Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế.doc

47 383 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tín dụng trung dài hạn để thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế

Trang 1

PHẦN I: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN- MỘT SỐVẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN

ĐỂ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ

+ Mặt khác thông qua tín dụng còn có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầuthanh toán, có thể thanh toán không phân biệt không gian và thời gian làm cho hànghóa dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến kích thích quá trình lưư thông hànghóa phát triển.

- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và giá cả: Tín dụng giúp vận chuyển tiềntệ từ nơi thừa sang nơi thiếu tạo ra dịch vụ dẫn đến tiền tệ trong nền kinh tế vừa phảikhông gây ra lạm phát Điều này làm cho các nhà đầu tư sẽ bỏ tiền vào đầu tư cho nềnkinh tế làm kích thích hàng hóa phát triển về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, dịch vụchăm sóc… làm cho nền kinh tế ổn định về giá cả.

- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn, việc làm, ổn định trật tư xãhội: Tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có đủ nguồn vốn kịp thời cho quátrình sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đầu tư mới, dẫn đến việc tuyển thêm lao

Trang 2

động trong nền kinh tế, làm dịch chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác.Từ đó góp phần ổn định đời sống cho người lao động, giảm tệ nạn xã hội, kích thíchnhu cầu tiêu dùng của người dân…

- Tín dụng góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Ngânhàng huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào nguồn quỹ của Ngânhàng Điều này làm cho lượng tiền mặt ngoài lưu thông giảm Bên cạnh đó một khốilượng lớn tiền cho vay qua các tổ chức kinh tế, các cá nhân thể hiện thông qua tàikhoản, làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm giúp tiết kiệm chi phí lưu thông choxã hội

II Những vấn đề chung về tín dụng trung, dài hạn (tín dụng đầu tư):

1 Khái niệm tín dụng trung, dài hạn:

Tín dụng trung, dài hạn là loại hình cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào nhiều mục đích như thực hiện các dự ánđầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư vào tài sản cố định… trênnguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi với thời hạn cho vay trên 1 năm.

Tín dụng trung hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm.Mục đích của hình thức tín dụng này là cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, xâydựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Trong nông nghiệpchủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước,xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều…

Tín dụng dài hạn là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đacó thể lên tới 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm Mục đíchcủa hình thức tín dụng này là để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, cácthiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, hoặc xây dựng các xí nghiệp mới.

2 Sự cần thiết và ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong quá trình phát triểnkinh tế của đất nước:

a) Sự cần thiết:

- Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đang cần rất nhiềunguồn vốn trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội để thựchiện các dự án đầu tư nhằm phát triển đất nước, phục vụ cho quá trình thực hiện côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trang 3

- Bên cạnh đó thông qua tín dụng đầu tư còn góp phần đẩy nhanh tốc độ pháttriển kinh tế, khuyến khích đa dạng hóa các ngành nghề tạo nhiều sản phẩm đáp ứngnhu cầu của xã hội, tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăngnăng suất lao động…

b)Ý nghĩa của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế:

- Nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn chủ yếu là đồng vốn vay mượn nên cácchủ thể đi vay cần phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả để có thể hoàn trảcho chủ thể cho vay.

- Đây là hình thức đầu tư linh hoạt, xâm nhập vào nhiều ngành nghề kinhdoanh với quy mô lớn, vừa và nhỏ tạo ra nhiều loại hình kinh doanh hàng hóa và dịchvụ làm thỏa mãn nhiều nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ bản, đổi mới máy móc thiết bị,dây chuyền công nghệ…

- Tín dụng trung, dài hạn là ngồn vốn tín dụng lớn và có thời hạn, nó giúp khaithác triệt để các nguồn vốn trong nền kinh tế nhằm phục vụ cho các nhu cầu của xãhội, làm cho các nguồn vốn được đầu tư này sử dụng một cách có hiệu quả giúp khaithác các tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên của đất nước để pháttriển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Mặt khác việc sử dụng nguồn vốn cóhiệu quả còn giúp cho Ngân hàng có thể thu hồi được nợ để trả cho người gởi tiền vàtạo nguồn thu cho Ngân hàng nhằm bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh của Ngânhàng.

Từ lâu, nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại là cho vayngắn hạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây các Ngân hàng thương mại đã chuyểnsang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷtrọng cho vay trung, dài hạn trong tổng số dư nợ của Ngân hàng Do vậy, việc mở rộngquy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư không những là đòi hỏi khách quan của nền kinh tếmà còn rất bức bách trong điều kiện hiện nay của Việt Nam.

3 Đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn:

Việc đầu tư tín dụng trung, dài hạn có một số đặc điểm sau đây:

- Trong hình thức tín dụng này người cho vay là các Ngân hàng thương mại,các tổ chức tín dụng trong nước và người đi vay là các cá nhân, các doanh nghiệp, cácthành phần kinh tế trong xã hội…có nhu cầu vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất,phát triển cơ sở hạ tầng…nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.

Trang 4

- Cho vay dưới hình thức tiền tệ: Ngân hàng huy động tất cả các nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng số tiền này để cho vay lại đối với những kháchhàng nào có nhu cầu về vốn.

- Quá trình phát triển của tín dụng trung, dài hạn của các Ngân hàng phụ thuộchoàn toàn vào biến động của thị trường, vào quy mô sản xuất và lưu thông hàng hóatrong xã hội…

Nhìn chung nguồn vốn tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng có quy mô lớnvà có thời hạn dài nên đây là nhân tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy nền kinh tếphát triển, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hình thức cấp tín dụng củacác Ngân hàng thương mại hiện nay.

4 Các nguồn vốn để phục vụ cho đầu tư trung, dài hạn:

Các Ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn sau đây để cho khách hàng cónhu cầu vay:

- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên.- Phát hành trái phiếu Ngân hàng (còn gọi là vay ở trong nước).- Vốn vay Ngân hàng nước ngoài (vay ngoài nước).

- Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ của Ngân hàng.- Vốn tài trợ ủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Một phần nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung, dài hạn theo tỷlệ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

III.Quy định pháp lý về tín dụng trung dài hạn tài trợ cho đầu tư:

1 Nguyên tắc cho vay:

Tín dụng đầu tư phải bám sát phương hướng mục tiêu của kế hoạch nhà nước vàphải có hiệu quả:

Mục đích của tín dụng trung dài hạn là để tăng cường nguồn vốn, mở rộng việcsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giảiquyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương…Trong tình hình và điềukiện phát triển có nhiều biến động như hiện nay cần phải có sự quản lý, điều tiết củaNhà nước thì nền kinh tế mới có thể vận động theo cơ chế thị trường.

Việc thực hiện nguyên tắc có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng không nhữngcho sự phát triển của xã hội mà còn cho cả sự phát triển của Ngân hàng trong tương laikhông xa.

Trang 5

Phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng,vì các phương án kinh doanh đã được ngân hàng thẩm định trước khi cho vay về tínhhiệu quả, khả thi của dự án.

Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, vì nguồn vốn của ngân hàng phần lớn làvốn huy động nên ngân hàng còn phải trả lãi và vốn gốc cho khách hàng gởi tiền, nếukhách hàng đi vay trả gốc và lãi không đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngânhàng và uy tín của khách hàng đối với ngân hàng.

Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán:

- Ngân hàng nên cho vay vào nhiều công trình khác nhau ở nhiều lĩnh vực ngànhnghề khác nhau, như thế sẽ phân tán được rủi ro trong tín dụng.

- Ngân hàng nên đầu tư vào các công trình thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, phathuy được năng lực sản xuất theo thiết kế nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế và đảm bảo khảnăng thanh tóan của các công trình.

- Ngân hàng nên đầu tư vào các công trình dự án có tính khả thi cao, có hiệu quảkinh tế, thời gian hoàn vốn nhanh.

- Phải phân tích được tình hình thực tế đối với các dự án công trình trong thời giancho vay.

2 Điều kiện cho vay trung dài hạn:

Ngân hàng xem xét quyết định cho vay khi khách hàng có đủ 05 điều kiện sau:- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sựtheo quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trung dài hạn khả thi và cóhiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trung dài hạn khả thi vàphù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướngdẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

a Thể loại và thời gian cho vay trung dài hạn:

- Cho vay trung hạn là khoản vay trên 12 tháng đến 60 tháng.- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng.

Trang 6

- Thời hạn cho vay cụ thể được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự ánđầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của Ngânhàng.

- Đối với Pháp nhân thời hạn cho vay không vượt thời gian hoạt động còn lại theoquyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh.

- Đối với cá nhân nước ngoài không vượt thời gian được phép sinh sống, hoạt động tạiViệt Nam.

b Đối tượng cho vay trung, dài hạn:

- Đối tượng cho vay trung, dài hạn là các công trình, hạn mục công trình nhằm thựchiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nhanh chóngphát huy tác dụng đảm bảo thu hồi vốn nhanh.

- Các đối tượng cho vay trên được ưu tiên thứ tự nhất định trên cơ sở mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội đó là: theo ngành kinh tế, theo yêu cầu mở rộng và phát triển thịtrường, theo tính chất đầu tư, theo khả năng thu hút lao động…

- Những nhu cầu vốn không được cho vay: Tổ chức tín dụng không được cho vay cácnhu cầu vốn sau:

 Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luậtcấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

 Để thanh tóan các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

c Mức cho vay trung, dài hạn:

Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, quy định củaChính phủ tại Nghị định 103/2006/NĐ_CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về đảmbảo tiền vay của tổ chức tín dụng.

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tựcó của Ngân hàng cho vay, trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốnủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân Trường hợp khách hàng vay vượt15% vốn tự có của Ngân hàng cho vay thì phải thực hiện cho vay hợp vốn.

- Tổng dư nợ các đối tượng hạn chế cho vay không được vượt 5% vốn tự cócủa Ngân hàng.

 Mức cho vay được tính toán dựa trên các cơ sở sau:

Nhu cầu vay = Tổng dự toán chi phí - Vốn tự có tham gia

Trang 7

Mức vốn tự có tối thiểu tham gia dự án: thông thường mức vốn tự có tham giatỷ lệ tối thiểu 20% nhu cầu dự án vay vốn (đối với tài sản hình thành từ vốn vay thìmức vốn tự có tham gia tối thiểu 15% dự án).

Gía trị đảm bảo tiền vay = Giá trị tài sản đảm bảo + Vay không đảm bảo.

 Nếu nhu cầu vay của dự án > giá trị đảm bảo tiền vay thì mức cho vay tối đalà giá trị đảm bảo tiền vay.

 Nếu nhu cầu vay vốn < giá trị đảm bảo tiền vay thì mức cho vay tối đa lànhu cầu vay vốn.

d Lãi suất cho vay:

- Mức lãi suất cho vay do các tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phùhợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay.

- Mức lãi suất quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với kháchhàng nhưng không được vượt 150 % lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vayvà được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Trang 8

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNGTÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂNKINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SAĐÉC TẠI CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁPPHÒNG GIAO DỊCH SAĐÉC.

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁTTRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SAĐÉC.

I Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV Việt Nam):

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên gọi quốc tế là VietindeBank

viết tắt là BIDV (Bank for Investment and Development of VietNam) là một trong bốnngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam được thành lập theo Nghị địnhsố 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính Phủ, hơn 50 năm quaNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT & PTVN) đã có những tên gọi:

+ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 16/4/1957

+ Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nướchạng đặc biệt, được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước Đây làmột trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam Tổng tài sản của BIDV đạt 202.000 tỷVND (tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2007) Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm5 khối lớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh ( bao gồm 3 sở giao dịch và cácchi nhánh trên toàn quốc); Khối công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh;Khối đầu tư Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống là hơn 10.000 người.

- Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT & PTVN làphục vụ đầu tư phát triển các dự án, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế thenchốt của đất nước Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ cácthành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với

Trang 9

II Khái quát Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp ( BIDV ĐồngTháp ):

BIDV Đồng Tháp được thành lập theo quyết định số 284/GPUB của UBNDtỉnh Đồng Tháp ngày 26/06/1993 Trụ sở chính đặt tại số 12A Đường 30/4- Phường 1-Thành phố Cao Lãnh- Tỉnh Đồng Tháp BIDV Đồng Tháp có 03 đơn vị trực thuộcgồm: Phòng giao dich Sa Đéc, Phòng giao dịch Tháp Mười, Điểm giao dịch HồngNgự.

Về công tác huy động vốn, BIDV Đồng Tháp đã phải vượt qua rất nhiều khókhăn, đặc biệt là sự cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thực hiệnchỉ đạo của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, BIDV Đồng Tháp tích cực triểnkhai các chương trình khuyến mãi cho huy động vốn như chương trình “Tiết kiệm dựthưởng”, “ Ô trứng vàng”, “ Kỳ phiếu BIDV” cùng nhiều hình thức tiết kiệm khôngkỳ hạn, có kỳ hạn, trái phiếu đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây, chi nhánh mở thêmviệc huy động ngoại tệ nên đã thu hút được một lượng lớn khách hàng tham gia gửitiền

Trong hoạt động tín dụng, BIDV Đồng Tháp chú trọng mở rộng đối tượngvay tới các thành phần kinh tế, trong đó tập trung đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa,kết gắn với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội và định hướng kế hoạch của tỉnhtrên cơ sở tư vấn, thu xếp vốn và dịch vụ cho các dự án trên nguyên tắc an toàn, hiệuquả và cùng có lợi Tích cực tìm kiếm, hợp tác có lựa chọn các dự án đầu tư ngay từđầu, trong đó tập trung cho các dự án mở rộng, nâng cao nâng lực thiết bị, đa dạng hóasản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh

III Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng ThápPhòng giao dịch Sa Đéc:

1 Quá trình hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Sa Đéc:

Phòng giao dich Sa Đéc được thành lập theo Quyết định số 458/QĐ- HĐQTcủa Hội đồng quản trị NHĐT & PTVN ngày 26/11/2006 ( Tiền thân của nó là chinhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển khu vực Sa Đéc được thành lập theo quyếtđịnh số 3394/QĐ – HĐQT của Hội đồng quản trị ngày 04/11/2002) Phòng giao dịchSa Đéc là đơn vị hạch toán phụ thuộc, được sử dụng con dấu riêng trong giao dịch vớikhách hàng, chính thức đi vào hoạt động ngày 15/11/2002 với chức năng của một ngânhàng thương mại hoạt động kinh doanh trên địa bàn các huyện thị phía nam tỉnh Đồng

Trang 10

Tháp gồm thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò Trụ sởđặt tại số 290A Nguyễn Sinh Sắc- Phường 2- thị xã Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp.

Trong quá trình hoạt động của mình PGD Sa Đéc đã đạt được những kết quảnhư: tăng trưởng dư nợ đúng theo mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội củangành và địa phương, chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, từngbước đưa PGD vào ổn định hoạt động và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho kháchhàng Đến nay PGD đã khẳng định được vị trí của mình trước ngành và việc tổ chứccho vay đúng mục đích dẫn đến các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệuquả Điều đó, làm cho chữ tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao góp phần thúcđẩy sự phát triển của Ngân hàng phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhànước đã đề ra.

2 Đặc điểm địa bàn hoạt động của PGD:

Thị xã Sa Đéc là trung tâm kinh tế, là vùng kinh tế trọng điểm khu vực phíaNam sông Tiền của tỉnh Đồng Tháp, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm tạomọi điều kiện thuận lợi để tiếp tục đầu tư phát triển Đây cũng là nơi tập trung nhiềungành nghề truyền thống đặc trưng của ĐBSCL trong đó nổi bật là ngành kinh doanhchế biến lương thực, làng gạo Sa Đéc là nơi trọng điểm cung cấp lương thực của cảnước và cho xuất khẩu, nơi đây có hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt độngsản xuất kinh doanh Mặt khác với việc hoạt động ngày càng nhộn nhịp của khu côngnghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Sông Hậu và các cụm công nghiệp nằm dọc theosông Tiền, sông Hậu Có thể nói với địa bàn này hoạt động của PGD Sa Đéc có rấtnhiều tiềm năng để phát triển, tăng trưởng Ngoài việc quản lý khách hàng tại địa bànThị xã Sa Đéc phong còn quản lý khách hàng các khu vực huyện lân cận như: huyệnChâu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, đặc biệt huyện Lấp Vò là nơi tập trungnhiều nhà máy chế biến gạo xuất khẩu trong tỉnh.

Khách hàng chủ yếu của PGD Sa Đéc là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vàtư nhân cá thể (địa bàn có rất ít doanh nghiệp quốc doanh), trong đó nổi bật là cácdoanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xay xát, chế biến kinhdoanh lương thực, kinh doanh và chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chếbiến thủy sản xuất khẩu, kinh doanh và sản xuất gạch ngói, kinh doanh và trồng hoakiểng, kinh doanh và sản xuất bột gạo, bột nếp, sản xuất nông nghiệp, cho vay tiêudùng CBCNV…

Trang 11

Đặc biệt địa bàn có những khách hàng lơn hoạt động trong lĩnh vực chế biếnthủy sản xuất khẩu và chế biến thức ăn thủy sản nổi tiếng như: Công ty CP Thủy sảnViệt Thắng, Công ty CP Cadovimex II,… vơi doanh thu mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng.Đây là khách hàng tiềm năng, khách hàng VIP của PGD và của BIDV Đồng Tháp.

Qua những đặc điểm trên cho thấy PGD Sa Đéc có nền tảng khách hàng rất lớn,ổn định và đủ điều kiện mở rộng phát triển thêm và PGD Sa Đéc không ngừng nổ lựcmở rộng khách hàng.

3 Chức năng và vai trò của PGD Sa Đéc:

a Chức năng:

Phòng giao dịch Sa Đéc - BIDV Đồng Tháp huy động vốn ngắn hạn, trung vàdài hạn từ các nguồn vốn trong nước và ngoài nước từ các tổ chức kinh tế xã hội vàdân cư, các thành phần kinh tế bằng nhiều hình thức: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặckhông kỳ hạn của mọi tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân và các tầng lớp dân cư bằngVND và ngoại tệ để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.

b Vai trò:

Khi nói đến tác động của đầu tư đối với nền kinh tế- xã hội, chúng ta khôngthể nào quên vai trò của ngành Ngân hàng, trong đó Phòng giao dịch Sa Đéc-BIDVĐồng Tháp Trong bối cảnh nền kinh tế đổi mới ở nước ta mà điểm xuất phát chủ yếulà sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn Đồng Tháp là một tỉnhchuyên canh về cây lúa với số dân hơn 1 tỷ người, trong đó trên 80% sống bằng nghềnông Hàng năm sản lượng gạo xuất khẩu cao và các cơ sở sản xuất ngày càng pháttriển Để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Tháp thì vấn đề đầu tiên cầnphải giải quyết là nhu cầu vốn đầu tư Trong đó, khu vực Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp córất nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ kinh doanh đa dạng khác nhau có nhu cầu về cầnvốn Xuất phát từ điểm này vai trò của Phòng giao dịch Sa Đéc trong việc lựa chọn cácdự án để tài trợ và tìm ra các dự án khả thi nằm trong cơ cấu và định hướng phát triểncủa nhà nước Bên cạnh đó, ngân hàng còn đầu tư vốn cho các tổ chức xây lắp, nhữngdịch vụ cung ứng vật tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh, hộ sản xuất, trồngtrọt, chăn nuôi tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng phát triển và đa dạng hóa các mặt hàngtrên thị trường.

Trang 12

4 Trách nhiệm và quyền hạn của PGD Sa Đéc:

a Trách nhiệm:

- Chịu trách nhiệm tổ chức và hoạt động đúng luật của các tổ chức tín dụng vàquy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn của Ngân hàngĐầu tư cà Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp.

- Ngân hàng có trách nhiệm thu thập đầy đủ, cập nhật thông tin về khách hàngcó quan hệ tín dụng, bảo lãnh tại đơn vị mình đối với các thành phần kinh tế.

- Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự về các cam kết giữa khách hàng và Ngânhàng Giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng (trừ trường hợp cóyêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của pháp luật).

- Chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại vàtài khoản mới.

- Thu thập và cung cấp các thông tin theo yêu cầu của người sử dụng.

- Tổ chức phân phối kịp thời, đầy đủ và an toàn các thông tin tín dụng chongười sử dụng.

- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm thẩm định các dự án, phương án trước vàsau khi cho vay.

- Hướng dẫn hồ sơ vay vốn cho khách hàng.

- Phát mãi tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ đến hạn.

- Khởi kiện các tranh chấp dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tốkhi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

- Được quyền khai thác và sử dụng các thông tin về tín dụng tùy theo từngnhiệm vụ của cán bộ do BIDV Việt Nam và BIDV Đồng Tháp quy định

Trang 13

- Được tham gia xây dựng, bổ sung ý kiến về những vấn đề có liên quan đếntín dụng để phục vụ cho công việc của mình.

- Có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đếnviệc kinh doanh của khách hàng để quyết định cho vay vốn và cung cấp các dịch vụngân hàng Kiểm tra tình hình, kết quả sử dụng vốn vay, đình chỉ, thu hồi vốn trướchạn đối với khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

5 Đối tượng đầu tư:

Đối tượng đầu tư của PGD Sa Đéc đối vơi xây dựng cơ bản đó là các dự ánNhà nước, đầu tư công trình, hạng mục công trình xây dựng mới hoàn toàn Cải tạosửa chữa mới, đầu tư mở rộng thêm, đổi mới kỹ thuật, công nghệ thông tin để phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn, trung,dài hạn cho tất cả mọi thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, bổ sung nhu cầu vốnlưu động cho các doanh nghiệp, tư nhân cá thể tạm thời thiếu hụt vốn.

6 Cơ cấu tổ chức – Cơ cấu nhân sự:

a Cơ cấu tổ chức:

Chức năng của các tổ nghiệp vụ:

 Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về việc chỉ đạo điều hành việc kinhdoanh theo quyền hạn của mình.

 Phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc theo nhiệm vụ được phân công. Tổ Hành chính-Kế toán:

 Nhận công văn, sổ sách từ NH cấp trên chuyển xuống và lưu công văn.Giám đốc

Phó Giámđốc

Tổ Hànhchính-Kế

Tổ DVKH &

Trang 14

 Tổ chức hạch toán, theo dõi, cân đối thu chi và các nghiệp vụ phát sinhhàng ngày theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước.

 Lập báo cáo kế toán, cân đối kế toán hàng năm.

 Kết hợp với các phòng ban trong NH xây dựng kế hoạch kinh doanh, thuchi tài chính quý, năm.

 Thực hiện tốt vai trò quản lý – giám sát tài sản của NH. Tổ DVKH & TTKQ:

 Chịu trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, giữ tiền và đưa tiềnra lưu thông theo lệnh của Giám đốc.

 Phối hợp với tổ kế toán hành chính thực hiện điều chuyển quỹ nghiệp vụvới BIDV Đồng Tháp, các TCTD khác trên địa bàn, máy rút tiền tự động an toàn,đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại NH.

 Tổ Tín dụng: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vayvốn, chịu trách nhiệm về khoản vay do mình phụ trách.

_ Ban lãnh đạo: gồm Giám đốc và Phó Giám đốc._ Tổ Hành chính-Kế toán: gồm 4 người.

_ Tổ DVKH & TTKQ: gồm 10 người._ Tổ Tín dụng: gồm 6 người.

Đa số cán bộ, nhân viên có tuổi đời còn trẻ, tuổi đời dưới 35 chiếm 82% có khảnăng tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ, kỹ thuật mới, nhiệt tình công tác có tâmhuyết, ý chí hướng phấn đấu vì sự nghiệp chung của ngành.

7 Thủ tục và quy trình cho vay.

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợppháp, hợp lệ của hồ sơ.

Hồ sơ vay vốn gồm những giấy tờ sau:- Giấy đề nghị vay vốn.

Trang 15

- Hồ sơ về dự án vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh: trong phương án sảnxuất kinh doanh phải tính toán được hiệu quả kinh tế và xác định được nguồn trả nợ,trường hợp cấp thiết phải có sự chấp nhận của cơ quan chủ quản cấp trên.

- Các tài liệu chứng minh hợp pháp và giá trị các tài sản đảm bảo nợ vay.

Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và khả năng trả nợ.

Ngân hàng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi tới, ngân hàng tiến hànhthẩm định hồ sơ.

- Ngân hàng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảotính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâuthẩm định và quyết định cho vay.

- Ngân hàng tiến hành kiểm tra các tài liệu khách hàng gửi tới, đồng thời tiếnhành thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả nănghoàn trả nợ vay.

Thẩm đinh hồ sơ vay vốn là quá trình xem xét, phân tích các thông tin, số liệuđã thu thập trong hồ sơ của khách hàng Mục đích là xác định giới hạn an toàn củaquan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Trong thời gian theo quy định của quy chế cho vay, kể từ khi ngân hàng nhậnđược đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầucủa ngân hàng, ngân hàng phải thẩm định xong hồ sơ vay vốn, quyết định và thôngbáo việc cho vay, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trường hợpnếu không cho vay thì NH phải nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Trường hợp ngân hàng quyết định cho vay, giữa ngân hàng và khách hàng vayký hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo nợ vay.

Bước 3: Ngân hàng xác định các chỉ tiêu cho vay ký kết hợp đồng tín dụng vớikhách hàng.

+ Mức cho vay: là mức vốn vay ngân hàng có thể cho vay cao nhất đối vớiphương pháp cho vay từng lần hoặc là mức dư nợ tối đa đối với phương thức cho vaytheo hạn mức tín dụng Hiện nay, Nghị định đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng số178/1999/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định mức cho vay so với giá trị tàisản đảm bảo tiền vay của khách hàng Theo sổ tay tín dụng của ngân hàng Đầu tư vàPhát Triển quy định mức cho vay tối đa không quá 80% giá trị tài sản cầm cố, thếchấp.

Trang 16

+ Thời hạn cho vay: Căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tương vay vàkhả năng trả nợ của khách hàng.

+ Lãi suất vay: Là mức lãi cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuậnphù hợp với quy định của NH ĐT&PT Việt Nam.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Sau khi đã duyệt cho vay, ngân hàng mở cho mỗi khách hàng vay 1 tài khoảncho vay để hạch toán cho vay và thu nợ (nếu khách hàng chưa có tài khoản tiền vay).

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và tiến độ thực hiện phương án sản xuất kinhdoanh và đầu tư xây dựng cơ bản của khách hàng (có phát sinh nhu cầu vốn thực tế),ngân hàng phát tiền vay Đối với khách hàng vay luân chuyển, trong phạm vi hạn mứctín dụng đã xác định, từng lần vay vốn, khách hàng đi vay phải gửi đến cho ngân hàngcho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong khả năng nguồn vốn cho phép.Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc saukhi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quảsố tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thíchhợp nếu người vay không thực hiện đẩy đủ, đúng hạn các cam kết.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát cáckhoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiềulần tùy theo độ an toàn của khoản vay.

Bước 5: Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh.

Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng.Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ khi đến hạn Khách hàngkhông trả được nợ đến hạn, ngân hàng sẽ xử lý theo những trường hợp sau:

+ Do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạnnợ, ngân hàng có thể xét cho gia hạn nợ Theo quy định trong quy chế cho vay hiệnhành của Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển, thời hạn được gia hạn nợ tối đa bằng mộtkỳ hạn nợ Nhưng do nguyên nhân khách quan thì thời hạn quá hạn nợ tối đa khôngquá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và trung hạn tối đa nửa thời hạn cho vay đãthỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và phạt theomức lãi suất nợ quá hạn Theo quy định hiện hành, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãisuất cho vay.

Trang 17

+ Nếu không có thỏa thuận gia hạn nợ nêu trên và khách hàng không có thiệnchí trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền bán tài sản thế chấp, cầm cố để thuhồi nợ Việc chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi vốn trong mộtthời gian nhất định theo quy định của pháp luật.

+ Nếu ba trường hợp trên hai bên không thỏa thuận để giải quyết được, ngânhàng sẽ khởi kiện khách hàng vi phạm hợp dồng tín dụng.

Việc tính lãi, thu lãi được tiến hành hàng tháng hoặc thu một lần cùng với nợgốc tùy theo kỳ hạn nợ thích hợp giữa ngân hàng và khách hàng thỏa thuận Trườnghợp cho vay theo hạn mức thì việc tính lãi và thu lãi được thực hiện hàng tháng vàongày cuối tháng Nếu khách hàng vay chưa trả được lãi khi đến hạn và có đề nghị giahạn lại thì ngân hàng tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần vào kỳsau, không nhập lãi vào nợ gốc Trong trường hợp khách hàng vay có khó khăn về tàichính do nguyên nhân khách quan thì tổng giám đốc ngân hàng cho vay có thể quyếtđịnh cho giảm hoặc miễn lãi đối với khách hàng vay Việc giảm hoặc miễn lãi củakhách hàng tùy theo khả năng tài chính của ngân hàng cho vay.

Trang 18

8 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2005, 2006, 2007 của PGD Sa Đéc:

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tương đối(%)

Tươngđối (%)

I Tổng thu nhập 12.68814.89115.7652.20317,368745,87 1.Thu lãi cho vay12.17914.39115.2762.21218,168856,15 2.Thu khác509500489-9-1,77-11-2,2

II.Tổng chi 8.58510.99111.6512.40628,036606,00 1.Chi hoạt động kinh

doanh 1.252 2.239 3.651 987 78,83 1.412 63,06 2.Chi khác7.3338.7528.0001.41919,35-752-8,59

III.Lợi nhuận trước thuế 4.1033.9004.114-203-4,952145,49

IV.ThuếTNDN(28%LNTT) 1.1491.0921.152-57-4,96605,49

V.Lợi nhuận sau thuế 2.9542.8082.962-146-4,941545,48

(Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc)Qua bảng số liệu cụ thể cho thấy:

- Cuối năm 2006 tổng LNTT của NH đạt được là 3.900 triệu đồng giảm 203triệu đồng tương đương 4,95% so với cùng kỳ năm 2005 Trong đó:

 Tổng thu nhập của PGD Sa Đéc đạt 14.891 triệu đồng tăng 2.203 triệu đồngvới tỷ lệ tương đối là 17,36% so với năm 2005.

 Cũng trong năm 2006 này, tổng chi phí của Ngân hàng là 10.991 triệu đồngtăng 2.406 triệu đồng với tỷ lệ tương đối là 28,03% so với năm 2005.

 Sau khi trừ đi khoản nộp thuế TNDN thì lợi nhuận ròng ở năm 2006 NH thuđược là 2.808 triệu đồng giảm 146 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 4,94% so với năm2005.

- Tính đến hết ngày 31/12/2007 tổng lợi nhuận trước thuế của NH đạt được là4.114 triệu đồng tăng 214 triệu đồng với tỷ lệ tương đối là 5,49% so với cùng kỳ năm2006 Trong đó:

 Tổng thu nhập năm 2007 đạt được là 15.765 triệu đồng tăng 874 triệu đồng, tỷ lệtăng là 5,87%.

 Tổng chi phí của NH năm 2007 là 11.651 triệu đồng tăng 660 triệu đồng tươngđương tỷ lệ tăng là 6%.

 Sau khi trừ đi khoản nộp thuế TNDN thì lợi nhuận ròng còn lại là 2.962 triệuđồng tăng 154 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 5,48%.

Trang 19

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Sa Đéc qua 3 năm 2005,2006, 2007 có hiệu quả, tăng trưởng lợi nhuận bình quân khoảng 2.908 triệu đồng.Điều này chứng tỏ NH ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc thúcđẩy đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Thị xã Sa Đéc và các khu vực lân cận khác.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG TRUNG DÀI HẠN ĐỂ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁTTRIỂN KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC.

Trang 20

- Đối với nguồn vốn điều chuyển, do hoạt động của PGD Sa Đéc chủ yếu làhuy động và cho vay lại nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêuquan trọng của PGD Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao,đôi khi có những biến động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng thanh toán củaPGD, nên cần phải có sự hỗ trợ điều chuyển từ NH cấp trên Thực tế PGD Sa Đéc luônnhận được sự hỗ trợ từ phía NH cấp trên (BIDV Đồng Tháp) giúp điều hòa nguồn vốnnhằm đảm bảo khả năng chi trả, giữ vững uy tín trước khách hàng Vì vậy, vốn điềuchuyển từ Hội sở chính là rất cần thiết, góp phần ổn định hoạt động kinh doanh củaNH.

- Bên cạnh đó nguồn vốn huy động tại chỗ được xem là nguồn vốn chủ yếucủa PGD Vì để có tiền để hoạt động kinh doanh PGD không thể dựa vào nguồn vốncủa mình mà phải huy động vốn trên thị trường Khi PGD thực hiện các nghiệp vụ huyđộng vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư tức là đã tạo ra những điều kiện thuận lợi choquá trình sản xuất, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho nền kinh tế, nhằm kích thích quátrình luân chuyển vốn để tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Do đóPGD cần phải tích cực huy động, tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ cácthành phần kinh tế khác nhau Thông qua huy động vốn PGD đã đóng vai trò là mộtnhà môi giới giữa người gởi tiền và người đi vay, giữa tiết kiệm và đầu tư trong phạmvi toàn xã hội Hơn nữa việc huy động vốn vừa để tăng nguồn vốn cho vay, vừa đểđiều chỉnh tổng phương tiện thanh toán tránh áp lực lạm phát.

Trang 21

Vốn huy

động 50.773 46,45 68.595 54,18 56.777 40,05 17.822 35,10 -11.818 -17,23Vốn điều

- Nguồn vốn huy động lại thay đổi qua các năm Cụ thể năm 2006 tăng so vớinăm 2005 là 17.822 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 35,10% Năm 2007 lại giảm 11.818 triệuđồng, tỷ lệ giảm 17,23% so với năm 2006 Qua đây cho thấy NH ngày càng chủ độnghơn trong việc huy động vốn, nhưng việc huy động vốn còn phụ thuộc nhiều vàonguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế trong xã hội

- Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ còn có nguồn vốn điều chuyển từ NHcấp trên để đảm bảo khả năng chi trả của PGD luôn được đảm bảo trong những trườnghợp cần thiết Nhìn vào bảng số liệu nguồn vốn điều chuyển cũng không ổn định màthay đổi theo năm Năm 2006 so với năm 2005 giảm 540 triệu đồng, tỷ lệ giảm là0,92% Năm 2007 so với năm 2006 nguồn vốn điều chuyển lại tăng với số tăng là27.000 triệu đồng tỷ lệ tăng là 46,55% Qua đó cho thấy nguồn vốn điều chuyển từ NHcấp trên chuyển xuống còn phụ thuộc vào tình hình huy động vốn tại chỗ của PGD.Khi nguồn vốn huy động tại chỗ nhiều đảm bảo đủ khả năng cấp tín dụng cho kháchhàng thì nguồn vốn điều chuyển thấp và ngược lại.

Nhìn chung tình hình nguồn vốn của PGD Sa Đéc rất khả quan qua 3 năm2005, 2006, 2007 Điều đó nói lên công tác tạo lập và duy trì nguồn vốn của PGDngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh với các NH khác trên địa bàn.

II Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm của PGD Sa Đéc:BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

TIÊUNĂM 2005NĂM 2006NĂM 2007

So sánh2006/2005

So sánh2007/2006Số tiềnTỷSố tiền TỷSố tiềnTỷTuyệtTươngTuyệtTương

Trang 22

(%)đốiđối (%)đối

đối(%)1.Tiền gởi thanh

Như ta đã biết nguồn vốn huy động được của NH là nguồn vốn chiếm tỷ trọnglớn trong tổng nguồn vốn của NH Thông qua bảng số liệu cho thấy cụ thể sự thay đổitrong các chỉ tiêu tiền gởi như sau:

- Tiền gởi thanh toán: Năm 2006 tiền gởi thanh toán đạt 35.950 triệu đồng tăng so vớinăm 2005 là 19.437 triệu đồng tương đương 117,71% Trong năm 2007 tổng số tiềngởi thanh toán đạt 27.895 triệu đồng, giảm 8.055 triệu đồng tương đương 22,41% sovới năm 2006.

- Tiền gởi không kỳ hạn: Năm 2006 tiền gởi không kỳ hạn đạt 1.127 triệu đồng, giảm2.481 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 68,76% so với năm 2005 Trong năm 2007 đạt 1.244triệu đồng, tăng 117 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 10,38% so với năm 2006.

Cả 2 loại tiền gởi thanh toán và tiền gởi không kỳ hạn là nguồn tiền gởi khôngổn định do đó khi sử dụng NH cần có một tỷ lệ dự trữ thích đáng.

- Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng: Tính đến cuối năm 2006 tiền gởi tiếtkiệm đạt 17.578 triệu đồng, tăng 5.635 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 47,18% sovới năm 2005 Cuối năm 2007 đạt 17.302 triệu đồng, giảm so với năm 2006 với số tiềnlà 276 triệu đồng, tỷ lệ giảm 1,57%.

- Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng: Năm 2006 đạt 11.558 triệu đồng, giảmvới số tiền 3.186 triệu đồng tương đương 21,61% so với năm 2005 Năm 2007 tổng sốtiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 10.333 triệu đồng, giảm 1.225 triệu đồng,tương đương 10,6% so với năm 2006

Trang 23

Nguồn tiền gởi có kỳ hạn là nguồn tiền gởi có tính chất ổn định ở NH do đóNH cần tập trung tăng cường huy động tối đa nguồn tiền này để có thể dùng cho vaytrung dài hạn.

- Tiền gởi kỳ phiếu: Năm 2006 đạt 2.382 triệu đồng, giảm mức tuyệt đối là 1.483 triệuđồng, tỷ lệ giảm 38,37% so với năm 2005 Đến năm 2007 tổng tiền gởi kỳ phiếu chỉđạt có 3 triệu đồng giảm 2.379 triệu đồng, với tỷ lệ giảm gần như 100% so với năm2006.

- Tiền gởi khác: Năm 2006 và năm 2007 không có huy động loại tiền gởi này Riêngnăm 2005 huy động được 100 triệu đồng.

Nhìn chung tổng nguồn huy động vốn của PGD Sa Đéc tăng không đều qua 3năm 2005, 2006, 2007 Tính đến hết ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động đượclà 68.595 triệu đồng với số tăng tuyệt đối là 17.822 triệu đồng, tương đương tỷ lệ35,10% so với năm 2005 Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động được là 56.777 triệuđồng giảm so với năm 2006 với số giảm tuyệt đối là 11.818 triệu đồng tương đương tỷlệ giảm là 17,23% Nguồn vốn huy động được thay đổi qua các năm nguyên nhân doviệc tăng trưởng huy động vốn của PGD gặp nhiều khó khăn, trên địa bàn có nhiều tổchức TCTD hoạt động với mạng lưới rộng khắp Việc gia tăng số lượng NH cổ phầnvới lãi suất huy động cao và nhiều chính sách khuyến mãi nên đã thu hút số lượngkhách hàng tiêng gởi của PGD Bên cạnh đó, với mức lãi suất FTP trong năm 2007 rấtthấp nên rất khó thu hút khách hàng quan hệ tiền gởi làm ảnh hưởng đến khả năng huyđộng vốn, kết quả là huy động vốn của PGD trong năm 2007 có xu hướng giảm so vớinăm 2006.

Tình hình huy động vốn được thể hiện rõ hơn qua đồ thị sau:

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan