KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

71 3.7K 15
KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

CHƯƠNG 1: KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN. I. BẢN CHẤT KINH TẾ HỘ. Hộtế bào kinh tế - xã hội, kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nông thôn đã tồn tại từ lâu. Hộ chủ yếu bao bồm cha mẹ con cái, có hộ còn cả ông bà cháu chắt. Thường thì các thành viên trong hộ gắn bó với nhau chặt chẽ bằng quan hệ hôn nhân huyết thống. Về kinh tế, các thành viên trong hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm quan hệ quản lý. Các thành viên trong hộ cùng chung mục đích lợi ích là phát triển kinh tế ngày càng giàu có. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, người ta đưa ra những quan điểm khác nhau về hộ. - Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế người ta đã định nghĩa về hộ như sau: "Hộ là tất cả ngững người sống chung một mái nhà, nhóm người đó bao gồm cả những người cùng chung một huyết tộc những người làm công". - Trên phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng sống chung một mái nhà, cùng ăn chung có chung một ngân quỹ" - Theo Raul Hunnena Giáo sư đại học Tổng hợp Lisbon thì: "Hộ là những người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân cộng đồng" - Về hộ nông dân thì theo Giáo sư Fnan Kellis -1988: " Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ không cao. Chúng ta dễ lầm tưởng rằng khái niệm “hộ”, “gia đình” là một, tuy nhiên trong thực tế nó lại được hiểu rất khác nhau. Có thể nói gia đình là cơ sở của hộ nói chung. Gia đình - một loại hình hộ - chứa đựng các yếu tố để hình thành các loại hình hộ mở rộng khác. Chính ở điểm này mà trong các cuộc thảo luận về hộ, người ta thường lẫn lộn giữa hộ với gia đình, nên đã nảy sinh thuật ngữ “hộ gia đình”, thực ra đó là cách nói trùng lặp những nội dung khác nhau của hộ gia đình. Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ trên đây, ta thấy có một số điểm cần lưu ý khi phân định hộ: - Hộ là một nhóm người có cùng huyết tộc hay quan hệ huyết tộc. + Họ cùng sống chung dưới một mái nhà. + Có chung một nguồn thu nhập ăn chung. + Cùng tiến hành sản xuất chung. Lưu ý rằng “ăn chung” không chỉ có ý nghĩa là ăn thông thường, nó còn hàm nghĩa phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên của hộ sáng tạo ra trong một khoảng thời gian xác định. Từ những hiểu biết về hộ có thể xây dựng một khái niệm về kinh tế hộ: Kinh tế hộ là tổng thể các quan hệ kinh tế trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, bao gồm quan hệ kinh tế nội bộ, quan hệ kinh tế giữa các hộ với nhau quan hệ kinh tế giữa kinh tế hộ với các cơ quan quản lý vĩ mô. Kinh tế hộ là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở sức lao động, nguồn vốn những tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của các thành viên trong hộ. Kinh tế hộ khác với kinh tế nông hộ ở chỗ: Kinh tế nông hộ có phạm vi hẹp hơn xét về lĩnh vực hoạt động, chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi kinh tế hộ bao hàm cả kinh tế nông hộ kinh tế các loại hộ khác như kinh tế hộ công nghiệp xây dựng, kinh tế hộ dịch vụ . Kinh tế hộ kinh tế gia đình là hai phạm trù nhưng có quan hệ với nhau. Nếu như kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể thì kinh tế hộ được coi là các hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế độc lập. Nếu gia đình được xem trong mối quan hệ xã hội thì hộ được xem là những đơn vị kinh tế trong nền kinh tế. Tuy nhiên trên thực tếnông thôn nước ta hộ đều tồn tại phổ biến dưới dạng hộ gia đình. Tức là hộ vừa có chung cơ sở huyết thống vừa có chung cơ sở kinh tế. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đôi khi chúng tôi đồng nhất giữa kinh tế gia đình kinh tế hộ. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN. Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, kinh tế hộ đã được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, là đơn vị kinh tế cơ bản nhất ở nông thôn. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế hộ. Tính tự chủ thể hiện: hộ có quyền tự do sản xuất trên mảnh đất được Nhà nước giao, tự lập kế hoạch quản lý các hoạt động sản xuất, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, tự phân kết quả sản xuất. Với đặc điểm tự chủ này, hộ đã tận dụng phát huy hết những nguồn lực thế mạnh, đưa kinh tế hộ phát triển một cách mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất nông thôn phát triển. Ngoài ra kinh tế hộ còn có một số đặc điểm sau: Kinh tế hộ là hình thức đặc trưng cho sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá nhỏ, mức sống thấp, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Công cụ sản xuất thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp. Do đặc điểm cấu thành của hộ, do cách thức tổ chức sản xuất của hộ nên kinh tế hộ có những ưu điểm sau: - Do thống nhất về lợi ích nên các thành viên trong hộ thống nhất về hành động, đều làm việc hết sức mình để có được sản lượng thu nhập cao cho gia đình mà cũng là lợi ích của mỗi người. Các thành viên trong hộ từ trẻ đến già nếu có thể lao động đều tham gia lao động không kể tuổi tác, người yếu làm việc nhẹ, người khỏe làm việc nặng. Do đó, việc phân công hiệp tác lao động của hộ có nhiều ưu điểm mà các tổ chức sản xuất cơ sở khác không có được, đó là tính tự nguyện, tự giác cao. - Trong mỗi hộ, thường cha hay mẹ làm chủ hộ, vừa là người tổ chức phân công lao động, vừa trực tiếp lao động. Các thành viên trong gia đình cùng lao động, gần gũi nhau, hiểu nhau về khả năng, đặc điểm của mỗi người trong lao động nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công hiệp tác lao động xử lý thông tin. - Thường thì các hộ đều sở hữu hoặc một bộ phận các tư liệu sản xuất như ruộng đất, trâu bò, ngựa, voi . Các thành viên đã quen sử dụng nên hiểu được đặc tính của mỗi loại tư liệu sản xuất. - Về quan hệ phân phối, các thành viên trong hộ cùng làm, cùng ở, cùng ăn do chủ hộ là cha mẹ bố trí sắp xếp. Do đó nếu có phát sinh mâu thuẫn trong phân phối cũng dễ giải quyết. Về nhân lực: Hộ chủ yếu sự dụng nguồn nhân lực tự có. Đây là nguồn nhân lực ở quy mô gia đình được huy động để tăng gia sản xuất. Một số hộ sản xuất hàng hoá có thể thuê thêm lao động vào lúc thời vụ hoặc thuê lao động thường xuyên nếu hộ đó có quy mô sản xuất lớn. Về quy mô sản xuất: Các hộ thường sản xuất sản phẩm, dịch vụ quy mô nhỏ, ở mức gia đình trang trại là chủ yếu do điều kiện về nguồn vốn, khả năng quản lý sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Về khả năng quản lý: khả năng quản lý của hộ nhìn chung còn nhiều hạn chế. Việc quản lý tổ chức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ trong cuộc sống. Người chủ hộ thống nhất quản lý mọi yếu tố từ nguyên vật liệu, sản xuất tiêu thụ. Về nguồn vốn sản xuất: Chủ yếu là tự có với quy mô nhỏ. Đây là nguồn vốn do tiết kiệm tích luỹ được hoặc do vay mượn của bạn bè, người quen. Có ít hộ nông dân tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng vì thiếu các điều kiện bảo đảm tiền vay quy trình vay mượn rườm rà. III. PHÂN LOẠI HỘ NÔNG THÔN THEO NGÀNH NGHỀ. - Hộ nông, lâm nghiệp thuỷ sản. - Hộ công nghiệp xây dựng. - Hộ dịch vụ. - Hộ khác. IV. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN. 1. Đất đai. Con người sinh ra gắn liền với đất, tồn tại được là nhờ các sản phẩm từ đất đến khi nhắm mắt xuôi tay, họ lại trở về với đất. Đất gắn bó với sự tồn tại phát triển của con người. Không chỉ theo nghĩa duy nhất là đất cần thiết cho sự tồn tại phát triển của con người, mà trên phương diện kinh tế, tạo ra của cải vật chất, đất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nhà kinh tế học cổ điển W.Petty nói: lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải. Vì vậy trong hoạt động kinh tế, tạo ra của cải vật chất, ngay từ đầu khi loài người biết tổ chức quá trình lao động sản xuất, đất đai trở thành yếu tố sản xuất rất quan trọng. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không gì có thể thể thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Do tính chất đặc biệt của nó mà đất đai có thể coi như một dạng của vốn nhưng lại được xem như một nguồn lực riêng biệt. Sẽ không thể có hoạt động sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai, số lượng chất lượng đất đai sẽ quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng trong sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác, chất lượng đất cao hay thấp lại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ khác nhau. Vì vậy, cần nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra phương hướng, giải pháp mô hình sử dụng đất đai phù hợp. Đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế hộ. Chính vì vậy với một diện tích đất canh tác có hạn mỗi hộ cần có kế hoạch sử dụng sao cho phù hợp để có được hiệu quả kinh tế cao nhất. 2. Vốn đầu tư cho sản xuất. Vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm những tài sản, vật phẩm trong sản xuất kinh doanh. Cũng như các ngành sản xuất khác. Trong nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mô sản xuất từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng khai thác các nguồn lực vào sản xuất. Vốn được xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ có quyền huy động hoặc quyết định phân bổ vốn theo chu kỳ sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có vốn đi vay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không nó quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ. Nếu ta cố định các yếu tố khác, chỉ xét riêng ảnh hưởng của vốn đến thu nhập của hộ thì vốn đầu tư cho sản xuất thu nhập của hộ là hai đại lượng đồng biến. 3. Lao động Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không có lao động thì không thể có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, cũng như đất đai lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên cả hai mặt, lượng chất. Mặt lượng của lao động: Thể hiện ở mức độ đầu tư lao động vào công việc cụ thể. Nếu hộ càng nhiều lao động thì thu nhập của hộ càng cao. Mặt chất của lao động: Thể hiện sự hiểu biết của người lao động trong công việc sản xuất kinh doanh của mình, nắm được quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi, từ đó có biện pháp tác động, chăm sóc khoa học mang lại hiệu quả cao. Chất lượng lao động còn thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, am hiểu thị trường chính sách của Nhà nước, thể hiện ở kinh nghiệm trong sản xuất. Lao động là một trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ. Nó là yếu tố có thể thay đổi được cả về chất về lượng nên trong các giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ thì giải pháp về lao động là giải pháp có tính khả thi cao. 4. Thị trường Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa, thị trường có tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả. Giá cả lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai loại thị trường là thị trường đầu vào thị trường đầu ra. Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm), nó phản ánh cung sản phẩm. Trong nông nghiệp cung về sản phẩm thường là cung muộn, hơn nữa các sản phẩm trong nông nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro do thị trường đem lại trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường các sản phẩm trong nông nghiệp là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nên người nông dân không thể kiểm soát được thị trường, vì vậy sự tác động của thị trường làm cho thu nhập của hộ không ổn định. Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân. Nếu giá đầu vào tăng làm cho chi phí đầu tư tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống. 5. Chính sách Nhà nước. Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực của Chính Phủ. Trong quản lý kinh tế mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách đúng đắn sẽ kích thích được sản xuất ngược lại. Vì vậy chính sách của Nhà nướ có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ hay đến sự phát triển của kinh tế hộ. Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nhà nước ta đã chứ+ng tỏ được vai trò của mình trong quản lý kinh tế. Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính sách ruộng đất trong công cuộc đổi mới. Chính sách này đã làm thay đổi thu nhập của toàn bộ dân cư trong nông thôn. Ngoài ra còn có sự đóng góp hàng loạt các chính sách khác như đặt giá trần, giá sàn nhằm bảo vệ người sản xuất người tiêu dùng. V. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ. - Thu nhập : Hộ có thu nhập càng cao thì kinh tế hộ phát triển, hộ có thu nhập ổn định được đánh giá là phát triển tốt hơn hộ có thu nhập không ổn định(nghĩa là thu nhập có lúc rất thấp do gặp phải những rủi ro). Thu nhập được nói ở đây có thể là tổng thu nhập của hộ, thu nhập/đơn vị diện tích đất, thu nhập/đơn vị nguồn lực hay thu nhập được đặt trong một giới hạn nào đó. - Lao động hộ có việc làm. Thực chất khi lao động có việc làm thì cũng đem lại nguồn thu nhập cho hộ. Khi các thành viên trong hộ có việc làm ổn định điều đó mang lại nguồn thu nhập ổn định. - Năng suất. Năng suất trong quá trình lao động sản xuất của hộ được đề cập đến năng suất lao động, năng suất cây trồng(sản lượng /đơn vị diện tích), năng suất vật nuôi(sản lượng/đơn vị diện tích). Năng suất tăng thì kinh tế hộ phát triển hơn trước, năng suất giảm thì kinh tế hộ kém phát triển hơn trước. Thực chất năng suất tăng thì có thể làm tăng sản lượng hàng hóa, tăng thu nhập, tăng mức sống của hộ lên. - Khả năng áp dụng công nghệ vào lao động sản xuất. Sự áp dụng khoa học công nghệ vào lao động sản xuất nếu tốt thì sẽ góp phần làm phát triển kinh tế hộ. Khi áp dụng tốt khoa học công nghệ thì có thể góp phần tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, giảm sự mệt nhọc của lao động . - Chi phí sản xuất. Những ảnh hưởng làm giảm chi phí sản xuất là những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế hộ. Những ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất là những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế hộ. Thực tế chi phí sản xuất giảm cũng làm cho thu nhập của hộ tăng lên. - Sự rủi ro. Rủi ro cao thì sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế hộ, hạn chế được các rủi ro nghĩa là góp phần làm phát triển kinh tế hộ. Rủi ro có thể gây thiệt hại về tài sản của hộ, công cụ sản xuất, tính mạng con người, làm mất đi một khoản thu nhập trong thời kỳ nhất định, làm cho thu nhập không ổn định. - Còn nhiều tiêu chí khác đánh giá sự phát triển kinh tế hộ. Các tiêu chí phản ánh sự phát triển kinh tế hộ theo hướng tích cực đều thể hiện : giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tiết kiêm sức lực, sử dụng bền vững tài nguyên, ổn định việc sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lao động sản xuất, tạo động lực kích thích sản xuất, tạo điều kiện tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, thuận lợi trong tiếp cận ử dụng vốn . Phát triển kinh tế hộ nhưng không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề kinh tế khác, vấn đề xã hội môi trường. VI. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ. Theo quy luật tất yếu của mọi sự vật hiện tượng thì nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi đó nguồn lực sản xuất thì có giới hạn đặc biệt là đất đai. Vì thế trong cơ chế kinh tế mới, nông nghiệp nông thôn sẽ phải có bước đi mới. Hiện nay ở nông thôn quá trình chuyển quyền sử dụng đất tích tụ đất đang diễn ra dần diễn ra ở quy mô càng lớn hơn. Việc tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới một nền sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế nông nghiệp, để khẳng định mình kinh tế hộ có thể phát triển theo 3 xu hướng sau: 1. Xu hướng phát triển kinh tế hộ từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Để hòa nhập vào không khí sôi động của nền kinh tế thị trường, xu hướng phát triển hộ sản xuất hàng hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Ở Việt Nam hộ theo kiểu kinh tế tự cấp tự túc không còn nhiều, hầu hết các hộ đều đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên đây mới chỉ là những hộ sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư không lớn, đất đai tập trung chưa nhiều. 2. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại. Kết quả của quá trình tích tụ ruộng đất sẽ dẫn đến sự hình thành các trang trại nông nghiệp, các trang trại này sẽ có điều kiện đầu tư tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, đầu tư vốn đem lại lợi nhuận cao, đưa nền nông nghiệp nước ta sang một giai đoạn mới. Đây là một xu hướng có tính quy luật làm cho quá trình sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến về chất. Trong hệ thống trang trại thì trang trại gia đình là phổ biến. Ở nông thôn Việt Nam, xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ với những hộ ở những vùng có khả năng tập trung ruộng đất, các hộ có diện tích canh tác lớn. Từ đó đã hình thành các trang trại cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại nuôi gia súc, trang trại nuôi gia cầm . 3. Xu hướng phát triển hộ ngành nghề. Trong quá trình phát triển, một bộ phận kinh tế hộ thuần nông chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là sự hình thành các dịch vụ kinh tế kỹ thuật, phục vụ cho nghề nông thương phẩm đời sống của dân cư nông thôn. Đây là quá trình kinh doanh tách khỏi ruộng đất. Đây là xu hướng mang tính quy luật, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM. I. ĐẤT ĐAI. 1. Vấn đề sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp trong kinh tế hộ. Sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp ở đây được đềp cập tới là các loại hình sử dụng đất, trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp với những điều kiện cho phép như chất đất , địa hình, thị trường . để đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của hộ. 1.1. Các điều kiện cần phải có để sử dụng đất đai linh hoạt. - Bản thân người nông dân phải nhận thức đựơc sự cần thiết cũng như cách thức sử dụng đất linh hoạt một cách có hiệu quả, do đó họ có thể thay đổi đựơc hoạt động sản xuất của họ. Tính chủ động của người nông dân có vai trò quyết định trong việc sử dụng đất linh hoạt. Để đất đai đựơc sử dụng linh hoạt thì người nông dân cần phải nhạy bén trước sự thay đổi của các yếu tốảnh hưởng tới quá trình sản xuất cũng như kết quả sản xuất của họ. Họ cũng cần có trình độ chuyên môn nhất định để ứng dụng được các phương pháp quản lý biện pháp kỹ thuật liên quan đến các kiểu sử dụng đất mới. Thêm vào đó, sự giúp đỡ của cộng đồng chính phủ về việc

Ngày đăng: 26/07/2013, 14:24

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Tỷ lệ các hộ điều tra trả lời những hạn chế trong lựa chọn cây trồng hay gia súc để sản xuất. - KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

Bảng 2.1.

Tỷ lệ các hộ điều tra trả lời những hạn chế trong lựa chọn cây trồng hay gia súc để sản xuất Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2.2: Các hộ điều tra đánh giá nguyên nhân họ không thể thay đổi các hoạt động sử dụng đất nông nghiệp mặc dù họ muốn. - KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

Bảng 2.2.

Các hộ điều tra đánh giá nguyên nhân họ không thể thay đổi các hoạt động sử dụng đất nông nghiệp mặc dù họ muốn Xem tại trang 18 của tài liệu.
1.2.3. Phân tích một trường hợp điển hình về sử dụng đất linh hoạt đem lại hiệu quả kinh tế cao: Sản xuất hoa ở xã Thọ Xuân. - KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

1.2.3..

Phân tích một trường hợp điển hình về sử dụng đất linh hoạt đem lại hiệu quả kinh tế cao: Sản xuất hoa ở xã Thọ Xuân Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.4: Kết quả và hiệu quả kinh tế của trồng hoa và các công thức luân canh khác( bình quân tất cả các hộ) - KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

Bảng 2.4.

Kết quả và hiệu quả kinh tế của trồng hoa và các công thức luân canh khác( bình quân tất cả các hộ) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.6: Các hoạt động của dân số trong độ tuổi lao động theo nhóm tiêu thụ lương thực(%) - KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

Bảng 2.6.

Các hoạt động của dân số trong độ tuổi lao động theo nhóm tiêu thụ lương thực(%) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng trên cho thấy các hoạt động của người giàu hơn ít đa dạng hơn. Chỉ có 2,7% số người trong nhóm giàu nhất tham gia 3 loại hoạt động và 0,3% có 4 loại hoạt  động - KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG THÔN

Bảng tr.

ên cho thấy các hoạt động của người giàu hơn ít đa dạng hơn. Chỉ có 2,7% số người trong nhóm giàu nhất tham gia 3 loại hoạt động và 0,3% có 4 loại hoạt động Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan