VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

109 253 0
VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ  TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 08/04/2018, 18:08

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

  • VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm tranh chấp thương mại

      • 1.1.1. Hoạt động thương mại

      • 1.1.2. Tranh chấp thương mại

      • 1.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại

        • 1.2.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự

        • 1.2.2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

        • 1.2.3. Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ

        • 1.2.4. Nguyên tắc hòa giải

        • 1.2.5. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời

        • 1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

          • 1.3.1. Thương lượng giữa các bên

          • 1.3.2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải

          • 1.3.3. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài

          • 1.3.4. Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án

          • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

            • 2.1. Áp dụng pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại

              • 2.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật

              • 2.1.2. Áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp thương mại

              • 2.1.3. Áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp thương mại

              • 2.1.4. Hậu quả tiêu cực của việc áp dụng pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại

              • Việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp trong thương mại về bản chất là sự sai lầm trong việc định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hậu quả này có nguyên nhân từ những người áp dụng pháp luật (các cơ quan tiến hành tố tụng) nhưng phần lớn là do quy phạm pháp luật quy định về cấu thành tội phạm chưa rõ ràng hay thiếu các hướng dẫn cần thiết. Sự thiếu rõ ràng này dẫn đến việc nhận thức không thống nhất dẫn đến áp dụng sai điều luật. Định tội là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã được thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong BLHS. Vì thế, khi nội dung của cấu thành tội phạm trong BLHS không rõ ràng thì không thể tránh khỏi sự nhận thức về nó khác nhau, dẫn đến việc định tội không chính xác. Điểm yếu này của BLHS có thể đưa đến việc làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp trong thương mại dẫn đến hậu quả trước tiên và dễ thấy nhất là xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân mà trực tiếp nhất là người thực hiện hành vi bị áp dụng. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết đều gắn liền với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như : Bắt tạm giữ, tạm giam. Điều này không những ảnh hưởng đến quyền tự do của công dân được Hiếp pháp công nhận và bảo vệ, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức, cá nhân và gia đình người đó, ảnh hướng đến tâm lý của người bị trực tiếp áp dụng và gây phương hại đến lợi ích kinh tế của tổ chức, cá nhân. Xét ở góc độ kinh tế - xã hội, nó gây ra những hậu quả nặng nề không những cho những người có hành vi vi phạm bị áp dụng pháp luật hình sự mà còn để lại hậu quả tiêu cực mang tính dây chuyền bởi lẽ bản thân doanh nghiệp đó cũng bị ảnh hưởng và kéo theo là các đối tác của doanh nghiệp. Bởi vì, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có các mối quan hệ lợi ích với các doanh nghiệp khác, bạn hàng, người lao động…Một khi doanh nghiệp bị phá sản hoặc lâm vào tình trạng khó khăn do người đại diện hay người quản lý bị bắt giam hoặc điều tra sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị các doanh nghiệp khác và bạn hàng từ chối quan hệ giao dịch, người lao động thì mất việc làm. Việc mất lòng tin vào pháp luật, vào một chế độ xã hội được kiểm soát bởi pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư. Nhà đầu tư sẽ có tâm lý ngại ngần khi đầu tư vốn lớn để kinh doanh lâu dài, nhất là các dự án lớn, dài hạn, rủi ro cao nhưng có tính chất quan trọng, quyết định đến sự phát triển của đất nước như trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán. Đối với các doanh nhân, doanh nghiệp đang hoạt động thì không dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để tìm tới những bước đột phá, tạo động lực cho nền kinh tế mà chỉ hoạt động cầm chừng, chấp nhận hiệu quả thấp nhưng an toàn hơn. Việc áp dụng không đúng pháp luật cũng đồng thời làm cho uy tín của công dân và doanh nghiệp bị giảm sút thậm chí bị mất hoàn toàn, và đây là những thiệt hại không thể xác định được bằng tiền. Hơn thế nữa trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, nếu xu hướng này không được khắc phục một cách triệt để thì hệ thống pháp luật của ta sẽ dễ bị đánh giá là thiếu an toàn trong kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự yếu kém hoặc tồn tại tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản… của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đối với các tranh chấp thương mại. Tình trạng này khiến cho các cơ quan bảo vệ công lý, chỗ dựa của công dân, các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thì nay lại trở thành người xâm hại đến lợi ích hợp pháp của họ. Điều này đã làm giảm sút rất nhiều niềm tin của nhân dân vào pháp luật, vào chính quyền.

                • 2.2. Thực trạng của việc áp dụng pháp luật hình sự trong giải quyết tranh chấp thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

                  • 2.2.1. Áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết việc vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng đặt cọc

                  • Như vậy, vấn đề ở đây là do đặc điểm riêng của tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối [29]. Còn điểm mấu chốt trong các vụ tranh chấp hợp đồng đặt cọc là phải đánh giá xem hợp đồng đó có bị vi phạm hay không, vi phạm như thế nào, bên nào vi phạm và hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị vi phạm và việc vi phạm này phải được giải quyết bằng quan hệ pháp luật do BLDS 2005 và BLTTDS điều chỉnh chứ không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hình sự.

                    • 2.2.2. Áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn liên doanh

                    • Trong thực tế, khi nghiên cứu án hình sự liên quan đến các hợp đồng góp vốn là vấn đề mà các cơ quan chức năng thực hiện quá trình truy tố xét xử khó khăn và nhiều trở ngại. Bởi lẽ, việc vi phạm hợp đồng góp vốn đa phần là những vụ việc thương mại, do vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chứng minh nó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội danh cụ thể quy định tại BLHS. Khi phân biệt giữa tội phạm với vi phạm hợp đồng trước hết cần căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm.

                      • 2.2.3. Áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp trong hoạt động dịch vụ môi giới thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tư vấn lao động

                      • Do vậy, trên thực tế, để tránh việc áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết tranh chấp trong hoạt động dịch vụ môi giới thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tư vấn lao động, cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét những người này có hay không có yếu tố lừa đảo hay không ngoài yếu tố gian dối, đồng thời phải chứng minh được mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt tài sản (của những người có liên quan trong vụ án) của các bị hại thì mới có cơ sở để xử lý hình sự với vai trò là người đồng phạm. Ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua chưa phát hiện, xử lý vụ nào, nhưng với sự phát triển của thành phố cũng như nguồn lao động dồi dào thì đây cũng là tiềm ẩn để những đối tượng phạm tội lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

                        • 2.2.4. Áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết vi phạm các quy định về quản lý kinh tế, chức vụ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan