm lực chưa được phát huy Chỉ có thông qua hợp tác và phân công lao động quốc tế, gắn kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, chúng ta mới nhanh chóng khắc phục được những mặt non yếu của nền kinh tế và khai thác tốt hơn những tiềm năng to lớn sẵn có của nước ta Người chủ trương “chuộc lại dần dần” những cơ sở người Pháp đã bỏ vốn ra gây dựng ở nước ta từ trước đến 9 giờ, “nếu xét ra cần thiết cho nền kinh tế quốc gia Việt Nam”; “hoan nghênh những người Pháp đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác”, “mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết nước nhà”20 Như vậy, hợp tác kinh tế quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy các nguồn lực và lợi thế bên trong, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để kiến thiết nước nhà Trong thư gửi Liên hiệp quốc tháng 12-1946, Người tuyên bố với nhân dân và chính phủ các nước chính sách mở cửa, hợp tác vì hoà bình, phát triển của Việt Nam: “Nước Việt Nam giành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kinh tế của mình Sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế ”21 Như vậy, chính Người đã khẳng định một cách rõ ràng chủ trương thu hút đầu tư, hợp tác kinh tế với bên ngoài ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng Thực hiện thêm bạn bớt thù, Hồ Chủ tịch không chỉ coi trọng mở rộng hợp tác kinh tế với các nước dân chủ, các nước xã hội chủ nghĩa, mà Người còn chú trọng phát triển quan hệ kinh tế với cả những nước hiện đang còn là kẻ thù của dân tộc Để thực hiện quan điểm trên đây, người đòi hỏi phải phân biệt rõ ràng những tên thực dân tàn ác với nhân dân Pháp yêu chuộng hoà bình; qua đó có chính sách thích hợp phân hoá triệt để kẻ thù, tranh thủ tình cảm của nhân dân và các nhà đầu tư Pháp Quan điểm này cho thấy tính nguyên tắc trong việc tìm cách để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế ở Hồ Chí Minh Đường lối trên đây cũng được thể hiện trong quan hệ với Mỹ Theo Hồ Chí Minh, Mỹ là một nước lớn, kỹ thuật của họ cao, kỹ thuật của Việt Nam thấp, họ có thể giúp ta Ngược lại, chúng ta cũng có những cái có thể giúp người Mỹ Trong các cuộc tiếp xúc với người Mỹ, Hồ Chủ tịch luôn bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ, trong đó nhấn mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế 20 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr.74 21 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.4, tr.470 10 Tuy nhiên, Người tuyệt nhiên không chủ trương mở cửa kinh tế với bên ngoài bằng mọi giá, mà phải trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, hai bên cùng có lợi Theo Người, bất kỳ nước nào thật thà muốn đưa tư bản đến kinh doanh ở Việt Nam với mục đích làm lợi cả hai bên thì sẽ được Việt Nam hoan nghênh Ngược lại, bất kỳ nước nào mong muốn đưa tư bản đến ràng buộc, chế áp Việt Nam thì Việt Nam sẽ kiên quyết cự tuyệt Người khẳng định: “Trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chúng tôi sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước”22 Người cho rằng đầu tư nước ngoài là cần thiết, nhưng phải được đặt dưới sự tồn vong của quốc gia, dân tộc Đó là hai mặt của vấn đề không thể tách rời, là điểm xuất phát và cũng là mục tiêu cơ bản trong mọi hoạt động quốc tế Theo Người, độc lập chủ quyền là tiền đề chính trị, là cơ sở pháp lý để thực hiện nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi 4 Vai trò của quân đội tham gia lao động sản xuất và làm kinh tế Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, và trong điều kiện tiến hành cuộc kháng chiến kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã sớm có chủ trương sử dụng quân đội vào tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế Người nhắc nhở: “bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất”23 Tuy nhiên, trong điều kiện kháng chiến, Người đã chỉ rõ bộ phận, lực lượng có nhiệm vụ này chứ không phải tất cả bộ đội: “Cố nhiên những bộ đội ở trước mặt trận, phải luôn lo việc đánh giặc, không có thì giờ đâu mà làm việc khác Song bộ đội ở hậu phương thì cần làm, và quyết làm cho kỳ được”24 Theo Hồ Chí Minh đó là việc làm thiết thực để khắc phục sự bao vây, phong toả của kẻ thù đối với nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ; đồng thời làm giảm bớt phần nào gánh nặng của nền kinh tế trong việc đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của cuộc kháng chiến, thông qua việc thực hành tự cấp, tự túc đối với mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị trong quân đội Trong Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất (1952), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Các cơ quan trong quân đội phải cố sức trồng trọt chăn nuôi để tự túc phần nào, để giảm bớt gánh nặng của nhân dân Tuy công 22 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.8, tr.160 23 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.5, tr.103 24 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.5, tr.103 11 việc chuyên môn vẫn là chính, nhưng phải cố sức tăng gia”25; “Tuỳ theo hoàn cảnh mỗi bộ đội, hoặc làm vườn, nuôi lợn, hoặc làm giúp dân Có lúc bộ đội chia phiên nhau lớp đánh giặc, lớp làm ruộng, làm vườn để tự cấp, tự túc không phiền đến dân cả mọi việc”26 Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển tư tưởng về vai trò quân đội, sử dụng quân đội vào lao động sản xuất, xây dựng kinh tế Hồ Chí Minh đã đặt lao động sản xuất là một trong những chức năng, nhiệm vụ của quân đội Người nói: “Trước tình hình như thế, nhiệm vụ trước mắt của quân đội ta là gì? - Một là, chúng ta phải xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu - Hai là, tích cực tham gia sản xuất để góp phần xây dựng kinh tế, xây dựng quân đội và củng cố hậu phương Hai nhiệm vụ ấy đều rất quan trọng, nhất trí và kết hợp chặt chẽ với nhau…”27; “Hiện nay quân đội ta có hai nhiệm vụ chính Một là xây dựng một quân đội hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu Hai là tăng gia sản xuất cùng với toàn dân để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội Tham gia sản xuất là một nhiệm vụ vẻ vang của quân đội mà Đảng và Chính phủ giao cho quân đội”28 Như vậy, Theo Hồ Chí Minh quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ có chức năng, nhiệm vụ chiến đấu, công tác mà còn có chức năng, nhiệm vụ lao động sản xuất xây dựng kinh tế Chức năng, nhiệm vụ này của quân đội đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sớm xác định và đã trở thành một truyền thống quí báu của Quân đội ta Thực hành tiết kiệm trong các hoạt động quân sự Một trong các giải pháp quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ là gắn sản xuất với tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí trong các hoạt động quân sự Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân; mùa tới phải gặt hộ dân; dạy bình dân học vụ cho dân quân và bộ đội địa phương ở đó Chiến lợi phẩm 25 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.6, tr.512 26 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.5, tr.91 27 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.9, tr.139 28 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.9, tr.143 12 cũng là của công, của nhân dân, của quốc gia, không phải của địch Súng đạn, thuốc men, lương thực, dụng cụ là máu mủ của đồng bào Phải biết thương tiếc, giữ gìn, bảo vệ Không được phung phí hoặc chiếm làm của riêng cá nhân Người cho rằng, “quân đội có quân nhu, quân giới, vận tải là những cơ quan cần phải tiết kiệm đã đành Các chiến sĩ cũng cần phải tiết kiệm và cũng có thể tiết kiệm”29 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần “Thấm nhuần tinh thần làm chủ, cần kiệm xây dựng quân đội, phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để cải thiện đời sống và giảm nhẹ sự đóng góp của đồng bào”30 Theo Người, lương thực, vũ khí là mồ hôi, nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội, do vậy: phải quí trọng nó, phải tiết kiệm ngăn nắp, phải sử dụng hợp lý Người căn dặn: bộ đội phải tiết kiệm lương thực, vải vóc, chớ nghĩ rằng cơm ăn, áo mặc đã có Chính phủ lo, đã có đồng bào giúp thì ta không cần tiết kiệm Bộ đội có mấy vạn người, nếu mỗi người tiết kiệm một chút, sản xuất một chút, góp lại sẽ thành một số rất to Trong thư gửi lớp chỉnh huấn cán bộ trung cao cấp của quân đội (5-1969), Người căn dặn: “Phải giáo dục bộ đội giữ gìn tốt vũ khí, trang bị, tiết kiệm từng viên đạn, hạt gạo, không được để lãng phí”31 Trước khi qua đời, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh lại căn dặn các cán bộ cao cấp của quân đội: “Phải xây dựng lực lượng thật tốt, chất lượng thật cao Luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giỏi, bảo vệ tốt miền Bắc xã hội chủ nghĩa Chú ý tiết kiệm sức người và sức của, giữ gìn thật tốt vũ khí trang bị Bộ đội phải hết lòng giúp dân, tham gia củng cố hậu phương ta ngày càng vững mạnh”32 Theo Hồ Chí Minh, lãng phí cũng làm tai hại không nhỏ, có khi tác hại hơn tham ô Căn nguyên của hai căn bệnh đó, một mặt chủ nghĩa cá nhân trong mỗi người chưa được quét sạch, mặt khác vì trong cán bộ Nhà nước có bệnh quan liêu II Quân đội tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong thời kỳ mới 29 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.6, tr.486 30 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.10, tr.375 31 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.12, tr.466 32 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.12, tr.456 13 Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là một trong những chức năng, nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược thể hiện bản chất, truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam Phát huy kinh nghiệm, kết quả đạt được, trong thời gian tới, toàn quân cần tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ trên mặt trận lao động sản xuất, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với việc thực hiện tốt chức năng của một đội quân chiến đấu, đội quân công tác, Quân đội ta đã chủ động thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế và thu được nhiều kết quả quan trọng Với tinh thần “sản xuất cũng là một mũi tiến công”, dù trong điều kiện khó khăn, ác liệt của các cuộc kháng chiến hay khi đất nước thống nhất, các đơn vị quân đội đã tích cực tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế bằng nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo, phù hợp; qua đó, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhất là những năm gần đây, nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội được Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng (BQP) lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức ngày càng khoa học, hoạt động đi vào nền nếp, đạt hiệu quả toàn diện Nổi bật là, quân đội đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng (KT - QP) trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, thực hiện tốt mục tiêu tham gia phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) với tăng cường tiềm lực và thế trận quốc phòng - an ninh (QP - AN), góp phần quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia Đến nay, quân đội đã xây dựng được 22 khu KT - QP trên các địa bàn chiến lược, với diện tích hàng triệu héc-ta, tạo điều kiện bền vững cho hàng ngàn hộ dân yên tâm sinh sống, định cư lâu dài, hình thành các điểm, cụm dân cư trên vành đai biên giới và địa bàn xung yếu; giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, trong đó có hàng ngàn lao động là người dân tộc thiểu 14 số; hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân xoá đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo động lực mới ở các vùng sâu, vùng xa, nơi kinh tế chậm phát triển Các đoàn KT - QP đã thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, tham gia phát triển KT - XH gắn với củng cố QP - AN của đất nước Các doanh nghiệp quân đội (DNQĐ) đã từng bước được sắp xếp, đổi mới, hoạt động theo đúng chủ trương của Nhà nước, quy định của BQP, đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng đất nước; đồng thời, giữ vững năng lực phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) Hầu hết các DNQĐ đều đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận hằng năm đều tăng, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động và tăng thu nộp ngân sách Ngày càng có nhiều doanh nghiệp năng động, sáng tạo chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước, phát triển ra thị trường khu vực và thế giới Đặc biệt, đã xuất hiện những thương hiệu mạnh của DNQĐ tham gia hoạt động kinh tế ở một số lĩnh vực mà quân đội có tiềm năng, khẳng định sự tăng trưởng vững chắc và định hướng chiến lược phát triển ngành, nghề, như: viễn thông, dịch vụ cảng biển, đóng tàu, dệt may, xây dựng, khai khoáng, dịch vụ ngân hàng,… Hoạt động kinh tế đối ngoại đã được triển khai đúng hướng và thu được những kết quả nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế Các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu đã có nhiều cố gắng phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trọng tâm là tổ chức chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt hải sản, chế biến, xay xát và làm một số dịch vụ theo quy định Bình quân hằng năm, toàn quân đã tăng gia sản xuất tự túc được trên 90% nhu cầu rau xanh; 60 - 65% nhu cầu thịt, cá; trong đó, nhiều đơn vị đã tự túc được 100% nhu cầu rau xanh, thịt, cá; qua đó, đã tạo được nguồn bảo đảm tại chỗ vững chắc, giúp giữ ổn định và cải thiện một bước đời sống của bộ đội Các đơn vị sự nghiệp, nhất là các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo, các nhà 15 trường, bệnh viện quân đội…, cùng với đặt trọng tâm vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm, đã tận dụng năng lực dôi dư tổ chức tốt việc làm kinh tế gắn với nhiệm vụ chuyên môn theo đúng phạm vi quy định, vừa tham gia có hiệu quả vào việc phát triển KT - XH, vừa tạo nguồn thu cho đơn vị và ngân sách Những kết quả mà quân đội đạt được trên “mặt trận lao động sản xuất” trong hơn nửa thế kỷ qua là rất đáng khích lệ Qua đó, đã khẳng định chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta trong việc huy động quân đội tham gia SX,XDKT; khẳng định hướng đi đúng của Quân đội ta trong việc quán triệt và thực hiện nhiệm vụ QS,QP gắn với phát triển KT - XH; đồng thời, thể hiện sự đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ý thức và trách nhiệm chính trị cao của toàn quân trong thực hiện nhiệm vụ này Tuy vậy, hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội vẫn còn có những hạn chế Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế Trách nhiệm của một số cấp uỷ, chỉ huy đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo có mặt còn hạn chế; kiến thức, kinh nghiệm về quản lý, tổ chức SXKD của đội ngũ cán bộ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu Công tác quy hoạch, triển khai thực hiện một số khu KT - QP còn chậm, hiệu quả của một số dự án chưa đạt được như mong muốn Một số ít doanh nghiệp chậm thích nghi với cơ chế thị trường, hiệu quả SXKD thấp, thậm chí làm ăn thua lỗ Công tác quản lý kinh tế có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, việc sử dụng nguồn vốn chưa thật hợp lý, còn để thất thoát tài chính, tài sản Sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa các cấp trong quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh tế chưa đồng bộ và chặt chẽ Một số cơ chế, chính sách chậm đổi mới và chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn… Những hạn chế, yếu kém trên cần phải được các đơn vị, DNQĐ nghiêm túc xem xét, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời Trong những năm tới, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều thuận lợi và cơ hội to lớn, song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức gay gắt trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế 16 độ XHCN Trước tình hình đó, để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra, cùng với việc nêu cao cảnh giác cách mạng, thường xuyên sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống, quân đội cần tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế; trong đó, chú trọng thực hiện tốt một số nội dung sau: Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chỉ huy các cấp đối với nhiệm vụ SX, XDKT của quân đội Theo đó, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn quân, làm cho mọi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ thấy rõ vị trí, ý nghĩa, yêu cầu, tầm quan trọng của nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong thời kỳ mới; đồng thời, thấy được vai trò của quân đội trong việc tham gia xây dựng, phát triển KT - XH, xoá đói, giảm nghèo và củng cố QP - AN, nhất là trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Về nhận thức, toàn quân phải xác định rõ đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng có ý nghĩa chiến lược, lâu dài của Quân đội ta, là biểu hiện của bản chất, truyền thống quân đội cách mạng; từ đó, nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Các cấp, ngành, các đơn vị, DNQĐ cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 8, khoá IX về Chiến lược BVTQ trong tình hình mới và các nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, chỉ thị của BQP về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội Đặc biệt, cần quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế Trên cơ sở đó, cụ thể hoá bằng các chương trình, kế hoạch, giải pháp phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ được giao Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, DNQĐ phải lấy phát triển KT - XH, giữ vững ổn định chính trị, củng cố QP - AN làm mục tiêu hàng đầu; kết hợp chặt chẽ hoạt động SXKD với thực hiện nhiệm vụ QS,QP trong thời bình, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thời chiến; chủ động khai thác có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng hợp tác quốc tế, tận dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến để phát triển 17 bền vững, hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế; đồng thời, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và quy định của quân đội Các cơ quan của BQP, trước hết là Cục Kinh tế, phải nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, để chủ động nghiên cứu, làm tốt chức năng tham mưu, đề xuất và giúp Quân uỷ Trung ương, BQP trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài Hai là, tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng và nâng cao hiệu quả của các khu KT - QP Theo đó, chú trọng tăng cường lồng ghép với các chương trình, dự án khác để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu KT - QP ở vùng biên giới, hải đảo Các lực lượng quân đội, mà trực tiếp là các đoàn KT - QP, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển các khu KT - QP đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Trong quá trình thực hiện, cần chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền các địa phương và các lực lượng có liên quan để xây dựng quy hoạch chi tiết, kế hoạch phân kỳ thực hiện; huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện đồng bộ việc xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với bố trí lại dân cư, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, đưa văn hóa, y tế về thôn, bản, đảm bảo đủ các điều kiện để nhân dân sớm ổn định cuộc sống, định cư lâu dài; thường xuyên coi trọng kết hợp chặt chẽ phát triển KT - XH với tăng cường QP - AN trong vùng dự án Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng của các dự án, các đoàn KT - QP cần huy động, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn theo quy định; chú trọng lồng ghép sử dụng vốn của dự án và vốn của chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; tích cực khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào các dự án, công trình hoặc đầu tư trực tiếp vào một số khu vực của khu KT - QP; tiến hành rà soát, phân loại các công trình, hạng mục công trình, thực hiện tốt việc đầu tư theo thứ tự ưu tiên, kiên quyết loại bỏ, đình hoãn đầu tư đối với các công trình hiệu quả thấp Cùng với đó, cần đẩy mạnh việc kiện toàn tổ chức, biên chế các đoàn KT - QP, phù hợp với yêu cầu phát triển mới; tiếp tục 18 triển khai Dự án đưa trí thức trẻ tình nguyện lên xây dựng các khu KT - QP để giải quyết tình trạng thiếu cán bộ, nhân viên kỹ thuật như hiện nay Các cơ quan chức năng của BQP cần tiếp tục tăng cường vai trò quản lý ngành trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng các khu KT - QP; tích cực nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý đầu tư và các chính sách phù hợp với đặc thù khu KT - QP và tình hình thực tiễn Ba là, đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả SXKD của các DNQĐ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QS,QP, phát triển KT - XH và hội nhập quốc tế Quá trình thực hiện cần triển khai đồng bộ, khẩn trương, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, với bước đi thích hợp, theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của BQP Các doanh nghiệp cần chủ động rà soát, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với yêu cầu mới; tập trung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh nghiên cứu, cải tiến, đổi mới công nghệ; tăng cường mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại; phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tự lực vươn lên để giữ gìn năng lực sản xuất quốc phòng, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời bình, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên lĩnh vực hoạt động Mặt khác, coi trọng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh; tích cực triển khai thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt, khai thác có hiệu quả các dự án đã hoàn thành để nâng cao năng lực SXKD Trong sản xuất, các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương thức quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả SXKD, bảo đảm đời sống người lao động và tăng thu nộp ngân sách Cùng với đó, cần đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tài sản của Nhà nước trong DNQĐ cổ phần hoá BQP tiếp tục chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển một số ngành nghề mà quân đội có thế mạnh và 19 một số lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao phục vụ quân sự, có tính lưỡng dụng Các DNQĐ phải phấn đấu trở thành những doanh nghiệp mạnh, góp phần phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ QS,QP Bốn là, chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất, làm kinh tế của các đơn vị thường trực và các đơn vị sự nghiệp công lập Các đơn vị bộ đội thường trực sẵn sàng chiến đấu, cơ quan quân sự các cấp cần chủ động phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tích cực phát triển đa dạng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại hình cơ quan, đơn vị, vùng, miền Chú trọng tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, bền vững; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tổ chức sản xuất gắn với phát triển kinh tế địa phương, nhất là trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Các cơ sở, trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo, các bệnh viện quân đội căn cứ vào điều kiện thực tế, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ gắn với kỹ thuật, chuyên môn theo đúng phạm vi, quy định của Nhà nước và BQP, nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị trung tâm, tham gia phát triển KT - XH, tạo thêm nguồn thu để giữ gìn và tăng cường năng lực hoạt động Bên cạnh đó, cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị cần coi trọng phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan hậu cần, tài chính, trong việc tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, làm kinh tế ở đơn vị, quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích các nguồn thu từ hoạt động này theo quy định KẾT LUẬN Thắng lợi oanh liệt của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khẳng định vai trò to lớn trong xây dựng tiềm lực kinh tế 20 nói chung và kinh tế quân sự nói riêng của hậu phương đối với tiền tuyến Đó là hậu phương được tổ chức chặt chẽ theo đường lối đúng đắn, sáng tạo và bằng những biện pháp có hiệu quả Vì thế, trước thử thách ác liệt của chiến tranh, hậu phương kháng chiến đã phát huy mạnh mẽ vai trò to lớn, toàn diện, góp phần quyết định vào thắng lợi chung của toàn dân tộc Vào những thời điểm mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến tranh, sự vững mạnh, ổn định của hậu phương chiến lược là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng để Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược kịp thời, chính xác Trong sự nghiệp đổi mới ngày nay kế thừa những bài học kinh nghiệm trong xây dựng xây dựng tiềm lực kinh tế nói chung và kinh tế quân sự nói riêng trong kháng chiến đặt ra vấn đề xây dựng tiềm lực kinh tế và kinh tế quân sự của nền QPTD trở thành nội dung quan trọng trong xây dựng các tiềm lực của sức mạnh quốc gia, là nền tảng vật chất cho xây dựng các tiềm lực khác Với nước ta hiện nay, tiến hành hội nhập quốc tế phải gắn liền với giữ vững độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia Điều đó cũng có nghĩa là càng hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới, càng phải chú trọng một cách toàn diện đối với lĩnh vực quốc phòng Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề về xây dựng tiềm lực kinh tế cho nền QPTD sẽ góp phần tích cực trong xây dựng lực lượng và thế trận của nền quốc phòng toàn dân, thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ hội nhập toàn diện với thế giới và khu vực Tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam Nêu cao bản chất, truyền thống tốt đẹp, nắm vững phương hướng, mục tiêu, quan điểm của Đảng, toàn quân tiếp tục phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và BVTQ trong giai đoạn mới của cách mạng ... cán Nhà nước có bệnh quan liêu II Quân đội tiếp tục thực tốt nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế thời kỳ 29 Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, H 2000, t.6, tr.486 30 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG,... quân đội, sử dụng quân đội vào lao động sản xuất, xây dựng kinh tế Hồ Chí Minh đặt lao động sản xuất chức năng, nhiệm vụ quân đội Người nói: “Trước tình thế, nhiệm vụ trước mắt quân đội ta gì?... sản xuất, xây dựng kinh tế quân đội giai đoạn góp phần xây dựng tiềm lực kinh tế cho quốc phịng tồn dân (QPTD) nước ta NỘI DUNG I Quan điểm Hồ Chí Minh kinh tế quân Mối quan hệ kinh

Ngày đăng: 11/04/2018, 08:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan