Nguồn nhân lực Việt Nam, những lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế

18 186 0
Nguồn nhân lực Việt Nam, những lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bất kỳ giai đoạn nào,sức mạnh mà mỗi quốc gia có được đều là từ sự tổng hợp sức mạnh của nhiều con người trong quốc gia đó.Thực tế lịch sử đã chứng minh vượt lên sự khắc nghiệt của thiên tai bằng sức mạnh của mình con người Nhât Bản đã làm được những gì, nhân dân Trung Quốc đã làm được những gì, từ một quốc gia non trẻ người dân Mỹ đã làm được những gì. Đối với Việt Nam chúng ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm qùân chúng nhân dân đã tỏ rõ được sức mạnh quyết định của mình. Ngày nay, trong cuộc kháng chiến chống “giặc” nghèo, “giặc” dốt vai trò đó vẫn giữ nguyên vị trí của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang phát triển như vũ bão, Việt Nam chúng ta tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng cũng không thể đứng ngoài cuộc. Để theo kịp bạn bè năm châu chúng ta phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong công cuộc đó không thể không quan tâm tới vai trò của nguồn nhân lực nước ta: nguồn nhân lực nước ta có vai trò như thế nào đối với quá trình hội nhập kinh tế?; chúng ta đang đứng ở đâu trên mặt bằng nguồn nhân lực thế giới và phải làm gì để nguồn nhân lực Việt Nam đủ sức mạnh đưa nước ta vào quá trình hội nhập?... Để trả lời những câu hỏi đó em nghiên cứu đề tài: Nguồn nhân lực Việt Nam, những lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế.

LỜI GIỚI THIỆU Trong bất kỳ giai đoạn nào,sức mạnh mà mỗi quốc gia có được đều là từ sự tổng hợp sức mạnh của nhiều con người trong quốc gia đó.Thực tế lịch sử đã chứng minh vượt lên sự khắc nghiệt của thiên tai bằng sức mạnh của mình con người Nhât Bản đã làm được những gì, nhân dân Trung Quốc đã làm được những gì, từ một quốc gia non trẻ người dân Mỹ đã làm được những gì. Đối với Việt Nam chúng ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm qùân chúng nhân dân đã tỏ rõ được sức mạnh quyết định của mình. Ngày nay, trong cuộc kháng chiến chống “giặc” nghèo, “giặc” dốt vai trò đó vẫn giữ nguyên vị trí của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang phát triển như vũ bão, Việt Nam chúng ta tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng cũng không thể đứng ngoài cuộc. Để theo kịp bạn bè năm châu chúng ta phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong công cuộc đó không thể không quan tâm tới vai trò của nguồn nhân lực nước ta: nguồn nhân lực nước ta có vai trò như thế nào đối với quá trình hội nhập kinh tế?; chúng ta đang đứng ở đâu trên mặt bằng nguồn nhân lực thế giới phải làm gì để nguồn nhân lực Việt Nam đủ sức mạnh đưa nước ta vào quá trình hội nhập? . Để trả lời những câu hỏi đó em nghiên cứu đề tài: Nguồn nhân lực Việt Nam, những lợi thế, thách thức xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế. Dù còn nhiều hạn chế nhưng bằng những kiến thức đã được học ở nhà trường, những kiến thứchội sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, em cũng đã cố gắng hết sức của mình để hoàn thành đề án này trong giới hạn khả năng của mình. Trong đề án em có sử dụng các tài liệu của các tác giả đăng trên các tạp chí: Lao động & xã hội, Kinh tế phát triển, Thông tin thị trường lao động,… nhiều cuốn sách khác. Bằng các phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng…em đã tổng hợp lại trình bày theo ý kiến riêng của mình. Chắc chắn còn nhiều sự non nớt, thiếu sót, em rất cô sẽ chỉ bảo thêm để em có thể rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô. Sinh viên: Bùi Thị Lan 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ 1.Nguồn nhân lực: a) Khái niệm về nguồn nhân lực: Trước khi tìm hiểu khái niệm nguồn nhân lực, chúng ta tìm hiểu các khái niệm: Nguồn lao động Lực lượng lao động. Nguồn lao động là toàn bộ số người trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động.Nước ta quy định tuổi lao động là từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ. Lực lượng lao động: bao gồm những nguời trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động hoặc những người chưa tham gia lao động nhưng có nhu cầu tham gia lao động. Như vậy nguồn lao động bao gồm lực lượng lao động nguồn lao động dự trữ là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau như đi học, bộ đội, nội trợ… Quay trở lại khái niệm nguồn nhân lực, nguồn ở đây có nghĩa là có thể được sử dụng trước mắt trong tương lai. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực hay còn gọi là nguồn lực con người. Nguồn nhân lực trong một tổ chức có thể hiểu là toàn bộ những người làm việc trong tổ chức đó. Nguồn nhân lực xét về giác độ xã hộinguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, tổng nguồn lựchội có thể huy động cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cho xã hội, nói lên khả năng lao động của xã hội. Tuy nhiên việc xác định quy mô nguồn nhân lực thì chưa thống nhất với nhau. Theo giáo trình kinh tế lao động, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh) (1) . Tuy nhiên cách hiểu này đã loại trừ những người có thể bị một số khíêm khuyết, dị tật nhưng vẫn có khả năng lao động đang lao động đóng góp cho xã hội. Cũng theo giáo trình Kinh tế lao động nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tếhội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động. Khái niệm này lại bỏ sót nguồn nhân lực bổ sung là những người ngoài tuổi lao động( dưới hoặc trên tuổi lao động) thực tế đang tham gia lao động. Đây cũng là nguồn nhân lực quan trọng làm giảm tính căng thẳng trong tính thời vụ. Như vậy nguồn nhân lực về mặt lượng lớn hơn nguồn lao động. Có thể tóm lại nguồn nhân lực là tổng hợp các cá nhân, tổng thể cac yếu tố về thể chất tinh thần đang sẽ được huy động vào quá trình sản xuất trong một thời gian không xa, bao gồm những 2 người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động những người dưới, trên độ tuổi lao động đang tham gia vào quá trình lao động. b) Một số khái niệm khác có liên quan đến khái niệm nguồn nhân lực: Lợi thế của nguồn nhân lựcnhững mặt tích cực,những yếu tố vượt trội của nguồn nhân lực so với các quốc gia khác, thể hiện khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực. Thách thức đối với nguồn nhân lựcnhững mặt hạn chế, những khó khăn đặt ra đòi hỏi nguồn nhân lực phải khắc phục để nâng cao tính cạnh tranh của mình. Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhiệm một nhiệm vụ nhất định. Trình độ lành nghề của nguồn nhân lực thể hiện mặt chất lượng của sức lao động. Nó biểu hiện ở sự hiểu biết về lý thuyết, về kỹ thuật của sản xuất kỹ năng lao động để hoàn thành những công việc có trình độ phức tạp nhất định thuộc một nghề nghiệp, một chuyên môn nào đó. (2) . Theo Liên Hợp Quốc phát triển nguồn lực con người là quá trình làm biến đổi về số lượng chất lượng cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế xã hội, bao gồm phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức tiếp thu kiến thức, tay nghề, tính năng động xã hội sức sáng tạo của con người, nền văn hoá, truyền thống lịch sử dân tộc hun đúc nên bản lĩnh, ý chí của con người trong lao động. (3) Như vậy có thể nói xu hướng phát triển nguồn nhân lực là quá trình biến đổi nguồn nhân lực về lượng, về chất theo hướng đi lên trong một thời gian dài, tương đối ổn định. 2. Hội nhập kinh tế: a) Khái niệm về hội nhập kinh tế: Hiện nay trên thế giới đang diễn ra các quá trình toàn cầu hoá, khu vực hóa quốc tế hoá một cách nhanh chóng, toàn diện dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Các quá trình đó dẫn tới xu thế hội nhập kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây nhưng đến nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế. Có ý kiến cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là sự phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết tuân thủ cấc cam kết song phương, đa phương toàn cầu ngày càng đa dạng hơn, cao hơn đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia quốc tế. Ý kiến khác lại cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình loại bỏ dần các hang rào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước. Tuy vậy khái niệm tương đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận là: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự rang buộc theo những quy định chung của khối. 3 Nói một cách khái quát nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá tự do hoá thương mại, đầu tư vào các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. (4) b) Tính tất yếu của hội nhập kinh tế. Ngày nay khi hoạt động của các quốc gia không còn bó hẹp trong ranh giới lãnh thổ của mình mà vươn rộng ra nhiều nước khác trên thế giới thì hội nhập kinh tế là một xu thế vận động tất yếu của thời đại. Một quốc gia dù giàu có hoặc phát triển đến đâu cũng không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chính mình. Trình độ phát triển càng cao càng phụ thuộc với mức độ nhiều hơn vào thị trường thế giới. Đó là một vấn đề có tính quy luật. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chúng ta thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác có điều kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động hợp tác quốc tế.Hội nhập kinh tế sẽ giúp chúng ta thu nhận tri thức, khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, tạo sức ép để các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, mở rộng thị trường ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 3. Vai trò của nguồn nhân lực đối với tiến trình hội nhập kinh tế. Nếu trước đây sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn thì ngày nay quan niệm đó đã thay đổi. Theo các lý thuyết gần đây, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó yếu tố cũng là động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người. Theo tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF),nhóm yếu tố lao động là một trong 8 nhóm yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Các nước Singapore, Hàn Quốc, Malaysia… cũng đã xác định phát triển nguồn vốn nhân lực như là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất. Con người vừa là chủ thể sang tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần vừa là mục tiêu, đối tượng hướng tới của quá trình phát triển, là trung tâm của sự phát triển.Thực tế đã chứng minh được vai trò quyết định đó của con người trong phát triển kinh tế. Trước đây Nhật Bản là một nước khan hiếm tài nguyên, chịu sự khắc nghiệt của tự nhiên, nghèo nàn lạc hậu ngang tầm nước ta. Chỉ nhờ sức mạnh nguồn nhân lực đáng khâm phục của mình nước Nhật đã vươn mình lên thành một cường quốc trên thhế giới. Ở Việt nam chúng ta khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước đã có nhiều chính sách phát huy nguồn nhân lực góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao ổn định trong nhiều năm qua. Điều đó 4 đã được nhắc đến trong Nghị quyết trung ương Đảng VII,VIII khẳng định lại trong Nghị quyết trung ương Đảng IX: “ Con người nguồn nhân lựcnhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất tốc độ tăng trưởng kinh tế để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế. 5 PHẦN II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ. 1.Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam: a) Lợi thế của nguồn nhân lực Việt Nam trong hội nhập kinh tế: Một trong những ưu thế rõ rệt của lao động Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực dồi dào. Đó là do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ được coi là “cơ cấu vàng” nên số người trong độ tuổi lao động cũng lớn. Tỷ lệ tăng bình quân năm của nguồn nhân lực qua nhiều năm đều lớn hơn tỷ lệ tăng dân số, hệ số phụ thuộc có xu hướng giảm. Vì vậy quy mô nguồn nhân lực lớn thể hiện: Tại thời điểm 1/7/2004, lực lượng lao động nói chung (bao gồm trong độ tuổi lao động trên độ tuôỉ lao động) của cả nước là 43.255,3 nghìn người, tăng gần 2,7% so với thời điểm 1/7/2003 với quy mô tăng thêm là 1.130,6 nghìn người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có 40.805,3 nghìn người chiếm 94,3% tăng 2,4% so với thời điểm 1/7/2003 với quy mô tăng thêm là 939,3 nghìn người. Năm 2003 (Nghìn người) 2004 (Nghìn người) Dân số trong & trên độ tuổi lao động. 42.124,7 43.255,3 Dân số trong độ tuổi lao động 39.866,0 40.805,3 Bảng 1:Quy mô nguồn nhân lực Với ưu thế này nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. Một ưu thế khác là nước ta có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số lớn. Tại thời điểm 1/7/2004 tính chung cả nước tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên là 71,4%, giảm 0,6% so với thời điểm 1/7/2003. Ở khu vực thành thị là 63,2% ( giảm 1,1%), khu vực nông thôn là 74,6% ( giảm 0,3%). 6 Năm 2003 (%) 2004 (%) Khu vực thành thị 64,3 63,2 Khu vực nông thôn 74,9 74,6 Chung 72,0 71,4 Bảng 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao độngnăm 2003,2004 Nhờ chính sách cải cách đổi mới phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng cao nhiều. Trình độ học vấn dân trí của nguồn nhân lực Việt Nam là khá cao. Trong những năm qua do Đảng nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo nên đã đạt được một số thành tựu nhất định. Việt Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về chỉ số phát triển con người: chỉ số HDI đạt 0,682 cao hơn nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ mù chữ của lực lượng lao động cả nước là 5,01%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 3,28%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thong trung học là 19,7%, so với thời điểm 1/4/2003 tỷ lệ tốt nghiệp phổ thong cơ sở tăng 2,6%, tốt nghiệp phổ thong trung học tăng 1,4%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động là 22,5% tăng nhiều so với các năm trước trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề ( bao gồm đào tạo nghề ngắn hạn dài hạn không phân biệt có hoặc không có chứng chỉ hoặc bằng nghề tốt nghiệp sơ cấp) là 13,3%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 4,8%.So với thời điểm 1/7/2003, tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động cả nước tăng 1,5%; trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng 0,8%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp tăng 0,3%; tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên tăng 0,4%. Bảng 3: Tỷ lệ trình độ học vấn phổ thong của nguồn nhân lực Việt Nam. Năm 2003(%) 2004(%) Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung 21,0 22,5 Tỷ lệ đã qua đào tạo nghề 12,5 13,3 Tỷ lệ tốt nghiệp trung học CN 4,1 4,4 Tỷ lệ tốt nghiệp ĐH, CĐ trở lên 4,4 4,8 Bảng 4: Tỷ lệ nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam. Công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng. Chúng ta cũng đã phát triển được một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đông đảo. Nhiều nhà kinh tế, nhiều cán bộ khoa học của Việt Nam cũng đã tiếp thu tiếp cận được với nhiều tiến bộ khoa học Năm 2003(%) 2004(%) Mù chữ 4,31 5,01 Tốt nghiệp PTCS 30,2 32,8 Tốt nghiệp PTTH 18,3 19,7 7 công nghệ hiện đại của thế giới; nhiều công nhân, lao động Việt Nam thong qua xuất khẩu lao động các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện tiếp cân được với những máy móc thiết bị hiện đại tác phong lao động công nghiệp. Qua đó chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã được nâng cao hơn. Nguồn nhân lực nước ta còn có lợi thế là được tiếp thu truyền thống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó, yêu lao động. Người lao động Việt Nam được đánh giá là thong minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của thế giới. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập. b) Thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam: Dù đã có những bước tiến bộ về chất lượng nguồn nhân lực như đã kể trên nhưng nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hội nhập kinh tế, thể hiện: Về chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực Việt Nam tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng không cao. Số người có trình độ chuyên môn khoa học tuy đã đào tạo được hơn 7 triệu người nhưng so với yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới thì tỷ lệ còn thấp. Năm 2003(%) 2004(%) CĐ, ĐH trên ĐH 4,4 4,8 Trung học chuyên nghiệp 4,1 4,4 Đào tạo nghề/sơ cấp 12,5 13,3 Chưa qua đào tạo 79,0 77,5 Bảng 5: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của cả nước. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy dù tỷ lệ có chuyên môn kỹ thuật đã tăng tỷ lệ chưa qua đào tạo đã giảm so với các năm trước nhưng tỷ lệ chưa qua đào tạo vẫn quá lớn, chiếm tới 77,5%. Trong số đã qua đào tạo thì trình độ sơ cấp lại chiếm tỷ lệ lớn, gấp rưỡi tổng hai bộ phận còn lại. Bộ phận lao động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều lỗ hổng, thiếu sót, hạn chế về mặt kiến thức khoa học, năng lực thực hành, phương pháp tư duy sang tạo, nắm bắt công nghệ hiện đại…Đó là do chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn thấp.Giáo dục đào tạo được thương mại hoá, chạy theo quy mô, ít chú trọng đến chất lượng.Một bộ phận người lao động sau đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đào tạo chưa thực sự tạo cho người lao động cơ hội tìm được việc làm. 8 Có sự thiếu hụt công nhân lành nghề cao. Các khu công nghiệp, khu chế xuẩt, khu công nghệ cao, khu vực FDI xuất khẩu lao động còn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ( công nhân kỹ thuật lành nghề cao, lao động trình độ đại học trở lên được đào tạo có chất lượng tốt ) để đáp ứng chuyển giao khoa học công nghệ mới từ nước ngoài.Người lao động hạn chế về trình độ năng lực, tay nghề phong cách làm việc.Phần lớn lao động đamg làm việc trong các doanh nghiệp đều hạn chế về năng lực làm việc kể cả lao động trực tiếp lao động quản lý. Người lao động ít được đào tạo một cách bài bản, kiến thức nghề nghiệp kỹ năng làm việc của nhiều người hoặc không còn phù hợp hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Quy mô lao động qua đào tạo chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật có khoảng cách so với nhiều nước trên thế giới: Chất lượng đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam chỉ đạt 17,86/60 điểm (60 là điểm tối đa ) trong khi Singapore là 42,16 điểm, Hàn Quốc là 46,06 điểm, Trung Quốc là 31,5 điểm, Thái Lan là 18,46 điểm Philipine là 29,85 điểm. Có thể thấy sức cạnh tranh của lao động Việt Nam đang còn quá thấp. Bên cạnh đó ngân sách đầu tư cho giáo dục ở nước ta còn thấp. Chi phí học tập cho học sinh vẫn còn là điều đáng quan tâm nhất là đối với những gia đình nghèo ở các vùng sâu vùng xa kinh tế kém phát triển thiếu các cơ sở đào tạo dạy nghề nên cũng thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. Một vấn đề nữa là thiếu cán bộ nghiên cứu đầu đàn. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đều đã già: tuổi trung bình của các nhà khoa học cao,60% số cán bộ nghiên cứu có bằng đại học đã qua tuổi 45; độ tuổi trung bình của giáo sư, phó giáo sư của các viện nghiên cứu là 57,2. Tuổi cao hạn chế đáng kể năng lực sang tạo, khả năng tiếp cận đến tri thức phương tiện nghiên cứu mới.Số cán bộ khoa học thiếu hụt chỉ có chưa đến 10 người/ 1000 dân trong khi đó Singapore là 16, hàn Quốc là 52 Nhật Bản là 70. Cơ cấu đào tạo về nghành nghề trình độ còn bất hợp lý dẫn đến sự mất cân đối giữa cung cầu lao động chuyên môn kỹ thuật. Toàn cầu hoá kinh tế đã tác động đến sự phát triển một số nghành nghề mới tạo ra xu hướng đào tạo chạy theo thị hiếu của người lao động, thiếu định hướng, phân luồng dẫn đến hậu quả là đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tế của các khu vực kinh tế các nghành, mất cân đối giữa các nghành nghề đào tạo. Hiện nay số lượng sinh viên nghành văn hoá nghệ thuật là 1,3%, nông lâm ngư nghiệp là 3,13%, khoa học cơ bản là 15,5%, khoa học công nghệ kỹ thuật là 15,2%, khoa học xã hội là 42,78%. Thực tế này tạo ra tình trạng cung lao động chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với cầu lao động đối với một số nghành nghề, lĩnh vực. (5) Một hạn chế nữa do đặc điểm sinh lý lịch sử của người dân Việt Nam là thể lực kém, thể hiện ở chiều cao cân nặng, độ dẻo dai sức chịu đựng kém. Ngoài sự hạn chế khách quan đó chúng ta còn bị hạn chế bởi nguyên nhân chủ quan. Đó là thói quen làm việc nông nghiệp của chúng ta dẫn tới thói quen làm việc rề rà, giờ 9 “cao su”,vừa làm vừa chơi. Thói quen đó rất có hại cho việc sản xuất. Chúng ta cũng đã gặp rắc rối với vấn đề lao động thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm, tính tự giác kém như vụ việc Đài Loan đe doạ sẽ ngừng nhập khẩu lao động Việt Nam vì nhiều lao động bỏ trốn. Thị trường lao động Việt Nam chưa phát triển, chưa được quan tâm quản lý đúng mức cũng là một khó khăn đối với người lao động. Nguồn nhân lực nước ta phân bố chưa hợp lý theo nghành vùng. Trong tổng số 42.329,1 nghìn lao động có việc làm của cả nước có 57,9% làm việc chính ở khu vực I (nông,lâm nghiệp thuỷ sản); 17,4% làm việc chính ở khu vực II (công nghiệp xây dựng); 24,7% làm việc chính ở khu vực III (dịch vụ). So với năm 2003, tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực I giảm 1,7% tăng tương ứng ở khu vực II là 1,0%; khu vực III là 0,7%. Năm 2003(%) 2004(%) Dịch vụ 24,0 24,7 CN xây dựng 16,4 17,4 Nông, lâm, ngư 59,6 57,9 Bảng 6: Cơ cấu lao động chia theo nhóm nghành KTQD của cả nước 2003,2004(%). Ta thấy gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ các nghành nông, lâm, ngư nghiệp sang các nghành dịch vụ, CN xây dựng nhưng sự chuyển dịch diễn ra chậm. Lao động ở các nghành nông nghiệp vẫn là chủ yếu, các nghành dịch vụ xây dựng thể hiện sự phát triển của đất nước thì vẫn còn chiếm số ít. Về phân bố lao động theo vùng ta có các bảng số liệu sau: Bảng 7:Lực lượng lao động cả nước chia theo thành thị, nông thôn. Vùng kinh tế Lực lượng L Đ (ngàn người) T ỷ l ệ (%) ĐB sông Hồng 9718,3 22,5 Năm 2003 (nghìn người) 2004 (nghìn người) Thành thị 10188,5 10549,3 Nông thôn 31936,1 32706,0 10

Ngày đăng: 31/07/2013, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan