LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI NGHỆ GỪNG VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 12 TUẦN TUỔI

82 688 6
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI  NGHỆ  GỪNG VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 12 TUẦN TUỔI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM BÙI THỊ KIM PHỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI NGHỆ GỪNG VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 12 TUẦN TUỔI Chuyên ngành : Chăn Nuôi Lớp: Cao học chăn nuôi 2006 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 82009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM BÙI THỊ KIM PHỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI NGHỆ GỪNG VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 12 TUẦN TUỔI Chuyên ngành : Chăn Nuôi Mã số: 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM MINH THUẬN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8 2009 i ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI NGHỆ GỪNG VÀ RAU MUỐNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 NGÀY TUỔI ĐẾN 12 TUẦN TUỔI BÙI THỊ KIM PHỤNG Hội đồng chấm luận văn 1. Chủ tịch: PGS.TS.TRẦN THỊ DÂN Hội Chăn Nuôi Việt Nam 2. Thư ký: TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh 3. Phản biện 1: PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM Hội Chăn Nuôi Việt Nam 4. Phản biện 2: TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh 5. Ủy viên: PGS.TS. LÂM MINH THUẬN Trường Đại Học Dân Lập Bình Dương ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG ii LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Bùi Thị Kim Phụng, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1980 tại TP.HCM. Là con út trong gia đình có hai người con, ba là ông Bùi Văn Thông và mẹ là bà Lê Thị Mới. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, tốt nghiệp Trung học phổ thông tại trường PTTH Thanh Đa năm 1998. Tốt nghiệp Đại học ngành chăn nuôi hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm Tp.HCM năm 2003. Tháng 32003 – 102005 làm việc tại Công ty Chăn nuôi An Phú, Quận 2 TP.HCM. Tháng 112005 chuyển về công tác tại Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Tháng 092006 theo học Cao học ngành Chăn nuôi tại Đại học Nông Lâm, Thủ Đức TP. HCM Tình trạng gia đình: đã lập gia đình năm 2006 với anh Nguyễn Văn Bắc và có 1 con gái 2 tuổi tên là Nguyễn Bùi Kim Ngân. Địa chỉ liên lạc: 558647 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh, TPHCM. Điện thoại: 083 8963890 – 0909 212 389 Email: phung2210yahoo.com.vn iii LỜI CẢM TẠ Z Kính dâng cha mẹ Hai đấng sinh thành đã tạo ra con, không ngại gian khổ để nuôi dưỡng, dạy dỗ, cho con ăn học và an ủi, động viên để con có được như ngày hôm nay. Z Thành kính ghi ơn PGS.TS Lâm Minh Thuận là người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài cũng như dìu dắt tôi trên con đường sự nghiệp giáo dục. Z Chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh. PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân và Qúy thầy cô Phòng Đào Tạo sau Đại Học, trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh Ban Chủ Nhiệm và Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Đã tạo điều kiện, giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian công tác, học tập và thực hiện đề tài thạc sĩ. Z Chân thành cảm ơn Chồng và con gái luôn sát cánh bên tôi để giúp đỡ, chia sẻ và động viên trong thời gian thực hiện đề tài. Các anh chị em trong và ngoài lớp cao học Chăn nuôi 2006 đã luôn chia sẻ, an ủi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập chung và làm đề tài. Bùi Thị Kim Phụng iv LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bùi Thị Kim Phụng v TÓM TẮT LUẬN VĂN Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 112008 92009 tại trại 1 Trường đại học Nông Lâm và trại gà 2 tại Đồng Nai nhằm mục tiêu là đánh giá: “Ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng và rau muống đến năng suất, phẩm chất quầy thịt và sức sống của gà Lương Phượng từ 1 ngày đến 12 tuần tuổi.” Tổng số gà thí nghiệm nhỏ (TN1) là 160 con và thí nghiệm lớn (TN2) là 800 con, mỗi đợt được phân bố đồng đều 4 lô về tuổi, trọng lượng và không phân biệt giới tính. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên giai đoạn 1 (0 4 tuần tuổi) một yếu tố là chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng và giai đoạn 2 (5 12 tuần tuổi) 2 yếu tố là rau muống và chế phẩm tự nhiên. Mức độ bổ sung chế phẩm tỏi nghệ gừng giai đoạn 1 là 5g CPkg TA ở lô 1 và lô 2, 0g CPkg TA ở lô 3 và lô 4, giai đoạn 2 với lô 1 là 2 gCPkg TA và 5% rau muống so với thức ăn, lô 2 là 2g CPkg TA và 0 kg rau muống, lô 3 là 0g CPkg TA và 5% rau muống so với thức ăn và lô 4 là lô đối chứng. Nuôi gà đến 12 tuần tuổi chọn mỗi lô 4 con (2 trống và 2 mái) mổ khảo sát quầy thịt. Kết quả thu được như sau: 1 Trọng lượng bình quân lúc 12 tuần tuổi của các lô bổ sung chế phẩm và rau muống đã cải thiện được sức sinh trưởng từ 2 – 4 % ở TN1và 4 9 % ở TN2. 2 Tăng trọng tuyệt đối của gà: TN1 cao nhất ở lô 1 (28,66 gconngày), gà ở lô 4 (lô đối chứng) có tăng trọng tuyệt đối thấp nhất (27,35gcon), TN2 với lô 1 cao nhất là (22,93 gconngày), lô 4 thấp nhất (lô đối chứng) (20,78 gconngày). 3 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày trong TN1 và TN2 thấp nhất ở lô có bổ sung rau và chế phẩm, cao nhất ở lô đối chứng. 4 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà TN1 ở lô 2 cao nhất (3,56) và thấp nhất lô 1 (3,14). Trong TN2 lô 4 cao nhất (3,29) và thấp nhất lô 1 (2,43). 5 Qua 2 thí nghiệm TN1 và TN2 việc bổ sung chế phẩm và rau muống đã cải thiện: tỷ lệ quầy thịt, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi, tỷ lệ mỡ và đặc biệt màu da của gà thí nghiệm. 6 Tỷ lệ nuôi sống có sự khác biệt có ý nghĩa ở TN2 giữa lô 1và lô 4 (P < 0,05). 7 Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy hiệu quả kinh tế của các lô bổ sung rau và chế phẩm cao hơn những lô không bổ sung. vi ABSTRACT This study was carried out from November 2008 to September 2009 at the chicken farms, Nong Lam University, Ho Chi Minh City and Dong Nai province. The objective of the study was to investigate the effects of natural products (garlic – crocos – ginger) and spinach on growth performances, carcass quality and vitality of Luong Phuong chicken from 1 day old to 12 weeks of age. The small scaled experimental batch (experiment 1) included 160 chicks and the bigger – scaled experimental batch (experiment 2) included 800 chicks. Experimental chicken were distributed equally into four treatments with the same age, weight and regardless of gender. Experiment 1 phase 1 (0 4 weeks old) was completely random designed with one factor: the natural products. Experiment 2 phase 2 (5 12 weeks old) was completely random designed with two factors: spinach and natural products. In phase 1, the supplement levels of naturals products were 5 gkg of feed for treatment 1 and 2, 0 gkg of feed for treatment 3 and 4. In phase 2, the supplement levels were 2 g natural productskg of feed and 5% spinach into daily feed for treatment 1; 2 g natural productskg of feed and no spinach for treatment 2; no natural products and 5% spinach into daily feed for treatment 3 and the treatment 4 was the control one. The chicken were raised to 12 weeks old and then 4 chickens (2 cocks and 2 hens) of each treatment in experiment 1 and 2 chickens (1 cock and 1 hen) of each treatment in experiment 2 were chosen for carcass quality analysis. The results were obtained as follows: 1 Average weights of chicken at 12 weeks old in treatments supplied with natural products and spinach were improved with the growth increasing from 2 to 4% in experiment 1and 4 to 9% in experiment 2. 2 The absolute gain weight of chicken: chicken of treatment 1 of the experiment 1 and experiment 2 had the fastest growth of 28,66 gheadday and 22,93 gheadday, respectively. Chicken of the control treatment had the lowest growth of 27,35gheadday and 20,78 gheadday. 3 Average daily feed intake: chicken of treatment 1 of the experiment 1 and experiment 2 had consumed the lowest daily feed intake and chicken of the control treatment had the highest daily feed. vii 4 The feed conversion ratios (FCR) of chicken in treatment 2 and 1 of experiment 1 were 3,56 (highest) and 3,14 (lowest); respectively. Experiment 2, the control treatment 4 had the highest FCR of 3,29 and the treatment 1 had the lowest FCR of 2,43. 5 Supplementation of natural products and spinach improved chicken carcass, breast, thigh and fat percentage, colors of chicken skin in two experiments were also improved (yellower). 6 Mortality rates were not significantly different among treatments of experiment 1. Mortality rates were significantly different between treatment 1 and 4 of experiment 2 with P < 0,05. 7 Supplementation of spinachs and the natural products were more economically effective. viii MỤC LỤC Nội dung Trang CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................... 2 1.2 Mục đích yêu cầu .............................................................................................. 2 1.2.1 Mục đích ........................................................................................................ 2 1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 3 2.1 Tính năng sản xuất của gà Lương Phượng ....................................................... 3 2.1.1 Đặc điểm con giống ....................................................................................... 3 2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng ................................................. 3 2.2 Sơ lược về tỏi nghệ gừng ............................................................................. 4 2.2.1 Giới thiệu về gừng ......................................................................................... 4 2.2.1.1 Đặc điểm .................................................................................................... 4 2.2.1.2 Thành phần hoá học của gừng .................................................................... 5 2.2.1.3 Công dụng .................................................................................................. 5 2.2.2 Giới thiệu về nghệ ......................................................................................... 6 2.2.2.1 Đặc điểm và công dụng thông thường ........................................................ 6 2.2.2.2 Thành phần hoá học của nghệ .................................................................... 6 2.2.2.3 Tác dụng của nghệ...................................................................................... 6 2.2.3 Giới thiệu về tỏi ............................................................................................. 7 2.2.3.1 Đặc điểm ..................................................................................................... 7 2.2.3.2 Thành phần hoá học của tỏi ........................................................................ 7 2.2.3.3 Tác dụng của tỏi ......................................................................................... 8 2.2.4 Chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng .............................................................. 9 2.2.5 Những nghiên cứu liên quan chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng .............. 10 2.3 Sơ lược về rau muống ..................................................................................... 12 2.3.1 Đặc điểm và nguồn gốc ............................................................................... 12 2.3.2 Thành phần hoá học ..................................................................................... 13 2.3.3 Công dụng của rau muống ........................................................................... 13 2.3.4 Những nghiên cứu liên quan đến rau xanh .................................................. 14 ix 2.4 Sơ lược về vitamin trong chăn nuôi ............................................................... 14 2.4.1 Vai trò của vitamin ...................................................................................... 14 2.4.2 Những nguyên nhân gây thiếu vitamin trong thức ăn và thực phẩm .......... 15 2.4.2.1 Nguyên nhân từ thức ăn ............................................................................ 15 2.4.2.2 Nguyên nhân từ cơ thể.............................................................................. 15 2.4.2.3 Nguyên nhân do quản trị, điều hành ......................................................... 15 2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh trưởng của gà thịt ........................... 16 2.5.1 Giống ........................................................................................................... 16 2.5.2 Dinh dưỡng .................................................................................................. 16 2.5.3 Nhiệt độ ....................................................................................................... 17 2.5.4 Ẩm độ .......................................................................................................... 18 2.5.5 Cách chăm sóc quản lý ................................................................................ 18 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................... 19 3.1 Nội dung ......................................................................................................... 19 3.2 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................. 19 3.2.1 Thời gian thực hiện ...................................................................................... 19 3.2.2 Địa điểm thực hiện ...................................................................................... 19 3.2.3 Đối tượng thí nghiệm................................................................................... 19 3.2.3 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 19 3.3 Điều kiện thí nghiệm ...................................................................................... 20 3.3.1 Chuồng nuôi ................................................................................................ 20 3.3.2 Thức ăn ........................................................................................................ 21 3.3.3 Nước uống ................................................................................................... 21 3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 22 3.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng .......................................................................... 22 3.4.1. Trọng lượng bình quân qua các tuần tuổi ................................................... 22 3.4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối ................................................................................. 22 3.4.1.3 Tiêu thụ thức ăn ........................................................................................ 22 3.4.1.4 Hệ số chuyển biến thức ăn ........................................................................ 23 3.4.2 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát ......................................................................... 23 3.4.2.1 Tỉ lệ quầy thịt ............................................................................................ 23 x 3.4.2.2 Tỷ lệ đùi .................................................................................................... 23 3.4.2.3 Tỷ lệ ức ..................................................................................................... 23 3.4.2.4 Tỷ lệ mỡ.................................................................................................... 23 3.4.2.5 Màu da ...................................................................................................... 24 3.4.3 Tỷ lệ chết ..................................................................................................... 24 3.4.4 Hiệu quả kinh tế........................................................................................... 24 3.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 24 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 25 4.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................................... 25 4.1.1 Trọng lượng bình quân giai đoạn 1 ............................................................. 25 4.1.1.1 Trọng lượng bình quân gà 1 ngày tuổi ..................................................... 25 4.1.1.2 Trọng lượng bình quân gà 4 tuần tuổi ...................................................... 25 4.1.2 Trọng lượng bình quân giai đoạn 2 ở TN1 ................................................. 26 4.1.3 Trọng lượng bình quân giai đoạn 2 ở TN2 ................................................. 29 4.1.4 Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm ...................................................... 32 4.1.4.1 Tăng trọng tuyệt đối của gà ở giai đoạn 1 ................................................ 32 4.1.4.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà trong TN1 ở giai đoạn 2 .............................. 33 4.1.4.3 Tăng trọng tuyệt đối của gà ở TN2 .......................................................... 34 4.1.5 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà thí nghiệm ............................................ 36 4.1.5.1 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà ở giai đoạn 1 ...................................... 36 4.1.5.2 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà trong TN1 ở giai đoạn 2 .................... 37 4.1.5.3 Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà trong TN2 ở giai đoạn 2 .................... 38 4.1.6 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm ............................................. 40 4.1.6.1 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà thí nghiệm ở giai đoạn 1 .................... 40 4.1.6.2 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà trong TN1 ở giai đoạn 2 .................... 41 4.1.6.3 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà trong TN2 ở giai đoạn 2 .................... 42 4.2 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát ............................................................................ 44 4.2.1 Kết quả mổ khảo sát TN1 ........................................................................... 44 4.2.2 Kết quả mổ khảo sát TN2 ........................................................................... 48 4.2.2.1 Màu da gà của các lô TN1 ........................................................................ 51 4.2.2.2 Màu da gà của các lô TN2 ........................................................................ 52 xi 4.4 Tỷ lệ chết ........................................................................................................ 53 4.5 Hiệu quả kinh tế.............................................................................................. 54 4.5.1 Hiệu quả kinh tế TN1 .................................................................................. 54 4.5.2 Hiệu quả kinh tế TN2 .................................................................................. 55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 56 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 56 5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 57 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 58 Phụ lục ................................................................................................................. 61 xii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng .......................................... 4 Bảng 2.2: Thành phần hoá học của tỏi ................................................................... 8 Bảng 2.3: Thành phần hoá học của rau muống tươi ............................................. 13 Bảng 2.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến năng suất của gà thịt ......... 18 Bảng 3.1: Thành phần giá trị dinh dưỡng của khẩu phần..................................... 21 Bảng 3.2: Quy trình tiêm phòng gà Lương Phượng từ 1 đến 12 tuần tuổi ........... 22 Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của gà 1 ngày tuổi cả 2 đợt TN1 và TN2 ....... 25 Bảng 4.2: Trọng lượng bình quân của gà 0 4 tuần tuổi cả 2 đợt TN1 và TN2 .. 25 Bảng 4.3: Trọng lượng bình quân của gà qua giai đoạn 5 12 tuần tuổi TN1 ...... 27 Bảng 4.4: Trọng lượng bình quân của gà qua giai đoạn 5 12 tuần tuổi TN2 ...... 30 Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của gà 0 4 tuần tuổi cả 2 đợt TN1 và TN2 ....... 32 Bảng 4.6: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn tuổi ở TN1 .................. 33 Bảng 4.7: Tăng trọng tuyệt đối của gà TN2 ......................................................... 34 Bảng 4.8: Tăng trọng tuyệt đối của gà trong TN2 theo 2 yếu tố.......................... 35 Bảng 4.9: Tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà 0 4 tuần tuổi cả TN1 và TN2 ..... 36 Bảng 4.10: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của các lô ở TN1 ......................... 37 Bảng 4.11: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của gà TN2 .................................. 38 Bảng 4.12: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà 0 4 tuần tuổi TN1 và TN2 ......... 40 Bảng 4.13: Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô trong TN1 .............................. 41 Bảng 4.14: Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô trong TN2 .............................. 42 Bảng 4.15: Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô trong TN2 theo 2 yếu tố ........ 43 Bảng 4.16: Tỷ lệ quầy thịt của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 .......................... 44 Bảng 4.17: Tỷ lệ đùi của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 ................................... 45 Bảng 4.18: Tỷ lệ ức của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 .................................... 46 Bảng 4.19: Tỷ lệ mỡ của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 ................................... 47 Bảng 4.20: Tỷ lệ quầy thịt, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi, tỷ lệ mỡ của gà thí nghiệm TN2 .. 48 Bảng 4.21: Tỷ lệ quầy thịt của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN2 theo 2 yếu tố.... 49 Bảng 4.22: Tỷ lệ chết của các lô qua các tuần tuổi khảo sát TN2 ........................ 54 Bảng 4.23: Hiệu quả kinh tế cho các lô TN1 ....................................................... 54 xiii Bảng 4.24: Hiệu quả kinh tế cho các lô TN2 ....................................................... 55 xiv DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân của gà lúc 12 tuần tuổi TN1 ....................... 29 Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân của gà lúc 12 tuần tuổi TN2 ....................... 32 Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của gà trong TN1 giai đoạn 2 ......................... 34 Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tuyệt đối của gà trong TN2 giai đoạn 2 ......................... 35 Biểu đồ 4.5: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày gà trong TN1 giai đoạn 2 .......... 38 Biểu đồ 4.6: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày gà trong TN2 giai đoạn 2 ........ 39 Biểu đồ 4.7: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà trong TN1 giai đoạn 2 ............... 42 Biểu đồ 4.8: Hệ số chuyển biến thức ăn của gà trong TN2 giai đoạn 2 .............. 43 Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ quầy thịt của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 ........................ 45 Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ đùi của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN1 ............................... 46 Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ thịt ức của gà thí nghiệm TN1 .............................................. 47 Biểu đồ 4.12: Tỷ lệ mỡ của gà thí nghiệm TN1 ................................................... 48 Biểu đồ 4.13: Tỷ lệ quầy thịt của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN2 ...................... 49 Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ đùi của gà thí nghiệm mổ khảo sát TN2 ............................... 50 Biểu đồ 4.15: Tỷ lệ thịt ức của gà thí nghiệm TN2 .............................................. 50 Biểu đồ 4.16: Tỷ lệ mỡ của gà thí nghiệm ........................................................... 51 xv DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 4.1: Màu da của gà ở các lô TN1 ................................................................. 52 Hình 4.2: Màu da của gà ở các lô TN2 ................................................................ 53 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TA: thức ăn HSCBTA: hệ số chuyển biến thức ăn n: số con TT: tăng trọng TN1: thí nghiệm nhỏ TN2: thí nghiệm lớn X : giá trị trung bình SD: độ lệch chuẩn C v: Coefficient of variation (hệ số biến động) Ctv: cộng tác viên 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, trong đó 70 % dân số sống bằng nghề nông nói chung và khoảng 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm nói riêng, đây là nghề sản xuất truyền thống nhưng phát triển mạnh so với các ngành khác nên chiếm vị trí thứ 2 trong tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm như thịt, trứng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngon, rẻ và dễ chế biến. Nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm ở Việt Nam cũng khá cao chỉ đứng thứ 2 sau nhu cầu tiêu thụ thịt heo. Theo số liệu thống kê của FAO (2005) thì số đầu con gia cầm giết mổ khoảng 291 triệu con và chiếm tỷ lệ 15,8 % sản lượng thịt tiêu thụ cả nước. Theo Castellini và ctv (2008), nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm cao nhưng thị hiếu của con người ở thế kỷ 21 này vẫn ưa chuộng chất lượng thịt gà thả vườn, trước tình hình xã hội ngày càng phát triển, mức độ đô thị hóa càng cao thì diện tích chăn nuôi ngày càng thu hẹp nên mật độ chăn nuôi cao dẫn đến chất lượng thịt gà thấp. Để khắc phục tình trạng này, khuynh hướng chăn nuôi hiện nay tận dụng phụ phế phẩm, rau muống trong vườn để thả cho gà vận động không những cấp thêm một lượng vitamin, cải thiện chất lượng thịt mà còn giảm một phần chi phí thức ăn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong chăn nuôi gà theo phương thức tập trung bán chăn thả việc phòng bệnh bằng kháng sinh là cần thiết. Song với việc sử dụng kháng sinh kéo theo một số tác hại cho môi trường và sức khoẻ của con người như gây tăng trọng nhanh một cách giả tạo như tích nước trong các mô cơ, phát sinh vi khuẩn lờn thuốc trong môi trường, tồn dư kháng sinh trong thịt và trứng. 2 Việt Nam là nước nhiệt đới có thảm thực vật phong phú với nhiều loại thảo dược quý có thể giúp cơ thể chuyển hoá trao đổi chất đồng thời nâng cao sức kháng bệnh như tỏi, nghệ và gừng vừa là gia vị vừa là những vị thuốc quý trong dân gian từ rất lâu đời. Những chất này có tác dụng cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng cường khả năng đề kháng chống lại một số bệnh nhất định, giúp gia cầm khỏe mạnh. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng và rau muống trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gia cầm là hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy việc sử dụng các nguồn thức ăn có tác dụng sinh học và tận dụng nguồn rau muống sẵn có đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y, phòng Đào Tạo Sau Đại Học, trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và hơn nữa là sự đồng ý hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Lâm Minh Thuận, chúng tôi thực hiện đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI NGHỆ GỪNG VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 12 TUẦN TUỔI.” 1.2 Mục tiêu yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học tự nhiên tỏi nghệ gừng và khả năng sử dụng rau muống trong thức ăn đến năng suất, phẩm chất quầy thịt và sức sống của gà Lương Phượng. 1.2.2 Yêu cầu Theo dõi được một số chỉ tiêu cơ bản về tăng trọng, khả năng chuyển biến thức ăn, tỷ lệ nuôi sống, khả năng tiêu hoá thức ăn, mổ khảo sát quầy thịt và tính hiệu quả kinh tế. 3 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 Tính năng sản xuất của gà Lương Phượng 2.1.1 Đặc điểm con giống Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào nước ta từ sau năm 1997. Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu. Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt đốm đen. Chân màu vàng, màu đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối và chắc, thịt thơm ngon. Khối lượng cơ thể lúc mới nở 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 – 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 – 2,2 kg, gà mái 1,7 – 1,8 kgcon. Tuổi đẻ đầu tiên 140 – 150 ngày, sản lượng trứng 150 – 170 trứngmáinăm (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam như nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả. 2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn Nuôi) đã đưa ra nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng như sau: 4 Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Lương Phượng Chỉ tiêu Tuần tuổi 04 58 9xuất chuồng Năng lượng trao đổi (KcalKg) 2900 2950 29003000 Protein thô (%) 19 18 16 Methionine (%) 0,42 0,39 0,38 Lysine (%) 1,08 1,05 0,97 Calci (%) 1,2 1,19 1,18 Phospho hữu dụng (%) 0,77 0,76 0,78 NaCl (%) 0,32 0,33 0,31 (theo Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn Nuôi), 2004) 2.2 Sơ lược về tỏi nghệ gừng 2.2.1 Giới thiệu về gừng 2.2.1.1 Đặc điểm Gừng có tên khác là khương, sinh khương, can khương. Tên khoa học: Zingiber officinale Rose Thuộc họ gừng: Zingiberraceae Hiện nay, cây gừng được trồng nhiều nơi phổ biến trên thế giới như các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Phi. Trong đó, Trung Quốc là nơi xuất khẩu lớn nhất. Ở Việt Nam, gừng cũng là cây trồng lâu đời và cho đến nay cây gừng được trồng khắp nơi trong cả nước. Nó thích hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm vì vậy nó được chọn làm cây để canh tác. (trích dẫn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam). Có 3 loại gừng đang được trồng phổ biến: Gừng dại (Zingiber cassumuar). Gừng gió (Zingiber zerumber). Gừng trâu và gừng dé (Zingiber officinale). 5 2.2.1.2 Thành phần hóa học của gừng Tinh dầu: 2 – 3 %. Lipid: 3,7 %. Nhựa dầu: 5 %. Các chất cay: Zingeron, shogaol, gingerol. Vị cay của gừng là do thành phần hỗn hợp chuỗi đồng đẳng của các phenol và keton. Gingerol là thành phần quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các chất cay có các nhóm chất phenol và keton. Hiện nay, người ta đã xác định gingerol là một chất chống oxy hóa mạnh, với nhiều tác dụng dược học, là nhóm chất cay quan trọng quyết định chất lượng gừng. 2.2.1.3 Công dụng Công dụng thông thường Ở Việt Nam, cây gừng được trồng khắp nơi, đặc biệt là vào dịp tết. Do có vị cay, thơm nên được dùng làm gia vị, được sử dụng phổ biến trong công nghệ thực phẩm như mứt gừng, trà gừng, kẹo gừng. Ngoài ra, gừng còn được coi là vị thuốc Nam dùng rất phổ biến để chữa trị các chứng ho thường gặp, trị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…Gừng là vị thuốc giúp cơ thể thêm nhiệt. Vì vậy trong thuốc Bắc, thuốc Nam thường thấy có thành phần của gừng, ngâm gừng trong rượu dùng để xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, đau nhức. Thời gian gần đây, gừng được sản xuất các thực phẩm thuốc để giảm viêm khớp, chống loét, làm mau lành các vết thương ở da. Tác dụng dược lý Gừng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương, thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp nhẹ, ức chế trung tâm nôn, xung huyết ở dạ dày. Tác dụng kháng khuẩn Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn Bacillus mycoides, Staphylococcus, Tinh dầu gừng có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, E. coli, Streptococcus, Salmonella typhi,… 6 Theo Phạm Xuân Sinh (2000), có thể kết hợp gừng với một số vị thuốc khác điều trị tình trạng không muốn ăn, miệng nhạt vô vị, bụng đầy trướng không tiêu. Theo Nguyễn Thiện Luân và ctv (1997), ở các nước Châu Mỹ hiện nay, các sản phẩm bào chế từ gừng rất được ưa chuộng vì ngoài tác dụng trị bệnh nó còn là một dược viên chống lão hóa. 2.2.2 Giới thiệu về nghệ 2.2.2.1 Đặc điểm và công dụng thông thường Nghệ có tên khác là: Uất kim, Khương hoàng. Tên khoa học là: Curcuma Longa L. Thuộc họ: Gừng (Zingiberaceae). Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, có thân rễ màu vàng cam sẫm. Nghệ được trồng rất lâu ở Việt Nam nhưng với tính chất gia đình. Trong bữa ăn hàng ngày, nghệ được coi là một gia vị đặc biệt. Nghệ còn là một vị thuốc Nam rất được ưa chuộng, chữa bệnh trong nhân y. 2.2.2.2 Thành phần hóa học Nghệ có 3 – 5 % tinh dầu gồm: 25 % cacbuatecpenic, zingiberen và 5 % xeton sesquitepenic. Các chất màu vàng gọi chung là curcumin chiếm 0,3 1,5 %. 2.2.2.3 Tác dụng của nghệ Tác dụng dược lý Kích thích sự bài tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm co thắt túi mật. Tăng khả năng giải độc gan và làm giảm lượng urobilin trong nước tiểu. Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi, đồng thời có tính kháng viêm rất hữu hiệu, bảo vệ niêm mạc miệng, lưỡi, dạ dày. Tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung. Tác dụng chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin. Làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Ngăn chặn sự phát triển vi trùng lao nhờ làm rối loạn chuyển hóa men của chúng. Giảm tỉ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ 7 dinh dưỡng có nhiều chất nghệ. Tác dụng chống khối u có được nhờ đặc tính chống oxy hóa của curcumin (Võ Văn Chi, 2000). Tác dụng kháng khuẩn Hoạt chất curcumin của nghệ ở độ pha loãng 1:1500 đến 1:4000 có tác dụng kháng các loại vi khuẩn Staphylococcus, Salmonella paratyphi, Mycobacterium tuberculosis và Trichophyton gypseum . Ngoài ra nó còn kết hợp với các vị thuốc khác trị bệnh nấm ngoài da Candida albican (Phạm Xuân Sinh, 2000). Tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+) lẫn gram () và tác dụng kháng nấm ngoài da. 2.2.3 Giới thiệu về tỏi 2.2.3.1 Đặc điểm Tỏi có tên khác là Đại toán. Tên khoa học là Allium Sativum L Tên tiếng Anh là Garlic. Thuộc họ hành tỏi: Liliaceac. Tỏi có nguồn gốc vùng Trung Á, có vị hăng, hơi tanh. Tỏi là một vị thuốc dân gian, là một cây huyền thoại diệu kỳ, là loại độc nhất vô nhị trong vương quốc thảo mộc. Người ta dùng tỏi để làm gia vị chế biến thức ăn. Tỏi cũng được dùng để chữa bệnh trong nhân y, được dùng trong thú y để chữa bệnh cho động vật (Trần Tất Thắng, 2000). 2.2.3.2 Thành phần hóa học của tỏi Trong củ tỏi khô gồm có carbohydrate chứa fructose, các hợp chất sulfua (lưu huỳnh) protein và các amino acid. Trong đó, hợp chất sulfur gồm: cystein sulfoxides, methionine, thiamine, cystine, thiosulfinate. Hợp chất sulfura oxy hóa có mùi tỏi tươi khi cắt ra còn gọi là allicin (Stoll và Seebeck, 1947 ; trích dẫn bởi Huỳnh Thái Sơn, 2008). 8 Bảng 2.2: Thành phần hóa học của tỏi Thành phần Hàm lượng (% khi tươi) Nước Carbohydrates Protein Lipid Xơ Toàn bộ hợp chất sulfur Chất khoáng Vitamine Saponin 62 – 68 26 30 1,5 2,1 0,1 0,2 1,5 1,1 3,5 0,7 0,015 0,04 0,11 (theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia) 2.2.3.3 Tác dụng của tỏi Tác dụng thông thường Trước đây và cả hiện nay, ngoài công dụng làm gia vị, khử mùi trong chế biến thực phẩm tỏi được dùng phổ biến chống đầy hơi, bụng bị trướng khi có rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy, dùng làm chất chống vi sinh và trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm virus cũng như làm thuốc trị các ký sinh trùng đường ruột. Trong những năm gần đây, tỏi đã chiếm một vị trí an toàn trong y học hiện đại. Tác dụng dược lý Tỏi làm giảm mức triglyceride và cholesterol huyết thanh cao, giảm cao huyết áp, chống gây ung thư, chống tiểu đường khi có mức đường huyết cao vừa phải, tỏi ức chế những kết tụ tiểu cầu và kích hoạt fibrin – huyết. Trong đó, tác dụng lên tim và hệ tuần hoàn là đáng chú ý nhất với việc giảm cholesterol và lipid trong máu. Tác dụng này nhờ chất hoạt tính ete chiết xuất từ tỏi kết hợp với các hợp chất sulfur. Hoạt chất này làm giảm hoạt động của gan và lipaza huyết thanh và reductaza (men khử) glutathione trong tất cả các mô ở những động vật có các hoạt tính enzyme cao. Tỏi còn có thể làm giảm lipid huyết thanh 9 bằng cách giảm hấp thu chất béo (lipaza bị ức chế bởi các tác nhân sulfhydril kết dính). Tác dụng giảm lipid của tỏi còn thấy ở gà, cùng với tác dụng này là sự ức chế đáng kể các enzyme liên quan đến việc sinh tổng hợp cholesterol trong gan động vật. Tác dụng kháng sinh Hoạt tính kháng sinh chủ yếu của tỏi là allicin. Sự ức chế một số enzyme có chứa nhóm SH trong các vi sinh bởi phản ứng nhanh của các thiosulfinates với các nhóm SH được coi là cơ chế có liên quan đến tác dụng kháng sinh (Bailey, 1944) một mg allicin tương đương với 15 UI – penicillin (Zwergal, 1982; trích dẫn bởi Pruthi, 1999). Enzyme có chứa nhóm SH của vi khuẩn là mục tiêu tấn công của allicin, ức chế tổng hợp ARN, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Tác dụng kháng sinh của tỏi có phổ kháng sinh rộng, có tác dụng trong mọi trường hợp thậm chí còn kháng lại được cả những giống đã lờn thuốc. Không thấy một đề kháng nào của vi khuẩn chống lại tỏi. Đặc biệt là hoạt tính ngăn chặn các vi sinh sản sinh ra những độc tố. Do đó, tỏi và các chế phẩm từ tỏi có thể chống lại các vi khuẩn gram (+), () như Escherichia coli, Salmonella, Candida, Staphyloccus, Micrococcus, Bacillus subtilis và cả nấm. Hơn thế nữa, tác dụng kháng khuẩn của tỏi còn tác động lên các vi khuẩn trong đất, quanh vùng có rễ cây mọc hoặc ở ngoài vùng đó. 2.2.4 Chế phẩm tự nhiên ‘tỏi nghệ gừng’ Với những công dụng, tác dụng hữu hiệu của tỏi nghệ gừng như đã nêu ở trên, tiến hành pha trộn giữa chúng tạo nên một chế phẩm bổ sung dạng bột với một tỷ lệ nhất định bổ sung vào khẩu phần thức ăn của gia cầm nhằm mục đích : Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế vi sinh vật có hại Hỗ trợ tiêu hoá thức ăn Hỗ trợ chức năng gan Hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch, hệ thống tuần hoàn máu Chống sự oxy hóa, chống stress 10 2.2.5 Những nghiên cứu liên quan chế phẩm tự nhiên tỏi – nghệ gừng Dựa trên cơ sở tác dụng dược lý và tác dụng kháng khuẩn của tỏi nghệ gừng tiến hành bổ sung vào khẩu phần thức ăn của gia cầm trong những năm gần đây cho những kết luận sau: Theo Đoàn Quốc Tuấn (2003), ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên đến khả năng sinh trưởng và sức kháng bệnh ký sinh trùng của hai nhóm gà thả vườn: việc bổ sung chế phẩm “tỏi nghệ gừng” vào thức ăn đã cải thiện khả năng tăng trưởng của gà. Cụ thể ở 5 tuần tuổi cho các kết quả sau: với nhóm bổ sung chế phẩm thì gà mái là 1396,05 gcon; gà trống:1649,49 gcon so với nhóm không chế phẩm là 1305,13 gcon và 1572,45 gcon. Tăng trọng tuyệt đối với nhóm có bổ sung chế phẩm là 19,28 gconngày và không là 18,11 gconngày. Hệ số chuyển biến thức ăn của nhóm có bổ sung chế phẩm là 3,04 và không là 3,24. Tỷ lệ nhiễm giun của nhóm có bổ sung chế phẩm là 16,67 % và không là 33,33 %. Theo Trương Nhật Quang (2003), bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm tỏi nghệ gừng đến sức sinh trưởng, sức sống và tình hình nhiễm cầu trùng của gà thả vườn lúc 5 tuần tuổi có kết quả sau: Hệ số chuyển biến thức ăn lô có sử dụng chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng < chế phẩm probiotic < đối chứng là cao nhất, và tăng trọng tuyệt đối thì lô có bổ sung probiotic + chế phẩm tự nhiên (tỏi nghệ gừng) cao hơn đối chứng, cường độ nhiễm cầu trùng: đối chứng > probiotic > tỏi nghệ gừng. Theo Trần Thị Đoan Oanh (2004), nghiên cứu sử dụng chế phẩm tự nhiên thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà ác thì trọng lượng bình quân của lô gà ác dùng chế phẩm tự nhiên nặng hơn 21,8 % 27,9 % so với gà không dùng chế phẩm (lúc 5 tuần tuổi). Tăng trọng tuyệt đối từ 0 5 tuần tuổi của gà dùng chế phẩm tự nhiên cao hơn 24,82 % 31,47 % so với gà không dùng chế phẩm. Tiêu tốn thức ăn: việc bổ sung chế phẩm giúp gà chuyển hóa thức ăn tốt , hệ số chuyển biến thức ăn thấp hơn 32 % 36 % so với gà không dùng chế phẩm. Theo Võ Thanh Phong (2005) bổ sung chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng trên hai nhóm gà Đen và gà Tàu Vàng từ 0 12 tuần tuổi. Kết quả trọng lượng bình quân và hệ số chuyển biến thức ăn trên gà có sử dụng chế phẩm là 1639,8 gcon và 11 2,9 kg thức ănkg tăng trọng so với 1598,6 gcon và 2,95 kg thức ănkg tăng trọng ở gà không sử dụng chế phẩm. Theo Nguyễn Dương Trọng (2006), sử dụng chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gà Lương Phượng. Kết quả thí nghiệm cho thấy trọng lượng bình quân của gà ở 10 tuần tuổi ở các lô có sử dụng chế phẩm cao hơn 4,6 – 5 % so với những gà không sử dụng chế phẩm và giúp gà tiêu hoá tốt hơn, hệ số chuyển biến thức ăn thấp hơn 0,3 – 12,1 % so với những gà không sử dụng chế phẩm. Theo Nguyễn Thị Trang (2008), bổ sung chế phẩm tỏi nghệ gừng và trùn vào thức ăn nuôi gà thả vườn. Kết quả trọng lượng bình quân, tăng trọng tuyệt đối, hệ số chuyển biến thức ăn và tỷ lệ chết ở lô gà có sử dụng chế phẩm lần lượt là 1883,3 gcon, 25,87 gconngày, 3,5 kg thức ănkg tăng trọng và 2 % so với nhóm gà không sử dụng chế phẩm là 1846,1 gcon, 24,57 gconngày, 3,69 kg thức ănkg tăng trọng và 4 %. Chowdhury và ctv (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào thức ăn lên sự chuyển hoá cholesterol ở gà đẻ các giống Hisex Brown, Isa Brown, Babcock bằng cách bổ sung tỏi ở các mức 2, 4, 6, 8 và 10gkg thức ăn vào khẩu phần thức ăn trong 6 tuần, gà thí nghiệm lúc 28 tuần tuổi. Majeed và ctv (2000) cho rằng curcumin có khả năng khử các chất độc hại phòng chống bệnh tim mạch, lão hoá và ung thư. Theo Konjufca và ctv (1997), bổ sung 1,5 %, 3 % và 4 % tỏi vào thức ăn gà thịt từ 1 – 21 ngày tuổi, kết quả cho thấy có sự giảm cholesterol trong máu và thịt. Flynn và Roest (1995) đã xác định củ nghệ và curcumin (với liều lượng nhất định) có tác dụng thông mật và lợi mật, có khả năng chuyển hoá lượng mỡ dư thừa tích tụ trong các mô tế bào, giúp phòng chống các hội chứng viêm gan và béo phì (trích dẫn bởi Trần Thị Đoan Oanh, 2004). Popov và ctv (1994) nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng, tỏi có liên quan đến các mức giảm chất béo trong máu và giảm sự tích tụ cholesterol bên trong lòng mạch máu. 12 Soni và ctv (1992) cho biết tỏi ở những nồng độ 5 – 10 mgml ức chế được trên 90 % sản lượng aflatoxin do Aspergillus parasiticus sản sinh ra (trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006). Trong thú y, tỏi được dùng thành công trong chữa trị nhiễm giun. Chẳng hạn, một chế phẩm bột tỏi và dầu tỏi mới đã được dùng để điều trị nhiễm giun chỉ ở chó bằng cách trộn vào thức ăn (0,1 0,2 %) sau 3 4 tháng điều trị thì không còn thấy ấu trùng giun chỉ trong máu nữa (Riken Chem, 1982; trích dẫn bởi Huỳnh Thái Sơn, 2008). 2.3 Sơ lược về rau muống 2.3.1 Đặc điểm và nguồn gốc Tên khoa học: Ipomoea aquatiaca Thuộc họ bìm bìm: Convolvulaceae Rau muống có thể mọc ở bờ, ở nước hay trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ ở mặt, không có lông. Lá hình 3 cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt mọc từ 1 2 cánh hoa trên một cuống. Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh cho năng suất cao, sống ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng. Có thể trồng rau trên nhiều loại đất sét, đất cát, đất pha cát… có pH 5,3 6,0. Rau muống có nguồn gốc nhiệt đới, phân bố ở Châu Á, khu vực Nam và Đông Á, nhiệt đới Châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và Châu Đại Dương. 13 2.3.2 Thành phần hoá học Bảng 2.3: Thành phần hoá học rau muống tươi Thành phần 100 g rau muống tươi Nước 92 g Protein 3,2 g Tinh bột 2,5 g Xơ 1 g Canxi 100 mg Phospho 37 mg Sắt 1,4 mg Caroten 2,9 mg Vitamin B1 0,1 mg Vitamin B2 0,09 mg Vitamin PP 0,7 mg Vitamin C 23 mg (theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia) 2.3.3 Công dụng của rau muống Rau muống là loại rau ăn phổ biến của nhân dân ta, có vị thế quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Theo y học cổ truyền, rau muống có tính mát, vị ngọt, nhạt, có tác dụng giải độc, sinh da thịt, nhuận trường, thông tiểu tiện, chỉ huyết, khỏi các chứng táo bón và đái dắt. Dân gian dùng rau muống chữa một số bệnh: Làm mất tác dụng các thuốc đã uống, giải độc Chữa vết thương, vết mổ sâu, rộng Giảm đường máu Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da Theo y học hiện đại rau muống có khả năng loại thải cholesterol và chống tăng huyết áp. Rau muống cung cấp xơ, các vitamin A, B, C, PP…(theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia và http:www.rauhoaquavietnam.vn 14 2.3.4 Những nghiên cứu liên quan đến rau xanh Trần Phi Ất (2008) thí nghiệm bổ sung rau muống đến sự sinh trưởng và tình trạng nhiễm cầu trùng của gà thả vườn. Kết quả thí nghiệm cho thấy tăng trọng tuyệt đối của lô có bổ sung rau (21,63 gconngày) cao hơn lô không bổ sung rau (19,66 gconngày), hệ số chuyển biến thức ăn của lô có bổ sung rau là 2,4 kg TAkgTT thấp hơn so với lô đối chứng là 2,98 kgTAkgTT. Phan Thị Hồng Vân (2008) thí nghiệm bổ sung rau đến sức sống và sinh trưởng của gà Tam Hoàng lai 1 10 tuần tuổi. Kết quả thí nghiệm cho thấy lô có bổ sung rau có trọng lượng trung bình (1479,8 g) cao hơn lô không bổ sung rau là 1456,8 g, hệ số biến chuyển thức ăn ở lô có bổ sung rau là 3,18 thấp hơn lô không bổ sung rau là 3,38, và bổ sung rau muống ở mức 5 % đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 16.456 đồng so với không bổ sung rau là 17.039 đồng. Nguyễn Thị Thủy và Brian Ogle (2005) thí nghiệm bổ sung 3 loại rau: rau muống, rau lang và bèo tấm trong khẩu phần thức ăn đến năng suất, phẩm chất thịt và màu lòng đỏ trứng trên gà Lương Phượng. Kết quả thí nghiệm cho thấy: lượng vật chất khô gà ăn của bèo tấm (3,3 gngày), rau lang (2,8 gngày), rau muống (1,8 gngày) cao hơn lô đối chứng, lượng protein ăn vào cao nhất của bèo tấm (9,6 gngày), rau lang (6,7 gngày), rau muống (5,16 gngày). Trọng lượng trung bình ở lô bổ sung rau muống cao nhất (1586 g), đối chứng (1586 g), rau lang (1546 g), bèo tấm (1506 g), trọng lượng lòng đỏ cao nhất ở lô bổ sung rau muống (9,89 g), đối chứng (9,84 g), rau lang (9,65 g), bèo tấm (9,61 g). 2.4 Sơ lược về vitamin trong chăn nuôi 2.4.1 Vai trò của vitamin Các vitamin là những chất không sinh năng lượng nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể: Xúc tác các phản ứng sinh học trong cơ thể, để duy trì sự sinh trưởng, sinh sản, đề kháng bình thường Chống oxyhóa, diệt các gốc tự do, bảo vệ tế bào cơ thể 15 Xúc tác tổng hợp các kháng thể chống bệnh tật Giải độc, vô hiệu hóa các độc tố qua thức ăn vào cơ thể Chống stress để duy trì cơ thể ở trạng thái bình thường 2.4.2 Những nguyên nhân gây thiếu vitamin trong thức ăn và thực phẩm 2.4.2.1 Nguyên nhân từ thức ăn Chọn thức ăn để tổ hợp khẩu phần không đủ vitamin. Thu hoạch thức ăn không đúng lúc, hàm lượng vitamin thấp. Qui trình chế biến không thích hợp, nhiệt độ cao làm hư vitamin Dự trữ thức ăn không tốt làm hư vitamin (nhiệt, ẩm, oxy, ánh sáng). Mất cân đối các chất sinh năng lượng, cần nhiều vitamin. Mất cân đối giữa các vitamin trong chuỗi phản ứng sinh học. Có chất phân giải hoặc kết tủa vitamin trong đường tiêu hóa. Do trong thức ăn có chất đối kháng vitamin. Do sử dụng kháng sinh thường xuyên, ức chế vi khuẩn có lợi trong đường ruột nên không tổng hợp được vitamin (thú nhai lại chịu ảnh hưởng nặng). 2.4.2.2 Nguyên nhân từ cơ thể Ở trạng thái sức khỏe bình thường, những đối tượng sau đây có nhu cầu cao: + Năng suất cao nhu cầu vitamin cao + Tuổi còn non, sinh trưởng nhanh, nhu cầu cao + Giai đoạn mang thai, giai đoạn tiết sữa nuôi con Trong trường hợp sức khỏe yếu + Bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nhu cầu cao + Bị stress nhiệt, căng thẳng thần kinh, nhu cầu cao + Tuổi già sức đề kháng yếu, nhu cầu vitamin cao 2.4.2.3 Nguyên nhân do quản trị, điều hành Nuôi nhốt trong nhà thiếu ánh sáng dễ thiếu vitamin D. Nuôi trên lồng không tiếp xúc với nền chất độn dễ thiếu vitamin nhóm B Nuôi nhốt mật độ cao, nóng làm tăng nhu cầu vitamin C. 16 Chủng ngừa gây stress, nhu cầu vitamin cao. Đuổi bắt thú, chọn thú, phân đàn, dồn chuồng gây stress, nhu cầu vitamin cao. 2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh trưởng của gà thịt 2.5.1 Giống Mỗi giống gà đều có đặc điểm riêng về màu sắc lông, hình dáng và trọng lượng cơ thể (Lâm Minh Thuận, 2004). Trọng lượng gà trưởng thành và thời gian gà đạt được trọng lượng trưởng thành cũng phụ thuộc vào giống gà như gà AA (Arbor Acres) lúc 49 ngày con trống đạt trọng lượng 2,5 kg, con mái đạt 2,3 kg, gà Sasso lúc 9 tuần tuổi nặng khoảng 2,5 kg, gà Kabir (Isarel) lúc 25 tuần tuổi con trống đạt trọng lượng là 2,5 kg, con mái nặng khoảng 2,2 kg, gà Lương Phượng lúc 8 tuần tuổi đạt khoảng 1,2 kg. Đây là yếu tố khá quyết định đến năng suất, tuỳ vào điều kiện khí hậu từng địa phương mà chọn giống gà thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Các giống gà khác nhau có phản ứng khác nhau với mức protein và axit amin trong khẩu phần. Gà nặng cân yêu cầu về số lượng axit amin nhiều hơn so với gà nhẹ cân. Nếu tính theo tỷ lệ % trong khẩu phần thì không có sự sai khác nhau nhiều, bù vào đó gà nặng cân ăn lượng thức ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu về số lượng (Baker, 1993; trích dẫn bởi Nguyễn Đức Hưng, 2006). 2.5.2 Dinh dưỡng Chất lượng của thức ăn và sự có mặt của các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dinh dưỡng của gà. Chất lượng của protein rất khác nhau từ các protein khác nhau. Protein từ nguồn động vật có tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn so với nguồn protein từ thực vật. Trong các loại thức ăn thực vật, protein từ hạt nhiều dầu tốt hơn protein từ hạt ngũ cốc (Singh, 1988; trích dẫn bởi Nguyễn Đức Hưng, 2006). Cơ thể sống là một khối toàn vẹn, thống nhất vì vậy các quá trình xảy ra trong cơ thể được thực hiện trong mối tương quan chặt chẽ. Các chất dinh dưỡng cần được đưa vào cơ thể với số lượng nhất định và theo một tỷ lệ hài hoà để đảm bảo sự hoạt động bình thường và nhịp nhàng của các cơ quan chức năng. Trong tất 17 cả các chất dinh dưỡng, gia cầm luôn cố gắng tiếp nhận thức ăn trước tiên là để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Năng lượng trong khẩu phần càng tăng, mức thu nhận thức ăn của gà càng giảm và ngược lại nhưng tổng năng lượng ăn vào gần như không đổi (Singh, 1988; trích dẫn bởi Nguyễn Đức Hưng, 2006). Thức ăn cho gà thịt nên chọn thực liệu ổn định về giá và chất lượng, đặc biệt lưu ý đến hàm lượng độc tố trong thức ăn hạt như bắp, bánh dầu đậu phọng và các chất kháng dinh dưỡng (antitrypsin) có trong đậu nành. Bột thịt, bột cá có chất lượng cao, không bị nhiễm vi khuẩn, không bị hư hỏng thối rữa. Khi sử dụng dầu hay mỡ phải bổ sung chất chống oxy hoá (Lâm Minh Thuận, 2004). 2.5.3 Nhiệt độ Gia cầm là động vật đẳng nhiệt, thân nhiệt luôn ổn định mặc dù nhiệt độ môi trường có thể thay đổi lên xuống. Thân nhiệt bình quân của gà trưởng thành dao động từ 41,2 – 42,2 0C, cao hơn so với thân nhiệt của loài động vật có vú (36 – 39 0 C). Gà con mới nở có thân nhiệt thấp hơn 2 – 3 0C và đạt được thân nhiệt của gà trưởng thành sau 6 ngày tuổi do tích lũy lớp mỡ dưới da và phát triển bộ lông bao phủ có tác dụng cách nhiệt. Sự ổn định thân nhiệt của cơ thể gà được điều khiển bởi trung tâm điều hòa thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi (hypothalamus) bằng hai quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992; trích dẫn bởi Nguyễn Đức Hưng, 2006). Khoảng nhiệt độ thích hợp cho gà trưởng thành là 18 – 26 0C, gọi là vùng nhiệt độ trung bình. Khi nhiệt độ môi trường cao hay thấp hơn khoảng trên đều gây bất lợi cho cơ thể và có thể gây cho quá trình điều hòa thân nhiệt khó khăn. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của stress nhiệt độ là làm giảm khả năng tiếp nhận thức ăn và dẫn đến giảm sức tăng trọng của gà thịt. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi trong khỏang 21 300C, cứ tăng 10C thì lượng ăn vào của gà giảm 1,5 %, tương tự cứ nhiệt độ chuồng nuôi trong khoảng 32 – 380C, cứ tăng 10C thì lượng thức ăn giảm 4,6 %. Trong giai đoạn 3 8 tuần tuổi, mức tiêu thụ thức ăn và tăng trọng của gà thịt giảm 0,12 % cho mỗi 10C tăng ngoài khoảng 210C (Han và Baker, 1993; trích dẫn bởi Nguyễn Đức Hưng, 2006). 18 Bảng 2.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến năng suất của gà thịt Nhiệt độ (0C) Thể trọng so với tiêu chuẩn (%) Chuyển hóa thức ăn so với tiêu chuẩn (%) 37,8 78 105 32,2 87 104 26,7 94 102 21,1 100 100 15,6 97 102 10,0 94 105 4,4 87 108 (theo Nguyễn Đức Hưng, 2006) 2.5.3 Ẩm độ Ẩm độ tối ưu trong chuồng nuôi gà thịt nên thấp hơn 75%. Ẩm độ cao sẽ làm giảm quá trình thải nhiệt qua da và niêm mạc đường hô hấp mà đó là cách thải nhiệt quan trọng nhất của gia cầm, tác hại càng nghiêm trọng hơn khi ẩm độ và nhiệt độ đều cao. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ cao thì sự bốc hơi nước từ phân và chất độn chuồng sẽ bị cản trở nên phân và chất độn chuồng ẩm ướt là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển, tăng cường sự phát sinh khí độc như amoniac, sulfur gây tình trạng kém vệ sinh trong chuồng nuôi, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của gia cầm, gà thịt sẽ giảm sức sống, phẩm chất quầy thịt giảm (Lâm Minh Thuận, 2004). 2.5.4 Cách chăm sóc quản lý Cho gà ăn đúng giờ, đúng bữa, không để thức ăn dư thừa trong máng có tác dụng kích thích gà ăn nhiều hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao. Vệ sinh dụng cụ ăn uống, thực hiện quy trình phòng bệnh nghiêm ngặt có tác dụng giảm tối thiểu khả năng mắc bệnh nên gà đạt trọng lượng xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất. 19 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Nội dung Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ gừng và rau muống đến năng suất, phẩm chất thịt và sức sống của gà Lương Phượng từ 1 ngày đến 12 tuần tuổi. Hiệu quả kinh tế thu được khi bổ sung rau muống và chế phẩm tự nhiên “ tỏi nghệ gừng ”. 3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Thời gian thực hiện: từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009. 3.2.2 Địa điểm thực hiện Thí nghiệm nhỏ (TN1) tại trường đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh từ tháng 112008 đến 22009. Thí nghiệm lớn (TN2) tại trại Thiên Phú Long ấp 1, xã Long Phước, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai từ tháng 32009 đến 72009. 3.2.3 Đối tượng thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 960 gà Lương Phượng từ 1 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi được mua từ trại gà vịt Vigova, Gò vấp, Tp. Hồ Chí Minh. 3.2.4 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là chế phẩm “ tỏi nghệ gừng” trong giai đoạn 1 từ 0 4 tuần tuổi và tham gia của 2 yếu tố là rau muống và chế phẩm “ tỏi nghệ gừng” trong giai đoạn 2 từ 512 tuần tuổi, thí nghiệm được thực hiện 2 đợt.. Giai đoạn 1 (0 4 tuần tuổi): một yếu tố là chế phẩm tỏi nghệ gừng dạng bột trộn vào trong thức ăn. 20 Tổng s

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM BÙI THỊ KIM PHỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT SỨC SỐNG CỦA LƯƠNG PHƯỢNG TỪ ĐẾN 12 TUẦN TUỔI Chuyên ngành : Chăn Nuôi Lớp: Cao học chăn nuôi 2006 LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2009 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM BÙI THỊ KIM PHỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT SỨC SỐNG CỦA LƯƠNG PHƯỢNG TỪ ĐẾN 12 TUẦN TUỔI Chuyên ngành : Chăn Nuôi Mã số: 60.62.40 LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÂM MINH THUẬN Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/ 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG RAU MUỐNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT SỨC SỐNG CỦA LƯƠNG PHƯỢNG TỪ NGÀY TUỔI ĐẾN 12 TUẦN TUỔI BÙI THỊ KIM PHỤNG Hội đồng chấm luận văn Chủ tịch: PGS.TS.TRẦN THỊ DÂN Hội Chăn Nuôi Việt Nam Thư ký: TS NGUYỄN TIẾN THÀNH Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Phản biện 1: PGS.TS DƯƠNG THANH LIÊM Hội Chăn Nuôi Việt Nam Phản biện 2: TS DƯƠNG DUY ĐỒNG Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Ủy viên: PGS.TS LÂM MINH THUẬN Trường Đại Học Dân Lập Bình Dương ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG i LÝ LỊCH CÁ NHÂN - Tôi tên Bùi Thị Kim Phụng, sinh ngày 22 tháng 10 năm 1980 TP.HCM Là út gia đình có hai người con, ba ơng Bùi Văn Thông mẹ bà Lê Thị Mới - Sinh lớn lên TP.HCM, tốt nghiệp Trung học phổ thông trường PTTH Thanh Đa năm 1998 - Tốt nghiệp Đại học ngành chăn ni hệ quy Đại học Nông Lâm Tp.HCM năm 2003 - Tháng 3/2003 – 10/2005 làm việc Công ty Chăn nuôi An Phú, Quận TP.HCM - Tháng 11/2005 chuyển công tác Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM - Tháng 09/2006 theo học Cao học ngành Chăn nuôi Đại học Nông Lâm, Thủ Đức TP HCM - Tình trạng gia đình: lập gia đình năm 2006 với anh Nguyễn Văn Bắc có gái tuổi tên Nguyễn Bùi Kim Ngân - Địa liên lạc: 558/64/7 Bình Quới, Phường 28, Quận Bình Thạnh, TPHCM - Điện thoại: 083 8963890 – 0909 212 389 - Email: phung2210@yahoo.com.vn ii LỜI CẢM TẠ Z Kính dâng cha mẹ - Hai đấng sinh thành tạo con, không ngại gian khổ để nuôi dưỡng, dạy dỗ, cho ăn học an ủi, động viên để có ngày hơm Z Thành kính ghi ơn PGS.TS Lâm Minh Thuận người tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tơi suốt thời gian thực hồn thành đề tài dìu dắt tơi đường nghiệp giáo dục Z Chân thành biết ơn - Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nơng Lâm Tp.Hồ Chí Minh - PGS.TS Nguyễn Ngọc Tn Qúy thầy Phòng Đào Tạo sau Đại Học, trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh - Ban Chủ Nhiệm Q thầy Khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh - Bộ mơn Chăn Ni Chun Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y Đã tạo điều kiện, giúp đỡ, giảng dạy truyền đạt kiến thức cho thời gian công tác, học tập thực đề tài thạc Z Chân thành cảm ơn - Chồng gái sát cánh bên để giúp đỡ, chia sẻ động viên thời gian thực đề tài - Các anh chị em ngồi lớp cao học Chăn ni 2006 ln chia sẻ, an ủi, động viên giúp đỡ suốt thời gian học tập chung làm đề tài Bùi Thị Kim Phụng iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan cơng trình nghiên cứu tơi Các kết quả, số liệu nêu luận văn trung thực chưa công bố cơng trình khác Bùi Thị Kim Phụng iv TĨM TẮT LUẬN VĂN Thí nghiệm thực từ tháng 11/2008 - 9/2009 trại Trường đại học Nông Lâm trại Đồng Nai nhằm mục tiêu đánh giá: “Ảnh hưởng chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng rau muống đến suất, phẩm chất quầy thịt sức sống Lương Phượng từ ngày đến 12 tuần tuổi.” Tổng số thí nghiệm nhỏ (TN1) 160 thí nghiệm lớn (TN2) 800 con, đợt phân bố đồng lô tuổi, trọng lượng khơng phân biệt giới tính Thí nghiệm bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên giai đoạn (0 - tuần tuổi) yếu tố chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng giai đoạn (5 - 12 tuần tuổi) yếu tố rau muống chế phẩm tự nhiên Mức độ bổ sung chế phẩm tỏi nghệ - gừng giai đoạn 5g CP/kg TA lô lô 2, 0g CP/kg TA lô lô 4, giai đoạn với lô gCP/kg TA 5% rau muống so với thức ăn, lô 2g CP/kg TA kg rau muống, lô 0g CP/kg TA 5% rau muống so với thức ăn lô lô đối chứng Nuôi đến 12 tuần tuổi chọn lô (2 trống mái) mổ khảo sát quầy thịt Kết thu sau: 1/ Trọng lượng bình quân lúc 12 tuần tuổi lô bổ sung chế phẩm rau muống cải thiện sức sinh trưởng từ – % TN1và - % TN2 2/ Tăng trọng tuyệt đối gà: TN1 cao lô (28,66 g/con/ngày), lô (lô đối chứng) có tăng trọng tuyệt đối thấp (27,35g/con), TN2 với lô cao (22,93 g/con/ngày), lô thấp (lô đối chứng) (20,78 g/con/ngày) 3/ Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày TN1 TN2 thấp lơ có bổ sung rau chế phẩm, cao lô đối chứng 4/ Hệ số chuyển biến thức ăn TN1 lô cao (3,56) thấp lô (3,14) Trong TN2 lô cao (3,29) thấp lô (2,43) 5/ Qua thí nghiệm TN1 TN2 việc bổ sung chế phẩm rau muống cải thiện: tỷ lệ quầy thịt, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi, tỷ lệ mỡ đặc biệt màu da thí nghiệm 6/ Tỷ lệ ni sống có khác biệt có ý nghĩa TN2 lơ 1và lơ (P < 0,05) 7/ Kết thí nghiệm cho thấy hiệu kinh tế lô bổ sung rau chế phẩm cao lô không bổ sung v ABSTRACT This study was carried out from November 2008 to September 2009 at the chicken farms, Nong Lam University, Ho Chi Minh City and Dong Nai province The objective of the study was to investigate the effects of natural products (garlic – crocos – ginger) and spinach on growth performances, carcass quality and vitality of Luong Phuong chicken from day old to 12 weeks of age The small - scaled experimental batch (experiment 1) included 160 chicks and the bigger – scaled experimental batch (experiment 2) included 800 chicks Experimental chicken were distributed equally into four treatments with the same age, weight and regardless of gender Experiment - phase (0 - weeks old) was completely random designed with one factor: the natural products Experiment phase (5 - 12 weeks old) was completely random designed with two factors: spinach and natural products In phase 1, the supplement levels of naturals products were g/kg of feed for treatment and 2, g/kg of feed for treatment and In phase 2, the supplement levels were g natural products/kg of feed and 5% spinach into daily feed for treatment 1; g natural products/kg of feed and no spinach for treatment 2; no natural products and 5% spinach into daily feed for treatment and the treatment was the control one The chicken were raised to 12 weeks old and then chickens (2 cocks and hens) of each treatment in experiment and chickens (1 cock and hen) of each treatment in experiment were chosen for carcass quality analysis The results were obtained as follows: 1/ Average weights of chicken at 12 weeks old in treatments supplied with natural products and spinach were improved with the growth increasing from to 4% in experiment 1and to 9% in experiment 2/ The absolute gain weight of chicken: chicken of treatment of the experiment and experiment had the fastest growth of 28,66 g/head/day and 22,93 g/head/day, respectively Chicken of the control treatment had the lowest growth of 27,35g/head/day and 20,78 g/head/day 3/ Average daily feed intake: chicken of treatment of the experiment and experiment had consumed the lowest daily feed intake and chicken of the control treatment had the highest daily feed vi 4/ The feed conversion ratios (FCR) of chicken in treatment and of experiment were 3,56 (highest) and 3,14 (lowest); respectively Experiment 2, the control treatment had the highest FCR of 3,29 and the treatment had the lowest FCR of 2,43 5/ Supplementation of natural products and spinach improved chicken carcass, breast, thigh and fat percentage, colors of chicken skin in two experiments were also improved (yellower) 6/ Mortality rates were not significantly different among treatments of experiment Mortality rates were significantly different between treatment and of experiment with P < 0,05 7/ Supplementation of spinachs and the natural products were more economically effective vii MỤC LỤC Nội dung Trang CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích 1.2.2 Yêu cầu CHƯƠNG TỔNG QUAN 2.1 Tính sản xuất Lương Phượng 2.1.1 Đặc điểm giống 2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng cho Lương Phượng 2.2 Sơ lược tỏi- nghệ - gừng- 2.2.1 Giới thiệu gừng 2.2.1.1 Đặc điểm 2.2.1.2 Thành phần hoá học gừng 2.2.1.3 Công dụng 2.2.2 Giới thiệu nghệ 2.2.2.1 Đặc điểm công dụng thông thường 2.2.2.2 Thành phần hoá học nghệ 2.2.2.3 Tác dụng nghệ 2.2.3 Giới thiệu tỏi 2.2.3.1 Đặc điểm 2.2.3.2 Thành phần hoá học tỏi 2.2.3.3 Tác dụng tỏi 2.2.4 Chế phẩm tự nhiên tỏi- nghệ - gừng 2.2.5 Những nghiên cứu liên quan chế phẩm tự nhiên tỏi- nghệ - gừng 10 2.3 Sơ lược rau muống 12 2.3.1 Đặc điểm nguồn gốc 12 2.3.2 Thành phần hoá học 13 2.3.3 Công dụng rau muống 13 2.3.4 Những nghiên cứu liên quan đến rau xanh 14 viii So sánh rau bổ sung rau khơng bổ sung rau khác biệt khơng có ý nghĩa mặt thống kê (P > 0,05) So sánh chế phẩm khác biệt khơng có ý nghĩa bổ sung chế phẩm không bổ sung chế phẩm (P > 0,05) Khơng có tương tác rau chế phẩm (P > 0,05) - Tỷ lệ mỡ bụng Tỷ lệ mỡ bụng cao lô (1,55 %) thấp lô (0,95 %) Tuy nhiên khác biệt lơ khơng có ý nghĩa mặt thống kê (P > 0,05) % 1,8 1,55 1,51 1,6 1,4 1,2 0,95 1,05 0,8 0,6 0,4 0,2 Lô Lô Lô Lô Biểu đồ 4.16: Tỷ lệ mỡ thí nghiệm (%) So sánh rau khác biệt bổ sung rau khơng có bổ sung rau khác khơng có ý nghĩa mặt thống kê (P > 0,05) So sánh chế phẩm khác biệt khơng có ý nghĩa, khơng có tương tác rau chế phẩm (P > 0,05) 4.2.2.1 Màu da lô TN1 Màu da lơ thí nghiệm dùng quạt so màu Roche để so sánh kết mà thu sau: Lô màu da mức Lô màu da mức 51 Lô màu da mức Lô màu da mức Qua hình 4.1, cho thấy có khác biệt màu da bổ sung rau chế phẩm với không bổ sung rau chế phẩm Hình 4.1: Màu da lô TN1 4.2.2.2 Màu da khảo sát TN2 Màu da lô thí nghiệm dùng quạt so màu Roche để so sánh kết mà thu sau: Lô trống mức 4, mái mức Lô trống mức 2, mái mức Lơ trống mức mái mức Lô trống mái mức không Sự khác biệt màu da bổ sung rau chế phẩm với không bổ sung rau chế phẩm Màu da minh họa hình đây: 52 Hình 4.2: Màu da lô TN2 4.4 Tỷ lệ chết Trong q trình thí nghiệm thời gian tiến hành thí nghiệm vào lúc giao mùa nên nhiệt độ môi trường biến đổi phức tạp nên tỷ lệ chết lơ thí nghiệm cao Qua bảng 4.22 cho thấy tỷ lệ chết thí nghiệm cao, tỷ lệ chết lơ TN1 %, nên khác biệt lơ TN1 khơng có ý nghĩa mặt thống kê (P > 0,05), nhiên thí nghiệm TN2 cao lô thấp lô khác biệt có ý nghĩa mặt thống kê (P < 0,05) 53 Bảng 4.22: Tỷ lệ chết lô qua tuần tuổi khảo sát TN2(%) Lô Tuần tuổi 0-2 3 5,5 2-4 2,5 2,5 4,5 4-6 1,5 3,5 6-8 2,5 2,5 - 10 10 - 12 1 1,5 Tổng 10 15 14 19,5 4.5 Hiệu kinh tế 4.5.1 Hiệu kinh tế TN1 Bảng 4.23: Hiệu kinh tế cho lô TN1 Danh mục tính Tiền giống (đ) Tiền thức ăn (đ) Tiền chế phẩm (đ) Tiền rau (đ) Tiền thuốc thú y (đ) Tiền điện nước (đ) Tổng chi (đ) Tổng thu (đ) Lợi nhuận (đ) % so với lô Lô Lô Lô Lô 240.000 240.000 240.000 240.000 1.756.538,20 1.796.048,60 1.770.949,60 1.815.544,60 37.050 37.050 26.650 27.500 80.000 112.000 110.000 131.000 20.000 20.000 20.000 20.000 2.160.238,20 2.205.098,60 2.168.449,60 2.206.544,60 2.939.650 2.883.300 2.884.000 2.815.050 779.411,80 678.201,40 715.550,40 608.505,40 128,09 111,45 117,59 100,00 Qua bảng 4.23 cho thấy lợi nhuận thu bổ sung chế phẩm rau muống cao lô 779.441 đồng thấp lô 608.505 đồng Chứng tỏ việc bổ sung rau chế phẩm phần làm giảm chi phí thức ăn đem lại hiệu kinh tế cao lô đối chứng khoảng 17 – 28 % 54 4.5.2 Hiệu kinh tế TN2 Bảng 4.24: Hiệu kinh tế cho lô TN2 Danh mục tính Tiền giống (đ) Tiền thức ăn (đ) Tiền chế phẩm (đ) Tiền rau (đ) Tiền thuốc thú y (đ) Tiền điện nước (đ) Tổng chi (đ) Tổng thu (đ) Lợi nhuận (đ) % so với lô Lô Lô Lô 1.200.000 1.200.000 1.200.000 4.808.420 5.177.346 5.781.705 44.288,61 47.375,33 56.500 62.500 335.300 352.000 315.200 82.000 82.000 82.000 6.526.508,61 6.858.721,33 7.441.405 9.425.088 8.569.632 8.609.907,2 2.898.579,39 1.710.910,67 1.168.502,20 524,39 309,53 211,40 Lô 1.200.000 5.540.825 355.000 82.000 7.177.825 7.730.576 552.751,00 100 Qua bảng 4.24 cho thấy lợi nhuận thu bổ sung chế phẩm rau muống cao lô 2.898.579,39 đồng thấp lô 552.751 đồng Chứng tỏ việc bổ sung rau chế phẩm phần làm giảm chi phí thức ăn đem lại hiệu kinh tế cao lơ đối chứng Nhìn chung qua đợt thí nghiệm cho thấy ni cách tận dụng rau muống hay rau xanh khác với quy mơ lớn tiết kiệm chi phí cho lợi nhuận cao so với chăn nuôi truyền thống 55 Chương KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ Qua thời gian khảo sát ảnh hưởng chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng rau muống đến suất, phẩm chất quầy thịt sức sống Lương Phượng từ ngày tuổi đến 12 tuần tuổi, chúng tơi có vài kết luận đề nghị sau: 5.1 Kết luận - Chỉ tiêu sinh trưởng + Trọng lượng bình quân lúc 12 tuần tuổi lô bổ sung chế phẩm rau muống cải thiện từ – % TN1 - % TN2 + Tăng trọng tuyệt đối lúc 0-4 tuần tuổi TN1 TN2 lô cao giai đoạn 5-12 tuần tuổi lơ có bổ sung rau chế phẩm cao (28,66 g/con/ngày TN1 22,93 g/con/ngày TN2) lô đối chứng thấp (27,35 g/con TN1 20,78 g/con/ngày TN2) - Chỉ tiêu chuyển hóa thức ăn + Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày TN1 TN2 thấp lơ có bổ sung rau chế phẩm, cao lô đối chứng + Hệ số chuyển biến thức ăn TN1 lô cao (3,56) thấp lô (3,14) Trong TN2 lô cao (3,29) thấp lô (2,43) - Chỉ tiêu mổ khảo sát Qua TN1 TN2 việc bổ sung chế phẩm rau muống cải thiện: tỷ lệ quầy thịt, tỷ lệ ức, tỷ lệ đùi, tỷ lệ mỡ đặc biệt màu da thí nghiệm - Có khác biệt có ý nghĩa tỷ lệ chết TN2 lô 1và lô (P < 0,05) 56 - Hiệu kinh tế Qua thí nghiệm TN1 TN2 việc bổ sung chế phẩm rau muống đem lại lợi nhuận kinh tế cao 5.2 Đề nghị - Nên bổ sung chế phẩm tỏinghệ - gừng phần nuôi - Nên bổ sung rau muống phần nuôi Lương Phượng giai đoạn từ12 tuần tuổi - Nghiên cứu tìm loại rau dại khác rau muống tận dụng bổ sung vào phần ăn cho thả vườn nhằm giảm chi phí thức ăn tăng chất lượng thịt 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt Trần Phi Ất, 2008 Đánh giá hiệu việc bổ sung chế phẩm tỏi nghệ gừng rau đến sinh trưởng thả vườn Luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh Võ Văn Chi, 2000 Cây thuốc trị bệnh thông thường Nhà xuất Thanh Hóa Nguyễn Hữu Đức, 2001 Tạp chí thuốc sức khỏe Số 202, ngày 15/12/2001 Nguyễn Đức Hưng, 2006 Giáo trình chăn ni gia cầm Nhà xuất Nông Nghiệp Hà Nội Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc Dương Duy Đồng, 2002 Thức ăn dinh dưỡng động vật Nhà xuất Nông Nghiệp Nguyễn Thiện Luân cộng tác viên, 1997 Các loại thực phẩm thuốc thực phẩm chức Việt Nam Nhà xuất Nông Nghiệp Hà Nội Quách Vương Thiên Lý, 2004 Đánh giá hiệu việc bổ sung chế phẩm tỏi nghệ gừng chăn nuôi Lương Phượng Luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh Trần Đình Miên, 2000 An tồn sinh học cho thực phẩm Tạp chí Chăn Ni Việt Nam, số (30), 2000 Trần Thị Đoan Oanh, 2004 Nghiên cứu sử dụng chế phẩm tự nhiên thay kháng sinh chăn nuôi ác Luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh 10 Võ Thanh Phong, 2005 Khảo sát ảnh hưởng chế phẩm tự nhiên tỏi nghệ - gừng đến khả sinh trưởng hai nhóm gà: tàu vàng đen Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 11 Trương Nhật Quang, 2003 Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng chế phẩm tỏi nghệ - gừng đến sức sinh trưởng, sức sống tình hình nhiễm cầu trùng 58 thả vườn Luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh 12 Phạm Xuân Sinh, 2000 Sách Y Học Cổ Truyền Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội 13 Huỳnh Thái Sơn, 2008 Ảnh hưởng chế phẩm tự nhiên tỏinghệ - gừng rau xanh thức ăn đẻ suất phẩm chất trứng Luận văn thạc khoa học nông nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh 14 Trần Quang Thành, 2005 Hiệu sử dụng chế phẩm tỏi - nghệ - gừng trùn thức ăn nuôi thả vườn Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 15 Nguyễn Thị Thao, 2008 Đánh giá hiệu việc bổ sung chế phẩm tỏi nghệ gừng chăn nuôi thả vườn Luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Nơng Lâm Tp Hồ Chí Minh 16 Trần Tất Thắng, 2000 TỏiKhoa học Tác Dụng chữa bệnh, NXB Y Học 17 Lâm Minh Thuận, 2004 Giáo trình chăn ni gia cầm Nhà xuất Nông Nghiệp 18 Lâm Minh Thuận Hồ Mộng Hải, 2005 Chăn nuôi thả vườn Nhà xuất Nông Nghiệp 19 Nguyễn Thị Trang, 2008 Hiệu sử dụng chế phẩm tỏi - nghệ - gừng trùn thức ăn nuôi thả vườn Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 20 Nguyễn Dương Trọng, 2006 Nghiên cứu sử dụng chế phẩm tự nhiên thay kháng sinh chăn nuôi Lương Phượng Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh 21 Đồn Quốc Tuấn, 2003 Ảnh hưởng chế phẩm tự nhiên đến khả sinh trưởng sức kháng bệnh ký sinh trùng hai nhóm thả vườn Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 22 Phan Thị Hồng Vân, 2008 Ảnh hưởng việc bổ sung rau đến sức sống sinh trưởng Tam Hoàng lai 1-10 tuần tuổi Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh 59 23 Viện Chăn nuôi – Bộ nông nghiệp Phát triển nông thôn (2004) Át lát giống gia súc gia cầm Việt Nam Tài liệu tiếng nước Amer., 1983 Health maintenance benefits of cultured dairy products Cultured dairy products 18, p 6-9 Bailey J H and Cavallito C J, 1944 Antibiotics Annual Review of Microbiology 2: 143-182 Castellini C., Berri C., Le Bihan - Duval Martino G.E., 2008 Qualitative attributes and consumer perception of organic and free-range poultry meat Poultry Science 64: 500 – 512 Chowdhhury S.R., Chowdhury S.D., and Smith T.K., 2002 Effect of dietary garlic on cholesterol metabolism in laying hens Poultry Science 81:18561862 Http://www.fao.org/ag/aga/glipha/english/livestock.html Konjufca V.H., Pesti GM; Bakalli RI., 1997 Modulation of cholesterol levels in broiler meat by dietary garlic and copper Majeed M., Badmaev V., Shivakumar U and Rajendran R 2000 Antoxidant phytonutrients http://www.curcuminoids.com/antioxidant.htm Nguyen Thi Thuy and Brian Ogle, 2005 The effect of supplementing different green feeds (water spinach, sweet potato leaves and duckweed) to broken rice based diets on performance, meat and egg yolk colour of Luong Phuong chickens http://www.mekarn.org/proctu/thuy3.htm Normurra H., 1997 The Pungent Principles of Ginger Part I.A New Keton, Zingerone (4- hydroxyl - 3- methoxylphenethye Methyl Keton J.Chem.Soc, page 769 10 Popov I, Blumstein A, Lewin G., 1994 Antioxidant effects of aqueous garlic extract, 1st communication: Direct detection using the photochemiluminescence Arznemittelforschung, 44:602-604 11 Pruthi J S., 1999 Quality assurance in spice products (150) Allied Publisher 60 PHỤ LỤC + ĐỢT Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc ngày tuổi Source CP1 Error Total DF 158 159 SS 15.0 1589.9 1604.9 MS 15.0 10.1 F 1.49 P 0.224 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc tuần tuổi Source CP4 RAU4 CP4*RAU4 Error Total DF 1 156 159 Seq SS 748 931 36 467634 469350 Adj SS 748 931 36 467634 Adj MS 748 931 36 2998 F 0.25 0.31 0.01 P 0.618 0.578 0.913 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc tuần tuổi Source CP6 RAU6 CP6*RAU6 Error Total DF 1 156 159 Seq SS 20657 175033 65934 3239144 3500768 Adj SS 20657 175033 65934 3239144 Adj MS 20657 175033 65934 20764 F 0.99 8.43 3.18 P 0.320 0.004 0.077 F 2.27 0.02 0.34 P 0.134 0.889 0.563 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc tuần tuổi Source CP8 RAU8 CP8*RAU8 Error Total DF 1 148 151 Seq SS 60003 516 8853 3908426 3977797 Adj SS 60003 516 8853 3908426 Adj MS 60003 516 8853 26408 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc 10 tuần tuổi Source CP10 RAU10 CP10*RAU10 Error Total DF 1 148 151 Seq SS 110592 169779 276253 6708816 7265439 Adj SS 110592 169779 276253 6708816 61 Adj MS 110592 169779 276253 45330 F 2.44 3.75 6.09 P 0.120 0.055 0.015 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc 12 tuần tuổi Source CP12 RAU12 CP12*RAU12 Error Total DF 1 148 151 Seq SS 82445 84318 853 10018489 10186105 Adj SS 82445 84318 853 10018489 Adj MS 82445 84318 853 67692 F 1.22 1.25 0.01 P 0.272 0.266 0.911 Bảng phân tích ANOVA HSCBTA giai đoạn Source CP2.1 RAU2.1 CP2.1*RAU2.1 Error Total DF 1 12 15 Seq SS 0.031 0.305 0.078 14.240 14.654 Adj SS 0.031 0.305 0.078 14.240 Adj MS 0.031 0.305 0.078 1.187 F 0.03 0.26 0.07 P 0.875 0.621 0.803 Bảng phân tích ANOVA TTTAHN giai đoạn Source chepham rauxanh chepham*rauxanh Error Total DF 1 12 15 Seq SS 12,0 7,6 0,0 5251,2 5270,8 Adj SS 12,0 7,6 0,0 5251,2 Adj MS 12,0 7,6 0,0 437,6 F 0,03 0,02 0,00 Bảng phân tích ANOVA TTTD giai đoạn Source CP2 RAU2 CP2*RAU2 Error Total DF 1 12 15 Seq SS 2.28 2.28 0.02 321.71 326.28 Adj SS 2.28 2.28 0.02 321.71 Adj MS 2.28 2.28 0.02 26.81 Bảng phân tích ANOVA TL QUẦY THỊT Source DF Seq SS Adj SS Adj MS CP 24,505 24,505 24,505 RAU 21,862 21,862 21,862 CP*RAU 0,380 0,380 0,380 Error 12 39,832 39,832 3,319 Total 15 86,578 62 F 0.08 0.09 0.00 F 7,38 6,59 0,11 P 0.776 0.776 0.980 P 0,019 0,025 0,741 P 0,871 0,897 0,996 Bảng phân tích ANOVA TL ĐÙI Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 12 15 Seq SS 4,376 42,908 11,811 18,316 77,411 Adj SS 4,376 42,908 11,811 18,316 Adj MS 4,376 42,908 11,811 1,526 F 2,87 28,11 7,74 P 0,116 0,000 0,017 Bảng phân tích ANOVA TỶ LỆ ỨC Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 12 15 Seq SS 13,5762 1,6990 0,6966 6,8108 22,7826 Adj SS 13,5762 1,6990 0,6966 6,8108 Adj MS 13,5762 1,6990 0,6966 0,5676 F 23,92 2,99 1,23 P 0,000 0,109 0,290 Bảng phân tích ANOVA TỶ LỆ MỠ BỤNG Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 12 15 Seq SS 0,1800 1,8741 0,2494 1,4700 3,7735 Adj SS 0,1800 1,8741 0,2494 1,4700 Adj MS 0,1800 1,8741 0,2494 0,1225 F 1,47 15,30 2,04 P 0,249 0,002 0,179 + ĐỢT Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc tuần tuổi Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 76 79 Seq SS 1015 1403 228 130996 133642 Adj SS 1015 1403 228 130996 Adj MS 1015 1403 228 1724 F 0,59 0,81 0,13 P 0,445 0,370 0,717 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc tuần tuổi Source CP RAU CP*RAU DF 1 Seq SS 1950 3713 2258 Adj SS 1950 3713 2258 Adj MS 1950 3713 2258 63 F 0,22 0,42 0,25 P 0,641 0,520 0,615 Error Total 76 79 674229 682150 674229 8871 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc tuần tuổi Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 76 79 Seq SS 41633 78438 263 1291409 1411742 Adj SS 41633 78438 263 1291409 Adj MS 41633 78438 263 16992 F 2,45 4,62 0,02 P 0,122 0,035 0,901 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc 10 tuần tuổi CP RAU CP*RAU Error Total 1 76 79 159758 163353 14988 3005324 3343422 159758 163353 14988 3005324 159758 163353 14988 39544 4,04 4,13 0,38 0,048 0,046 0,540 Bảng phân tích ANOVA trọng lượng lúc 12 tuần tuổi Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 76 79 Seq SS 107678 77813 38 5085426 5270955 Adj SS 107678 77813 38 5085426 Adj MS 107678 77813 38 66914 F 1,61 1,16 0,00 P 0,208 0,284 0,981 Adj MS 1,6965 0,1702 0,0028 0,1916 F 8,85 0,89 0,01 Bảng phân tích ANOVA HSCBTA giai đoạn Source chepham rauxanh chepham*rauxanh Error Total DF 1 12 15 Seq SS 1,6965 0,1702 0,0028 2,2991 4,1685 Adj SS 1,6965 0,1702 0,0028 2,2991 Bảng phân tích ANOVA TTTD Source CP RAU CP*RAU DF 1 Seq SS 11,21 15,36 0,11 Adj SS 11,21 15,36 0,11 Adj MS 11,21 15,36 0,11 64 F 0,17 0,23 0,00 P 0,689 0,640 0,968 P 0,012 0,365 0,907 Error Total 12 15 799,21 825,90 799,21 66,60 Bảng phân tích ANOVA TL QUẦY THỊT ĐỢT Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 Seq SS 2,4531 23,9086 0,3081 2,3833 29,0532 Adj SS 2,4531 23,9086 0,3081 2,3833 Adj MS 2,4531 23,9086 0,3081 0,5958 F 4,12 40,13 0,52 P 0,112 0,003 0,512 Bảng phân tích ANOVA TỶ LỆ ĐÙI ĐỢT Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 Seq SS 2,892 6,607 0,060 6,545 16,103 Adj SS 2,892 6,607 0,060 6,545 Adj MS 2,892 6,607 0,060 1,636 F 1,77 4,04 0,04 P 0,254 0,115 0,858 F 5,65 1,36 0,15 P 0,076 0,309 0,721 Bảng phân tích ANOVA TỶ LỆ ỨC ĐỢT Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 Seq SS 37,282 8,968 0,973 26,413 73,635 Adj SS 37,282 8,968 0,973 26,413 Adj MS 37,282 8,968 0,973 6,603 Bảng phân tích ANOVA TỶ LỆ MỠ BỤNG ĐỢT Source CP RAU CP*RAU Error Total DF 1 Seq SS 0,0018 0,5618 0,0098 0,7512 1,3246 Adj SS 0,0018 0,5618 0,0098 0,7512 Adj MS 0,0018 0,5618 0,0098 0,1878 65 F 0,01 2,99 0,05 P 0,927 0,159 0,831 ... HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ ĐẾN 12 TUẦN TUỔI.” 1. 2 Mục tiêu yêu cầu 1. 2 .1 Mục tiêu... ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG VÀ RAU MUỐNG ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ NGÀY TUỔI ĐẾN 12 TUẦN TUỔI BÙI THỊ KIM PHỤNG Hội đồng chấm luận. .. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM BÙI THỊ KIM PHỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM TỰ NHIÊN TỎI - NGHỆ - GỪNG VÀ RAU MUỐNG TRONG THỨC ĂN ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẦY THỊT VÀ SỨC SỐNG CỦA GÀ

Ngày đăng: 07/12/2017, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan