Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

96 198 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh mới của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) là một hướng đi đúng đắn, là hướng phát triển có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, GDP tăng bình quân 7,5%/năm tăng cao hơn 0,6% so với tốc độ tăng trưởng bình quân của 5 năm 1996-2000, thu nhập của người dân được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, lạm phát được kìm hãm… Trong sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ ấy, KCN là một điểm sáng, đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế, giữ vai trò quan trọng trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công, nông, ngư nghiệp; cơ cấu lao động; tăng khả năng thu hút vốn đầu tư; tăng khả năng tiếp nhận công nghệ hiện đại; kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tạo việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo; thúc đẩy xuất khẩu… Miền Trung Việt Nam gồm 14 tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, chiếm khoảng 29,1% diện tích tự nhiên và 23,6% dân số cả nước cũng đang xây dựng và phát triển các KCN nhằm phát triền kinh tế vùng nói riêng và cả nước nói chung. Miền Trung là cầu nối giữa hai vùng trọng điểm kinh tế miền Bắc và miền Nam, là cửa ngõ ra biển Đông cho các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, thế nên việc phát triển kinh tế miền Trung có một vai trò to lớn. Đóng góp cho sự thịnh vượng của miền Trung, 22 KCN trong vùng đang làm tốt nhiệm vụ thu hút đầu tư để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu của vùng. Có thể nói với lợi thế bờ biển dài, lại nằm trên hệ thống giao thông quan trọng của cả nước, với sự phát triển mạnh mẽ của các cảng biển, sân bay… doanh nghiệp trong các KCN miền Trung có ưu thế rất lớn trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới. Tuy nhiên với đặc thù và những lợi thế của mình miền Trung vẫn chưa thực sự bứt phá đi lên. Sự thiếu chủ động và phù hợp trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đã khiến cho trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung vẫn còn cách xa hai vùng còn lại, mới chỉ chiếm gần 5% kim ngạch xuất khẩu của các KCN cả nước. Do vậy đề tài: “Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung” sẽ đưa ra một cách nhìn tổng thể về thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung, qua đó để có hướng đi phù hợp nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này.

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh mới của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) là một hướng đi đúng đắn, là hướng phát triển có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, GDP tăng bình quân 7,5%/năm tăng cao hơn 0,6% so với tốc độ tăng trưởng bình quân của 5 năm 1996-2000, thu nhập của người dân được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, lạm phát được kìm hãm… Trong sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ ấy, KCN là một điểm sáng, đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế, giữ vai trò quan trọng trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công, nông, ngư nghiệp; cơ cấu lao động; tăng khả năng thu hút vốn đầu tư; tăng khả năng tiếp nhận công nghệ hiện đại; kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tạo việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo; thúc đẩy xuất khẩu… Miền Trung Việt Nam gồm 14 tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, chiếm khoảng 29,1% diện tích tự nhiên và 23,6% dân số cả nước cũng đang xây dựng và phát triển các KCN nhằm phát triền kinh tế vùng nói riêng và cả nước nói chung. Miền Trung là cầu nối giữa hai vùng trọng điểm kinh tế miền Bắc và miền Nam, là cửa ngõ ra biển Đông cho các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, thế nên việc phát triển kinh tế miền Trung có một vai trò to lớn. Đóng góp cho sự thịnh vượng của miền Trung, 22 KCN trong vùng đang làm tốt nhiệm vụ thu hút đầu tư để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu của vùng. Có thể nói với lợi thế bờ biển dài, lại nằm trên hệ thống giao thông quan trọng của cả nước, với sự phát triển mạnh mẽ của các cảng biển, sân bay… doanh nghiệp trong các KCN miền Trung có ưu thế rất lớn trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới. Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 1 Tuy nhiên với đặc thù và những lợi thế của mình miền Trung vẫn chưa thực sự bứt phá đi lên. Sự thiếu chủ động và phù hợp trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đã khiến cho trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung vẫn còn cách xa hai vùng còn lại, mới chỉ chiếm gần 5% kim ngạch xuất khẩu của các KCN cả nước. Do vậy đề tài: “Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung” sẽ đưa ra một cách nhìn tổng thể về thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung, qua đó để có hướng đi phù hợp nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về KCN - thúc đẩy xuất khẩuthực trạng thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn miền Trung Việt Nam, mà đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nằm trong các KCN miền Trung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung. - Phân tích và đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung, từ đó rút ra những mặt được, mặt hạn chế cũng như những nguyên nhân hạn chế của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung. - Trên cơ sở triển vọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung, đề tài đề xuất các giải phát nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung. Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Từ năm 2003, một số KCN miền Trung mới cơ bản xây dựng xong CSHT và bắt đầu đi vào hoạt động nên bài tập trung nghiên cứu vào hoạt động chính là thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệpmiền Trung Việt Nam từ năm 2003 đến nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản. Ngoài ra, bài sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp để hệ thống lý luận về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung; phương pháp luận về phân tích hoạt động thúc đẩy xuất khẩu và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu… từ đó vận dụng vào luận giải các vấn đề thực tiễn về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung 5. KẾT CẤU CỦA BÀI VIẾT Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp - Chương II: Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung - Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 3 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ngày nay, xu thế hội nhập đang là một xu thế tất yếu. Xu thế này như một làn gió lan rộng khắp thế giới làm cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Tất nhiên xu thế này đã tạo rất nhiều các cơ hội to lớn nhưng cũng không ít thách thức cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Vì vậy lựa chọn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu là một trong những lựa chọn hàng đầu của các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển để tiến nhanh trên con đường hội nhập. Trong chương 1, bài sẽ đi hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, đầu tiên chương 1 sẽ giới thiệu về hình thức khu công nghiệp với đặc điểm và hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tiếp theo, bài sẽ luận giải về xuất khẩu từ khái niệm, hình thức đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Trên cơ sở đó bài đi đến khái quát về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN với những biện pháp thúc đẩycác chỉ tiêu đánh giá. Cuối cùng bài đưa ra một số kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCNTrung Quốc và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN. 1.1. KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Quá trình hình thành và khái niệm về KCN Sau chiến tranh thế giới thứ II, chủ nghĩa tư bản ở trong thời kỳ cạnh tranh tìm kiếm và phân chia lại thị trường thế giới. Các nước tư bản gia sức bành trướng thương mại trên phạm vi toàn thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sản xuất trong nước sang các nước khác là mục tiêu quan trọng để phát triển công Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 4 nghiệp của các nước tư bản trẻ. Hơn nữa, do tính chất toàn cầu hóa chưa cao, nên việc sử dụng nhân công giá rẻ ở các nước thuộc địa như một yếu tố giảm chi phí sản xuất chưa thật cần thiết trong các ngành công nghiệp so với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên liệu, tài nguyên cho công nghiệp chính quốc. Vì vậy, hoạt động thương mại quốc tế trong giai đoạn này rất phát triển, các nhà tư bản chưa chú trọng nhiều đến việc mở rộng thị trường đầu tư phát triển sản xuất ở nước ngoài. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự hóa thương mại và đầu tư. Xu thế hội nhập đã khiến cho các nền kinh tế càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn và đều theo xu hướng mở cửa. Bên cạnh đó, sự phát triển của cuộc cánh mạng khoa học công nghệ đã tạo nên một cuộc chạy đua giữa các quốc gia, nhất là các nước tư bản phát triển. Các nước phát triển có lợi thế về trình độ công nghệ cao, vốn nhiều nhưng lại phải đối mặt với chi phí nhân công cao, đối mặt vói sụ khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố này đã thúc đẩy các doanh nghiệp của các nước phát triển tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để giảm bớt chi phí sản xuất, tận dụng lợi thế so sánh ở nước tiếp nhận đầu tư, tìm kiếm thị trường mới, nguồn nguyên nhiên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng thông tin, bưu chính viễn thông và phương tiện vận tải đã khắc phục được khoảng cách về không gian, giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin kịp thời, chính xác. Do vậy, đã tạo nên một nhu cầu chuyển dịch dòng vốn đầu tư chảy từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nước đang phát triển do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật công nghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có trình độ cao để khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng những lợi thế sẵn có của mình để phát triển kinh tế, vì vậy các nước này khó có thể xây dựng được ngay những điều kiện và yếu tố để sản xuất những sản phẩm công nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 5 Như vậy, có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế giữa các nước phát triển và nước đang phát triển. Sự thôi thúc tìm kiếm nguồn nhân công giá rẻ và nguyên liệu cũng như các thị trường mới đã thúc đẩy các nước phát triển di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp dùng nhiều lao động, tài nguyên ra nước ngoài. Còn các nước đang phát triển, thấy được lợi thế và hạn chế của mình, đã cố gắng tạo ra một môi trường kinh tế thích hợp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế và thực hiện mục tiêu CNH – HĐH. Để sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp công nghiệp đều cần có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điều kiện tự nhiên và xã hội xác định. Trên thực tế, có rất nhiều hình thức tổ chức và quy hoạch các doanh nghiệp sản xuất như hình thức phân tán, hội tụ theo cụm công nghiệp, hình thức tập trungtrung tâm chung (thực chất là KCN). Thời gian đầu, các doanh nghiệp công nghiệp của các nước đang phát triển do hạn chế về vốn nên có quy mô vừa và nhỏ được bố trí ở những địa điểm không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cả về quy hoạch và lãnh thổ. Các doanh nghiệp công nghiệp phân bố phân tán, khả năng xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường thấp, thêm vào đó, các chi tiêu của Chính phủ cần phải tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu trên, việc phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tập trung vào một khu vực nhất định theo quy hoạch phát triển, nhằm tiết kiệm trong đầu tư, tiết kiệm đất đai, dễ dàng kiểm soát và có biện pháp bảo vệ một trường thích hợp là một giải pháp hữu hiệu nhất. Bởi vậy các nước đang phát triển cần tạo một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước theo một quy hoạch nhất định, phù hợp với mục tiêu phát triển KT – XH. Các nước đang phát triển đã thành lập các khu vực đặc biệt với những ưu đãi nổi bật về tài chính, thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp bền vững. Các KCN đã bắt đầu hình thành ở các nước Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 6 đang phát triển. Đến những năm 50 của thế kỷ XX, các KCN đã bắt đầu xuất hiện ở châu Á, đi đầu là Singapore năm 1951, tiếp đến là Malaisia (1954), Ấn Độ (1955). Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, KCN xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do vậy mà khái niệm về KCNcác nước trên thế giới rất khác nhau. Khái niệm thứ nhất: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở, trường học, bệnh viện… Về thực chất mô hình này là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như KCN Batam ở Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu. Khái niệm thứ hai: KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn, trong đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô hình KCN này được tìm thấy ở một số nước như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Philippin… Còn ở Việt Nam, KCN cũng có khá nhiều các khái niệm khác nhau. Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệpthực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Theo luật đầu tư 2005, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệpthực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Và gần đây nhất Nghị định 29/2008 NĐ – CP đã nêu rõ KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệpthực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo một trình tự thủ tục nhất định. Cũng theo nghị định này, KCN và KCX được gọi chung là KCN, trừ những trường hợp có quy định cụ thể. Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 7 Từ các khái niệm trên có thể rút ra một số kết luận về KCN như sau: - KCN là một khu vực lãnh thổ có ranh giới xác định, được phân cách bằng đường bao hữu hình hoặc vô hình. - Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp chế biến, hàng tư liệu sản xuất) là hạt nhân của KCN. Vệ tinh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệpcác doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ. - Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng theo một cơ chế tổ chức quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN. - Nguồn nhân lực chủ yếu cho các doanh nghiệp là người lao động trong nước và tại chỗ. - KCN được sự quản lý trực tiếp của Chính phủ (từ quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát…) 1.1.2. Đặc điểm và phân loại KCN 1.1.2.1. Đặc điểm của các KCN Đến nay, các KCN đã được thành lập và phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù các KCNcác quốc gia có sự khác nhau về quy mô, địa điểm, phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nhìn chung các KCN đó đều có những đặc điểm chủ yếu sau:  Tính chất hoạt động: KCN chính là nơi tập trung các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có dân cư. KCN được thành lập để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoặc kinh doanh các dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Trong KCN, các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực:  Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 8  Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng tại thị trường trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ.  Nghiên cứu – triển khai khoa học – công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới.  Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. 1  Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Trước khi các doanh nghiệp vào KCN để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì KCN đã được xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống điện - nước, mạng lưới thông tin liên lạc… Ở Việt Nam, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN. Tùy theo quy mô và tính chất, một KCN có thể có một hoặc nhiều công ty phát triển hạ tầng cùng thực hiện.  Tổ chức quản lý: Mỗi một KCN đều có một Ban quản lý KCN (BQL KCN) cấp tỉnh để thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất – kinh doanh trong KCN. Ngoài BQL KCN là cơ quan quản lý trực tiếp, còn có các cơ quan khác tham gia vào quản lý hoạt động của các KCN như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh… 1.1.2.2. Phân loại KCN Tuy có nhiều điểm chung, nhưng các KCN còn có những nét đặc thù riêng thể hiện tính đa dạng, phong phú. Đứng ở các góc độ nghiên cứu khác nhau, ta có thể chia KCN thành các nhóm khác nhau.  Căn cứ vào quy mô của KCN thì có thể phân các KCN thành 2 loại: - KCN tập trung: có quy mô từ 50 ha trở lên. 1 Điều 6 - Nghị định 36/CP ngày 24/7/1997 ban hành về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 9 - KCN vừa và nhỏ: có quy mô nhỏ hơn 50 ha.  Căn cứ theo chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN thì có 3 loại: - KCN do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm chủ đầu tư xây dựng CSHT. Như KCN Phúc Khánh (Thái Bình), KCN An Tây (Bình Dương), KCN Minh Hưng ( Bình Phước)… - KCN do doanh nghiệp liên doanh giữa giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doang nghiệp trong nước là chủ đầu tư xây dựng CSHT. Đặc trưng của các KCN này là được xây dựng hiện đại, có quy mô lớn thường trên 100 ha. Điển hình ở Việt Nam có các KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Đà Nẵng (Đà Nẵng), KCN Việt Nam – Singapore (Bình Dương)… - KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư xây dựng CSHT. Đặc trưng của các KCN này là thường được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu (xây dựng đến đâu cho các nhà đầu tư thuê đến đó, sau đó mới tiếp tục xây dựng). Ví dụ như KCN Quế Võ (Bắc Ninh), KCN Phan Thiết (Bình Thuận), KCN Trảng Bàng (Tây Ninh)…  Căn cứ theo mục đích phát triển KCNcác hình thức sau - KCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Loại KCN này thường tập trungcác thành phố lớn, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Có quy mô trên 100 ha. - KCN nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn. Các KCN này thường tập trungcác thành phố lớn, có quy mô dưới 100 ha. Ví dụ như KCN Phú Thị (Hà Nội), KCN Thanh Trì (Hà Nội)… - KCN nhằm phát triển ưu thế của địa phương. Các KCN này thường có quy mô nhỏ hơn 100 ha, gắn với các lợi thế của địa phương và Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lành Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 10

Ngày đăng: 26/07/2013, 15:36

Hình ảnh liên quan

Hình thức XK (tỷ USD) - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Hình th.

ức XK (tỷ USD) Xem tại trang 29 của tài liệu.
4 Chân Mây – Lăng Cô Thừa Thiên Huế 27.108 - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

4.

Chân Mây – Lăng Cô Thừa Thiên Huế 27.108 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.1. Các khu kinh tế tại Việt Nam - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 2.1..

Các khu kinh tế tại Việt Nam Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.2. Phân bổ các KCN miềnTrung theo tỉnh thành - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 2.2..

Phân bổ các KCN miềnTrung theo tỉnh thành Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.3. Phân bố KCN theo vùng đến tháng 12 năm 2007 - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 2.3..

Phân bố KCN theo vùng đến tháng 12 năm 2007 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình 2.2. Tỷ trọng các KCN được phân bổ ở các vùng trên cả nước - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Hình 2.2..

Tỷ trọng các KCN được phân bổ ở các vùng trên cả nước Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.4. Thu hút đầu tư tính lũy kế theo các năm vào phát triển CSHT và SXKD trong các KCN miền Trung - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 2.4..

Thu hút đầu tư tính lũy kế theo các năm vào phát triển CSHT và SXKD trong các KCN miền Trung Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo tỉnh - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 2.6..

Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung phân theo tỉnh Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN miềnTrung ( 2003 – 2007) - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 2.5..

Tình hình sản xuất kinh doanh của các KCN miềnTrung ( 2003 – 2007) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Nhìn trên hình ta thấy, tốc độ gia tăng của kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn của GTSXCN, và ngày càng chiểm một tỷ trọng lớn hơn trong GTSXCN của  doanh nghiệp trong các KCN miền Trung - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

h.

ìn trên hình ta thấy, tốc độ gia tăng của kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn của GTSXCN, và ngày càng chiểm một tỷ trọng lớn hơn trong GTSXCN của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 2.9. Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miềnTrung so với toàn vùng năm 2007 - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Hình 2.9..

Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miềnTrung so với toàn vùng năm 2007 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Theo bảng 2.9 ta nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng tức chỉ số v luôn mang - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

heo.

bảng 2.9 ta nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng tức chỉ số v luôn mang Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.10. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong GTSXCN của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 2.10..

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong GTSXCN của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung Xem tại trang 66 của tài liệu.
2.3.2.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong giá trị sản xuất công nghiệp - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

2.3.2.2..

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong giá trị sản xuất công nghiệp Xem tại trang 66 của tài liệu.
2.3.2.3. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN so với toàn miền Trung  - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

2.3.2.3..

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN so với toàn miền Trung Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2.11. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN so toàn miền Trung - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 2.11..

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN so toàn miền Trung Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 3.1. KCN miềnTrung dự kiến thành lập và mở rộng đến năm 2015 - Giải phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung

Bảng 3.1..

KCN miềnTrung dự kiến thành lập và mở rộng đến năm 2015 Xem tại trang 77 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan