do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?

12 541 0
do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao.  Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Ta nhận thấy rằng hầu hết các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Theo ông A. Urata, văn hóa truyền thống của Nhật Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng. Đó là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn. Các quyết định sẽ được ra theo quyết định của tập thể và các hoạt động đặc trưng đó có tên là Kaizen. Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên. Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con . cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo. Vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Có một sự khác bịêt cơ bản trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp. Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh 1 nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý. Tuy nhiên, người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo đức. Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như phương Tây. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nó cũng liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao. Tất cả đều quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp 2 Ông: Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch/Tổng Giám đốc InvestConsult Group là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Theo ông Trần Hoàng Bảo (1 trong số 300 nhà doanh nghiệp trẻ) nhận xét: Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cũng theo ông Bảo, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các nước châu á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên chúng ta không thê phủ nhận một điều là có một số công ty rất thành công trong việc xây dựng nền văn hóa riêng cho mình. Phải kể đến trong số đó là công ty Tư vấn đầu tư và Chuyển giao công nghệ INVESTCONSULT GROUP. Lịch sử INVESTCONSULT GROUP gắn liền với sự nghiệp đổi mới đất nước. Các ý tưởng ra đời một tổ chức tư vấn kinh tế chuyên nghiệp tại Việt Nam được bắt đầu triển khai từ năm 1987 khi ông Nguyễn Trần Bạt, (kỹ kiêm luật sư, nay là Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty) khởi xướng việc thành lập Văn phòng Xúc tiến các Hoạt động sở hữu công nghiệp Việt Nam, tiền thân của Công ty Sở hữu Công nghiệp INVESTIP thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ngày nay. Hai năm sau đó (1989), dưới sự bảo trợ của Viện Khoa học Việt Nam, ông Bạt cùng một số đồng nghiệp thành lập Công ty Tư vấn đầu tư và Chuyển giao công 3 nghệ (tên giao dịch thương mại là INVESTCONSULT LTD.), mở rộng và chuyển hướng hoạt động chủ yếu sang lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đồng thời là một trong những tổ chức Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực này. Sau gần 14 năm phát triển, INVESTCONSULT LTD đã trở thành một nhóm các công ty tư vấn chuyên nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam với các dịch vụ đa ngành nhưvấn đầu tư, kinh doanh, pháp luật, sở hữu trí tuệ, phát triển, quản lý, tài chính v.v INVESTCONSULT GROUP ngày nay có 220 cán bộ và trên 100 cộng tác viên làm việc tại Hà Nội (hội sở chính), TP Hồ Chí Minh (Văn phòng khu vực phía Nam), Cần Thơ (Chi nhánh) và nhiều tỉnh, thành trong cả nước (các văn phòng dự án). NVESTCONSULT GROUP hiện nay bao gồm các đơn vị thành viên như sau: Tư vấn các dự án đầu tư: cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các dự án đầu tư theo Luật Ðầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Tư vấn phát triển: tư vấn chiến lược và thực hiện các dự án phát triển, cải cách thể chế, nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo cho các khu vực, địa phương. Tư vấn tài chính và giải pháp doanh nghiệp: tư vấn các vấn đề về thuế, kế toán và tài chính, tiêu chuẩn hóa quản lý tài chính doanh nghiệp, huy động vốn và giao dịch trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. 4 Dịch vụ Pháp lý: tư vấn pháp lý và dịch vụ luật. Dịch vụ Ðại diện Sở hữu trí tuệ: tư vấn và làm đại diện sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa. Dịch vụ Ðiều tra vi phạm và Bảo hộ các Quyền Sở hữu trí tuệ: điều tra, xử lý các vi phạm các quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền. Tư vấn Kinh doanh và Quan hệ Công chúng: điều tra thị trường và uy tín công ty, tư vấn và cung cấp các dịch vụ xây dựng quan hệ xã hội, hình ảnh và vị thế công ty cũng như sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Viện Nghiên cứu Phát triển InvestConsult: nghiên cứu các vấn đề chiến lược về toàn cầu hóa, phát triển Việt Nam và phát triển doanh nghiệp. Viện xúc tiến Phát triển InvestConsult: nghiên cứu phát triển dịch vụ và quan hệ khách hàng. 5 Trung tâm Thông tin và Thư viện InvestConsult: thu thập, lưu trữ thông tin, tư liệu và cung cấp dịch vụ thông tin tư liệu. Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đóvăn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. 6 26/41 Thai Ha, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam Tel: (84-4) 5373262, 5373263 Fax: (84-4) 5373283, 5373318 Email: incom@hn.vnn.vn Thuộc nhà quản trị: - Triết lý - giá trị -hành động -tầm nhìn Thuộc tổ chức: - Vai trò - Hệ thống - Cấu trúc - Kỹ thuật Giá trị chia sẻ Lời nói Ngôn ngữ Hành động Tình cảm Văn hóa công ty Phản hồi Phản hồi Sự hình thành văn hóa doanh nghiệp Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng Investconsult Group rất coi trọng việc cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp. Tính chất này được định hướng ngay từ ban đầu, khi thành lập Công ty, được duy trì và phát triển qua nhiều năm, trở thành một nguyên tắc hoạt động quan trọng. Các ý kiến và giai pháp do Công ty đưa ra đạt chất lượng chuyên nghiệp quốc tế mang tính độc lập và khách quan. Phù hợp với những đặc thù Việt Nam cũng như tính chất đan xen, phức tạp của các hoạt động xã hội, Investconsult Group sử dụng phương pháp tiếp cận vấn đề theo hướng đa ngành, toàn diện và thực tiễn. Các chuyên gia tư vấn của Công ty bên cạnh kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mình phụ trách, còn có hiểu biết về các lĩnh vực khác thông qua hệ thống truyền thông nội bộ, hoặc chế độ làm việc theo nhóm mục tiêu (teamwork). Các giải pháp mang tính phục vụ khách hàng, do vậy, có thể thỏa mãn các yêu cầu một cách toàn diện và mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Từng là một cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam, ông Bạt là một trong số những người đi nhiều, làm việc nhiều với người nước ngoài. Số khách nước ngoài mà ông tiếp, có lẽ không ít hơn số khách của một bộ đầu ngành như Bộ Thương mại. Đi nhiều nói chuyện nhiều, nên ông Bạt hiểu rất rõ phong tục, tập quán cũng như nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty không chỉ tư vấn cho các nhà đầu tư doanh nghiệp nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài, tổ chức quốc tế và đoàn ngoại giao . về các vấn đề của Việt Nam, mà còn hợp tác với nhiều tổ chức chuyên nghiệp của nước ngoài về tư vấn pháp luật hoặc kiêm toán, để cùng cung cấp dịch vụ. Với nhiều sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế Investconsult Group đã trở thành một trong những tên tuổi được biết đến rống rãi và có uy tín hàng đầu trong cộng đồng kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. 7 Kinh doanh trí khôn Tuổi Bính Tuất (1946), sinh ra xứ Nghệ, cũng như bao chàng trai khác vào thời đó, tốt nghiệp phổ thông trung học, ông vào bộ đội xuất ngũ rồi thi vào Đại học. Học xong Đại học Xây dựng Hà Nội, ông lại được biệt phái sang quân đội. Sau giải phóng miền Nam, năm 1976 ông được ra quân về Viện Khoa học và Công nghệ GTVT rồi được giao Quyền Chủ nhiệm Bộ môn Nền móng và Công trình ngầm của Viện. Tưởng như đường quan lộ đã thênh thang rộng mở với chàng kỹ trẻ, nhưng ông đã rẽ ngoặt sang một hướng khác, tổ chức kinh doanh, nhưng là kinh doanh các dịch vụ tư vấn. Khi được hỏi: Ông có phải là người giàu có không? Ông không phủ nhận và nói: "Tôi làm giàu bằng con đường chính đáng bằng cách kinh doanh trí khôn". Làm thế nào để lấy được tiền của người khác, đặc biệt là lấy tiền của doanh nhân nước ngoài, vốn là những người có trình độ nhận thức vượt trội so với chúng ta? Ông cho biết: "Tôi phải có đội ngũ giỏi, chuyên nghiệp, phải tạo ra những sản phẩm mà họ không có". Ông đọc nhiều và khuyến khích cộng sự đọc sách. Investconsult có một thư viện bề thế và rất ấn tượng. Xung quanh Hội trường của Công ty là những giá sách đầy ắp với số lượng hơn 10.000 cuốn. Đây vừa là chỗ cho nhân viên đọc sách, vừa là nơi tổ chức các sinh hoạt học thuật và các lớp học. Đã thành lệ, vào những ngày cuối tuần, Công ty thường mời các chuyên gia giỏi các lĩnh vực đến nói chuyện chuyên đề, hoặc tổ chức các lớp học tiếng Anh do người nước ngoài đảm nhiệm. “Nếu ai đó mơ tới CHXH, thì hình như Công ty tôi đã đạt tới trình độ đó" - ông Bạt nói: Trong doanh nghiệp, không một nhân viên nào cảm thấy buồn tủi khi mình là nhân viên. Ngược lại, cũng không một cán bộ nào cảm thấy tự mãn khi mình là sếp. Lái xe của ông cũng được đi học Đại học Kinh tế. Hỏi lý do, ông giải thích: "Học kinh tế để có thể tổ chức khai thác xe một cách có hiệu quả hơn". Investconsult Group là một trong số ít những Công ty mà ngay cả những người phục vụ cũng được đi nước ngoài. Ông cho rằng, là con người, họ cũng đều có những nhu cầu bình thường như mở mang học vấn và kể cả niềm kiêu hãnh với vợ con, với bạn bè, người thân. Muốn kinh doanh tri thức, trước hết phải trân trọng tri thức ông đã cố gắng xây dựng cho Investconsult Group một nền văn hóa công ty, trong đó, tạo ra một không gian sáng tạo, mọi người đều có điều kiện học hỏi hoàn thiện và vươn lên không ngừng. 8 Theo ông Nguyễn Trần Bạt Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam. Tài kiếm tiền - tâm từ thiện? Chúng tôi cho rằng, khái niệm Tài và Tâm hiện đang được hiểu thiếu chính xác, phản ánh sự đơn giản trong nhận thức về nlững khái niệm này. Xã hội mặc nhiên thừa nhận ai kiếm được nhiều tiền nghĩa là người đó có Tài, như thế, xã hội đã và đang khuyếch trương phong trào kiếm tiền bằng mọi cách. Cái Tâm cũng được hiểu đơn giản như thế. Chúng ta đều biết rằng, khi có nhiều tiền mà chủ yếu bằng con đường không ngay thẳng thì từ trong thâm tâm con người cảm thấy áy náy. Làm từ thiện là một lối thoát tâm lý để con người giải toả sức ép đó. Bằng cách này, doanh nhân được đánh giá là có cái Tâm, là quan tâm tới đời sống cộng đồng, đặc biệt là với người nghèo. Và như thế các doanh nhân dù kiếm tiền bằng cách nào thì chỉ cần làm từ thiện có thể yên tâm sống và tiếp tục kiếm tiền với cảm giác trong sạch? Nếu tất cả phẩm chất của doanh nhân được đánh giá dựa trên hai yếu tố tâm và tài như vậy thì không thể phát triển được, đơn giản là nó không thúc đẩy sự sáng tạo các doanh nhân, càng không thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp để phát triển hơn nữa. 9 Tâm lý cơ bản của người kinh doanh là yêu tiền và yêu lợi nhuận. Trước hết phải yêu tiền, bởi làm kinh tế mà không yêu tiền thì kinh doanh cũng vô nghĩa. Yêu tiền rồi mới yêu lợi nhuận, tiền có được do lợi nhuận, sau khi có lợi nhuận thì mới bắt đầu nghĩ đến những thứ khác như giá trị xã hội, giá trị con người của nhà kinh doanh. Nhưng không phải lợi nhuận nào cũng gia tăng được giá trị con người vì không phải phương thức kiếm tiền nào, phương thức tạo ra lợi nhuận nào cũng chính đáng. Chỉ có phương thức tạo ra lợi nhuận một cách chính đáng và ngay thẳng mới tạo ra được giá trị con người hay làm nên chất lượng của doanh nhân. Đối với người kinh doanh, ý thức về điều này là vô cùng quan trọng, cần phải phát triển năng lực tinh thần để phân biệt giữa lợi nhuận và giá trị của con người. Trạng thái tiêu chuẩn Nhìn từ góc độ khác, sự tuyên truyền kiểu này có thể còn là thông điệp hướng dẫn sai đối với hoạt động của nhà kinh doanh, vì nó rất dễ tạo tiền đề để các doanh nhân móc ngoặc với hệ thống chính trị. Khi đó, các doanh nhân không còn là những nhà kinh doanh nữa mà họ là những nhà đầu cơ chính trị bằng tiền bạc và nó tạo ra một phong cách kinh doanh thiếu lành mạnh. Bản thân các nhà chính trị cũng có thể bị lợi đụng bởi các hành vi kinh tế như thế. Đó chính là sự liên minh giữa kinh tế và chính trị. Hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển khu vực Châu Á đều đã phải gánh chịu hậu quả của các hiện tượng tiêu cực khi có sự liên minh không minh bạch giữa kinh tế và chính trị như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia hay Malaysia. Hệ quả của liên minh này là tạo ra tâm lý dựa dẫm vào liên minh chính trị doanh nhân. Chúng tôi cho rằng, tất cả mọi người đều phải ý thức một điều rằng hành vi của mình chỉ có ý nghĩa hến bộ chừng nào nó tạo ra các giá trị gia tăng. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nền kinh tế được gợi là hoạt động gia tăng giá trị, bản chất hay dấu hiệu của một nền kinh tế lành mạnh chính là các giá trị gia tăng trong quá trình hoạt động của nó. Động cơ kinh doanh của kinh tế tư nhân mang tính bản năng. Kinh doanh là kiếm lợi nhưng phải chính đáng, tức là phải tạo ra giá trị gia tăng. Ý thức về giá trị gia tăng thì người ta tìm con đường để gia tăng các giá trị. Mỗi người nếu làm gia tăng được các giá trị cho mình thì xã hội sẽ là người được hưởng những giá trị gia tăng đó. Cái Tài của doanh nhân cần phải được hiểu như thế, tức là doanh nhân có tài là những doanh nhân tạo ra được các giá trị gia tăng. Hơn thế nữa, bất kỳ doanh nhân nào nếu làm được như vậy thì không chỉ là có “cái Tài” và còn có cả “cái Tâm” vì họ đã có những đóng góp thật sự cho đất nước. Bản thân cái thiện được xúc tiến bởi chính mỗi người chứ không phải bởi sự xúc tiến của người khác. Nhiệm vụ của nhà chính trị, của người quản lý xã hội là khơi dậy những bản năng ấy trở thành lý tưởng phát triển kinh tế của xã hội. Xã hội càng nghiêm khắc, càng có những tiêu 10 . doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào? Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá. quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây. Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật

Ngày đăng: 01/08/2013, 10:21

Hình ảnh liên quan

công ty, tư vấn và cung cấp các dịch vụ xây dựng quan hệ xã hội, hình ảnh và vị thế công ty cũng như sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. - do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao.  Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?

c.

ông ty, tư vấn và cung cấp các dịch vụ xây dựng quan hệ xã hội, hình ảnh và vị thế công ty cũng như sản phẩm và dịch vụ trên thị trường Xem tại trang 5 của tài liệu.
Sự hình thành văn hóa doanh nghiệp - do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao.  Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?

h.

ình thành văn hóa doanh nghiệp Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan