Âm nhạc Lớp 3 HKI

4 404 0
Âm nhạc  Lớp 3 HKI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lớp 3 Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 3 Hoàng Anh Tuấn Trường tiểu học Võ Thị Sáu Tiết 1: Học bài hát: Quốc Ca Việt Nam. Nhạc và lời: Văn Cao I. Mục tiêu: - HS hiểu được bài hát Quốc Ca Việt Nam là bài hát nghi lễ của nhà nước được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ. - HS hát đúng giai điệu lời ca - Giáo dục HS long yêu nước tự hào dân tộc, đồng thời giáo dục HS có ý thức trang nghiêm khi dự lễ chào cờ và khi hát Quốc Ca Việt Nam. II. GV chuẩn bị: - Hát chuẩn xác bài hát, đúng tính chất hào hùng của bài. - Băng mẫu, tranh ảnh lễ chào cờ, lá cờ tổ quốc. III. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Dạy hát: * GV giới thiệu: Cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát “Tiến quân ca” nhằm cổ vũ phong trào cách mạng của nhân dân ta. Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 3/1946 tại kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, bài hát “Tiến quân ca” được chọn làm bài hát Quốc Ca Việt Nam. - Là bài hát được hát hoặc cử nhạc trong lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc phát đứng nghiêm trang, mắt nhìn quốc kỳ. - GV cho HS xem ảnh 1 buổi lễ chào cờ của trường. - HS nghe băng mẫu. - HS đọc lời ca, GV giải thích các từ khó như: Sa trường, quân hành ca, xây xác . - GV lấy giọng mẫu phù hợp rồi hướng dẫn HS tập hát từng câu theo đàn. - Bài hát có dạng vào câu phổ biến là dùng 1 phách lấy đà( câu 2,3,4,5), có dạng vào câu hơn 1 phách lấy đà ( câu 1, 10) -Chú ý trong bài có những tiếng ngân 3 phách hoặc nghỉ đến 3 phách, các chỗ có dấu chấm dôi. - HS tập hát lần lượt từng câu cho đến hết bài. Chú ý tính chất hào hùng khỏe mạnh. 2. Hoạt động 2: Luyện tập: - Chia nhóm hát luyện tập. GV hỏi: Bài hát Quốc ca thường được hát khi nào? - HS: Là bài hát hành khúc, nghi lễ, được hát trong các buổi lễ trang trọng, hội nghị, nghi lễ chào cờ . GV hỏi: Ai là tác giả của bài hát Quốc ca Việt Nam? -HS: Cố nhạc sĩ Văn Cao. GV hỏi: thái độ của chúng ta như thế nào khi hát Quốc ca? -HS: Nghiêm trang, mắt nhìn quốc kỳ. - HS hát lời 1 quốc ca và tiến hành nghi lễ chào cờ. 1 Soạn: 04/09 Giảng 07/09 Lớp 3 Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 3 IV. Củng cố dặn dò: - HS hát đồng thanh lời 1 bài hát và thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV nhắc HS tập hát thuộc, thể hiện tốt tính chất hùng tráng của bài hát. - GV nhận xét giờ học. Tiết 2: Học bài hát: Quốc Ca Việt Nam ( Lời 2) I. Mục tiêu: - HS hát thuộc lời 1, đúng lời 2 bài Quốc ca Việt Nam. - HS có ý thức trang nghiêm khi chào cờ, khi hát Quốc ca. II. GV chuẩn bị: - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tốt tính chất hào hùng của bài. - Dụng cụ gõ, băng mẫu. III. Hoạt động dạy học: - HS ổn định ngồi đúng tư thế ca hát. 1. Hoạt động 1: Dạy hát lời 2: - HS nghe lại bài hát qua băng. - GV lấy giọng mẫu phù hợp, tổ chức HS hát ôn lời 1: 2 lần. - HS đọc lời 2: GV giải thích các từ khó: Lầm than, gông xích, căm hờn . - HS hát lời 2 trên cơ sở giai điệu đã học ở lời 1. GV đàn, Hs hát hòa theo. - GV nhắc HS nhấn mạnh vào mỗi phách thể hiện khí thế của đoàn quân đang tiến bước. - HS hát đồng thanh lòi 2, GV chú ý sửa sai. - HS hát đồng thanh toàn bài: lời 1, lời2. GV theo dõi, sửa sai các chỗ khó của bài hát. - HS hát, GV gõ đệm theo hình tiết tấu: - Chia nhóm: hát luyện tập, luân phiên nhau. - HS hát cá nhân: 3-5 em. - GV nhận xét, sửa sai( nếu có). 2. Hoạt động 2: HS thực hành nghi lễ chào cờ. GV tổ chức tập thể thực hành nghi lễ chào cờ và hát Quốc Ca Việt Nam. - Chú ý: khi hát phải nghiêm trang, mắt hướng lên lá cờ tổ quốc. - 1 HS điều khiển lớp tiến hành phần nghi lễ. IV. Củng cố dặn dò: + GV đặt câu hỏi: - Bài hát Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi nào? - (Gọi 1-2 HS trả lời) Hoàng Anh Tuấn Trường tiểu học Võ Thị Sáu 2 Soạn: 11/09 Giảng: 14/09 Lớp 3 Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 3 - Tính chất âm nhạc của bài hát Quốc ca Việt Nam? - GV nhắc HS tập hát đúng lời ca, giai điệu và thể hiện tốt tính chất hào hùng của bài hát. - GV nhận xét giờ học Tiết 3: Học bài hát: Bài ca đi học Nhạc và lời:Phan Trần Bảng I. Mục tiêu: - HS biết bài hát do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác. - HS hát đúng giai điệu lời ca thứ nhất của bài hát. - Giáo dục HS hiểu ý nghĩa tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè. II. GV chuẩn bị: - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tốt tính chất vui tươi trong sáng. - Nhạc cụ. - Tranh minh họa các Hs đến trường. III. Hoạt động dạy học: - HS ngồi ngay ngắn đúng tư thế ca hát. 1. Hoạt động 1: Dạy hát: - GV treo tranh và hỏi: + Bức tranh mô tả cảnh gì? (gọi 2-3 HS trả lời) GV giới thiệu bài hát: “Bài ca đi học” do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác là bài hành khúc tươi vui, rộn ràng đã mô tả cảnh các bạn Hs đến trường trong niềm vui rạo rực hân hoan. Bài hát vừa đi vừa hát rất phù hợp với bước chân mạnh mẽ của các bạn vui đến trường. - HS nghe băng mẫu. - HS đọc lời ca theo tiết tấu. - GV lấy giọng mẫu phù hợp, hướng dẫn Hs tập hát từng câu theo đàn. Chú ý cao độ: Phơi phới, bước nhanh chân tới trường - GV đàn kết hợp hát mẫu chậm giúp HS thể hiện tốt. - HS theo dõi, tập hát lần lượt từng câu cho đến hết bài. - GV gợi ý giúp HS nhận biết tiết tấu và giai điệu của câu 1,3 giống nhau. - HS hát đồng thanh toàn lời 1. GV theo dõi sửa sai. + HS hát và gõ tiết tấu: 2 lần. Gv hỏi: Em có nhận xét gì về tiết tấu của 4 câu hát trong bài? HS: 4 câu hát có tiết tấu hoàn toàn giống nhau. - Chia nhóm: nhóm hát, nhóm gõ đệm. Sau đó đổi lại phần trình bày. Hoàng Anh Tuấn Trường tiểu học Võ Thị Sáu 3 Soạn: 18/09 Giảng: 21/09 Soạn: 18/12 Giảng: 21/12 Soạn: 25/09 Giảng: 28/09 Soạn: 11/12 Giảng: 14/12 Soạn: 02/10 Giảng: 05/10 Soạn: 04/12 Giảng: 07/12 Soạn: 09/10 Giảng: 12/10 Soạn: 27/11 Giảng: 30/11 Soạn: 16/10 Giảng: 19/10 Soạn: 20/11 Giảng: 23/11 Soạn: 30/10 Giảng: 02/11 Soạn: 13/11 Giảng: 16/11 Soạn: 23/10 Giảng: 26/10 Soạn: 06/11 Giảng: 09/11 Lớp 3 Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 3 Hoàng Anh Tuấn Trường tiểu học Võ Thị Sáu 4 . Trường tiểu học Võ Thị Sáu 2 Soạn: 11/09 Giảng: 14/09 Lớp 3 Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 3 - Tính chất âm nhạc của bài hát Quốc ca Việt Nam? - GV nhắc HS tập. Lớp 3 Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 3 Hoàng Anh Tuấn Trường tiểu học Võ Thị Sáu Tiết 1: Học bài hát: Quốc Ca Việt Nam. Nhạc và lời: Văn Cao

Ngày đăng: 02/08/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan