Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè đến năm 2010.

84 405 1
Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè đến năm 2010.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè đến năm 2010.

Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân LỜI MỞ ĐẦU Cây chè từ lâu đã gắn bó thân thuộc với con người Việt Nam. Trong cuộc sống tâm hồn con người, nhiều dân tộc đã nâng việc uống nước chè lên thành một loại hình văn hoá, một thứ nghi lễ. Ở Nhật Bản, Trung Quốc đã hình thành “Trà đạo”, một hoạt động văn hoá mang nhiều nét bản sắc dân tộc, gắn với việc tu dưỡng đạo đức thanh cao, nâng lên những vẻ đẹp tâm hồn trong hoà hiếu, nhân ái với nhau hơn, hoà hợp hơn, tôn trọng nhau hơn, rộng lượng đối với nhau. Ở Việt Nam, sản phẩm chè và uống chè có vị trí đặc biệt quan trọng trong quan hệ giao tiếp, cưới xin, ma chay, hội hè, nghi lễ đình đám, thờ cúng… Trong nông thôn nhiều vùng nước ta, ấm nước chè có tác dụng làm gần gũi thêm tình thân ái hàng xóm láng giềng, làm nồng ấm thêm thêm sự thông cảm, chia sẻ của những người nông dân sau những ngày bận bịu vì công việc đồng áng. Quanh ấm nước chè xanh bên cạnh nồi khoai lang luộc, những người nông dân gắn bó với nhau bằng thứ tình cảm lân bang sâu đậm, tạo nên sức mạnh của cộng đồng trong việc chung sức gìn giữ và làm đẹp thêm xóm làng. Ngoài ra, cây chè còn là cây giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường sinh thái, cây chè cũng là cây tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về nông sản cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Sản phẩm chè của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu. Thị trường trong nước cũng đòi hòi số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, chủng loại và bao bì ngày càng đa dạng. Trong những năm gần đây, một khó khăn cho ngành chè Việt Nam là tình trạng cung ứng nguyên liệu không đủ cho các nhà máy chế biến. Hơn nữa việc phát triển ngày càng nhiều cơ sở chế biến chè đã làm cho nhu cầu về nguyên Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 1 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân liệu chè ngày càng tăng. Điều này đã đòi hỏi ngành chè Việt nam phải có một chiến lược cũng như phương hướng thích hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu chè. Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty chè Việt Nam, em đã chọn đề tài “Định hướng và phát triển vùng nguyên liệu chè của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2010” cho Luận văn của mình. Em hy vọng với đề tài này sẽ góp một phần nào cho ngành chè Việt nam có những bước đi thích hợp trong việc phát triển vùng nguyên lệu chè. Bố cục của đề tài gồm có 3 phần chính như sau: Chương I: Sự cần thiết phát triển vùng nguyên liệu chè. Chương II: Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè đến năm 2010. Do kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế cho nên luận văn này còn nhiều thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 2 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHÈ I. Vai trò của ngành chè trong nền kinh tế quốc dân 1. Vai trò của ngành chè đối với phát triển nông nghiệp 1.1. Ngành chè góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn vùng đồi núi Chè công nghiệp là một sản phẩm có nhiều giá trị và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngành trồng trọt nói riêng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn vùng núi nói chung. Ở nhiều vùng đồi núi, nhiều nơi xa xôi hẻo lánh, những nơi đường sá giao thông có nhiều trở ngại, cây chè công nghiệp đã đưa đến và mang theo nhiều nét, nhiều yếu tố mới trong sản xuất và đời sống của nông dân, nhất là đối với những dân tộc thiểu số. Sự phát triển sản xuất chè công nghiệp đối với Việt Nam có những vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nong nghiệp và nông thôn vùng đồi núi, thể hiện: - Phát triển cây chè không những mang lại cho nông dân những kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăm sóc mới mà còn mang lại cho nông dân cách chế biến, cách bảo quản mới. Nhiều tập quán canh tác của bà con được thay đổi tiến bộ hơn, hiệu quả hơn. - Trồng chè đã làm tăng thu nhập của nông dân nhiều vùng hẻo lánh lên đáng kể, cuộc sống của nông dân được nâng lên. Các kết cấu hạ tầng: đường sá, điện cho sinh hoạt, trường học cho các em nhỏ, trạm xá chăm sóc người đau ốm… được xây dựng ngày càng nhiều. - Nhiều khu, cụm dân cư cứ được hình thành, nhiều thị trấn, thị tứ mới được xây dựng cùng với việc mở rộng diện tích chè. - Thực tiễn mở rộng diện tích, phát triển việc trồng chè trong nhân dân, tạo nên những vùng chè chuyên canh xuất khẩu là nhân tố góp phần thúc đẩy nâng cao trình độ và mức sống tinh thần, vật chất của nông dân các vùng đồi Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 3 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân núi, đặc biệt đối với các dân tộc ít người, biến đồi núi hoang vu thành nơi tạo ra của cải góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.2. Vai trò của ngành chè đối với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ngành nông nghiệp Nghị quyết Chính phủ số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 “về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” đã đề ra yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải bảo đảm nhanh, hiệu quả, phát triển bền vững, đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích và tăng thu nhập cho nông dân. Chuyển dịch cơ cấu là lựa chọn cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp căn cứ vào lợi thế về tài nguyên và nhu cầu của thị trường. Trong những năm vừa qua, cây chè đã đóng góp một phần không nhỏ đối với chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ngành nông nghiệp tích cực. Sau khi cây mía bị mất giá, có những vùng với những điều kiện “thiên thời, đại lợi”: đất đồi rộng và thoải, khí hậu ôn hoà, ấm hơn so với nhiều vùng khác đã chọn cây chè để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ đó, cây chè không những giúp bà con xoá đói giảm nghèo mà còn giúp nhiều hộ gia đình vươn lên khá giả. Có những vùng do phát triển quá nhiều một loại cây công nghiệp dẫn đến mất cân bằng trong cơ cấu cây trồng và gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế toàn vùng, thì cây chè chính là một giải pháp hữu hiệu để chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Ví dụ, ở vùng Tây Nguyên, do nhu cầu phát triển cây cà phê quá ồ ạt dẫn đến mất cân bằng nghiêm trọng cơ cấy cây trộng. Vì vậy, bộ nông nghiệp cùng các cấp các ngành ở địa phương đều thống nhất cho rằng tập trung hướng giải quyết vào cây cà phê theo hướng giảm diện tích và tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp có lợi thế khác là cây chè. 1.3. Ngành chè góp phần tăng nhanh tổng sản lượng ngành nông nghiệp Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay xác định được 33 tỉnh có khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở Trung du Miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh ưu thế về khí hậu , đất đai của tự nhiên nhiệt đới Việt Nam có lợi cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 4 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân thiết ngắn) và các nguồn gen phong phú (chè rừng miền núi), cây chè còn có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần tăng nhanh tổng sản lượng ngành nông nghiệp. Trồng chè cho năng suất, sản lượng cao hơn một số loại cây trồng khác như sắn, lúa nương, cây ăn quả, cây cà phê… Ở trung du miền núi người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập trung bình là 1 – 2 triệu đồng/ha trong khi đó 1ha chè trên vùng núi khô cằn thu được 10 – 12 triệu đồng, gấp 10 lần so với thu nhập từ lúa nương. Điều này dẫn tới quan điểm chuyển sang trồng chè thay vì lúa nương trong nhân dân miền núi. Bảng 1: So sánh tỷ suất lợi nhuận giữa cây chè với một số cây trồng khác trên 1 đơn vị ha trong cùng một điều kiện Vùng Sắn (%) Chè (%) Dứa (%) Cây ăn quả khác (%) Cà phê (%) Cao su (%) Tiêu (%) Tây bắc Bắc Bộ 3,81 4,17 Đông bắc Bắc Bộ 2,80 3,20 Trung du Bắc Bộ 3,30 4,00 3,80 Duyên hải Bắc Trung Bộ 3,49 2,17 3,87 2,09 3,57 2,09 Tây Nguyên 3,14 2,68 2,82 (Nguồn: Tổng quan phát triển cây chè Việt Nam, Vụ QHKH - Bộ NN&PTNT) Chè là loại cây công nghiệp có thị trường và giá cả khá ổn định. Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới tính bình quân theo đầu người đang ngày càng tăng cao. Năm 1934, bình quân trên thế giới tiêu thụ mỗi người trong một năm là 0.19kg thì đến năm 1990 con số bình quân này đã tăng lên đến 0.51kg. Mức dao động giá chè ở thời điểm cao nhất không quá 8% đối với loại chè trung bình so với các ngành kinh tế công nông nghiệp khác. Hơn nữa cây chè không kén đất cho năng suất tương đối ổn định. Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 5 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân thực vật có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn bảo vệ môi sinh. 2. Vai trò của ngành chè đối với công nghiệp chế biến 2.1. Thúc đẩy tăng trưởng Phát triển cây chè luôn gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nước ta. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, sản xuất chè công nghiệp bắt đầu bằng việc xây dựng nhà máy chè đầu tiên vào năm 1923. Cùng với sự phát triển của mình, ngành chè đã đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến. Chènguyên liệu đầu vào chính của công nghiệp chế biến chè. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động đến công nghiệp chế biến chè. Trong thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong ngành chế biến chè đã kích thích thị hiếu người tiêu dùng chè trên cả nước. Số lượng chè tiêu thụ trong nước ngày một tăng lên, đã có tác dụng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong ngành chè. Ngoài ra, đặc điểm sử dụng trong tiêu dùng sản phẩm chè rất đa dạng đối với các tầng lớp khác nhau và đối với các thị trường khác nhau. Mỗi dân tộc có tập quán uống chè riêng, thị hiếu và tập quán uống chè cũng thay đổi liên tục và rất đa dạng. Do vậy, để sản phẩm chè có thể xâm nhập, chiếm lĩnh, duy trì và ổn định thị trường, người sản xuất chè cần phải tìm mọi cách để đa dạng hoá sản phẩm chè. Sản lượng ngành chè là đầu vào cho công nghiệp chế biến chè, do đó phát triển vùng nguyên liệu chè cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến. Như vậy, có thể hiểu rằng, chính sự phát triển của khoa học công nghệ đã có tác dụng kích cầu trong tiêu dùng chè, nhưng cũng chính sự đa dạng và nhu cầu tiêu dùng chè tăng nhanh cho nên đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho công nghiệp chế biến chè. 2.2. Đổi mới công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp chế biến Xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi theo thu nhập. Thu nhập càng cao, người dân càng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm chất lượng tốt, công nghệ Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 6 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân chế biến cao. Xu hướng này đã có tác động kích thích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Sự đổi mới liên tục và tích cực về công nghệ của ngành chè đã góp phần tích cực tăng nhanh tốc độ của quá trình đổi mới công nghệ và thiết bị của ngành công nghiệp chế biến. Những năm 60, ở miền Bắc đã xây dựng hàng loạt nhà máy chè đen OTD lớn (12-43 tấn/ngày) với thiết bị công nghệ chè đenchè xanh của Trung Quốc và Liên Xô. Những năm 90 lại có chè túi nhúng của Ý, thiết bị chế biến chè CTC của Ấn Độ, chè xanh dẹt bán tự động của Nhật Bản. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của nước ta đã phát triển theo hướng không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè, đặc biệt là chế biến chè đặc sản và nghiên cứu các sản phẩm mới theo dự báo của thị trường tiêu thụ chè trong tương lai. 3. Vai trò của ngành chè đối với tăng trưởng xuất khẩu 3.1. Sản phẩm của ngành chè đóng góp to lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành Cây chè Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, thị trường cho sản phẩm chè Việt Nam gồm có Liên Xô cũ và Đông Âu, Trung Cận Đông, Bắc Phi trong đó nhiều nhất là IRAC chiếm 30% tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính như Nhật Bản và Tây Âu, do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch nhập khẩu đáng kể cho đất nước. Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 7 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam qua các năm (Đơn vị: 1000USD, %) Năm Kim ngạch Tăng so với năm trước 1999 45.145 __ 2000 69.605 54,18% 2001 78.406 12,64% 2002 82.523 5,25% 2003 60.000 -3,00% 2004 93.000 55% 2005 107.000 15.05% (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam) Bảng số liệu trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam đều tăng qua các năm từ 1999 đến 2005, với tốc độ khá cao, đặc biệt năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt 93000000USD, tăng 55% so với năm trước đó. 3.2. Góp phần tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới Hình ảnh của một quốc gia trên thế giới không chỉ được tạo dựng bởi lịch sử, các danh lam thắng cảnh du lịch mà nhiều khi còn được tạo dựng bởi các thương hiệu nổi tiếng. Việt Nam đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu VINATEA trên thị trường. Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan tham tán thương mại Việt Nam ở các nước để thường xuyên thông tin thị trường, ứng dụng các tiến bộ mới trong công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ việc nghiên cứu và khai thác thị trường. Trong quá trình xúc tiến thương mại để xuất khẩu chè sang các nước, các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam không những đã tạo dựng được uy tín trên một số thị trường và dần dần tạo được mối làm ăn ở nước ngoài mà còn đã giúp Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 8 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân đỡ được nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác khi mới bỡ ngỡ bước vào các thị trường các nước này. 4. Vai trò của ngành chè đối với xã hội 4.1. Góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo ở vùng trung du miền núi Hiện nay có khoảng 200.000 nông dân nước ta sống chủ yếu nhờ vào nghề trồng chè – nông dân vùng trung du, đồi núi gọi cây chè là cây “xoá đói giảm nghèo”. Gần 50 năm vừa qua, nông dân vùng đồi núi trung du các tỉnh phía Bắc nước ta đã tìm tòi thử nghiệm nhiều loại cây trồng khác nhau để tìm ra loại cây giúp họ có thu nhập ổn định để tạo lập cuộc sống. Qua thực tế nhiều năm, chỉ có cây chè là thích hợp hơn cả. So sánh hiệu quả kinh tế với các loại cây trồng khác như: Sắn, lúa nương, cây ăn quả, cây cà phê v.v… trồng trên vùng đất gò đồi trung du, cây chè là cây có nhiều ưu thế và đã được nông dân chấp nhận. Vì vậy, cây chè đã tồn tại trụ vững, và đang ngày càng phát triển về diện tích năng suất và sản lượng, không những ở các vùng gò đồi trung du mà cây chè còn phát triển đến cả những vùng núi xa xôi hẻo lánh. So với những loại cây trồng khác, cây chè có những ưu điểm sau đây: - Cây chè rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai vùng gò đồi trung du, miền núi nước ta. Cây chè là cây dễ tính, có độ mềm dẻo sinh thái cao, cho nên phát triển tốt ở vùng giáp ranh giữa các đới khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới, mà một số loài cây trồng khác không có đặc điểm này. - Cây chè có khả năng tái sinh nhanh. Khi gặp những tác động bất lợi của các yếu tố khí hậu thời tiết (mưa lũ, bão dông, nắng hạn…), sản xuất chè không bị mất trắng, mà chỉ mất lứa hái, khi những yếu tố không thuận lợi qua đi, cây chè lại ra lứa mới và cho thu hoạch. - Cây chè cho thu hoạch ổn định. Nếu năng suất chè búp tươi đạt 5-10 tấn/ha, với giá chè là 1500 – 2000 đồng/kg, mỗi ha cho thu nhập là 7.5 – 20 triệu đồng/ha. Nếu năng suất vườn chè đạt 20-25 tấn/ha búp tươi thì trồng chè cho thu nhập gấp 2 – 2.5 lần trồng lúa ở vùng đồng bằng phì nhiêu. Cây chè cho thu Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 9 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè Đại học Kinh tế quốc dân hoạch nhiều lứa trong một năm. Bình quân 7 ngày một lứa hái. Người nông dân lên đồi hái chè là có tiền. Vì vậy, người làm chè coi vườn chè là nguồn tài chính đều đều nuôi sống gia đình mình. Có chè là có gạo. 4.2. Tạo công ăn việc làm cho người lao động Ngành chè đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, ở các vùng nguyên liệu cũng như ở các vùng chế biến. Ở các vùng nguyên liệu, cây chè đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn nông dân vùng núi. Với những đặc điểm riêng trong quá trình sản xuất, cây chè còn thu hút hàng chục vạn lao động phụ. Ở các vùng chế biến, ngoài việc tạo ra nhiều việc làm cho người dân, quy hoạch phát triển vùng sản xuất chè tập trung, bao gồm sản xuất nông - công nghiệp - dịch vụ, đã hình thành các cụm dân cư, nhằm góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là tại các vùng sâu vùng xa của đồng bào dân tộc, khai hoang ở trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. II. Sự cần thiết phát triển vùng nguyên liệu chè 1. Phát triển vùng nguyên liệu chè đáp ứng sự phát triển ngành công nghiệp chè 1.1. Nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến chè Công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tốt. Cho đến nay đã hình thành nhiều liên doanh và hợp tác sản xuất chè với nước ngoài. Ngành chè Việt Nam liên tiếp tiếp nhận nhiều công nghệ chế biến, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến từ các nước Ấn Độ, Nhật Bản và Đài Loan…. Ngành chè cũng đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè từ các nước. Nhiều cố gắng đang thúc đẩy phát triển sản xuất mở rộng thị trường. Thị trường chè trong nước còn có khả năng mở rộng. Mức tiêu thụ chè của người Việt Nam hiện nay còn thấp so với nhiều nước, chỉ vào khoảng 0.2kg/người/năm. Mức sống của nhân dân ta ngày càng được nâng cao, cùng với Nguyễn Thị Thuý Lớp: Kinh tế phát triển 44B 10 . Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè đến năm 2010. Do kiến. Sự cần thiết phát triển vùng nguyên liệu chè 1. Phát triển vùng nguyên liệu chè đáp ứng sự phát triển ngành công nghiệp chè 1.1. Nhu cầu phát triển ngành

Ngày đăng: 30/07/2013, 15:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan