Hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trung học

8 2.7K 25
Hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trung học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhiều học sinh Trung học lầm tưởng rằng chỉ cần có vốn từ phong phú và biết cách diễn đạt bằng tiếng Anh là đã có thể giao tiếp tốt với người

Hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trung học Nhiều học sinh Trung học lầm tưởng rằng chỉ cần có vốn từ phong phú và biết cách diễn đạt bằng tiếng Anh là đã có thể giao tiếp tốt với người bản xứ. Tuy nhiên để có thể làm được điều đó còn phải thành thạo các kỹ năng giao tiếp. Hy vọng những hoạt động mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho các giáo viên ngoại ngữ Trung học khi dạy kĩ năng giao tiếp cho học sinh. I. Oh, Cabjous Day! Chia học sinh thành 3 nhóm. Nói với các nhóm rằng tất cả các em có sẽ cùng hoàn thành một nhiệm vụ là nối những mẩu nhỏ lộn xộn thành một câu chuyện hoàn chỉnh trong khoảng thời gian hạn chế. Tuy nhiên mỗi nhóm sẽ sủ dụng một ngôn ngữ khác với các nhóm khác. Ngôn ngữ riêng của mỗi nhóm chỉ là một từ duy nhất. Hãy quy định cho mỗi nhóm một từ vô nghĩa nào đó bạn nghĩ ra. Ví dụ: nhóm 1 - cariffle, nhóm 2 - woobidee, nhóm 3 - varipipip. Chia đều các mẩu nhỏ của câu chuyện cho 3 nhóm. Sau đó, các nhóm sẽ có 2 phút để lên kế hoạch xem chúng sẽ truyền đạt ý kiến và giao tiếp ra sao với các nhóm khác để có thể sắp xếp các mẩu nhỏ thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Trong 2 phút chuẩn bị này, các thành viên trong nhóm có thể nói chuyện, trao đổi bình thường. Khi các nhóm được hợp lại để thực hiện nhiệm vụ, từ duy nhất mà thành viên của các nhóm được sử dụng là từ vô nghĩa mà bạn đã quy định trước. Học sinh sẽ phải dựa vào ngữ điệu, âm lượng của từ đặc biệt này để giao tiếp, truyền đạt thông tin và cùng hoàn thành nhiệm vụ. Cho 3 nhóm 5 phút để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Nhắc nhở chúng chỉ được sử dụng ngôn ngữ riêng của nhóm và cố gắng giao tiếp bằng cách thay đổi ngữ điệu và âm lượng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đề nghị học sinh chia sẻ những nhận xét riêng về những điều đã xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động. Thảo luận xem làm cách nào mà các nhóm có thể truyền đạt, trao đổi thông tin khi những từ phát ra hoàn toàn vô nghĩa. II. I See What You are Saying Chia học sinh thành 3 nhóm. Gần vị trí mỗi nhóm, đặt hai chiếc ghế tựa quay lưng vào nhau. Đề nghị hai học sinh ngồi vào hai chiếc ghế. Một học sinh thứ ba được phân công đứng quan sát một trong hai học sinh đang ngồi. Yêu cầu học sinh đang ngồi đối diện với học sinh đang đứng tả lại một tình huống buồn cười nào đó mà học sinh đó từng gặp phải. Học sinh đứng quan sát sẽ quan sát thật kỹ những cử chỉ, thái độ trên khuôn mặt và những hành động phi ngôn từ khác của học sinh đang kể chuyện. Sau đó bạn yêu cầu em học sinh ngồi quay lưng kể lại câu chuyện cho các thành viên khác trong nhóm mình. Yêu cầu các nhóm so sánh mức độ hiểu nội dung câu chuyện đó của em đứng quan sát và em chỉ được nghe với nhau. Bạn có thể cho học sinh thảo luận trong nhóm các câu hỏi dưới đây: - Bạn đứng quan sát có nghe và thấy được cùng một thông điệp như bạn chỉ được nghe không? Tại sao có/không? - Người nói sẽ cảm thấy thế nào khi biết rằng ngôn ngữ và cử chỉ của họ đang bị quan sát chặt chẽ? Trong các tình huống thực tế, bạn làm thế nào để giải toả cảm giác bị người khác giám sát khi bạn nói điều gì đó? - Việc giao tiếp bằng ngôn từ có ảnh hưởng thế nào đến việc giao tiếp với những người khuyết tật như có vấn đề về thị giác hay thính giác? III. What Is In It For Me? Trước buổi học, chọn một bài báo ngắn từ một tờ báo, tạp chí hay tập san để chia sẻ với cả lớp. Chủ đề nào không quan trọng miễn là phù hợp với lứa tuổi học sinh và có nhiều chi tiết trong đó. Đầu buổi học thông báo một cách nhẹ nhàng rằng bạn đọc được một bài báo thú vị và muốn chia sẻ với cả lớp. Đọc bài báo cho cả lớp. Sau khi đọc xong bài báo, hãy đưa ra một phần thưởng nho nhỏ nhưng hấp dẫn nào đó và nói rằng: “Thầy/ Cô có vài câu hỏi liên quan đến bài báo các em vừa nghe. Bất kỳ em nào có thể trả lời chính xác được nhiều câu hỏi nhất sẽ nhận được phần thưởng dễ thương này.” Yêu cầu học sinh lấy một tờ giấy trắng, nghe câu hỏi và ghi câu trả lời của mình vào giấy. Bạn có thể hỏi các em khoảng 8-10 câu liên quan tới nội dung bài báo. Sau đó yêu cầu học sinh đổi phiếu trả lời cho nhau để kiểm tra chéo khi bạn công bố đáp án. Bạn sẽ tìm thấy người thắng cuộc và trao phần thưởng. Rõ ràng cả lớp đều được nghe cùng một câu chuyện nhưng không phải em nào cũng có thể nhớ đầy đủ nội dung một cách chi tiết. Vì vậy, bạn đừng quên hỏi học sinh nguyên nhân vì sao chúng không nhớ được nhiều sau khi nghe xong câu chuyện. Gợi ý cho cả lớp thảo luận theo nhóm về cách có thể giúp chúng cải thiện kỹ năng nghe và liệu chúng có thể nghe chăm chú, tập trung hơn khi biết là sẽ có phần thưởng cho người nhớ được chính xác và đầy đủ nhất hay không. IV. Game Shows Chia học sinh thành 3 nhóm. Yêu cầu nhóm A chuẩn bị sáu câu hỏi ngắn về giao tiếp bằng cách thay đổi giọng điệu. Nhóm A sẽ có 5 phút chuẩn bị trong khi 2 nhóm B và C xem lại vở ghi phần đó. Hết thời gian chuẩn bị nhóm A sẽ hỏi nhóm B. Nếu nhóm B không thể đưa ra đáp án thì quyền trả lời thuộc về nhóm C. Nhóm có câu trả lời đúng sẽ được tiếp tục trả lời các câu tiếp theo và ghi điểm. Sau đó yêu cầu nhóm B chuẩn bị những câu hỏi ngắn về giao tiếp bằng ngôn từ và nhóm C chuẩn bị câu hỏi về các kỹ năng nghe. Và game shows lại diễn ra tương tự như trên. Nhóm B hỏi, nhóm A trả lời trước, không trả lời được thì quyền trả lời thuộc về nhóm C .v.v… V. Listening in Motion Chia lớp thành nhiều cặp. Yêu cầu các cặp thay phiên giải thích cho bạn cùng cặp với mình một khái niệm nào đó mà các em học được ở các môn học khác. Ví dụ, học sinh có thể giải thích cách trình bày để chứng minh một bài hình học, hệ thống của một nhà nước theo chế độ phong kiến hay chủ đề của một cuốn truyện các em đọc được trên thư viện. Nhắc nhở các em nghe trong từng cặp sử dụng các thủ thuật “nghe chủ động” (active listening) như hình dung trong đầu những gì đang được nghe, diễn giải lại, tóm tắt ý chính, đặt câu hỏi để xác minh/ làm rõ những điều mình còn thắc mắc .v.v… Dành 1-2 phút cho mỗi nhóm để đảm bảo rằng các em đang sử dụng đúng các thủ thuật nghe chủ động. Hãy khen ngợi, khích lệ hay đưa ra những gợi ý khi cần thiết. Đề nghị mỗi cặp chứng tỏ cho các cặp khác hiệu quả của việc sử dụng các thủ thuật nghe chủ động của cặp mình. Hi vọng những hoạt động mà chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh của bạn cải thiện được các kĩ năng giao tiếp cũng như tạo nên những giờ học sôi nổi và bổ ích. Source: Diệu Linh . Hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh Trung học Nhiều học sinh Trung học lầm tưởng rằng chỉ cần có vốn từ. là những gợi ý hữu ích cho các giáo viên ngoại ngữ Trung học khi dạy kĩ năng giao tiếp cho học sinh. I. Oh, Cabjous Day! Chia học sinh thành 3 nhóm. Nói

Ngày đăng: 16/10/2012, 16:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan