NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

80 233 0
NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA KINH TẾ NGUYỄN DUY LINH NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 92010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA KINH TẾ NGUYỄN DUY LINH NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số : 60 31 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn Khoa học: TS. TRẦN ĐẮC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 92010 3 NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH Nguyễn Duy Linh Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG Đại học Nông Lâm TP.HCM 2. Thư ký TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN Đại học Kinh Tế TP.HCM 3. Phản biện 1 TS. NGUYỄN HỮU DŨNG Đại học Kinh tế TP.HCM 4. Phản biện 2 TS. LÊ QUANG THÔNG Đại học Nông Lâm TP.HCM 5. Ủy viên TS. ĐẶNG THANH HÀ Đại học Nông Lâm TP.HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG 4 LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên: Nguyễn Duy Linh, sinh ngày 22 tháng 09 năm 1969. Quê quán: Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. Con ông Nguyễn Văn Bường và bà Đặng Thị Thu Vân. Tốt nghiệp tú tài tại Trường phổ thông trung học thị xã Trà Vinh năm 1987. Tốt nghiệp hệ Cao đẳng ngành Kinh tế nông nghiệp năm 1992 tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Năm 1993 công tác tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh. Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế Nông nghiệp năm 2003 hệ chuyên tu tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học Nông Lâm TP.HCM. Tình trạng gia đình: Vợ Võ Thị Kiều Phượng; năm kết hôn 1995. Con trai Nguyễn Duy, con gái Nguyễn Ngọc Đan Thanh. Địa chỉ liên lạc: Số 37 đường số 12, khu phố 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08 66534398; Di động: 0982675875. Email: nguyenduy.imppgmail.com 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đề tài nào. Tác giả luận văn Nguyễn Duy Linh 6 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, tôi đã nhận được sự giúp đở tận tình của Ba Mẹ, quý cơ quan và các nhà khoa học. Lời đầu tiên con xin chân thành khắc ghi công ơn của Ba Mẹ, người đã sinh thành và dưỡng dục cho con nên người. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tiến sỹ Trần Đắc Dân, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng sau đại học, Khoa kinh tế Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Dân tộc, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Cục thống kê, Sở Nông nghiệp PTNT, Ngân hàng CSXH tỉnh và chi nhánh huyện Trà Cú, UBND huyện Trà Cú, UBND 3 xã Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên và các anh Trưởng ban nhân dân các ấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho trong quá trình thu thập số liệu. Tác giả luận văn Nguyễn Duy Linh 7 TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Những thách thức của công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các cộng đồng người dân tộc Khmer, trường hợp nghiên cứu ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”. Được tiến hành nhằm: Phân tích các hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo. Xác định những khó khăn và thách thức của chương trình nơi cộng đồng người dân tộc Khmer. Đề tài được tiến hành, thực hiện từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2010 tại 3 xã Tân Hiệp, Long Hiệp và Ngọc Biên huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Trên cơ sở điều tra ngẫu nhiên các hộ gia đình dân tộc Khemr và phân chia theo hai nhóm hộ Khmer nghèo và hộ Khmer không nghèo. Đề tài đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp phỏng vấn chuyên gia để phân tích và đánh giá các chương trình xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, trên cơ sở phát triển các lý thuyết về vốn xã hội, lý thuyết về về sinh kế và quan điểm về phát triển cộng đồng để phát hiện những thách thức mà các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo đang gặp phải tại các cộng đồng người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Kết quả đã cho thấy có hai nhóm tác nhân thách thức đến chương trình xóa đói giảm nghèo gồm: Nhóm tác nhân mang tính chủ quan từ bản thân người thụ hưởng và nhóm tác nhân mang tính khách quan là sự thất bại của các dự án giảm nghèo. 8 ABSTRACT The thesis “Challenges in the progress of hunger eradication and poverty alleviation within Khmer ethnic groups. The case study is conducted in Tra Cu district, Tra Vinh province” as for: Analyze the activities of hunger eradication and poverty alleviation. Identify problems and challenges of the program in the Khmer ethnic community. The thesis was conducted from 032010 to 052010 at three communes: Tan Hiep, Long Hiep and Ngoc Bien of Tra Cu district, Tra Vinh province. Based on random surveys of Khmer households and divided by two types of Khmer poor and nonpoor households. The thesis used the method of described statistical, the method of historical research and method of interviewing experts to analyze and evaluate the hunger eradication and poverty alleviation program. Also, on the basis of the development of social capital theory, theory of livelihood and views on community development to detect the challenges that the program objectives of poverty reduction is facing to at Khmer communities in Tra Cu District, Tra Vinh province. The study result has showed that, there are two groups of factors of challenges which have affected to the hunger eradication and poverty alleviation program: one is by the subjective factors from the beneficiaries themselves and the other is by the objective factors from the failure of poverty programs. 9 MỤC LỤC TRANG Trang tựa Trang Chuẩn y i Lý lịch cá nhân ii Lời cam đoan iii Cảm tạ iv Tóm tắt v Mục lục vi Danh sách các chữ viết tắt iv Danh sách các bảng x Danh sách các hình xi Chương 1: Giới thiệu 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Phạm vi không gian 3 1.5 Phạm vi thời gian 4 1.6 Đối tượng nghiên cứu 4 1.7 Cấu trúc của đề tài 4 Chương 2: Tổng quan địa bàn và tài liệu nghiên cứu 7 2.1 Tổng quan tỉnh Trà Vinh 5 2.1.1 Vị trí địa lý – dân số lao động 5 2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 6 2.1.3 Tổng quan về người Khmer Trà Vinh 7 10 2.1.3.1 Dân số và tập quán 7 2.1.3.2 Đời sống văn hóa tinh thần 8 2.1.4 Vấn đề nghèo đói và người Khmer Trà Vinh 8 2.1.4.1 Thực trạng nghèo đói của người Khmer 9 2.1.4.2 Nguyên nhân nghèo của người Khmer 10 2.1.4.3 Các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Trà Vinh 11 2.1.5 Các chương trình mục tiêu xóa nghèo 12 2.1.5.1 Chương trình 135 12 2.1.5.2 Chương trình 134 13 2.2 Tổng quan huyện Trà Cú 13 2.2.1 Vị trí địa lý 13 2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội 14 2.3 Kết quả của chương trình xóa đói giảm nghèo 15 2.3.1 Kết quả giảm nghèo của tỉnh qua hai giai đoạn 15 2.3.2 Kết quả giảm nghèo của huyện Trà Cú 16 2.3.2.1 Chương trình 135 giai đọan I (2000 – 2005) 17 2.3.2.1 Chương trình 135 giai đọan II (2005 – 2010) 18 2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 20 Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 22 3.1 Cơ sở lý luận 22 3.1.1 Khái niệm về nghèo đói 22 3.1.2 Các thước đo nghèo đói 23 3.1.3 Nguyên nhân của đói nghèo 24 3.1.4 Lý thuyết về sinh kế 27 3.1.5 Phát triển cộng đồng 31 11 3.1.6 Quan điểm đánh giá dự án 32 3.2 Phương pháp nghiên cứu 33 3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 33 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử 33 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 33 3.2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 33 3.2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 33 3.2.3.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 34 3.2.3.4 Chọn địa điểm nghiên cứu 34 3.2.3.5 Xây dựng phiếu điều tra 35 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 36 4.1 Đặc trưng của hộ Khmer tại xã điều tra 36 4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã xội và sinh kế người Khmer nghèo 36 4.1.2 Chiến lược sinh kế của người Khmer nghèo 39 4.1.3 Những thay đổi của sinh kế và tài sản sinh kế của người Khmer nghèo 40 4.1.4 Đặc điểm về vị trí địa lý của cộng đồng người Khmer nghèo 42 4.2 Những thách thức mang tính chủ quan 43 4.2.1 Phong tục tập quán của người Khmer 43 4.2.2 Trình độ học vấn của người Khmer 46 4.2.3 Tính trông chờ ỷ lại 48 3.2.4 Tính không tham gia 51 4.2.5 Kỹ năng và tâm quyết của cán bộ làm công tác giảm nghèo 54 4.3 Những thách thức mang tính khách quan 55 4.3.1 Sự thất bại của các dự án giảm nghèo 55 4.3.2 Dự án nhà ở cho người nghèo 56 12 4.3.4 Dự án khuyến nông khuyến ngư 60 4.3.5 Dự án hỗ trợ vốn cho người nghèo 62 4.3.6 Dự án cơ sở hạ tầng 66 4.4 Thị trường nông sản địa phương 70 4.5 Thị trường lao động – việc làm 71 4.6 Tác động của biến đổi khí hậu 74 Chương 5: Kết luận và kiến nghị 76 5.1 Kết luận 76 5.2 Khuyến nghị 77 13 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CAMA (The Christian and Missionary Alliance) Liên minh Cơ đốc giáo và truyền giáo CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia ĐBKK Đặc biệt khó khăn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FFS (Farmer Field School) Tập huấn khuyến nông tại hiện trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế IMPP Dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo NGO Tổ chức phi Chính phủ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban Nhân dân USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng XĐGN Xóa đói giảm nghèo 14 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1 Diễn biến hộ nghèo tỉnh Trà Vinh năm 2009 7 Bảng 2.2 Diễn biến hộ nghèo 9 Bảng 2.3 Tỷ lệ Khmer và hộ Khmer nghèo phân theo huyện 10 Bảng 4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của mẩu 36 Bảng 4.2 Các khoản chi tiêu bình quân hộnăm 45 Bảng 4.3 Chi phí xã hội của nhóm hộ nghèo 45 Bảng 4.4 Trình độ học vấn của chủ hộ 46 Bảng 4.5 Số hộ có chủ hộ nói và không nói rành tiếnh kinh 47 Bảnh 4.6 Những nhìn nhận về nguyên nhân nghèo của người Khmer 49 từ hai nhóm hộ điều tra Bảng 4.7 Tầng suất tham gia sinh hoạt cộng đồng và hội đoàn của hộ 52 Bảng 4.8 Diễn biến hộ nghèo qua các năm 2005 2009 55 Bảng 4.9 Biến động hộ nghèo qua 2 năm 2008 – 2009 56 Bảng 4.10 Số hộ nghèo được hưởng chính sách nhà ở 57 Bảng 4.11 Biến động hộ nghèo tại địa bàn xã nghiên cứu năm 2009 59 Bảng 4.12 Kết quả đầu tư phát triển sản xuất năm 2009 từ nguồn NHCS 62 Bảng 4.13 Mục đích sử dụng nguồn vốn NH.CSXH của hai nhóm hộ 64 Bảng 4.14 Số lượt hộ nghèo Khmer nợ tiền vay từ các nguồn 64 Bảng 4.15 Những tác động của chương nhìn từ hai nhóm hộ 67 15 DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG ĐỒ Hình 2.1 Bảng đồ vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh 5 Hình 3.1 Ngũ giác tài sản sinh kế 28 Hình 4.1 Sơ đồ mạng nhện về tài sản sinh kế của người Khmer nghèo 41 Hình 4.2 Những ngôi nhà đang chờ sự hỗ trợ thêm 58 Hình 4.3 Những dãy nhà của mạnh thường quân cất đang vắng bóng người 59 Hình 4.4 Những con đường thiếu tầm nhìn chiến lược 69 phát triển kinh tế địa phương 16 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, nó không chỉ là vấn đề riêng của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể nào. Tất cả các quốc gia trên toàn Thế giới dù phát triển, đang phát triển hay kém phát triển đều có mối lo riêng và quan tâm giải quyết đến vấn đề đói nghèo. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế xã hội đều hàm chứa hầu hết các mục tiêu này và đều hướng về các chiến lược và giải pháp giảm nghèo. Tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: “Kinh tế tăng trưởng cao phải đi đôi với giảm nghèo nhanh và bền vững, nếu kinh tế tăng trưởng cao mà nghèo đói không giảm thì sự tăng trưởng đó sẽ không còn ý nghĩa”. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ 21; công cuộc giảm nghèo diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1993 đã đem đến kết quả ngoạn mục về giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo từ 58% năm 1993 giảm xuống còn 37% năm 1998; 15,5% năm 2006; 14,87% năm 2007 và đến cuối năm 2009 là 11%. Trong vòng 17 năm qua Việt Nam đã giảm trên ba phần tư số người nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 850 USD năm 2009; đời sống của đại đa số người dân được cải thiện, đáng kể nhất là nhóm hộ nghèo. Kết quả giảm nghèo đạt được trong gần hai thập kỷ qua là từ sự tăng trưởng kinh tế liên tục và những chương trình đồng bộ gắn liền với quyền lợi người nghèo tiêu biểu như những chương trình Quốc gia: Chương trình 135 nhằm phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng đặc biệt khó khăn, chương 5 trình 134 nhằm giải quyết và khắc phục vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt và các chương trình dự án khác… Bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt được là sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng, đặc biệt là khoảng cách ngày càng rộng hơn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn mức chênh lệch được giải thích bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như về mặt địa lý, xã hội, dân tộc. Ba vùng chiếm hơn hai phần ba người nghèo hiện nay là miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, ở các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo vẫn chiếm ở mức cao (trên dưới 50%) tốc độ giảm nghèo diễn ra chậm hơn. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 1993 và 2006 cho thấy tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chậm hơn người Kinh và người hoa; Tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số từ 84,4% năm 1993 giảm còn 52,3% vào năm 2006, trung bình mỗi năm giảm 2,4%; Trong khi đó tỷ lệ nghèo của người Kinh và Hoa là 53,9% năm 1993 giảm còn 10,36% vào năm 2006 trung bình mỗi năm giảm 3,15%. Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với tỉ lệ người dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số tỉnh, nền kinh tế chậm phát triển so với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Năm 2009, hộ nghèo tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa và đa số hộ nghèo là hộ đồng bào dân tộc với điều kiện sinh sống rất khó khăn, trình độ văn hóa còn hạn chế, thiếu kiến thức để ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất. Năm 1995 tỷ lệ hộ đói nghèo trong tỉnh là 25,65% với 46.497 hộ, năm 2009 còn 21,15% với 51.082 hộ. Trong tình hình đó, năm 1995 huyện Trà Cú có 11.915 hộ nghèo chiếm 38,30%, năm 2009 13.539 hộ nghèo chiếm 33,31% (có 9.823 hộ người Khmer nghèo) là huyện mà dân số phần lớn là người Đồng bào dân tộc (chiếm gần 60% tổng số hộ) và có tỷ lệ hộ Khmer nghèo cao nhất trong tỉnh chiếm 40,01% với 9.823 hộ nghèo và chiếm 72,55% trên tổng số hộ nghèo chung của huyện. Những năm qua với sự tác động của nhiều nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình 135 (giai đọan 1 và 2), chương trình 134 đến các vùng đông đồng bào dân tộc sinh sống. Qua đó, đã có rất nhiều những cá thể, nhóm cộng đồng người Khmer Trà Vinh đã thoát nghèo đồng thời có không ít hộ vẫn ở mức nghèo đói. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt giữa các cá thể, nhóm cộng đồng người Khmer nghèo tại vùng nghiên cứu như: sự khác biệt trong sinh kế (giữa các cá thể và các nhóm có cùng điều kiện như nhau), khả năng tiếp nhận và sử dụng nguồn lực, hiệu quả, tác động của chương trình xóa nghèo đến từng nhóm hộ và đặc biệt là vốn xã hội mà họ tích lũy được đã hỗ trợ họ như thế nào trong vấn đề thoát nghèo. Với lý do trên đề tài Những thách thức của công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các cộng đồng người Khmer. Trường hợp nghiên cứu ở huyện Trà Cú Trà Vinh được thực hiện tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, trong thời gian từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2010. 6 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là xác định những khó khăn, thách thức mà các chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo đang gặp phải nơi cộng đồng người dân tộc Khmer ở Trà Vinh. Để đạt được mục tiêu chung, đề tài hướng vào nghiên cứu một số mục tiêu cụ thể sau: 1. Phân tích các hoạt động của chương trình 135, 134 góp phần cải thiện đời sống cho nông hộ Khmer của tỉnh. 2. Xác định những khó khăn và thách thức trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nơi cộng đồng người dân tộc Khmer của tỉnh. 3. Đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện chương trình giảm nghèo địa phương và góp phần nâng cao đời sống cộng đồng người dân tộc Khmer. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài này tập trung nghiên cứu tại 3 xã có đông đồng bào dân tộc Khmer là xã Tân Hiệp, Long Hiệp và Ngọc Biên thuộc huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài dựa trên phân tích các số liệu thu thập được ở giai đoạn năm 2000 – 2009 và các số liệu thực địa điều tra từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2010. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài liên qua đến vấn đề tạo nguồn thu nhập, các nguồn vốn (tài sản sinh kế) của người nghèo Khmer tại tỉnh, nên đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những hộ Khmer thuộc các xã có đông đồng bào dân tộc. 1.4 Cấu trúc của đề tài Bố cục đề tài được chia làm năm chương. Chương đầu thể hiện những bối cảnh chung, lập luận chung để chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu, kế đến là tổng quan về địa bàn nghiên cứu, kết quả và những tác động của các chương trình giảm nghèo tại địa phương và tổng quan về tài liệu nghiên cứu (chương 2). Chương 3 những cơ sở, quan điểm và những khái niệm liên quan đến những nội dung chính của nghiên cứu, phân tích nhằm giải quyết những vấn đề mà các mục tiêu đề tài đặt ra. Chương 4 phần kết quả chính của nghiên cứu đề tài, và cuối cùng là đưa ra những kết luận và đề xuất dựa trên những kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 5. 7 Chương 2 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tỉnh Trà Vinh Vị trí địa lý của tỉnh Trà Vinh giới hạn từ: 9o31’46’’ đến 10o04’05” vĩ độ Bắc và 105o57’16” đến 106o36’04” kinh độ Đông. Nguồn: http:www.travinh.gov.vnmapmaphcmap.htm Hình 2.1: Bảng đồ vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh 2.1.1 Vị trí địa lý – dân số lao động Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng, nằm giữa hai Sông Tiền và Sông Hậu. Phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, cách TP.HCM 210 km theo đuờng Quốc lộ 53, 130 km theo đường Quốc lộ 60 (đi qua tỉnh Bến Tre) và cách TP. Cần Thơ 100 km theo đường Quốc lộ 1 và 53, với diện tích đất tự nhiên 222,5 37 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 182 nghìn ha chiếm 81,8%, đất lâm nghiệp 5,6 nghìn ha chiếm 2,5%, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 22,6 nghìn ha chiếm 10,1%, nông nghiệp dựa chủ yếu vào cây lúa. Toàn tỉnh chia làm 3 vùng sinh thái: vùng ngọt hoàn toàn gồm huyện Cầu kè, một phần huyện Tiểu Cần và Càng Long; vùng nước lợ gồm huyện Cầu Ngang, một phần Trà Cú và Châu Thành, phần còn lại gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, các xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang và xã Long Hòa, huyện Châu Thành là vùng mặn hoặc ngọt theo mùa. Năm 2009, Trà Vinh có 1,058 triệu dân, 85,50% sống ở nông thôn, 14,50% ở thành thị, trên 30% dân số là người dân tộc Khmer, 43,2% dân số theo đạo Phật, 6% theo đạo Thiên chúa. Lực lượng lao động của Trà Vinh có 662,82 nghìn người, chiếm 64,47% dân số, số lao động hoạt động kinh tế 546,21 nghìn người chiếm 82,40%, trong đó 88,43% có đủ việc làm, còn lại 8,18% thiếu việc làm và không có việc làm 3,68%. Tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn chiếm khoảng 83,72%. 2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội Đến cuối năm 2009, Trà Vinh vẫn là tỉnh nghèo nhất đồng bằng sông Cửu Long (một trong 10 tỉnh nghèo nhất cả nước) với tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 cao gấp 1,9 lần so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước, với 22 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%, 15 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%, 40 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10 đến 25% trong đó có 38 xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 do Trung ương đầu tư và 4 xã do tỉnh đầu tư. Tổng số hộ nghèo của tỉnh là 51.082 hộ, chiếm 21,15% tổng số hộ toàn tỉnh. Các huyện có số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo cao là Trà Cú với 13.539 hộ (33,31%), Châu Thành 7.760 hộ (23.00%), Cầu Ngang với 7.223 hộ (22,93%) và tiếp theo đó là huyện Càng Long và Tiểu Cần. Cũng trong năm này có 5.054 hộ thoát nghèo (2.087 hộ Khmer thoát nghèo), trong khi số hộ tái nghèo là 4.282 hộ (1.827 hộ Khmer), giảm được 772 hộ (tương đương 1,56%). Ngoài ra số hộ nghèo tăng theo Công văn 816 của UBND tỉnh là 2.277 hộ. Điều này cho thấy rằng ranh giới giữa nghèo và thoát nghèo là rất mong manh và việc thoát nghèo chưa được bền vững chắc chắn. Vấn đề nghèo đói ở Trà Vinh càng diễn ra sâu sắc hơn nơi những cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống (người Khmer chiếm trên 30% dân số nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52% trong tổng số hộ nghèo chung của tỉnh), họ sống hầu hết các huyện thị trong tỉnh . Bảng 2.1. Diễn biến hộ nghèo tỉnh Trà Vinh năm 2009 Huyện, Thị xã Tổng số hộ Số hộ Nghèo đầu năm Thực hiện năm 2009 Hộ nghèo có đến 010509 Tỷ lệ hộ nghèo (%) Hộ thoát nghèo Hộ mới Phát sinh Hộ mới bổ sung 38 Thị xã Trà Vinh 22.630 1.621 48 112 1.685 7,45 Huyện Càng Long 35.798 6.545 1.724 515 163 5.499 15,36 Huyện Châu Thành 33.735 7.054 146 446 406 7.760 23,00 Huyện Cầu Kè 27.881 8.673 1.403 684 255 6.799 24,39 Huyện Tiểu Cần 25.121 4.710 128 501 5.083 20,23 Huyện Cầu Ngang 31.503 6.967 571 668 159 7.223 22,93 Huyện Trà Cú 40.641 12.098 1.000 1.212 1.229 13.539 33,31 Huyện Duyên Hải 24.234 3.319 34 144 65 3.494 14,42 Toàn tỉnh 241.543 49.577 5.054 4.282 2.277 51.082 21,15 Nguồn: Cục Thống Kê 2009 2.1.3 Tổng quan về người Khmer Trà Vinh 2.1.3.1. Dân số và tập quán Người Khmer là một trong số 3 cộng đồng dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa) sinh sống lâu đời ở Trà Vinh Từ nửa sau thế kỷ 17. Cộng đồng người Khmer sinh sống trong những cộng đồng riêng với những phong tục văn hóa riêng biệt. Dân số người Khmer Trà vinh theo số liệu thống kê 2009 hiện có 73.969 hộ với 323.990 người đang sinh sống đều khắp các nơi trong tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất là các huyện Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và Cầu Kè. Người Khmer sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, có truyền thống lao động cần cù, chịu cực, chịu khó. Phần lớn các hộ Khmer sản xuất theo truyền thống; một bộ phận đồng bào biết tiếp thu và sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học trong nông nghiệp. Người Khmer có ngôn ngữ, chữ viết và nền văn hóa phát triển lâu đời, có phong tục tập quán và lễ hội phong phú. Ðồng bào rất quan tâm và yêu thích văn hóa, nghệ thuật, thích múa hát và rất trân trọng giá trị về đời sống tinh thần. Tính cộng đồng của đồng bào Khmer và sự gắn kết cộng đồng dân tộc được vun vén thông qua nhà chùa và lễ hội truyền thống thể hiện rất đậm nét. Bản chất người Khmer sống thật thà, chất phác, khiêm tốn, dễ tin, nhưng cũng có lòng tự trọng và ý thức dân tộc cao. Có tính phóng khoáng nhưng cũng dễ tự ty mặc cảm. Có tinh thần đoàn kết, tính tập thể gắn bó với cộng đồng nhưng cũng dễ cách ly, biệt lập với cộng đồng. Khả năng thích nghi với môi trường sống nhanh nhưng do xuất phát điểm của đồng bào còn quá thấp nên việc thích ứng với cơ chế thị trường còn nhiều bất cập. Sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về các mặt và xu thế phát triển không đều nhau trong cộng đồng dân tộc Khmer biểu hiện khá rõ. Theo Toan Ánh và Cửu Long Giang (2002), tâm lý chung của người Khmer là thích sống đơn giản, không muốn tranh giành, nghe và tin những điều mắt thấy. Họ rất cần cù, mộc mạc, giỏi chịu đựng gian khỗ. Họ có tinh thần tự túc và tương trợ trong cộng đồng. 39 2.1.3.2 Ðời sống văn hóa tinh thần Người Khmer vốn là một sắc dân tôn sùng Phật pháp. Họ tin rằng cúng chùa, dâng các sư sãi thì sẽ được phước, nên khi có tiền, họ trích một số lớn cúng dường và nuôi quý vị sư sãi. Chịu ảnh hưởng của đạo Bà La Môn khi xưa, nhưng người Khmer ở Việt Nam hiện nay theo Phật giáo Tiểu thừa (Lê Hương, 1969). Các tục lệ, thói quen người đời đều chiếu theo lời Phật dạy, căn cứ theo kinh sách nhà Phật. Ngôi chùa trong xóm ấp là trung tâm điểm của các cuộc hội họp, lễ bái, vui chơi, học tập (Toan Ánh và Cửu Long Giang, 2002). Mỗi năm người Khmer có riêng 8 lần lễ và đều cử hành ở chùa. Trong đó, 3 lễ quan trọng nhất là Chôl Ch’năm Thmây, Đôn Ta, Ok Ang Bok. Chỉ có lễ Vào năm mới theo sự tích Bà La Môn, các lễ còn lại theo Phật giáo (Lê Hương,1969). 2.1.4 Vấn đề nghèo đói và người Khmer Trà Vinh Tỷ lệ hộ nghèo của Trà Vinh qua các năm đều giảm từ 24,4% năm 1998 xuống còn 22,4% năm 2001 và 19,74% năm 2002, bình quân mỗi năm giảm gần 1% các năm sau đó đến hết giai đọan I của chương trình 135. Bước sang giai đoạn II tốc độc giảm nghèo của tỉnh có tăng cao, bình quân khoảng 2,08% hàng năm, từ 31,57% năm 2005 xuống còn 21,15% năm 2009. Bảng 2.2. Diễn biến hộ nghèo Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số hộ Hộ 214.221 222.422 231.849 235.299 241.543 Số hộ nghèo Hộ 67.627 61.220 54.841 49.577 51.082 Tỷ lệ hộ nghèo chung % 31,57 28,58 23,65 21,07 21,15 Tổng số hộ Khmer Hộ 68.221 68.463 73.969 Hộ Khmer nghèo Hộ 30.712 29.589 26.487 25.910 26.574 Tỷ lệ hộ Khmer nghèo % 45,02 43,22 35,93 Nguồn: Tổng hợp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội. 2.1.4.1 Thực trạng nghèo đói của người Khmer Tỉnh Trà Vinh có dân số Khmer chiếm trên 30%, người Khmer nghèo có quan hệ mật thiết với tỷ lệ nghèo chung của tỉnh. Tỷ lệ hộ Khmer chiếm 31,80% trong khi đó tỷ lệ hộ Khmer nghèo lại cao hơn, chiếm 35,93% tổng số hộ chung và chiếm 52,02% trên tổng số hộ nghèo chung của tỉnh (năm 2009). Các huyện có tỷ lệ hộ Khmer cao thường có tỷ lệ hộ nghèo Khmer rất cao, điển hình như các huyện 40 Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và Cầu Kè. Như vậy có thể nói rằng nghèo đói của tỉnh có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nghèo đói của người Khmer (xem Bảng 2.3). Bảng 2.3. Tỉ lệ hộ Khmer và hộ Khmer nghèo tỉnh Trà Vinh phân theo huyện Huyện, thị xã Tổng Số hộ dân cư Tổng số hộ Khmer % hộ Khmer Tổng hộ nghèo 09 Hộ Khmer nghèo 09 % Khmer nghèo 09 Thị xã Trà Vinh 22.630 4.677 20,67 1.685 1.110 23,73 Huyện Càng Long 35.798 2.317 6,47 5.499 1.051 45,36 Huyện Châu Thành 33.735 11.353 33,65 7.760 3.738 32,93 Huyện Cầu Kè 27.881 8.673 31,11 6.799 2.896 33,39 Huyện Tiểu Cần 25.121 7.995 31,82 5.083 2.360 29,52 Huyện Cầu Ngang 31.503 10.957 41,83 7.223 4.334 39,55 Huyện Trà Cú 40.641 24.549 60,40 13.539 9.823 40,01 Huyện Duyên Hải 24.234 3.448 14,23 3.494 1.262 36,60 Toàn tỉnh 241.543 73.969 30,62 51.082 26.574 35,93 Nguồn: Cục Thống kê 2009 2.1.4.2 Nguyên nhân nghèo của người Khmer Nhiều yếu tố tổng hợp đã tạo nên sự nghèo đói, trong đó có nguyên nhân nền kinh tế toàn tỉnh chưa phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên đối với người dân tộc Khmer, nguyên nhân nghèo đói mang một tính chất cụ thể hơn. Dưới đây xin trích dẫn quan điểm của đại diện của hai cơ quan có mối quan hệ gần gũi với người dân tộc Khmer là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ban Dân tộc tỉnh, về nguyên nhân nghèo đói của người Khmer ở Trà Vinh. Nguyên nhân nghèo của Khmer dưới cái nhìn của một cán bộ phụ trách nông nghiệp tỉnh: Làm không đủ ăn, ăn trước trả sau sinh ra thiếu nợ lãi suất cao; Chi phí lễ hội, cúng chúa, làm phước,... Trình độ thấp, hạn chế đến tính toán làm ăn và hấp thụ kỹ thuật mới; Độc canh lúa, ít lời do chi phí sản xuất cao giá bấp bênh và thấp; Lao động thuê mướn, giản đơn, tiền công chỉ vừa đủ ăn hàng ngày, không tích lủy và tái tạo sức sản xuất. 41 Nguyên nhân Khmer nghèo ở góc độ của một cán bộ phụ trách công tác dân tộc tỉnh: Không đất, thiếu đất và không phương tiện sản xuất; Sản xuất bị thiên tai, thất mùa; Gia đình bệnh hoạn phải tốn tiền nhiều, vay ngoài nặng lãi; Gia đình đông con, ít lao động, chi phí cao, dễ bệnh tật; Trình độ học vấn thấp > Thiếu KHKT > SX kém hiệu quả; Phần lớn làm ăn thiếu tính toán, SX còn manh mún tự cung tự cấp. 2.1.4.3 Các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Trà Vinh Cũng như nhiều năm trước, năm 2009 tỉnh Trà Vinh đã thực hiện nhiều chương trình, dự án để nâng cao đời sống nói chung và giúp đỡ hộ nghèo nói riêng đặc biệt là người Khmer. Các chương trình dự án này rất đa dạng, bao gồm 9 chương trình dự án như sau: (1) Chính sách hỗ trợ về y tế (2) Chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh nghèo (3) Chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp (4) Dự án hỗ trợ về nhà ở (5) Dự án hỗ trợ tín dụng từ Ngân hàng phục vụ người nghèo. (6) Dự án cho vay vốn giải quyết việc làm (7) Tập huấn chuyên môn cho cán bộ chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm địa phương (8) Chương trình điện thấp sáng và cung cấp nước sạch cho người nghèo ở nông thôn. (9) Các chương trình lồng ghép. 2.1.5 Các chương trình mục tiêu xoá nghèo 42 2.1.5.1 Chương trình 135 Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng núi và vùng sâu vùng xa. Mục tiêu chương trình là nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Cụ thể chương trình bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được thụ hưởng các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn. Nhiệm vụ của chương trình Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hóa. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ. Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 2.1.5.2 Chương trình 134 Là chương trình thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn cùng 43 với việc thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. Đối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. Mục tiêu: Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hỗ trợ họ ổn định cuộc sống theo đúng phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng miền, bản sắc dân tộc. 2.2 Tổng quan huyện Trà Cú 2.2.1 Vị trí địa lý Trà Cú là huyện vùng nông thôn sâu của tỉnh Trà Vinh. Cách trung tâm tỉnh lỵ 34 km về phía Tây Nam theo hướng Quốc lộ 54 và Quốc lộ 53, địa hình ven sông Hậu tiếp giáp cửa Định An: Phía Bắc giáp huyện Tiểu Cần, phía Nam giáp huyện Duyên Hải, phía Đông giáp huyện Châu Thành; và Cầu Ngang, phía Tây giáp huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng. Toàn huyện có 17 xã, 2 thị trấn với 146 ấp, 14 khóm. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 36.992,45 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 28.906,58 ha, chiếm 78,14% diện tích đất tự nhiên (trong đó đất trồng cây hàng năm 23.986,81 ha, đất trồng cây lâu năm 4.919,77 ha), đất nuôi thủy sản 2.355,12 ha chiếm 6,37% đất tự nhiên. Dân số có 40.641 hộ với 178.011 nhân khẩu, mật độ dân số 480 ngườiKm2. Trong đó dân tộc Khmer 24.549 hộ với 107.888 người, chiếm trên 60,40 % dân số và gần 1% dân tộc Hoa với 1.211 người, dân số trong độ tuổi lao động 95.719 người. Các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm: Kim Sơn (91,8%), Hàm Giang (88,1%), Hàm Tân (87,9%), Ngọc Biên (84,8%), Long Hiệp (83,2%), Tân Hiệp (79,2%), Thanh Sơn (73,2%). Các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer thường nằm cách xa trung tâm huyện với khoảng cách bình quân từ 10 – 20 km, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, hạ tầng cơ sở yếu kém, kinh tế chậm phát triển. 2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội Là một huyện đồng bằng nằm ven sông Hậu tiếp giáp với Biển Đông qua cửa Định An nên thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp. Ngoài diện tích cây trồng chính là cây lúa, còn có cây mía, cây dừa, cây màu (bắp, đậu phộng, dưa hấu), phát triển nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm, cua, cá. Ngoài ra chăn nuôi cũng khá phát triển như gia cầm, heo và đặc biệt là chăn nuôi bò là thế mạnh của huyện. Khó khăn cơ bản của huyện là do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện, là huyện thuần nông, tập quán 44 canh tác còn nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu cùng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi luôn bị ảnh hưởng bởi triều cường, xâm nhập mặn, mặt bằng dân trí thấp và không đồng điều, nhiều vùng sản xuất còn áp dụng các phương pháp canh tác truyền thống nên năng suất và chất lượng sản phẩm không cao chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, giá cả đầu vào, đầu ra của sản xuất nông nghiệp luôn biến động theo hướng bất lợi cho người sản xuất nên thu nhập của người nông dân vẫn còn rất thấp. Mặt khác, cùng với quá trình đô thị hóa và hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp cũng là một nguyên nhân làm gia tăng những hộ thiếu đất, không đất sản xuất buộc những người này chuyển đổi ngành nghề trong điều kiện chưa qua đào tạo nghề là những bất cập trong việc tìm kiếm việc làm mới và tạo thu nhập. Mặc dù những năm qua huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở thông qua các chương trình mục tiêu Quốc Gia của TW, cùng với việc khai thác các nguồn lực bên ngoài và phát huy nội lực cơ cấu kinh tế tuy có bước phát triển khá (tổng giá trị GDP giai đọan 2001 – 2005 tăng bình quân 11,98%năm; giai đọan 2006 – 2009 tăng bình quân 10,7%năm). Cơ cấu GDP năm 2009: Nông nghiệp 46,91%, thương mại – dịch vụ 31,09%, xây dựng 11,39% và công nghiệp 10,61% nhưng đến cuối năm 2009 toàn huyện vẫn còn đến 13.539 hộ nghèo, chiếm 33,31% tổng số hộ, trong đó hộ Khmer nghèo là 9.823 hộ, chiếm 40,01% tổng số hộ Khmer toàn huyện. Trong sản xuất nông nghiệp tuy hệ thống thuỷ lợi được đầu tư rộng khắp nhưng quá dàn trải, đất đai thiếu màu mỡ, nhiễm phèn mặn, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá cả hàng hóa luôn biến động gây bất lợi cho nông dân, cản trở không ít đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đời sống của đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp, bình quân đầu người 8,4 triệu VNDnăm, lương thực bình quân ngườinăm là 1.063 Kg. 2.3 Kết quả của chương trình xóa đói giảm nghèo 2.3.1 Kết quả giảm nghèo của tỉnh qua hai giai đoạn Kết quả thực hiện giai đoạn I (20012005), chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 343 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 42 xã nghèo, hỗ trợ kinh phí cho 24.132 hộ nghèo xây dựng nhà ở, vận động trong dân và các tổ chức trong, ngoài nước được 76.318 triệu đồng, đầu tư cho 35.114 lượt hộ nghèo mượn không lãi để sản xuất; Huy động được 2.832.122 ngày công lao động và vận động nhân dân đóng góp 40.037 triệu đồng xây dựng các công trình thủy lợi và đường giao thông nông thôn; Tổ chức 3.060 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho 113.349 lượt hộ nghèo, tổ chức 104 cuộc hội thảo đầu bờ với 6.210 lượt người tham gia; Tổ chức 106 lớp tập huấn chuyên môn xóa đói giảm nghèo cho cán bộ cơ sở có 3.079 người tham dự. Kết quả thực hiện giai đoạn II (20052010), qua hai chương trình (chương trình 135; 134) và các chương trình dự án mục tiêu khác đã góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh được 16.545 hộ, tương đương 10,42% so với năm 2005 (31,57% năm 2005) , như vậy bình quân mỗi năm giảm 2,61% (đạt 69% so với mục tiêu đề 45 ra đến năm 2010); đến tháng 12 năm 2009 toàn tỉnh còn 51.082 hộ nghèo, chiếm 21,15%. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 13,6% năm riêng năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động do khủng hoảng kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng (GDP) của tỉnh vẫn đạt ở mức tăng trưởng khá, tăng 8,2% vượt 1,2% so với kế hoạch và cao hơn mức bình quân cả nước (khoảng 5,2%); trong đó nông nghiệp tăng 2,91%, lâm nghiệp tăng 7%, thủy sản tăng 0,05%, công nghiệp tăng 6,67%, xây dựng tăng 28,41%, dịch vụ tăng 16,62%. Tuy kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng khá suốt hai giai đoạn từ 2000 – 2010, tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh bình quân cao hơn khu vực và quốc gia nhưng việc giảm nghèo của tỉnh vẫn còn nhiều thách thức, tỷ lệ giảm nghèo cao nhưng thật sự chưa bền vững, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực, tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa đồng điều giữa các khu vực đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ tiểu thủ công nghiệp phát triển rất yếu ở vùng sâu vùng xa, lao động thất nghiệp không có việc làm việc làm không ổn định và lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao chiếm 70% tổng nguồn lao động xã hội của tỉnh. 2.3.2 Kết quả giảm nghèo của huyện Trà Cú Trà Cú là huyện vùng sâu nằm ở phía Tây nam thị xã Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh lỵ 35 km đường bộ theo trục Quốc lộ 54. Toàn huyện có đến 10 xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính phủ. Dân số có 40.641 hộ với 178.011 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Khmer 24.549 hộ với 107.888 người, chiếm trên 60,40 % dân số. Với kết cấu hạ tầng nông thôn còn quá yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận dân cư còn thấp, tình trạng đói nghèo còn ở mức cao. Được sự quan tâm của Nhà nước, Trà Cú đã triển khai thực hiện các chương trình dự án giảm nghèo qua các giai đoạn cụ thể như sau: 2.3.2.1 Chương trình 135 giai đoạn I (2000 2005) Xây dựng cơ sở hạ tầng: đầu tư xây dựng 60 công trình với tổng vốn đầu tư 42,592 tỷ đồng (ngân sách TW 31,092 tỷ đồng) gồm: 17 công trình trường học; 22 công trình giao thông nông thôn; 4 công trình điện; 5 công trình thủy lợi, đê bao; 11 công trình chợ xã và 1 công trình trạm y tế xã. Dự án trung tâm cụm xã: đầu tư trung tâm cụm xã Long Hiệp (Tân Hiệp – Long Hiệp – Ngọc Biên) với tổng số 8 công trình: bao gồm 4 công trình trường học, 1 công trình trạm y tế, 1 công trình chợ, 1 công trình đường giao thông và 1 công trình san lấp mặt bằng khu dân cư với tổng vốn đầu tư 7 tỷ đồng (TW 5,5 tỷ đồng). Tình hình ổn định và phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm: Tập trung chỉ đạo chuyển đổi bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái, xây dựng mới các công trình thủy lợi đầu mối và cải tạo, nạo vét các công trình thủy hiện có, với tổng vốn đầu tư 118,95 tỷ đồng 46 gồm: 146,2 km kênh cấp II, 17,54 đê biển và nhiều cầu cống, huy động lực lượng lao động thực hiện công tác thủy lợi nội đồng đấu nối với các công trình kinh đầu mối được 810,3 km kinh, tạo được một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Qua đó, các chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng, kể cả ngành chăn nuôi. Đào tạo cán bộ: Tổ chức 14 cuộc tập huấn các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về chương trình 135 và một số tài liệu về chính sách dân tộc, kinh tế hộ cho 1.790 lượt người tham dự gồm: các đồng chí trong ban chỉ đạo XĐGN huyện, xã, các cán bộ chủ chốt các ngành, các ấp và quần chúng nhân dân ở các xã ĐBKK (trong đó có 40 sư sãi và các chức sắc tôn giáo tham dự). Thực hiện lồng ghép các chương trình: Trà Cú được TP.Hồ Chí Minh hỗ trợ đầu tư 14 công trình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, 504 căn nhà (trong đó có 4 căn nhà tình nghĩa) cho người nghèo khó khăn về nhà ở, hỗ trợ 27 dự án phát triển sản xuất như chăn nuôi bò lai Sind, đan đát, dệt chiếu, dệt thảm, nuôi gà thả vườn và xây dựng đê bao với tổng số tiền 13,662 tỷ đồng. Chương trình hỗ trợ dân tộc ĐBKK: hỗ trợ đời sống cho 300 hộ với số tiền 90 triệu đồng, phát triển sản xuất 150 triệu đồng, trợ giá trợ cước các loại giống với số tiền 1,939 tỷ đồng, muối Iod 70,7 triệu đồng, tiền thuốc chữa bệnh cho người nghèo 90,6 triệu đồng và tập vỡ học sinh 99,3 triệu đồng. Các chương trình lồng ghép khác như: kiên cố hóa trường học, chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn tổng vốn đầu tư 14,740 tỷ đồng (dân đóng góp 5,159 tỷ đồng), chương trình xây dựng 194 căn nhà tình nghĩa, 3.172 căn nhà tình thương cho hộ Khmer nghèo khó khăn về nhà ở và xây dựng 47 trạm cấp nước tập trung phục vụ nước sinh hoạt cho người dân. Ngoài ra, các tổ chức Quốc tế, phi Chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ được 16,417 tỷ đồng xây dựng trường học, trạm y tế, cầu, đường giao thông nông thôn. Riêng đối với hộ nghèo không đất sản xuất huyện lập dự án cho vay chuộc đất, vận động cho mượn đất sản xuất, có 115 hộ được tổ chức phi Chính phủ (CAMA) tài trợ mua đất cho mỗi hộ bình quân 2.000 m2 để ổn định chổ ở và sản xuất với số tiền là 494 triệu đồng. 2.3.2.2 Chương trình 135 giai đoạn II (2006 2009) Dự án hỗ trợ sản xuất: Tổ chức bình xét lựa chọn đối tượng thụ hưởng theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung theo quy định, đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đã giải ngân được 1,733 tỷ đồng cho các hoạt động khuyến nông, nhân rộng mô hình sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng – vật nuôi, vật tư sản xuất cho hộ nghèo. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng: có 40 danh mục công trình được triển khai xây dựng với tổng vốn là 19,6 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, địa phương và 47 nhân dân đóng góp phần mặt bằng xây dựng công trình, gồm: 7 công trình trường học, 19 công trình giao thông nông thôn, 4 công trình thủy lợi, 5 công trình điện, 4 công trình trạm y tế và 1 công trình thoát nước. Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở và đất sản xuất: Hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số thuộc chương trình 134 với tổng kinh phí 43,56 tỷ đồng cho 7.380 hộ; hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho 3.573 hộ dân tộc thiểu số nghèo khó khăn vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 74TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng số tiền 42,39 tỷ đồng gồm: hỗ trợ đất ở 157 hộ, hỗ trợ đất sản xuất cho 682 hộ với số tiền 13,13 tỷ đồng, hỗ trợ việc làm cho 2.734 hộ với số tiền 27,71 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 1672008QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nhà ở cho người nghèo cất được 4.556 căn nhà với tổng vốn 55,17 tỷ đồng (vốn từ ngân sách 40,81 tỷ đồng, số còn lại vay từ Ngân hàng Chính sách). Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, ấp và cộng đồng: Phối hợp cùng ngành LĐTBXH, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 31 cuộc tập huấn, tổng kinh phí 315 triệu đồng, có 3.590 lượt người tham dự gồm: các ban chỉ đạo chương trình 135 cấp xã, các đồng chí chủ chốt các ngành, các ấp, các sư sãi và quần chúng nhân dân các xã ĐBKK với nội dung chủ yếu là các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và một số tài liệu có liên quan như chính sách dân tộc… Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật: Căn cứ số hộ nghèo đã được quản lý và điều tra hàng năm để xác định đối tượng học sinh là con em hộ nghèo để hỗ trợ chi phí sinh hoạt và tiền tập sách theo tinh thần Quyết định 1122007QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đã hộ trợ cho 932 em với số tiền 70.000 đồngtháng trong suốt thời gian học tập của năm. Thực hiện các chương trình dự án lồng ghép: CTMTQG về giáo dục và đào tạo với kinh phí 1,38 tỷ đồng để xây dựng trường lớp, nhà ở cho giáo viên và học sinh, đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên, hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc… Xây dựng các trạm cấp nước, chuyển giao công nghệ xử lý độ cứng, chuyển giao công nghệ thôn tin địa lý trong quản lý, vận hành trạm cấp nước, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cộng đồng, tuyên truyền mô hình hố xí hợp vệ sinh với tổng kinh phí 3 tỷ đồng thuộc CTMTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngoài chương trình 135 huyện còn được Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ để chăm lo sức khỏe cho người nghèo, mua 44.291 thẻ bảo hiểm y tế, tổ chức khám và điều trị cho 67.707 lượt người nghèo và 18.513 trẻ em dưới 6 tuổi với số tiền miễn phí trên 1,5 tỷ đồng. Riêng đối các xã ĐBKK như Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngọc Biên được lồng ghép các chương trình như: Kiên cố hóa trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên với 48 số tiền 3,2 tỷ đồng; đầu tư 2,145 tỷ đồng cho chương trình nước sạch vệ sinh môi trường; và, Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ai Len tài trợ 2 tỷ đồng xây dựng đường nhựa và dal cho 3 xã trên. 2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các cuộc nghiên cứu trước đây về đói nghèo thường chỉ xoay quanh tìm hiểu các nguyên nhân và nhu cầu của người nghèo nhằm đưa ra các giải pháp. Các chương trình hỗ trợ, đầu tư cũng theo hướng đó nên tài liệu cho đề tài là không nhiều đặc biệt là các cuộc nghiên cứu về người Khmer Nam bộ. Theo Oxfam (1999), khi đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân trên hai huyện Duyên Hải và Châu Thành tại Trà Vinh một trong những nhóm người phải đối mặt với khó khăn nhất là người nghèo không đất và người Khmer nghèo. Đánh giá cũng nêu ra những thất bại của chính sách giảm nghèo như nguồn vốn tín dụng cho người nghèo với lãi suất quá thấp, người vay ít trả nợ (do không có nhiều động cơ bắt buộc như lãi suất thấp, không bị phạt khi quá hạn...) làm ảnh hưởng đến tính bền vững của chương trình. Dự án Phân tích hiện trạng đói nghèo ĐBSCL, viết tắt là MDPA, được Chính phủ Úc tài trợ, thông qua cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Úc (AusAID, 2003), được Viện Nghiên Cứu – Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện. “Người Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Những điều kiện thoát nghèo”. Mục tiêu chính của Dự án là phân tích và đánh giá thực trạng của hiện tượng nghèo đói của cộng đồng người Khmer, nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói nhiều hơn của người Khmer trong cộng đồng các dân tộc ở địa bàn nghiên cứu. Phân tích những cơ hội và nhân tố khích lệ (nhân tố thuận lợi) đến công tác XĐGN của người Khmer và đề xuất các giải pháp quan trọng và khả thi để nâng cao hiệu quả công tác XÐGN đến với người dân tộc Khmer tại ĐBSCL, đặc biệt là các giải pháp tạo việc làm. Nghiên cứu của Ha Viet Quan (2009), một số nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói của nhóm dân tộc thiểu số ở mức cao chẳng hạn tỉ lệ biết chữ thấp, vấn đề về giáo dục, nguồn nhân lực thiếu kỹ năng, mật độ dân cư thưa thớt, sự gia tăng của nhập cư, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, canh tác nông nghiệp theo kiểu truyền thống, môi trường xuống cấp. Theo tổ chức Liên Hợp Quốc thì tỉ lệ hộ nghèo vẫn cao nằm chủ yếu ở vùng xa, hẻo lánh và vùng dân tộc thiểu số. Việc giải quyết tình trạng đói nghèo cần có những chương trình, chính sách riêng cho từng khu vực từng nhóm người. Liên quan đến những thách thức trong công cuộc xoá đói giảm nghèo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bốn nhóm chính bao gồm: (i) khó kiểm soát tình trạng tái nghèo. (ii) xoá đói giảm nghèo đối với nhóm dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. (iii) năng lực sản xuất, khả năng tiếp cận, hưởng lợi từ những dịch vụ cơ bản ở một 49 số vùng địa lý đặc thù là rất thấp. (iv) thu nhập từ khu vực nông nghiệp là thấp và tăng chậm trong khi phần lớn người nghèo là tập trung ở những vùng này (tạp chí Lao động và Xã hội, số 2622005). Theo Phạm Thái Hưng (2009), thách thức phức tạp nhất trong hiểu biết hiện tại về nghèo đói của dân tộc thiểu số là nhận diện những nguyên Võ Hữu Phước (2003), phân tích Những nhân tố tác động đến nghèo của người dân tộc Khmer ở huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh bằng mô hình Logistic theo các biến số: tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ gia đình; số năm đi học của chủ hộ, tình trạng việc làm của hộ, ngành nghề của hộ gia đình, diện tích đất canh tác, tình trạng tiếp cận nguồn vốn cùng nơi cư trú của hộ. Trần Hoài Nam (2005) cũng xây dựng nên mô hình logistic để phân tích Những nguyên nhân nghèo đói đối với các hộ gia đình nghèo ở huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum, các biến độc lập được sử dụng trong mô hình này là: tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, quy mô của hộ, diện tích đất canh tác của hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, vay tín dụng và dân tộc. 50 Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Khái niệm về nghèo đói Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nếu như vấn đề nghèo đói không giải quyết được thì không mục tiêu nào mà cộng đồng đề ra có thể giải quyết được như hòa bình, công bằng xã hội… Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nhìn nhận về nghèo đói. Nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia, từng vùng hay từng nhóm dân cư nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, điểm chung nhất đều lấy mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, đi lại, cư trú, giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng …tuy nhiên điểm khác nhau tùy theo trình độ phát triển về kinh tế xã hội của từng quốc gia, từng vùng hay từng nhóm dân cư mà mức này có thể cao hay thấp tương ứng. Những nhìn nhận về nghèo: Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về định nghĩa đói nghèo do hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á Thái Bình Dương do Escap tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9 năm 1993. “ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Hay theo quan điểm của chính người dân thì nghèo đói mang tính trực diện và rõ ràng hơn thông qua một số đợt tham vấn có sự tham gia của người dân tại Hà Tĩnh “Nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát, không đủ đất sản xuất, không có trâu bò, không có ti vi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh” một người nông dân trả lời Như vậy, những ý kiến trên đều xoay quanh những khía cạnh chủ yếu của con người là thiếu cơ hội lựa chọn trong việc chọn lựa về nhiều mặt và không thể thụ hưởng được những nhu cầu tối thiểu mà xã hội, cộng đồng có được. 3.1.2 Các thước đo nghèo đói Tất cả các quốc gia cũng như tổ chức quốc tế đều có phương pháp chung là dựa vào nhu cầu chi tiêu để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống mà hiện nay chúng ta đang áp dụng: 51 Thứ nhất: Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như tổ chức y tế thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng mức kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người là 2100 kcal người ngày. Như vậy, những người có mức chi tiêu dưới mức chi tiêu cần thiết để đạt được lượng kcal này gọi là nghèo về lương th

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA KINH TẾ NGUYỄN DUY LINH NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CƠNG CUỘC XỐ ĐĨI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 9-2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA KINH TẾ NGUYỄN DUY LINH NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CƠNG CUỘC XỐ ĐĨI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số : 60 31 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn Khoa học: TS TRẦN ĐẮC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9-2010 NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CƠNG CUỘC XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH Nguyễn Duy Linh Hội đồng chấm luận văn: Chủ tịch TS ĐẶNG MINH PHƯƠNG Đại học Nông Lâm TP.HCM Thư ký TS NGUYỄN TẤN KHUYÊN Đại học Kinh Tế TP.HCM Phản biện TS NGUYỄN HỮU DŨNG Đại học Kinh tế TP.HCM Phản biện TS LÊ QUANG THƠNG Đại học Nơng Lâm TP.HCM Ủy viên TS ĐẶNG THANH HÀ Đại học Nơng Lâm TP.HCM ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên: Nguyễn Duy Linh, sinh ngày 22 tháng 09 năm 1969 Quê quán: Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh Con ông Nguyễn Văn Bường bà Đặng Thị Thu Vân Tốt nghiệp tú tài Trường phổ thông trung học thị xã Trà Vinh năm 1987 Tốt nghiệp hệ Cao đẳng ngành Kinh tế nông nghiệp năm 1992 trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Năm 1993 công tác Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Trà Vinh Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế Nông nghiệp năm 2003 hệ chuyên tu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Tháng năm 2006 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp Đại học Nông Lâm TP.HCM Tình trạng gia đình: Vợ Võ Thị Kiều Phượng; năm kết hôn 1995 Con trai Nguyễn Duy, gái Nguyễn Ngọc Đan Thanh Địa liên lạc: Số 37 đường số 12, khu phố 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08 66534398; Di động: 0982675875 Email: nguyenduy.impp@gmail.com LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu tơi Các số liệu, kết luận văn trung thực chưa công bố đề tài Tác giả luận văn Nguyễn Duy Linh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, nhận giúp đở tận tình Ba Mẹ, quý quan nhà khoa học Lời xin chân thành khắc ghi công ơn Ba Mẹ, người sinh thành dưỡng dục cho nên người Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến tiến sỹ Trần Đắc Dân, người tận tình giúp đỡ, hướng dẫn bảo cho suốt trình thực luận văn Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng sau đại học, Khoa kinh tế Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện mặt giúp tơi hồn thành luận văn Xin chân thành cảm ơn Ban Dân tộc, Sở Lao động Thương binh Xã hội, Cục thống kê, Sở Nông nghiệp PTNT, Ngân hàng CSXH tỉnh chi nhánh huyện Trà Cú, UBND huyện Trà Cú, UBND xã Tân Hiệp, Long Hiệp, Ngọc Biên anh Trưởng ban nhân dân ấp tạo điều kiện thuận lợi cho trình thu thập số liệu Tác giả luận văn Nguyễn Duy Linh TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Những thách thức cơng xóa đói giảm nghèo cộng đồng người dân tộc Khmer, trường hợp nghiên cứu huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” Được tiến hành nhằm: Phân tích hoạt động chương trình xóa đói giảm nghèo Xác định khó khăn thách thức chương trình nơi cộng đồng người dân tộc Khmer Đề tài tiến hành, thực từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2010 xã Tân Hiệp, Long Hiệp Ngọc Biên huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh Trên sở điều tra ngẫu nhiên hộ gia đình dân tộc Khemr phân chia theo hai nhóm hộ Khmer nghèo hộ Khmer khơng nghèo Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu lịch sử phương pháp vấn chuyên gia để phân tích đánh giá chương trình xóa đói giảm nghèo Ngồi ra, sở phát triển lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết về sinh kế quan điểm phát triển cộng đồng để phát thách thức mà chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo gặp phải cộng đồng người Khmer huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh Kết cho thấy có hai nhóm tác nhân thách thức đến chương trình xóa đói giảm nghèo gồm: Nhóm tác nhân mang tính chủ quan từ thân người thụ hưởng nhóm tác nhân mang tính khách quan thất bại dự án giảm nghèo ABSTRACT The thesis “Challenges in the progress of hunger eradication and poverty alleviation within Khmer ethnic groups The case study is conducted in Tra Cu district, Tra Vinh province” as for: Analyze the activities of hunger eradication and poverty alleviation Identify problems and challenges of the program in the Khmer ethnic community The thesis was conducted from 03/2010 to 05/2010 at three communes: Tan Hiep, Long Hiep and Ngoc Bien of Tra Cu district, Tra Vinh province Based on random surveys of Khmer households and divided by two types of Khmer poor and non-poor households The thesis used the method of described statistical, the method of historical research and method of interviewing experts to analyze and evaluate the hunger eradication and poverty alleviation program Also, on the basis of the development of social capital theory, theory of livelihood and views on community development to detect the challenges that the program objectives of poverty reduction is facing to at Khmer communities in Tra Cu District, Tra Vinh province The study result has showed that, there are two groups of factors of challenges which have affected to the hunger eradication and poverty alleviation program: one is by the subjective factors from the beneficiaries themselves and the other is by the objective factors from the failure of poverty programs MỤC LỤC TRANG Trang tựa Trang Chuẩn y i Lý lịch cá nhân ii Lời cam đoan iii Cảm tạ iv Tóm tắt v Mục lục vi Danh sách chữ viết tắt iv Danh sách bảng x Danh sách hình Chương 1: Giới thiệu xi 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.4 Phạm vi không gian 1.5 Phạm vi thời gian 1.6 Đối tượng nghiên cứu 1.7 Cấu trúc đề tài Chương 2: Tổng quan địa bàn tài liệu nghiên cứu 2.1 Tổng quan tỉnh Trà Vinh 2.1.1 Vị trí địa lý – dân số - lao động 2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 2.1.3 Tổng quan người Khmer Trà Vinh 2.1.3.1 Dân số tập quán 2.1.3.2 Đời sống văn hóa tinh thần 2.1.4 Vấn đề nghèo đói người Khmer Trà Vinh 2.1.4.1 Thực trạng nghèo đói người Khmer 2.1.4.2 Nguyên nhân nghèo người Khmer 10 2.1.4.3 Các chương trình xóa đói giảm nghèo Trà Vinh 11 2.1.5 Các chương trình mục tiêu xóa nghèo 12 2.1.5.1 Chương trình 135 12 2.1.5.2 Chương trình 134 13 2.2 Tổng quan huyện Trà Cú 13 2.2.1 Vị trí địa lý 13 2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội 14 2.3 Kết chương trình xóa đói giảm nghèo 15 2.3.1 Kết giảm nghèo tỉnh qua hai giai đoạn 15 2.3.2 Kết giảm nghèo huyện Trà Cú 16 2.3.2.1 Chương trình 135 giai đọan I (2000 – 2005) 17 2.3.2.1 Chương trình 135 giai đọan II (2005 – 2010) 18 2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 20 Chương 3: Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu 22 3.1 Cơ sở lý luận 22 3.1.1 Khái niệm nghèo đói 22 3.1.2 Các thước đo nghèo đói 23 3.1.3 Nguyên nhân đói nghèo 24 3.1.4 Lý thuyết sinh kế 27 3.1.5 Phát triển cộng đồng 31 10 Chăn nuôi bị Chăn ni heo Chăn ni gia cầm Mua bán nhỏ Tổng 90 900 58 580 66 660 15 155 110 90 445 775 330 270 2.275 5 15 178 157 90 483 890 471 270 2.211 14 100 180 90 436 500 540 270 1.970 Nguồn: Chi nhánh NH.CSXH Trà Cú Riêng xã điều tra, (xem Bảng 4.12) năm 2009 NH.CSXH huyện Trà Cú triển khai cho vay phát triển sản xuất ngành nông nghiệp (chăn ni bị, heo, gia cầm mua bán nhỏ) 44 dự án với tổng doanh số cho vay 6,456 tỷ đồng cho 1.319 lượt hộ nghèo vay (trong có 1.102 hộ dân tộc Khmer với tổng số vốn 5,423 tỷ đồng) Trên thực tế có đến 18 dự án đầu tư xã dự án tái đầu tư (gồm dự án chăn nuôi bị, dự án chăn ni heo dự án chăn ni gia cầm) từ chương trình dự án giai đoạn trước Số hộ đầu tư năm 2009 779 hộ với tổng số vốn 3,576 tỷ đồng Qua đó, cho thấy có nhiều vấn đề từ sách cho vay tín chấp từ NH.CSXH: (i) Cơ cấu trồng, vật nuôi địa phương chưa thật đa dạng, phong phú Các dự án đầu tư từ NH.CSXH hạn chế nhiều ngành nghề khác nhằm tạo sinh kế cho người dân (ii) Con bò thời gian dài xem XĐGN, có hiệu đòi hỏi thời gian dài hạn Trong ngắn hạn, hộ nghèo thường khó khăn việc tiềm kiếm thêm nguồn thu nhập để chi tiêu hàng ngày, có nhiều hộ bán vật ni để chi tiêu cho sống Qua khoảng thời gian, nguồn vay trở thành gánh nặng hộ (iii) Thực trạng dự án đầu tư dàn trải, chưa thực tập trung nguồn lực để vực dậy cá nhân có kế hoạch sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh khả thi (iv) Nhận thức trách nhiệm người nghèo nguồn vốn vay Do lãi suất thấp (0,5%/tháng) nên nhiều hộ xem nguồn vay khơng hồn lại hay 85 ngân hàng xóa nợ họ khơng có tiền chi trả, dẫn đến tình trạng nợ hạn hay cố tình khơng trả nợ Bảng 4.13 Mục đích sử dụng nguồn vốn NH.CSXH hai nhóm hộ Khmer Mục đích sử dụng vốn vay Chăn nuôi Trồng trọt Mua bán nhỏ Cất nhà Đi học Tất nợ tiêu xài Tổng cộng Nhóm hộ nghèo Số hộ (hộ) Tỷ lệ % 16,22 10,81 2,70 18,92 19 51,35 37 100 Nhóm khơng hộ nghèo Số hộ (hộ) Tỷ lệ % 22,22 11,11 22,22 33,33 11,11 100 Nguồn : Số liệu phân tích từ điều tra thực tế tháng 3/2010 Qua thực tế điều tra xã, có 37 hộ nghèo vay vốn từ NH.CSXH (chiếm 77,08% số hộ điều tra) thơng qua dự án tổ chức Đồn thể địa phương (xem Bảng 4.13), với mức vay bình quân 9,34 triệu đồng có đến 19 hộ trả lời khơng có khả trả nợ (chiếm 51,35%) Với lý khác chăn nuôi chết, lỗ; ni bị bị lỗ; làm ăn thất bại; khơng có ngành nghề khác; thất mùa triền miên; thu nhập không đủ ăn nên trả nợ…Và, đặc biệt có hộ cho biết : “Chúng tơi nhận vốn ni bị năm 2006, bán hết chưa trả nợ lần nào, tơi khơng có nguồn thu nhập khác để trả nợ việc bán tiếp cịn bị cịn lại khơng đủ trả nợ” Bảng 4.14 Số lượt hộ nghèo Khmer nợ tiền vay từ nguồn Nguồn vay NH.CSXH Ngân hàng NN-PTNT Tư nhân Tổng số tiền vay 345.500 49.500 60.200 86 Lượt hộ vay 37 15 Nợ vay b/q 9.338 6.188 4.013 Thân nhân, bạn bè Tổng 42.500 497.700 64 10.630 7.776 Nguồn : Số liệu phân tích từ điều tra thực tế tháng 3/2010 Thực tế cho thấy sách hỗ trợ vốn cho người nghèo làm kinh tế gia đình thơng qua NH.CSXH thực chưa hiệu Ngân hàng chủ yếu chạy theo doanh số, theo tiêu ngân sách cấp nên thường cho vay kiểu tất nợ, năm sau khoản vay cao năm trước Bằng cách, hộ khơng có khả trả nợ tới hạn hộ nghèo thường phải vay mượn ngồi để trả cho Ngân hàng; sau Ngân hàng giải ngân lại với số nợ vay cao để hộ nghèo bù đắp vốn vay lãi phải trả Từ đó, nợ hộ nghèo ngày nhiều Mặt khác, Chỉ thị UBND tỉnh năm 2008 tiếp tục xem xét cho hộ nợ tiếp tục vay để phát triển kinh tế để có tiền trả nợ chủ trương tỉnh, q trình thực thi khơng xem xét kỹ lưỡng, rõ ràng cịn mang tính đại trà nhân tố tác động đến việc sử dụng hiệu đồng vốn người vay khơng có kế hoạch chi trả nguồn nợ Phỏng vấn trực tiếp hộ Bà Thạch Thị SaRinh ấp Nô Rè A xã Long Hiệp cho biết “Năm 2006 Tôi vay triệu đồng từ dự án chăn nuôi heo Hội Phụ nữ xã để nuôi heo thịt, sau heo bị chết chúng tơi khơng có tiền trả nên hàng năm tới kỳ trả nợ phải vay ngồi để trả cho Ngân hàng Sau hội Phụ nữ làm dự án tiếp tục cho vay triệu đồng Và, đến nợ tơi triệu đồng” Hay hộ Ơng Thạch Đúp ấp Ba Trạch xã Tân Hiệp huyện Trà Cú cho biết thêm “Thời năm 1999 hộ chúng tơi vay có 500 ngàn đồng để chăn ni heo khơng có tiền trả vốn lãi cho Ngân hàng; hàng năm Ngân hàng cho vay kiểu năm sau cao năm trước (tất nợ) để hoàn thành nghĩa vụ với họ Đến số tiền nợ Ngân hàng 11 triệu đồng” Ngoài việc đầu tư phát triển kinh tế gia đình khơng mang lại hiệu quả, cịn có lý khác mang tính thói quen tập qn chi tiêu người nghèo Khmer Đó số hộ nghèo Khmer nhận vốn từ chương trình – dự án đầu tư phát triển kinh tế hộ thơng qua Ngân hành Chính sách họ sử dụng vốn sai mục đích Thường họ chi chủ yếu cho chi tiêu hàng ngày, với việc thiếu kiểm tra chủ dự án (các đoàn thể ủy thác từ Ngân hàng) nên việc sử dụng vốn sai mục đích trầm trọng Ơng Kim Tha hộ ấp Sà Vần xã Ngọc Biên cho biết “Khi họ nhận tiền hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ từ NH.CSXH Nhà Nước Đầu tiên họ 87 mua két bia uống (đối với đàn ơng) mua vịng vàng, dây chuyền vàng đeo (đối với người nữ), đến khơng cịn tiền sống họ bán để ăn” Điều mang tính hệ thống, lịch sử, trước NH.CSXH thành lập, quỹ Quốc gia XĐGN– Giải việc làm tỉnh Kho bạc Nhà nước Trà Vinh quản lý cho vay với lãi suất gần không Cùng với việc nhiều năm liền (1998 – 2002) địa phương Trung ương xóa nợ cho hộ vay từ chương trình Thứ đến, NH.CSXH đầu mối tiếp nhận nguồn tài trợ cho khơng hộ nghèo cho vay khơng tính lãi Từ đó, tạo tâm lý ỷ lại đồng vốn từ Ngân hàng cho không Nhà nước cho xóa nợ nên nợ xấu khơng có khả thu hồi cao, làm cho dự án giảm nghèo vào vòng lẩn quẩn “vay, mượn trả, vay lại” 4.3.6 Dự án sở hạ tầng Thực mục tiêu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sở, kết từ năm 1999 – 2009 toàn tỉnh đầu tư xây dựng 654 cơng trình loại với tổng vốn đầu tư 203,999 tỷ đồng, gồm: 112 cơng trình trường học; 365 cơng trình cầu đường giao thơng nơng thơn; 21 cơng trình kênh thủy lợi; 30 cơng trình điện hạ phục vụ sinh họat sản xuất; 97 cơng trình chợ 29 cơng trình trạm y tế phục vục công tác khám chữa bệnh cho đồng bào Các dự án phát triển sở hạ tầng xem nội dung trọng tâm việc phát triển xã đặc biệt khó khăn nói riêng, xã nghèo nói chung Phát triển hạ tầng sở có tác động to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương góp phần làm chuyển biến tích cực đến việc phát triển kinh tế làm thay đổi mặt nông thôn, thu hẹp khoảng cách nông thôn thành thị Bảng 4.15 Những tác động chương trình nhìn từ hai nhóm hộ Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ khơng nghèo Những tác động Số ý kiến % Số ý kiến % Đường xá lại dễ dàng 29 24,79 33 32,67 Có vốn làm ăn lên 26 22,22 7,92 Người nghèo có nhà, điện, nước 22 18,80 39 38,61 Người nghèo khám chửa bệnh 7,69 13 12,87 Được trợ giá trợ cước 12 10,26 7,92 Được tiếp cận với KHKT 19 16,24 Tổng số 117 100,00 101 100,00 Nguồn : Số liệu phân tích từ điều tra thực tế tháng 3/2010 88 Đầu tư cho hệ thống giao thông nông thôn (cầu đường dal) chiếm 70% tổng kinh phí đầu tư cho phát triển sở hạ tầng Bảng 4.15 cho thấy bình quân có 28,73% số ý kiến cho đường xá lại dễ dàng Song hỏi có đề xuất cho chương trình khơng có đến 32 hộ (chiếm 33,33%) nêu ý kiến cần mở rộng tăng tải trọng đường Đầu tư sở hạ tầng (cầu đường dal bê tông) bước đầu tạo thuận lợi cho việc lại, giao thương mua bán nhân dân vùng hưởng lợi Tuy nhiên dài hạn lại cản trở cho việc phát triển kinh tế địa phương tiếp tục trì đường dal Đặc biệt đường liên ấp với chiều ngang 1,5 m khó cho việc vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn từ vùng xâu, xa trung tâm xã, huyện Trước xây dựng đường dal liên ấp đường đường đất (mùa mưa lầy, mùa khơ bụi) với chiều ngang 4m bất tiện thuận lợi cho phương tiện giao thông thô sơ xe rơ moóc, máy cày, xe cải tiến, xe tải… vận chuyển hàng hóa từ đồng đường lộ lớn (hương lộ) Song, tiến hành xây dựng đường dal dân sinh tất phương tiện không qua, buộc người nông dân phải vận chuyển dần nơng sản ngồi, làm tăng chi phí vận chuyển, tăng giá thành làm giảm thu nhập người nông dân Nguyên nhân vấn đề do: (i) Chương trình đầu tư xây dựng sở hạ tầng thuộc chương trình 135 xác định phục vụ dân sinh Trong có số đường, sở hạ tầng chiến lược để phát triển kinh tế địa phương quyền chọn đầu tư theo chương trình (ii) Do nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển giao thơng nơng thơn thuộc chương trình 135 hàng năm phân bổ dàn trải cho xã thụ hưởng (giai đọan I 500 triệu đồng/năm/xã; giai đọan II 700 triệu đồng/năm/xã) nhu cầu xây dựng lại nhiều nên địa phương muốn kéo dài khoảng cách xây dựng (iii) Thiết kế ban đầu quan hữu quan cho đường 1,5m chiều ngang, phù hợp phục vụ dân sinh 89 (iv) Tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm quyền địa phương cịn hạn chế Phỏng vấn trực tiếp hộ dân cư đợt điều tra cho thấy có 89,58% người hỏi trả lời dự án đầu tư sở hạ tầng từ chương trình 135 có đem lại lợi ích nhiều cho gia đình, cộng đồng dân cư địa phương Trong số có 65,12% cho biết nhờ có chương trình 135 mà việc lại người dân dễ dàng hơn, mặt địa phương thay đổi nhiều nhờ vào hệ thống giao thông nông thôn Tuy việc phát triển hạ tầng sở tạo lực kéo để phát triển kinh tế địa phương lại lại trở ngại cho việc giao thương trường hợp Ông Thạch Mỹ hộ giàu ấp Nô Rè A xã Long Hiệp huyện Trà Cú Gia đình ơng đến sống năm 1979 với hai bàn tay trắng, nhờ chịu khó làm th cho gia đình vùng tiết kiệm chi tiêu mà Ơng tích lũy mua công ruộng xe tải 1,5 tấn, hai xe ba gác máy để chở th hàng nơng sản, Ơng cho biết “Trước đường liên ấp Nô Rè A Giồng Chanh B đường đất (dài khoảng km) đường giao thơng để vận chuyển nơng sản trung tâm xã Long Hiệp Từ ngày Nhà nước cho xây dựng đường dal phương tiện vận chuyển bị cấm kể xe ba gác máy, sau ơng quyền cho xe ba gác chạy lại nên phải chuyển lần nơng sản ngồi làm chi phí vận chuyển tăng lên Ngồi ra, thương lái ngại mua nơng sản phẩm này, có mua họ ép giá nông dân lắm” Những đường dal “nâng cấp” sau quyền thấy cãn trở đến phát triển kinh tế địa phương đường dal gây Những “tư duy” cần thay đổi tương lai gần 90 Hình 4.4 Những đường thiếu tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế địa phương Trong dài hạn, tiếp tục tư kiểu củ (bình quân, giàn trải, thiếu tầm nhìn chiến lược…) xây dựng phát triển sở hạ tầng giao thơng nơng thơn việc vực dậy, phát triển kinh tế - xã hội địa phương thách thức lớn cho chiến lược tăng trưởng tỉnh Quốc gia 4.4 Thị trường nông sản địa phương Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm (lúa gạo) năm gần biến động bất thường theo hướng bất lợi cho người nông dân với việc sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro sâu bệnh, thiên tai, mặt trình độ sản xuất, kỹ năng, kỹ thuật nơng dân chưa cao, chưa đồng từ kiến thức chuyên môn, tiêu chuẩn, dẫn đến chênh lệch suất chất lượng sản phẩm hộ Thị trường nông sản Trà Vinh đa dạng sản phẩm sản lượng thấp, chất lượng không đồng không cao Hầu tồn sản phẩm nơng nghiệp tỉnh chưa có thương hiệu sản phẩm tham gia thị trường xuất Lúa số mặt hàng xuất địa phương, năm 2008 xuất với khối lượng lớn nhất, 100 ngàn Tuy nhiên, hạn chế lớn diện tích gieo trồng nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất theo kiểu hộ gia đình, chất lượng giống, chất lượng sản phẩm khơng kiểm sốt tốt,…Cơng tác xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa cịn chậm, mối liên kết vùng chưa cao Việc liên kết nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học Nhà Doanh nghiêp) cịn hạn chế, mang tính hình thức, chưa có chiều sâu Trong người trồng lúa cịn nghèo lý phải đối mặt với nhiều khó khăn, chi tiêu gia đình ngày cao, đầu tư cho sản xuất lớn giá vật tư cao, trả lãi ngân hàng trả nợ Thu nhập người dân làm hạt lúa thấp giá bán thấp, thị trường bấp bênh sản xuất sản phẩm giá không tự định đoạt Thực tế điều tra cho thấy, sản xuất nông nghiệp, việc tích cực đưa giống có chất lượng, suất cao vào cấu giống theo đạo Bộ NN PTNT địa phương chưa quyền nơng dân tn thủ chặt chẽ Một số nông dân nghĩ trồng lúa xuất nên gieo cấy giống lúa giá rẻ, sản phẩm có phẩm cấp kém, khó tiêu thụ mà điển hình việc gieo cấy nhiều giống IR 50404 OM 576 vụ đông xuân vừa qua (chiếm 50% cấu giống địa phương) khiến người nông dân tiềm ẩn nguy giảm thu nhập dễ rơi vào ngưỡng nghèo Một phần lợi chi phí thấp, suất cao, ngắn ngày, chịu phèn mặn, có tính kháng rầy cao Giá loại lúa chất lượng thấp chênh lệch không nhiều (vụ đông xuân hè thu sớm) so với giống lúa chất lượng 91 cao khác, suất lại cao gấp 1,2 lần nên ln có nguy lúa tồn đọng dân khơng có thị trường xuất Thứ đến, tập quán canh tác nông dân địa phương nói chung, người Khmer nói riêng cịn lạc hậu, cịn mang tính tự cung tự cấp, có làm nấy, thấy giống hay mua hay đổi giống để làm, khơng theo quy trình hướng dẫn cụ thể cán khuyến nông Cùng với lực cung cấp giống lúa chất lượng cao trại giống địa phương không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, dẫn đến chất lượng lúa gạo không đạt chuẩn ổn định, làm ảnh hưởng đến thu nhập nông dân, đặc biệt hộ nghèo Khmer, tác động không nhỏ đến công tác XĐGN chương trình mục tiêu Quốc gia Nguyên nhân vấn đề do: thứ nhất, công tác thông tin dự báo thị trường địa phương chậm, chưa tạo nên hội đột phá cho người nông dân; thứ hai, khâu lưu thơng phân phối cịn bỏ ngỏ để mặc cho tư thương chiếm lĩnh khâu chuỗi giá trị lúa gạo địa phương; thứ ba, chưa có quy hoạch sản xuất (cung - cầu) chưa tạo lợi so sánh loại nông sản địa phương; thứ tư mối liên kết bốn “nhà”, đặc biệt doanh nghiệp nhà nơng, cịn q lỏng lẻo, hai “nhà” đối tác chưa dung hịa quyền lợi vấn đề bội tính lẫn nhau; thứ năm công tác xây dựng, phát triển kinh tế hợp tác nhằm tạo lợi kinh tế theo quy mơ địa phương cịn nhiều hạn chế tâm lý e ngại “mơ hình hợp tác kiểu củ” người nông dân 4.4 Thị trường lao động – việc làm Dân số Trà Vinh có triệu người, lao động độ tuổi 662.820 người, lao động nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 70% tổng số lao động nông thôn 53,85% lao động xã hội tỉnh Xét độ tuổi, lao động nông thôn tỉnh tương đối trẻ, với 47,7% nằm độ tuổi từ 15-35 tuổi Tuy có số lượng lao động trẻ dồi chất lượng lao động nơng thơn cịn thấp, cản trở đầu tư tư nhân vào nông nghiệp nông thôn, việc rút lao động nông thôn vào khu vực công nghiệp - dịch vụ thức thị Người nơng dân Trà Vinh số khơng cịn gắn bó sản xuất nơng nghiệp thu nhập từ nơng nghiệp thấp, bị rủi ro giá biến động bất lợi Người lao động bị thu hút từ thị trường lao động đô thị lớn nên họ có xu hướng di cư 92 đến thị Nhưng, khơng có trình độ, khơng có tay nghề chuyên môn, nên họ phải tham gia vào thị trường lao động với giá nhân công thấp Bên cạnh đó, theo tính tốn ngành Lao động tỉnh, nhu cầu lao động tỉnh đa phần từ ngành thâm dụng lao động giá rẽ giầy da, may mặc, chế biến… Song, nhu cầu lao động từ ngành nghề phi nông nghiệp giải khoảng 80 ngàn lao động 300 ngàn lao động tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm cao Số lao động dư thừa, họ phải tự tìm kiếm việc làm tỉnh khác Thu nhập bình quân hàng tháng mức bình quân từ triệu đến 1,2 triệu đồng tháng doanh nghiệp tỉnh bình quân từ 1,3 đến 1,4 triệu đồng thị trường lao động tỉnh Ơng Thạch Hoa ngụ ấp Nơ Rè Axã Long Hiệp huyện Trà Cú cho biết “Có nhiều người nghèo có đất khơng chịu sản xuất lúa khơng có giá, sợ sản xuất lỗ thêm, mặt khác đất suất thấp khoảng 15 – 17 giạ công (tương đương – 3,5 tấn/ha) nên họ bỏ đất không làm chuyển sang làm thuê mướn thành phố lớn TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương chí Đắc – Lắc, Buôn Mê Thuộc…nhưng sau thời gian làm họ khơng có tiền nhà giá nhân công thấp với việc giá chi tiêu, sinh họat nơi cao nhiều” Ngoài ra, thị trường lao động nước nước Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nhật, Đài Loan cánh cửa rộng mở cho việc giảm nghèo cho lao động qua đường trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật lao động thuộc dân tộc Khmer thấp nên đến giải 158 lao động (chiếm 5,67%) Do vậy, tác động giảm nghèo từ sách xuất lao động chưa thực phát huy hiệu nơi cộng đồng người dân tộc Khmer 93 Theo báo cáo chưa thức từ xã điều tra, hàng năm xã có 5.000 người làm xa có trình báo với quyền địa phương (con số lớn thực tế) Nếu để tình trạng lao động di cư thành thị ạt tự phát, không kèm theo việc quản lý ruộng đất để tăng quy mô sản xuất cho nơng dân lại sản xuất nơng nghiệp lao động nơng nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt, chăn nuôi nghề phụ bị giảm sút Ngành nông nghiệp chuyển từ thâm canh sang quảng canh, đa dạng hố nơng nghiệp giảm, chi phí sản xuất tăng, thu nhập người sản xuất nông nghiệp giảm, tác động lớn đến đối tượng hộ nghèo đất Riêng người nghèo dân tộc Khmer, đa phần khơng có có đất sản xuất (bình qn 1.698 m2), trình độ học vấn thấp nên việc họ làm thuê, công việc làm thuê (cấy, gặt, làm cỏ lúa…) ngày cơng nghiệp hóa ngành nơng nghiệp Mặt khác, ngành nghề phi nơng nghiệp địa phương ít, doanh nghiệp vừa nhỏ tư nhân gần khơng có địa phương thuộc xã vùng sâu vùng xa, làng nghề truyền thống khơng phát triển Bên cạnh đó, cơng tác dạy nghề cho người nghèo dân tộc Khmer nhằm chuyển đổi nghề cho lao động nghèo không đất chưa thực phát huy hiệu ngành nghề địa phương hạn chế, chưa đa dạng, xoay quanh nghề chăn nuôi thú y, may dân dụng công nghiệp - giầy da, lớp kỹ thuật trồng trọt, đan đát Cùng với thời gian đào tạo thiết kế ngắn nên chưa tạo cho người nghèo có nghề thực thạo để tự tìm kiếm, tham gia tốt vào thị trường lao động, nên việc đa dạng hóa thu nhập cho người nghèo gặp nhiều khó khăn chiến lược giảm nghèo địa phương 4.6 Tác động biến đổi khí hậu đến giảm nghèo Theo nghiên cứu nhà khoa học, Việt Nam 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,7 độ C mực nước biển dâng khoảng 20cm 94 Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày tác động mạnh mẽ đến Việt Nam dẫn đến thiên tai mà đặc biệt bão, lũ, hạn hán ngày ác liệt Đánh giá Ngân hàng Thế giới, Việt Nam năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng biến đổi khí hậu nước biển dâng, vùng đồng sông Hồng sông Cửu Long bị ngập chìm nặng Nếu mực nước biển dâng 1m có khoảng 5% diện tích 11% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất GDP khoảng 10% Nếu nước biển dâng 3m có khoảng 12% diện tích, 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp tổn thất GDP lên tới 25% Nếu nước biển dâng 5m có khoảng 16% diện tích, 37% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp tổn thất GDP lên tới 40% Tỉnh Trà Vinh nằm vùng duyên hải Đồng sông Cửu Long nơi phụ thuộc nhiều vào kinh tế nông nghiệp khu vực chịu tác động biến đổi khí hậu nhiều nhất, bị đe dọa nghiêm trọng nhiều kịch khác biến đổi khí hậu Thiệt hại biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất người khu vực Trong nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu Trà Vinh tổ Chức GTZ Chính phủ Đức tài trợ cho thấy thời gian mùa khơ tăng lên mùa mưa ngày ngắn lại, lượng mưa hàng năm giảm bất thường, nhiệt độ trung bình tăng cao, tần suất hạn hán, bảo, lũ xuất thường xuyên Mực nước biển dâng cao làm cho tình hình xâm nhập mặn ngày nghiêm trọng xã, huyện vùng ven Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Càng Long Trong nghiên cứu cho thấy điều kiện thời tiết bất thường vùng nước làm giảm sản lượng lúa tương ứng vụ Xuân-Hè Hè-Thu từ 15 đến 40%, tăng chi phí sản xuất khoảng 1.5 triệu đồng/ha/vụ Thiệt hại xảy từ 6-7 năm Đối với vùng bị ảnh hưởng nước mặn (như ba xã nghiên cứu: Ngọc Biên, Long Hiệp Tân Hiệp huyện Trà Cú) hạn hán suất lúa có xu hướng giảm nghiêm trọng so với vùng nước (giảm 40-60%) Thiệt hại lúa thường xuyên xảy suốt vụ Hè-Thu Thu-Đơng năm Ngồi ra, chi phí sản xuất tăng so với điều kiện bình thường Trong số trường hợp, chi phí sản xuất tăng khoảng 1.750.000 đồng/ha để bơm nước cho vụ mùa Thu-Đơng Biến đổi khí hậu gia tăng thêm tần suất xuất hiện tượng thời tiết cực đoan bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng nước biển dâng cao tác động lớn đến sinh hoạt sinh kế người dân Đặc biệt tác động biến đổi khí hậu tồn cầu không gây hại cho nỗ lực XĐGN mà cịn làm cho tình trạng đói nghèo tồi tệ 95 Chương 5.1 Kết luận KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Qua kết nghiên cứu cho thấy khác biệt lớn nhóm hộ Khmer nghèo nhóm hộ Khmer khơng nghèo (kể vừa nghèo) trình độ nhận thức, khả hấp thụ áp dụng tiến KHKT, vốn xã hội cá nhân hộ (Tính tham gia mức độ hòa nhập, khả tiếp cận xử lý thông tin, khả tiếp nhận ý thức sử dụng nguồn lực hai nhóm hộ) họ sử dụng vào q trình sinh kế để nghèo Tác động giảm nghèo chương trình – dự án XĐGN địa phương chưa cao bền vững, đặc biệt nơi có tỷ lệ người nghèo Khmer sinh sống cao Việc triển khai thực chương trình nhiều bất cập, dàn trải thiếu tập trung Đầu tư sở hạ tầng thiếu tầm nhìn chiến lược để phát huy lợi ngành hàng địa phương để tạo vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh Quá trình xét duyệt hỗ trợ sản xuất chưa mạng dạn đầu tư có trọng điểm tạo đột phá nghèo để tạo mơ hình nghèo bền vững nhằm hạn chế thất thoát nguồn lực 5.2 Khuyến nghị  Hỗ trợ sản xuất: Nâng hạn mức vốn vay thời gian vay vốn ưu đãi cho dự án có tính khả thi cao, cải tiến chương trình tâp huấn khuyến nơng cho người nghèo (tập huấn theo phương pháp FFS) Cần có chế giải dứt điểm nợ đọng chế cho vay phải theo thị trường không miễn giảm 100% lãi suất 96  Phân loại hộ nghèo theo ba thành phần: nghèo cố hữu; nghèo có khả khơng chịu làm; nghèo có khả chịu làm để có hỗ trợ phù hợp  Tăng mức hỗ trợ cho đào tạo nghề tạo việc làm đảm bảo cho người Khmer nghèo tiếp cận với việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất  Phát triển sở hạ tầng cần mang tính hội thị trường nhằm phát triển chuỗi giá trị tiềm địa phương Hỗ trợ kinh phí cho hình thành hệ thống thơng tin liên lạc tiếng Khmer  Xây dựng máy chuyên trách, nâng cao trình độ, nhận thức, trách nhiệm cán làm công tác XĐGN, tạo ổn định tâm với công việc,  Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo nghĩa vụ nghèo, thay đổi tập tục khơng có lợi cho phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, tơn vinh nghèo 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chỉ đạo XKLĐ, 2009 Kết thực đưa người lao động nước Trà Vinh Bộ LĐTB&XH, 2004 Tài liệu tập huấn dành cho cán làm cơng tác xóa đói giảm nghèo cấp tỉnh huyện Nhà xuất Lao động Xã hội Phạm Đỗ Chí, Đặng Kim Sơn, Trần Nam Bình, Nguyễn Tiến Triển, 2003 Làm cho nơng thơn Việt Nam Nxb Phương Nam Nguyễn Ngọc Đệ, 2003 Người Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo Đại Học Cần Thơ Phạm Thái Hưng, 2009 Một số thách thức giảm nghèo dân tộc thiểu số Báo cáo trình bày Hội thảo Xây dựng chương trình 135 giai đoạn 2011 – 2015, Tam Đảo – Vĩnh Phúc Nguyễn Xuân Lai, 2008 Nghiên cứu giải pháp giảm nghèo cho khu vực Đồng sông Cửu Long Hà Nội Trần Hoài Nam, 2005 Nghiên cứu ứng dụng mơ hình kinh tế lượng phân tích ngun nhân nghèo đói đề xuất giải pháp huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông lâm T.P Hồ Chí Minh, Việt Nam Võ Hữu Phước, 2006 Nghiên cứu ứng dụng mơ hình kinh tế lượng phân tích nhân tốtác động đến nghèo đói người dân tộc Khmer huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh Nguyễn Thu Sa Lê Thị Liên Hương, 2003 Hiện trạng đói nghèo tỉnh Trà Vinh AUSAID 10 CHXHCNVN, 1999, Việt Nam cơng nghèo đói Hà Nội 11 CHXHCNVN, 2003 Chiến lược toàn diện tăng trưởng xóa đói giảm nghèo Hà Nội 12 UBND huyện Trà Cú, 2005 Báo cáo kết thực chương trình 135 giai đọan I Trà Vinh 13 UBND huyện Trà Cú, 2010 Kết thực bốn năm chương trình 135 giai đọan II Trà Vinh 14 UBND tỉnh Trà Vinh, 2009 Kết bốn năm thực chương trình 134 74 Trà Vinh 98 15 UBND tỉnh Trà Vinh, 2009 Kết bốn năm thực chương trình 135 giai đọan II Trà Vinh 16 UBND tỉnh Trà Vinh, 2005 Báo cáo kết thực chương trình 135 giai đọan I Trà Vinh 17 WB,2000.Báo cáo phát triển Việt Nam 2000 Việt Nam cơng đói nghèo Hội nghị nhóm tư vấn nhà tài trợ cho Việt Nam World Bank 18 WB, 2005 Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 Nghèo Báo cáo chung nhà trợ hội nghị tư vấn nhà tài trợ cho Việt Nam Hà Nội 19 Oxfam, 1999 Participatory poverty assessement Duyen Hai and Chau Thanh Districts, Tra Vinh Province, Viet Nam Oxfam Great Britain 20 Ha Viet Quan, 2009 Sharing lessons on poverty reduction and development schemes for ethnic minorities in Vietnam UN 21 Chambers R and Conway G, 1992 Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21 st century IDS Discussion Paper 296 Brighton: IDS 99 ... TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA KINH TẾ NGUYỄN DUY LINH NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CƠNG CUỘC XỐ ĐĨI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH. .. liệu Tác giả luận văn Nguyễn Duy Linh TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu ? ?Những thách thức công xóa đói giảm nghèo cộng đồng người dân tộc Khmer, trường hợp nghiên cứu huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh? ?? Được... CUỘC XĨA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN TRÀ CÚ TỈNH TRÀ VINH Nguyễn Duy Linh Hội đồng chấm luận văn: Chủ tịch TS ĐẶNG MINH PHƯƠNG Đại học Nông Lâm TP.HCM

Ngày đăng: 18/12/2017, 07:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan