Môi trường xây dựng

164 595 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Môi trường xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây, các nhu cầu về khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Sự phát triển kinh tế xã hội với sự xuất hiện hàng loạt nhà máy xí nghiệp, các công trình

Trang 1

Chương 1

Khái niệm về môi trường

1.1 khái niệm Môi trường xây dựng

1.1.1 Môi trường

Một cách tổng quát, môi trường có thể được định nghĩa là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất bao quanh và có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của mọi sinh vật

Môi trường sống của con người thường được nghiên cứu, phân tích qua các loại: môi trường thiên nhiên, môi trường x6 hội, môi trường nhân tạo

- Môi trường thiên nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên, vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người

- Môi trường x6 hội: Là tổng thể các môi trường quan hệ giữa các cá thể con người với cộng đồng hợp thành x6 hội, từ đó tạo nên các hình thái tổ chức, các thể chế kinh tế x6 hội

- Môi trường nhân tạo: Bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học, x6 hội học do con người tạo nên

Ba loại môi trường này tồn tại cùng nhau, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ

Môi trường sống của con người còn có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc hẹp

Theo nghĩa rộng: Môi trường bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố về chất lượng của môi trường đối với sức khoẻ và tiện nghi sinh sống của con người

Theo nghĩa hẹp: Môi trường gồm các nhân tố về chất lượng của môi trường đối với sức khoẻ và tiện nghi sinh sống của con người Các nhân tố đó như không khí, nước, âm thanh, ánh sáng, bức xạ, cảnh quan, thẩm mỹ, đạo đức, quan hệ chính trị x6 hội tại nơi sinh sống và làm việc của con người

1.1.2 Chức năng của môi trường

Đối với con người MT có ba chức năng cơ bản: - Môi trường là nơi sinh sống của con người

- Môi trường là nơi chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người

- Môi trường là nơi tiếp nhận phế liệu thải ra từ quá trình sinh sống và sản xuất của con người

Trang 2

Môi trường có chất lượng cao là MT đồng thời làm tốt cả ba chức năng nêu trên

Môi trường được xem là suy thoái nếu không thực hiện được cả ba hoặc một trong các chức năng này MT lúc đó sẽ không còn là nơi phù hợp với con người, hoặc sẽ không còn khả năng cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để duy trì cuộc sống và hoạt động của họ; hoặc sẽ không chứa nổi các chất thải rắn, lỏng, khí mà con người muốn đẩy ra khỏi nơi mình sống và sinh hoạt

Đó chính là bản chất của các vấn đề gay cấn về MT toàn cầu cũng như của từng quốc gia, từng địa phương

Các yêu cầu đề ra đối với ba chức năng:

Chức năng một: Ô nhiễm MT: Yêu cầu phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người Ví dụ, phải có bao nhiêu mét vuông, hecta hay kilomet vuông cho mỗi người Không gian này lại phải đạt những tiêu chuẩn nhất định về nhân tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và x6 hội

Chức năng hai: Yêu cầu MT phải có nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất, quản lý của con người Đòi hỏi này không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng và độ phức tạp theo trình độ PT của x6 hội

Chức năng ba - Tái tạo MT: Trước đây trong x6 hội săn bắt, hái lượm, nông nghiệp, khi dân số nhân loại còn ít, được giải quyết theo chu trình phân huỷ tự nhiên Sự gia tăng dân số nhanh chóng và quá trình công nghiệp hoá đ6 làm cho chức năng thứ ba trở thành vô cùng quan trọng Nếu MT không làm tốt chức năng này thì chất lượng cuộc sống của con người dù có thừa lương thực, hàng hoá thông tin,… cũng không còn MT sống có chất lượng cao Qúa trình "độc hoá" MT này, thậm chí còn có thể dẫn x6 hội loài người đến diệt vong

- ở Việt Nam, với sự cộng tác của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), năm 1986 có chương trình quốc gia nghiên cứu về tài nguyên và MT Trên cơ sở này, một kế hoạch quốc gia về MT và PT bền vững đ6 được chính phủ ban hành ngày 12/06/1991 Ngày 27/12/1993, Quốc hội phê chuẩn Luật bảo vệ MT

1.1.3 Ô nhiễm môi trường (MT)

Ô nhiễm MT là sự thay đổi tính chất của MT, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh vật sống và MT thiên nhiên

1.1.4 Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển

Trang 3

Giữa MT và PT có mối quan hệ rất chặt chẽ MT là tổng hợp các điều kiện của con người, phát triển (PT) là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó MT là địa bàn và đối tượng của PT

Trong một quốc gia luôn tồn tại hệ thống: Hệ thống kinh tế - x6 hội và Hệ thống MT

- Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế Chất thải này có thể ở lại hẳn trong MT thiên nhiên hoặc qua chế biến rồi trở lại hệ kinh tế

- Một hoạt động kinh tế mà chất thải không thể sử dụng trở lại được hệ kinh tế, được xem như là hoạt động gây tổn hại đến MT

- L6ng phí tài nguyên không tái tạo được, hoặc sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức khiến cho nó không thể hồi phục được, hoặc hồi phục sau một thời gian quá dài, thải ra những chất độc hại đối với con người và MT là những hoạt động tiêu cực về MT

- Các hoạt động PT luôn có hai mặt lợi và hại Bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt: thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm hoạ đối với đời sống và sản xuất của con người

Một phần đáng kể của nguồn nguyên liệu và năng lượng được tiêu thụ một cách quá mức tại các nước PT vốn được khai thác ở các nước đang PT Bên cạnh hiện tượng "ô nhiêm do thừa th6i" xảy ra tại các nước công nghiệp hoá, đồng thời cũng xuất hiện hiện tượng "ô nhiễm do nghèo đói" ở các nước kém PT

Các mục tiêu về PT kinh tế x6 hội và bảo vệ MT phải được gắn bó với nhau trong xây dựng mục tiêu, xác định chiến lược kế hoạch hoá, cũng như điều hành và quản lý thực hiện các mục tiêu đó

1.2 môi trường và con người

1.2.1 Quan hệ giữa môi trường và con người

Sự sống và MT luôn luôn gắn bó với nhau, phù hợp với nhau Sinh vật được tồn tại trong MT không ngừng phải đáp ứng với áp lực của điều kiện sống xung quanh, cộng cả tác động tương hỗ của các giống loài với nhau Con người cũng không ngoại lệ, tuy nhiên trong MT sống của con người có những áp lực của văn hoá x6 hội Như vậy, ảnh hưởng của MT lên con người tiến hành theo hai con đường: x6 hội và sinh học, ranh giới giữa chúng thường khó vạch ra

Nói cụ thể, đặc thù MT sống của con người là sự xen lẫn phức tạp của yếu tố văn hoá x6 hội và tự nhiên, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp Mối quan hệ mật thiết giữa sinh học và văn hoá ở con người là điều kiện không thể phủ nhận Cả hai thành phần PT song song, biến đổi và tiến hoá theo từng giai đoạn lịch sử

Trang 4

1.2.2 Tác động của con người lên môi trường

Cũng như mọi sinh vật, từ buổi đầu xuất hiện con người đ6 tác động vào MT xung quanh để tồn tại trong hàng triệu năm đầu khi x6 hội laoif người còn chưa phát triển, tác động này không đáng kể, chưa gây biến động gì lớn, cân bằng sinh thái vẫn được bảo đảm Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mình, con người đ6 trở thành kẻ độc chiếm nguồn lương thực và tài nguyên, tác động vào tự nhiên ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế, x6 hội, văn hoá, đặc biệt trong những năm gần đây

Ngày nay, con người làm chủ toàn bộ hành tinh, sống ở các hệ sinh thái đô thị rất khác nhau về điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, tài nguyên, cảnh quan địa lý…) Càng ngày những tiến bộ công nghệ, nhân tố x6 hội đ6 tác động làm cho hiệu lực của chọn lọc tự nhiên dần dần chuyển thành hệ sinh thái người

Đến ngày nay không một hệ sinh thái nào lại không chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp ít hoặc nhiều của con người Theo ý nghĩa đó thì cả hành tinh chúng ta ngày nay là một phức hệ sinh thái khổng lồ của nhân loại

1.3 tầm quan trọng của Mt xây dựng trong nền kinh tế quốc dân

Chúng ta biết rằng, mọi hiện tượng và quá trình xảy ra trong MT như mưa, gió, động đất, công nghiệp hoá, xây dựng cơ bản… đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự hoạt động của con người

Vì vậy cần phải nghiên cứu một cách đúng đắn những đặc điểm của MT để có thể lợi dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi, tránh được những tác hại do MT gây ra

1.3.1 Vai trò của MT học trong công nghiệp

Trong công nghiệp, MT học cũng đóng một vai trò quan trọng Khi muốn xây dựng một nhà máy, một công xưởng, một khu công nghiệp, người kỹ sư thiết kế ngoài việc phải xét đến nguyên vật liệu, nhiên liệu, sự tán nhiệt của lò, việc giải quyết xử lý các chất thải công nghiệp,… còn phải xét đến các điều kiện MT như ánh sáng, gió, nhiệt độ không khí, độ ẩm, bụi, tiếng ồn… Bởi vì những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến MT làm việc đến sức khoẻ của công nhân, từ đó dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm bị giảm sút

1.3.2 Vai trò của MT học trong giao thông vận tải

Trong giao thông vận tải, khí tượng học cũng đặc biệt được coi trọng, nhất là mọi sự hoạt động của ngành hàng không, vận tải đường sông, đường biển thường diễn ra trong những điều kiện khí tượng thời tiết bất thường

Trang 5

Chúng ta biết rằng khi máy bay, ở trên không trung đều không tránh khỏi việc gặp những hiện tượng gây nguy hiểm như giông b6o, sương mù, băng kết… Để tránh những tai nạn khủng khiếp xảy ra, người phi công luôn luôn phải có sự liên lạc với các trạm không lưu ở mặt đất để biết được những tin tức về thời tiết trên đường bay và nơi hạ cánh

Tàu thuyền đi lại trên sông biển cần phải có những thông tin kịp thời, chính xác về tầm nhìn xa, về sự xuất hiện của sương mù, b6o tố… Điển hình trong việc tán phá của b6o tố và trận b6o ngày 10 tháng 10 năm 1780 ở Đại Tây Dương, gần bờ biển châu Mỹ được mệnh danh là "Đại cuồng phong" B6o đổ bộ vào quần đảo Ang ty với sức mạnh khủng khiếp, tàn phá cả vùng đảo Xataluxia Sóng biển cuốn cả tàu thuyền lên nóc tu viện, cây cối bị trốc cả rễ, nhà ở bằng đ6 cũng bị sụp đổ, cả hạm đội Anh bị đắm ở ngoài khơi Đảo Mác ty sức gió đ6 phá trụi nhiều thành phố, hơn bốn mươi tàu của Pháp bị đắm ngay ở bờ biển Riêng ở đất liền có mười ngàn người bị thiệt mạng…

Khi con người đ6 nắm vững được các qui luật của tự nhiên, không những ngăn ngừa những tai hại xảy ra mà còn lợi dụng được những quy luật tự nhiên phục vụ cho lợi ích của con người Nhờ gió tín phong thổi cố định và biết lợi dụng sức gió mà từ lâu tàu bè đ6 đưa con người đi lại giao lưu giữa các vùng Bắc và Nam bán cầu

Về phương diện giao thông đường sắt, đường bọ, sẽ không hoạt động bình thường nếu thiếu tài liệu dự báo khí tượng thời tiết Mưa lớn làm sạt lở nền đường làm cản trở giao thông…

1.3.3 Vai trò của MT đối với các ngành khoa học kỹ thuật khác

Ngày nay, khoa học MT ngày càng hoàn thiện để phục vụ đắc lực cho các ngành khoa học khác Khoa học MT là một trong những ngành khoa học thực nghiệm, sự PT của nó, về phương diện lý thuyết góp phần cho các ngành KH khác thêm phong phú

Khi xây dựng các công trình, tài liệu MT như gió, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… là không thể thiếu được, nếu thiếu tài liệu này công trình xây dựng sẽ không hợp lý về mặt kỹ thuật và kinh tế, gây l6ng phí hoặc công trình bị hư hỏng Người kỹ sư thiết kế qui hoạch đô thị, khu văn hoá, khu công nghiệp phải tính đến hướng gió, tốc độ gió sao cho bụi khói từ khu công nghiệp không gây ô nhiễm cho khu dân cư đô thị

Khi xây dựng nhà cửa, cầu cống, ngoài việc tính toán đến cường độ vật liệu, độ lún, độ ổn định của công trường, còn phải đặc biệt lưu ý đến tài liệu mưa gió, dòng chảy để khi tiến hành xây dựng công trình khỏi bị ngập lụt, sạt lở hay bị cuốn trôi

Trang 6

Trong xây dựng thủy lợi, tài liệu MT tự nhiên không thể thiếu được để đặt kế hoạch tiến độ thi công Khi xây dựng hồ nước cần có tài liệu chính xác về mưa, gió, dòng chảy… Nếu tài liệu thiếu hoặc không đúng, khi tính toán mưa, thiết kế thiên nhỏ hoặc thiên lớn so với lượng mưa thực tế thì công trình sẽ bị l6ng phí hoặc bị phá huỷ

1.4 tình hình môi trường ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu sau đây nói lên sự suy giảm tỷ lệ diện tích rừng ở Việt Nam

Bảng 1.1

2 Sự suy giảm tài nguyên đất

Sự suy giảm tài nguyên đất do xói mòn làm cho suy giảm độ màu mỡ của đất, và xuất hiện các hiện tượng phong hoá như chua phèn, mặn,…

Qua tài liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp chia theo bình quân đầu người từ 1940 đến 1990 giảm 50%, cụ thể như ở bảng sau:

Bảng 1.2

3 Sử dụng tài nguyên nước không hợp lý

Tiềm năng nước ở Việt Nam rất lớn 6400m3/người/năm, nhưng do bảo vệ và khai thác MT chưa tốt nên:

- Giữ nước kém hiệu quả

- Thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô - Nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm bẩn

Trang 7

4 Sử dụng tài nguyên khoáng sản không hợp lý

- Tổn thất trong thăm dò, khai thác (than 15 ữ 40%) - Sử dụng không hợp lý sau khai thác

- Gây ô nhiễm MT, huỷ hoại cảnh quan

5 Suy thoái đa dạng sinh học

- Nước ta phong phú về tài nguyên sinh vật (12000 loại thực vật, hàng chục nghìn loại động vật có giá trị), nhưng nhiều loại quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng

- Hệ thống cơ sở BVTV còn khó khăn, thiếu thốn trong hoạt động và QL - Suy thoái tài nguyên sinh vật biển và ven biển

6 Ô nhiễm MT

- Ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn, rác thải sinh hoạt và công nghiệp - Ô nhiễm hoá chất nông nghiệp tại một số vùng thâm canh

- Thiếu nước sạch

7 Hậu quả của chiến tranh

- Rừng bị tàn phá nặng nề và các hậu quả sinh thái kèm theo - Người bị tàn phế, di chứng di truyền cho nhiều thế hệ mai sau

b Công nghiệp hoá ở Việt Nam

Vận tốc công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay và các năm tới dự đoán sẽ ở mức độ cao chưa từng thấy Nhiều khu chế xuất ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ… đ6 và đang hình thành Năm 1996 đ6 có 365 giấy phép cấp cho các dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 8,6 tỷ USD, tỷ lệ các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chiếm 80%, trong đó có một số dự án qui mô lớn đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng Cho đến giữa năm 1999, cả nước có 33 khu công nghiệp tập trung được hình thành, hàng trăm nhà máy mới nằm trong các khu công nghiệp trên đ6 đi vào hoạt động Theo định hướng qui hoạch đến năm

Trang 8

2010, riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành khoảng 50 khu công nghiệp mới, tập trung trên diện tích đất khoảng 23.000 ha

Hiện nay một số khu công nghiệp và nhà máy cũ ở nước ta vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, phần lớn chưa có thiết bị xử lý khí thải, nước thải, lại thường nằm xen kẽ với các khu dân cư Vì vậy, chúng đang gây ô nhiễm MT, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động cũng như cộng đồng dân cư

Bảo vệ MT đang là vấn đề cấp bách phải quan tâm, khu công nghiệp Biên Hoà cũ đang có kế hoạch chỉnh trang lại qui hoạch và cơ sở hạ tầng để cải thiện MT, khu công nghiệp Việt Trì sẽ không mở rộng để bảo vệ MT cho thành phố Việt Trì

Từ năm 1995 đến nay, tại các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh) đ6 tiến hành kiểm tra, kiểm soát tác động MT các cơ sở công nghiệp cũ, đ6 xác định được nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm MT trầm trọng và đ6 lập kế hoạch từng bước di chuyển một số nhà máy hoặc các phân xưởng nhà máy hoặc các phân xưởng nhà máy ra ngoại thành, nhằm cải thiện MT đô thị Chính phủ đ6 quyết định đóng của Nhà máy Xi măng Hải Phòng trong tương lai gần Một số các nhà máy cũ đ6 được bổ sung hoặc nâng cấp hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm MT

Tuy vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và MT trong khai thác mỏ đ6 được chú ý hơn trước nhưng vẫn chưa có tiến bộ đáng kể Vấn đề giải quyết chất thải cũng như hoàn nguyên MT đất ở các khu mỏ than ở Quảng Ninh và một số khu mỏ khác vẫn là vấn đè tồn tại bức xúc hiện nay MT lao động của công nhân mỏ rất kém, đặc biệt là ô nhiễm bụi và khí độc Tình trạng khai thác vàng và đá quý tự do hiện nay vẫn chưa ngăn chặn được làm ô nhiễm MT đất, nước và l6ng phí mất mát nhiều loại tài nguyên có giá trị của đất nước

2 Một số vấn đề cấp bách để BVMT đô thị và CN ở nước ta

MT đô thị và công nghiệp nước ta đ6 và đang bị ô nhiễm và ngày càng trỏ thành vấn đề trầm trọng, cần phải nhanh chóng có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ MT đô thị

- Cần phải nâng cao nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với vấn đề bảo vệ MT đô thị và khu công nghiệp, tăng cường giáo dục bảo vệ MT cho mỗi người dân, mỗi hộ sản xuất, mỗi chủ xe, chủ xí nghiệp, mỗi cấp l6nh đạo chính quyền từ x6, phường, quận đến tỉnh, thành phố

- Thực hiện đúng trình tự xây dựng và PT đô thị, trước tiên phải ưu tiên đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

- Cần ngăn chặn việc thu hẹp diện tích cây xanh và lấy dần hồ ao để lắp đặt xây dựng nhà ở khu dân cư PT đô thị

Trang 9

- Kiên quyết di chuyển một số nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm lớn ở nội thành ra khu công nghiệp ngoại thành

- Từng bước bắt buộc tất cả cá xí nghiệp phải áp dụng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc hại trước khi thải vào MT không khí, áp dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải nước bẩn vào sông ngòi Dần dần áp dụng nguyên tắc: "người gây ô nhiễm phải trả tiền cho ô nhiễm" mà ở nhiều nước trên thế giới đ6 áp dụng

- Quan tâm bảo vệ MT nước mặt, bảo vệ nguồn nước ngầm, nguồn nước sạch cho nhiều thành phố, khu dân cư trên cả nước

- Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải độc hại ở đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng cần xây dựng nhà máy xử lý rác độc hại, đồng thời cần đảm bảo b6i đổ rác, ủ rác đúng kỹ thuật ở mọi thành phố Mặt khác cần tăng cường khả năng thu gom rác của các công ty vệ sinh đô thị

- Nhanh chóng xoá bỏ tất cả các loại hố xí thùng và hố xí hai ngăn ở trong thành phố

- Nồng độ bụi trong không khí ở hầu hết các đô thị nước ta đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, bụi chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải gây ra Quản lý xây dựng và PT giao thông tốt giảm nồng độ bụi trong không khí đô thị nước ta

- Để bảo vệ MT PT bền vững và thực hiện luật bảo vệ MT cần phải tiến hành đánh giá tác động MT đối với các dự án PT kinh tế x6 hội, đặc biệt là đối với dự án qui hoạch PT đô thị MT đô thị và khu công nghiệp là một vấn đề tổng hợp phức tạp của nhiều yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, vì vậy cần phải thi hành nhiều biện pháp đồng bộ, toàn diện và chính xác mới có thể bảo vệ MT đô thị và khu công nghiệp cho hiện tại và tương lai

1.5 đánh giá tác động mt

1.5.1 Các công cụ quản lý MT của nhà nước

Đánh giá tác động MT và PT bền vững là công cụ có hiệu lực để quản lý và bảo vệ MT Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ MT và PT bền vững bằng các công cụ quản lý MT

1 Công cụ về chính sách chiến lược

Chính sách bảo vệ MT và PT bền vững là công cụ để chỉ đạo mọi hoạt động bảo vệ MT và PT bền vững trên một phạm vi l6nh thổ rộng lớn như một quốc gia, một bang, một tỉnh, trong một khoảng thời gian dài thường từ 5 ữ 10 năm trở lên Chính sách phải nêu lên mục tiêu bảo vệ MT và PT bền vững và các định hướng

Trang 10

lớn để thực hiện mục tiêu Chính sách phải hợp lý, dựa trên cơ sở vững chắc về khoa học và thực tiễn

Chiến lược cụ thể hoá chính sách ở một mức nhất định Chiến lược xem xét mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách quyết định và nguồn lực có thể có để thực hiện các mục tiêu này Trên cơ sở này lựa chọn các mục tiêu khả thi, xác định các phương hướng, biện pháp lớn để thực thi Chiến lược quốc gia về bảo vệ thiên nhiên và MT của nước ta đề xuất năm 1986 là một ví dụ về chiến lược bảo vệ MT

Hiện nay trên thế giới ngoài những chính sách, chiến lược quốc gia về bảo vệ MT và PT bền vững còn có chính sách chiến lược bảo vệ MT cho toàn cầu, hoặc cho từng khu vực, do các tổ chức quốc tế hoặc khu vực soạn thảo, ban hành và thực hiện

2 Công cụ về pháp luật, quy định, chế định

Hệ thống luật bảo vệ MT của một quốc gia thường gồm có: Luật chung (hoặc luật cơ bản) về bảo vệ MT và các luật về sử dụng từng dạng tài nguyên thiên nhiên về bảo vệ chất lượng MT tại một địa phương hoặc trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể của x6 hội Luật về rừng, biển, tài nguyên, khoáng sản, về bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bảo hộ lao động là những ví dụ cụ thể về các loại luật

Qui định là những văn bản pháp chế dưới luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung đ6 ghi vào luật Qui định có thể do cơ quan lập pháp hoặc hành pháp ban hành theo chức năng và thẩm quyền cụ thể của các cơ quan đó Qui định về các tiêu chuẩn chất lượng MT của quốc gia hay tỉnh, thành phố, thuộc loại văn bản này

Chế định là các qui định về chế độ, thể lệ, tổ chức quản lý bảo vệ MT và PT bền vững Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, lề lối làm việc của hệ thống Bộ, Sở khoa học Công nghệ MT và một chế định về bảo vệ MT

3 Công cụ kế hoạch hoá

Bảo vệ MT được tiến hành trên qui mô l6nh thổ lớn, thời gian dài, quan hệ đến mọi người, mọi ngành trong x6 hội Vì vậy, chỉ có thể làm tốt việc bảo vệ MT khi được kế hoạch hoá Kế hoạch hoá MT là kế hoạch trong đó có mục tiêu PT kinh tế - x6 hội được xem xét một cách tổng hợp với các mục tiêu về MT nhằm đảm bảo khả năng thực tế cho thực hiện PT bền vững

Các công cụ kế hoạch hoá thường gồm có các qui hoạch xem xét các vấn đề tài nguyên MT một cách khái quát, dài hạn Các kế hoạch dài hạn, trung hạn (năm năm) và ngắn hạn (một vài năm) Kế hoạch phải đảm bảo sự đồng bộ, cân đối giữa mục tiêu và nguồn lực, mối quan hệ hợp lý giữa các hoạt động và thời

Trang 11

gian biểu của các hoạt động đó Trong kế hoạch có thể có các chương trình hành động, trong chương trình lại có các dự án cụ thể

4 Công cụ thông tin dữ kiện

Các công cụ này bao gồm: Hệ thống quan trắc, đo đạc các yếu tố tài nguyên MT, tạo nên cơ sở dữ liệu thống nhất của quốc gia Công cụ này quyết định sự đúng đắn và độ chính xác về nhận định hiện trạng dự báo diễn biến tình trạng tài nguyên MT và của các công cụ chính sách và kế hoạch hoá

5 Kế toán môi trường

Kế toán MT (environmental accounting) là khái niệm mới được đưa ra gần đây trong quản lý MT Kế toán MT là sự phân tích tính toán nhằm xác định một cách định lượng với độ chính xác nhất định về sự gia tăng hoặc suy thoái của dự trữ tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia Sự thay đổi về chất lượng và số lượng của tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động PT kinh tế x6 hội mang lại, mà kế toán MT đưa ra cần được xem xét trong quá trình quyết định các mục tiêu và chương trình PT quốc gia

Trong kế toán MT thường phải làm hai việc Một là đo đạc số lượng và chất lượng tài nguyên Hai là xác định giá trị của dự trữ tài nguyên nói trên làm thành "tiền tệ" Để đánh giá "được, mất" về tài nguyên và so sánh với cái "được, mất" khác lúc sử dụng các tài nguyên đó theo những phương án khác nhau Việc thứ hai rất khó khăn, tuy nhiên đối với một số tài nguyên cũng có nơi đ6 làm được Các nước như Pháp và Na Uy, trên cơ sở những dữ liệu quan trắc tốt về MT đ6 đưa ra phương pháp kế toán đơn giản hoá đối với một số dạng tài nguyên Trung Quốc, Philippin, Thái Lan cũng có những thí điểm về kế toán MT

6 Quản lý tai biến MT

Tai biến MT là những thiệt hại to lớn về MT diễn ra một cách đột ngột do thiên tai hoặc do nguyên nhân nhân tạo Quản lý tai biến MT (environmental risk assessment) gồm bốn hoạt động:

- Xác định tai biến

- Đánh giá khả năng thiệt hại - Đánh giá xác suất xảy ra tai biến - Xác định đặc trưng tai biến

Để quản lý tai biến MT có hiệu quả cần có tư liệu về khả năng tác hại của các loại tai biến, ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, xác suất xảy ra tai biến

7 Giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức của nhân dân

Bảo vệ MT và PT bền vững có thể công nếu huy động được đông đảo nhân dân tham gia một cách tự giác Vì vậy, việc giáo dục MT trong hệ thống nhà

Trang 12

trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ MT và PT bền vững của mọi người dân, trước hết là của những người có quyền ra quyết định, là việc có tầm quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ MT

Bảo vệ MT đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý am hiểu về MT và PT bền vững Đội ngũ này cần được đào tạo trong các khoá đào tạo đại học chuyên nghiệp dài hạn, trong lớp huấn luyện ngắn ngày, trong các hội thảo, hội nghị khoa học

8 Nghiên cứu và triển khai khoa học, công nghệ

Hoạt động bảo vệ MT và PT bền vững được tiến hành trên cơ sở khoa học và công nghệ liên ngành, ở trình độ tiên tiến ở các nước công nghiệp hoá, khoa học và công nghệ MT đ6 PT tới trình độ rất cao Các nước đang PT phải vận dụng một cách sáng tạo những giải pháp khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề đặc thù do điều kiện thiên nhiên và x6 hội cụ thể của đất nước mình Việc tạo lập các công cụ quản lý MT cho một quốc gia, một địa phương cũng đòi hỏi những nghiên cứu, thực nghiệm nhất định về khoa học và công nghệ MT

9 Đánh giá tác động môi trường

Đây là công cụ rất quan trọng và hiệu lực trong việc bảo vệ MT

1.5.2 Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động MT của hoạt động PT kinh tế - x6 hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động tích cực trước mắt và lâu dài, mà việc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng MT sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đso nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp phòng chống xử lý, khống chết các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng MT theo tiêu chuẩn cho phép của nhà nước Đánh giá tác động MT là một trong những công cụ có hiệu quả bảo vệ MT, xúc tiến PT bền vững, là công cụ để thực hiện chính sách, chiến lược, thực thi luật pháp, qui định làm cho kế hoạch, chương trình, dự án PT kinh tế - x6 hội mang tính PT bền vững Mặt khác, đánh giá tác động MT chỉ có thể tiến hành một cách có hiệu quả với sự có mặt và hỗ trợ của tám loại công cụ khác đ6 nêu trên

Chính sách, chiến lược, qui định là chuẩn, còn đánh giá cơ sở dữ liệu, kế toán Mt là tư liệu gốc cho phân tích và dự báo tình hình MT Quản lý tai biến là một trong những hướng quan trọng về xử lý tác động MT, giáo dục đào tạo cung cấp nguồn chuyên viên cho đánh giá tác động MT, nghiên cứu khoa học và công nghệ là cơ sở của bản thân việc đánh giá và đề suất biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động xấu của MT

Những việc cần thiết khi đánh giá tác động môi trường (TĐMT)

Trang 13

- Xây dựng ngay chính sách và hàng loạt các qui trình bao gồm các quy chế về đánh giá TĐMT để xem xét và đánh giá các dự án PT của nhà nước và khu vực tư nhân

- Đánh giá TĐMT phải được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch

- Đánh giá TĐMT phải được kết hợp chặt chẽ trong việc qui hoạch phát triển vùng

- Các trung tâm đánh giá TĐMT phải được thành lập ở các trường đại học để PT đội ngũ chuyên gia quốc gia Việt Nam

Vấn đề quan trọng và chủ yếu trong TĐMT của một dự án hoặc của một cơ sở đang hoạt động là phải phân tích được tất cả các tác động tích cực và các tác động tiêu cực của hoạt động của cơ sở tới MT Từ đó đề ra những biện pháp thích hợp khống chế những tác động tiêu cực tới MT cho toàn khu vực hoạt động (MT bên trong cũng như MT bên ngoài dự án hoặc một cơ sở công nghiệp)

Nội dung của một báo cáo TĐMT thường có những vấn đề chính sau đây: • Phần mở đầu

• Chương 1: Mô tả sơ lược dự án - Tên dự án

- Chủ đầu tư

- Mục tiêu kinh tế

- Tiến độ thực hiện của dự án

• Chương 2: Điều kiện tự nhiên và kinh tế x6 hội tại khu vực hoạt động dự án

- Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án - Đặc điểm khí khậu, khí tượng tại khu vực

- Phân tích địa hình, thực trạng sử dụng đất đai tại khu vực dự án - Phân tích điều kiện thủy văn, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình - Hiện trạng MT khu vực dự án

- Hiện trạng sức khoẻ cộng đồng tại khu vực dự án

• Chương 3: Đánh giá tác động của công trình tới MT tự nhiên và kinh tế x6 hội

- Các tác động của dự án tới MT

- Nguồn gốc, đặc trưng và tác động của các chất ô nhiễm - Đánh giá TĐMT nước do hoạt động của dự án gây ra - Đánh giá TĐMT không khí do hoạt động của dự án gây ra - Đánh giá TĐMT tiếng ồn do hoạt động của dự án gây ra - Đánh giá TĐMT đất do hoạt động của dự án gây ra

Trang 14

- Đánh giá TĐMT chất thải rắn do hoạt động của dự án gây ra - Đánh giá tác động của dự án đối với tài nguyên sinh vật - Đánh giá tác động của dự án đối với kinh tế x6 hội - Đánh giá tác động của dự án đối với sức khoẻ cộng đồng

• Chương 4: Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm MT khu vực dự án

- Các biện pháp bảo vệ MT nước - Các biện pháp bảo vệ MT không khí - Các biện pháp bảo vệ MT tiếng ồn - Các biện pháp bảo vệ MT đất - Các biện pháp xử lý chất thải rắn - Chương trình đào tạo, quản lý MT - Chương trình quan trắc MT

• Chương 5: Kết luận và kiến nghị - Các phụ lục có liên quan tới dự án

Trang 15

Chương 2

ô nhiễm môi trường không khí

2.1 ô nhiễm môi trường không khí và tác hại của chúng

2.1.1 Ô nhiễm môi trường không khí

Theo TCVN 5966 - 1995, sự ô nhiễm không khí được quy định: "Sự có mặt của các chất trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự nhiên và nếu đồng bộ đủ lớn, thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu, sức khoẻ hoặc lợi ích của người hoặc môi trường"

Môi trường không khí có ý nghĩa rất hệ trọng đối với sức khoẻ của con người, bởi vì người ta có thể nhịn ăn 7 ữ 10 ngày, nhịn uống 2 ữ 3 ngày, nhưng chỉ sau 3 ữ 5 phút nhịn thở thì con người có nguy cơ bị tử vong

Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải công nghiệp và giao thông vận tải gây ra không những làm thiệt hại rất lớn về vật chất đối với nền kinh tế quốc dân mà còn gây ra bệnh tật cho người, động vật, và nhiều quần thể cây xanh đ6 bị tiêu diệt hoàn toàn Các nhà tâm lý học đ6 khẳng định rằng, do ô nhiễm môi trường không khí mà ở châu Âu diện tích cây xanh đ6 bị thu hẹp 40%

Thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử loài người là vụ rò khí MIC (metylizocyanat: CH3NCO) ở Liên hiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu Bhopal (ấn Độ) năm 1984; khoảng hai triệu người dân Bhopal đ6 bị nhiễm độc, trong đó có 5.000 người đ6 chết và 50.000 người bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù, thảm hoạ còn ảnh hưởng đến tận ngày nay

Trái đất - ngôi nhà của chiến tranh, không khí - bầu dưỡng khí của sự sống, đang bị chúng ta làm suy thoái và chính chúng ta đang phải chịu hậu quả do chính mình gây ra Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng góp phần gây ra ô nhiễm không khí

Như vậy đối tượng nghiên cứu của chúng ta trong lĩnh vực này là các nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra như:

- Các nguồn ô nhiễm công nghiệp: ngành nhiệt điện, ngành vật liệu xây dựng, ngành hoá chất và phân bón, ngành dệt và giấy, ngành thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, nhà máy công nghiệp nhẹ…

- Các nguồn ô nhiễm do giao thông gây ra

- Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người gây ra - Nguồn thải từ các nguồn khác

2.1.2 Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường không khí

Trang 16

Môi trường không khí hiện nay thường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường không khí ở đô thị và khu con người Thông thường, người ta phân các chất ô nhiễm không khí thành bốn loại cơ bản

1 Bụi

Bụi là kết quả của sự bẻ g6y các nguyên liệu rắn dưới ảnh hưởng của các lực tự nhiên hoặc các tác động cơ học khác Bụi thường được sinh ra từ các trục đường giao thông, các mỏ, trong sản xuất công nghiệp như quá trình đốt nhiên liệu, phân xưởng đúc, nhà máy dệt, các thao tác nghiền, các quá trình vận chuyển nguyên vật liệu…

Dựa vào kích thước hình học, người ta phân chia thành các loại bụi như sau: Bụi nặng (bụi lắng đọng), là loại bụi có đường kính d > 100àm Dưới tác dụng của lực trọng trường, loại bụi này thường có vận tốc rơi lớn hơn không (Wr= 0) Các loại bụi nặng như bụi đất, đá, bụi kim loại (đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cadmi,…)

Bụi lơ lửng, là loại bụi có đường kính d ≤ 100 àm Loại bụi này chịu ảnh hưởng không đáng kể của trọng trường, có thể xem như Wr = 0, vì vậy chúng thường bay lơ lửng trong không gian trong một thời gian rất lâu, tương tự như các phần tử khí khác Vì vậy được gọi là bụi lơ lửng

Các loại bụi nhẹ lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật) như bụi nitrat, bụi sulfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa…

Bụi hô hấp (còn gọi là bụi phổi), là bụi lơ lửng có đường kính d ≤ 10 àm Với kích thước bé, loại bụi này xuyên qua mũi và xâm nhập vào trong phổi của chúng ta Vì vậy được gọi là bụi phổi

Dựa vào hình dáng, bụi được phân thành hai loại: - Bụi hạt là loại bụi có tỷ lệ ≤3

- Bụi sợi là loại bụi có tỷ lệ >3

Trong đó: a - chiều rộng hạt bụi; b - chiều dài hạt bụi

Người ta định nghĩa nồng độ trong không khí là khối lượng xác định của bụi trong một đơn vị thể tích không khí Đơn vị tính là g/m3, mg/m3 ng/m3…

Lượng bụi lắng đọng được tính bằng: mg/m2/24h, tấn/km2/năm,…

Lưu ý rằng, trong quá trình tính toán cũng như khi khảo sát trên hiện trường, phương pháp xác định bụi lơ lửng và bụi nặng rất khác nhau

2 Khí hơi

Trang 17

Các chất ô nhiễm nhân tạo chính dang hơi, khí trong môi trường không khí bao gồm:

- Các loại khí oxyt của nitơ (nitơ oxyt - NO, nitơ đioxyt - NO2), SO2, H2O, CO, các loại kí halogen (clo, brom, iot)…

4 Khói

Khói hình thành từ thể lỏng và thể rắn bé nhỏ sinh ra từ sự đốt cháy các nguyên liệu cacbon Trong môi trường, khói được xem là rất nguy hiểm Đơn vị tính nồng độ của hơi và khí là: g/m3, mg/m3, ng/m3,… hoặc ppm (phần triệu), ppb (phần tỷ)…

2.1.3 Các tiêu chuẩn của nhà nước Việt Nam về chất lượng không khí

Tiêu chuẩn về chất lượng không khí được chia làm ba loại:

- Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (cho cả khu dân cư) - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp (qua ống khói, cửa trời)

- Tiêu chuẩn môi trường trong các phân xưởng sản xuất

2.1.4 Các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí

Có hai loại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí là nguồn thiên nhiên và nhân tạo

Nguồn nhân tạo như các cơ sở công nghiệp đốt nhiên liệu (than, dầu, khí đốt); do khói bụi từ giao thông vận tải; các nguồn ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp, do sinh hoạt (đun, nấu)… Các nguồn ô nhiễm nhân tạo lớn nhất là do quá trình đốt nhiên liệu sinh ra, xem các số liệu trong bảng 2.1.

Nguồn thiên nhiên như cháy rừng, núi lửa…

Các nguồn ô nhiễm môi trường không khí thông thường tập trung ở các đô thị và khu công nghiệp

ở nước ta đang diễnŠ ra quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá tương đối nhanh, đặc biệt là ở ba vùng trọng điểm phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng -

Trang 18

Quảng Ninh; Tp Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Nha Trang Vì vậy hiện trạng chất lượng MT đô thị và khu công nghiệp nước ta biến đổi hàng năm, theo chiều hướng bất lợi, vì chất thải ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt đô thị ngày càng tăng về số lượng, chủng loại và tính độc hại Có nhiều khu chế xuất đang hình thành, đó là các khu công nghiệp mới, nguồn thải tập trung trong phạm vi l6nh thổ không nhỏ, chúng sẽ gây ô nhiễm các vùng xung quanh, do đó sẽ mở rộng diện tích các vùng bị ảnh hưởng của ô nhiễm sản xuất

Bảng 2.1 Lượng thải các chất ô nhiễm môi trường không khí toàn cầu năm 1982 (đơn vị là triệu tấn)

Giao thông vận tải - Xe ô tô chạy xăng - Xe ô tô chạy dầu, diezen - Máy bay

- Tàu hoả và các loại khác Cộng

53.5 0.2 2.4 2.0 58.1

0.5 0.3 0.0 0.4 1.2

0.2 0.1 0.0 0.5 0.8

13.8 0.4 0.3 0.6 15.1

6.0 0.5 0.0 0.8 7.3 Đốt nhiên liệu

- Than - Dầu xăng - Khí đốt tự nhiên - Gỗ, củi

Cộng

0.7 0.1 0.0 0.9 1.7

7.4 0.3 0.2 0.2 8.1

18.3 3.9 0.0 0.0 22.2

0.2 0.1 0.0 0.4 0.7

3.6 0.9 4.1 0.2 8.8

Hoạt động khác - Cháy rừng

- Đốt các chất nông nghiệp - Đốt rác thải bằng than - Hàn đốt xây dựng Cộng

6.5 7.5 1.1 0.2 15.3

6.1 2.2 0.4 0.1 8.7

0.0 0.0 0.5 0.0 0.5

2.0 1.5 0.2 0.1 7.7

1.1 0.3 0.2 0.2 1.5

1 Nguồn thải ô nhiễm do công nghiệp

Sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đô thị hàng ngày thải ra các chất thải độc hại ở dạng khí (khí độc và bụi), dạng lỏng (nước thải) và dạng rắn (rác, bùn, phân) Các chất thải này là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất

Trang 19

Các khí thải (bụi và khí độc hại) từ các nhà máy ở nước ta thải ra ngày càng lớn và càng đa dạng, ngày càng gia tăng về số lượng và tính độc hại Vì vậy, xử lý chất thải sản xuất công nghiệp ở nước ta hiện nay là một vấn đề cấp bách và nóng bỏng, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về công nghệ xử lý chất thải nước, chất thải khí và rác thải thì mới có thể giảm nhẹ được hiện trạng ô nhiễm môi trường đô thị và và công nghiệp ở nước ta

Một số ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí và những chất ô nhiễm chính phát sinh ra từ các ngành đó được mô tả trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Các chất ô nhiễm không khí chính của một số ngành sản xuất

Nhà máy điện (lò nung, nồi hơi, đốt nhiên liệu)

Bụi, SO2, NOx, CO, CO2, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC – volatile organic compoud), aldehyt

Nhà máy dệt (lò nung, nồi hơi, đốt nhiên liệu, nhuộm, hấp, sấy, tẩy,…)

Bụi, SO2, NOx, CO, CO2, VOC, aldehyt, Cl2 Ngành vật liệu xây dựng (xi măng,

gạch,…)

Bụi, SO2, NOx, CO, CO2, VOC

Công nghiệp thực phẩm (đường, chế biến thuỷ sản, lên men bia, cồn, rượu,…)

Bụi, mùi hôi, H2S, SO2, NOx, CO, CO2 …

Sản xuất Supephosphat Bụi, HF, H2SF6, SO2, H2S, …

Sành sứ, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng Bụi, HF, SO2, NOx, CO, CO2 … Luyện kim, tái sinh kim loại, đúc Bụi, SO2, NOx, CO, CO2, chì …

Nhựa, cao su, chất dẻo Bụi, mùi hôi, VOC, SO2, NOx, CO, CO2 …

Trang 20

Thuộc da Bụi, mùi hôi, các khí độc, …

2 Nguồn ô nhiễm giao thông vận tải

Ô nhiễm do giao thông vận tải gây ra là một nguồn lớn, đặc biệt ở các nước phát triển Như số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, chúng ta đ6 sản sinh ra gần 2/3 khí cacbon monoxyt và 1/2 khí hydrocacbon và nitơ oxyt Đặc biệt, ô tô còn gây ô nhiễm bụi đất đá đối với môi trường (bụi thứ cấp) và bụi rất độc hại qua ống xả là bụi hơi chì và tán khói Tàu hoả, tàu thuỷ chạy bằng nhiên liệu than hay xăng dầu cũng gây ô nhiễm môi trường tương tự như ô tô

Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải gây ra nó là nguồn ô nhiễm rất hấp, nếu cường độ giao thông lớn thì nó giống như nguồn đường (nguồn tuyến), chủ yếu gây ô nhiễm cho hai bên đường Khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm giao thông vận tải rất phụ thuộc vào địa hình và quy hoạch kiến trúc các phố hai bên đường

Máy bay cũng là nguồn gây ô nhiễm bụi, hơi độc hại và tiếng ồn (tiếng ồn sẽ được xét ở chương sau) Bụi và hơi độc hại do máy bay thải ra nói chung là nhỏ, tính tỷ lệ trên lượng nhiên liệu tiêu hao trên đường bay cũng ít hơn ôtô Tổng số chất thải do máy bay gây ra chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng chất thải cacbon monoxyt và 1% chất thải hydrocacbon Chất thải của máy bay khác với khu công nghiệp là nó gây ra trên đường bay cao, không chỉ bó hẹp trong tiểu khu hay một thành phố Khói phụt của máy bay phản lực làm giảm đột nhìn rõ và thường gây phiền lòng cho mọi người dưới tuyến đường hàng không và xung quanh sân bay Một điều đáng chú ý là máy bay siêu âm bay ở độ cao lớn thải ra nitơ oxyt, chất này sẽ gây nguy hiểm đối với các phân tử ozzon trên thượng tầng khí quyển

3 Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người gây ra

Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người chủ yếu là bếp đun và lò sưởi sử dụng nhiên liệu than đá, củi, dầu hoả và khí đốt Nhìn chung, nguồn ô nhiễm này là nhỏ nhưng đặc điểm của nó là gây ô nhiễm cục bộ trong một nhà hay trong một buồng Hiện nay việc dùng than để đun nấu lan tràn trong đô thị, đó cũng là điều đáng quan tâm đối với các nhà tập thể có hành lang kín và cac căn hộ khép kín Đun bếp than tổ ong sẽ thải ra rất nhiều chất khí độc hại như SO2, CO, CO2và bụi Nồng độ CO tại bếp đun thường là lớn, có thể gây hại đối với con người và các sinh vật

Trang 21

Cống r6nh và môi trường nước mặt, ao, hồ, kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm cũng bốc hơi, thoát khí độc hại và gây ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị chưa thu gom và xử lý rác tốt thì sự thối rữa, phân huỷ các hữu cơ vứt bừa b6i hoặc chôn ủ không đúng kỹ thuật cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Các khí ô nhiễm từ các nguồn thải sinh hoạt trên chủ yếu là khí metan, urê và mùi hôi, thối Các khí ô nhiễm này đ6 làm ô uế không khí các khu dân cư ở đô thị

Các hố xí thùng, xí hai ngăn ở đô thị nước ta tuy có giảm dần, ước lượng mỗi năm giảm 5 ữ 7%, nhưng đến nay vẫn tồn tại phổ biến Quá trình "tự hoại hoá" xí thùng hiện nay ở các thành phố rất chậm, bởi vì không gặp khó khăn về kinh phí đầu tư mà còn gặp khó khăn về hạ tầng kỹ thuật đô thị liên quan, như hệ thống cống r6nh thoát nước, hệ thống cấp nước, kiến trúc khu phố cổ,… chưa cải tạo được

4 Nguồn ô nhiễm thiên nhiên

Mưa, b6o bào mòn đất gặp thời tiết hanh, khô tạo thành bụi tung lên trời Núi lửa phun ra bụi nham thạch, hơi khí từ lòng đất Nước biển bốc hơi mang theo bụi, muón lan truyền vào không khí Các quá trình huỷ hoại thối rữa thực vật và động vật tự nhiên cũng thải ra các khí làm ô nhiễm môi trường Các phản ứng hoá học giữa các khí tự nhiên Tất cả các loại bụi, hơi, khí trên đều gây ra ô nhiễm trường khí

5 Hiệu ứng nhà kính

Như đ6 trình bày ở các phần trước, phần lớn năng lượng của các tia bức xạ mặt trời có bước sóng nhỏ hơn 0,3 àm (tia tử ngoại) bị khí oxy và ozon hấp thụ Nếu không có sự hấp thụ này thì nhiều sinh vật trên trái đất đ6 bị huỷ diệt do bức xạ tử ngoại quá lớn Hơi nước hấp thụ lớn nhất là đối với tai nhiệt có bước sóng lớn hơn 18 àm Khí cacbonic hấp thụ lớn nhất đối với tia nhiệt có bước sóng có dải sóng 13 ữ 18 àm (bước sóng giửa dải là 15 àm) và dải bước sóng 2,7 ữ 4,3 àm Trong khoảng bước sóng 7 ữ 12 àm, khi bầu trời trong xanh, bức xạ nhiệt sóng dài dễ thoát vào không trung và được gọi là cửa sổ bức xạ của khí quyển

Các loại khí không chỉ xuất hiện một cách tự nhiên trong khí quyển, mà còn có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại và phản xạ trở lại bề mặt trái đất gây ra hiệu ứng ấm và các chất khí đó được gọi là khí nhà kính Các khí nhà kính có tính năng hấp thụ bức xạ nhiệt sóng dài (bước sóng > 4àm)

Như vậy hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gây ra sự tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất do hấp thụ bức xạ nhiệt từ mặt đất vào khí quyển bởi các khí nhà kính, làm cho nhiệt độ khí quyển bao quanh trái đất bị tăng lên

Trang 22

Sở dĩ gọi là hiệu ứng nhà kính của khí quyển là vì tác dụng của các khí nhà kính trong khí quyển tương tự như lớp kính của các nhà kính trồng rau xanh trong mùa đông, bức xạ mặt trời là sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua lớp kính truyền vào trong nhà kính trồng rau, còn bức xạ nhiệt của bên trong nhà kính với nhiệt độ thấp, thuộc loại bức xạ sóng dài, không thể xuyên qua lớp kính truyền ra ngoài được và kết quả là môi trường vi khí hậu trong nhà kính ấm hơn ngoài nhà

Nếu như trái đất không có tác động của các khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt của nó đ6 được ước tính là 2250K, tương đương là -180C hay 00F Khi có hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra thì nhiệt độ thực tế của bề mặt trái đất bị tăng thêm Có thể nói tính chất nguy hại của hiệu ứng nhà kính hiện nay là làm tăng nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển dẫn tới làm tăng mức nhiệt độ từ ấm tới nóng, do đó gây ra những vấn đề môi trường

Các khí nhà kính trong khí quyển, bao gồm cá khí cacbonic (CO2), CFC, metan (CH4 và niơt oxit (N2O), trong đó khí CO2 là khí nhà kính quan trọng nhất đối với sự biến đổi khí hậu Một phân tử khí CFC có tác dụng hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất tương đương với 1500 phân tử khí CO2 Tuy vậy, do nồng độ khí CO2 trong khí quyển rất lớn nên nó vẫn có vai trò quyết định đối với biến đổi khí hậu - 57% Nguồn phát thải khí CO2 nhận tạo chính là công nghiệp năng lượng đốt nhiên liệu Đặc trưng của các khí nhà kính được trình bày ở bảng 2.3

Bảng 2.3 Các khí nhà kính và đặc trưng của chúng

Khí nhà kính

Nồng độ trong khí

quyển

(ppm)

Mức tăng nồng độ trung bình mỗi năm (%)

Hệ số nhà kính tương

đối (với

CO2 = 1)

Tỷ lệ trong hiệu ứng nhà kính hiện nay

(%)

Nguồn chính gây ô nhiễm khí nhà

4- Nitơ oxit

Đốt nhiên liệu, sản xuất phân bón, phá rừng

Trang 23

2.2 Các biện pháp chống ô nhiễm bảo vệ môi trường không khí

Bảo vệ môi trường cần phải có biện pháp tổng hợp, thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, từ giáo dục, thực hiện luật, nghị định và các qui chế bảo vệ MT đến việc đầu tư kinh phí và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích đáng vơi có thể phòng ngừa được ô nhiễm và bảo vệ môi trường

2.2.1 Quản lý và kiểm soát môi trường bằng pháp luật

Nhà nước ta đ6 ban hành Luật bảo vệ môi trường (BVMT) và nhiều văn mới dưới luật về BVMT, đ6 thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường, các tổ chức thanh tra và kểim soát BVMT, đang hình thành dần mạng lưới trạm quan trắc môi trường và báo động kịp thời về tình trạng ô nhiễm quá giới hạn cho phép cho các cơ quan quản lý và nhân dân biết Đó là các cơ sở pháp lý và tổ chức nền tảng rất quan trọng để bảo vệ môi trường

1 Quản lý nguồn thải từ công nghiệp

Trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, mối quan tâm trước hết của người sản xuất là lợi ích kinh tế chứ không phải là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân Vì vậy phải tiến hành kiểm soát và đăng ký chất thải, hình thức thải các chất độc hại cũng như các biện pháp phòng tránh sự cố về ô nhiễm môi trường Tiến hành thu thuế, xử phạt, thậm chí là bắt ngừng sản xuất nếu nhà máy thải ra ccác chất độc hại gây ô nhiễm môi trường quá giới hạn cho phép Có chính sách khuyến khích các nhà máy áp dụng các công nghệ sản xuất mới, có tính chất "sạch" (thải ra ít hoặc không thải ra chất độc hại" và thay thế các công nghệ sản xuất cũ thải nhiều ô nhiễm như là chính sách giảm tỷ lệ đóng thuế doanh thu và thuế lợi tức cho họ

Việc đăng ký nguồn thải sẽ thúc đẩy các nhà máy phải tự áp dụng mọi biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, giảm bớt chất thải ô nhiễm, tự kiểm tra kiể soát môi trường Đồng thời cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước sẽ không cấp giấy phép sản xuất cho các nhà máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thậm chí yêu cầu đình chỉ sản xuất hoặc di chuyển nhà máy đến địa điểm khác

Để quản lý môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, trước tiên cần phải kiểm toán nguồn thải; tức là phải xác định hình thức nguồn thải, kích thước hình học nguồn thải, như đối với ống khói là kích thước chiều cao, đường kính miệng ống khói, các tham số của nguồn thải: lượng thải chất ô nhiễm vào khí quyển trong một đơn vị thời gian, lưu động khí thải (luồng khói), cũng như nhiệt độ của khí thải

2 Quản lý nguồn thải từ giao thông

Trang 24

Việc quản lý kiểm soát xe cộ giao thông cũng cần thực hiện nghiêm ngặt Ví dụ, không cho sản xuất hoặc không cho nhập các loại xe gây ô nhiễm môi trường Chất thải từ giao thông thông thường được đánh giá từ số lượng nhiên liệu đốt, kiểu và chế độ làm việc của động cơ xe Động cơ ô tô phân làm hai loại cơ bản

- Loại động cơ thứ nhất là các động cơ làm việc với cacbuaratơ (bộ chế hoà khí) hoạt động với loại xăng dầu xăng nhẹ, chủ yếu là xăng, chúng thường gọi là động cơ xăng hay động cơ chế hoà khí

- Loại động cơ thứ hai là động cơ chạy bằng dầu nặng, cụ thể là dầu diezen hay là động cơ diezen

Hiện nay đ6 có các thiết bị đo lường xác định các nồng độ khí CO2, NO2 và các khí thải khác chứa trong khí thải của xe ôtô

Detput (1973) đ6 đưa ra các trị số trung bình các khí thải từ các xe sản xuất ở châu Âu Đối với động cơ xăng và động cơ diezen thải ra 9% CO2 và tương ứng với hai loại động cơ trên lần lượt là 0,06 và 0,4% khí NOx; 0,05 và 0,02% khí hydrocacbon; 4 và 0,1% khí CO Chạy vận tốc chậm và dừng xe thì sẽ thải ra chất ô nhiễm lớn hơn lúc chạy nhanh từ 3 ữ 5 lần Vì vậy ô nhiễm môi trường không khí ở đô thị còn phụ thuộc vào chiều rộng đường phố, số làn xe, số lượng người đi bộ sang đường, số lượng ng6 ba, ng6 tư của đường đó Chất thải của các xe có động cơ cũ, chất lượng kém hoặc chạy sai chế độ có thể gấp nhiều lần xe mới Vì vậy cần phải thường xuyên kiểm tra xe trên đường phố ở b6i đỗ xe, cũng như khi xuất xưởng

Tính trung bình đối với xe ô tô thì cứ đốt cháy 1kg nhiên liệu cần khoảng 15kg không khí Căn cứ vào lượng không khí tiêu thụ và hàm lượng chất thải ô nhiễm, tính toán được gần đúng lượng thải các chất ô nhiễm môi trường không khí của các xe ô tô

ở một số nước, người ta còn qui định mức cho phép chất thải của xe trên 1km xe chạy Tiêu chuẩn của Mỹ 1974: khi xe chạy trên đường phố đô thị mỗi một ô tô tối đa cho phép thải là 47g CO/km; 4,5 g chất hữu cơ/km; 3,5 g/km đối với khí NOx

Để quản lý môi trường tốt, trước tiên cần đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường ở mỗi địa phương; tức là cần phải thiết lập các bản đồ atlas phân bố các chất ô nhiễm trong mỗi thành phố hoặc mỗi vùng ở các nước, người ta đ6 thiết lập xong các bộ atlas về ô nhiễm môi trường, làm căn cứ để quản lý môi trường Đô thị và sản xuất luôn luôn phát triển do đó trạng thái môi trường của đô thị cũng biến đổi theo, cho nên hàng năm hoặc ít nhất năm năm một lần, cần phải bổ sung các số liệu điều tra cơ bản và hiệu chỉnh các bản đồ ô nhiễm cho sát với thực tế của hiện trạng

Trang 25

Để kiểm tra các chất thải độc hại được thải ra từ ống khói hay các miệng thổi thông gió, cần phải đặt các thiết bị khí và máy đo lưu lượng để xác định nồng độ các chất độc hại và lưu lượng hỗn hợp khí thải ra Có hệ thống kiểm soát, kiểm tra cẩn thận như vậy thì mới có thể xác định chính xác nguồn ô nhiễm nào là "thủ phạm" chính gây ra ô nhiễm môi trường, từ đó mới có biện pháp đúng đắn để giảm ô nhiễm môi trường ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản và Thụy Điển đều thi hành nghiêm túc luật kiểm soát chất thải công nghiệp và giao thông Ai vi phạm đều bị phạt hành chính và phạt kinh tế để gữi cho môi trường không bị ô nhiễm

2.2.2 Các biện pháp kiểm soát (xử lý và giảm thiểu) nguồn ô nhiễm công nghiệp

Rất nhiều chất ô nhiễm môi trường không khí do sản xuất công nghiệp đốt nhiên liệu than, dầu, khí gây ra, nhất là công nghiệp năng lượng và vật liệu xây dựng Vì vậy để bảo vệ chất lượng môi trường không khí, trước hết phải quan tâm đến xử lý và giảm thiểu nguồn thải ô nhiễm công nghiệp Kiểm soát nguồn thải ô nhiễm công nghiệp thông thường bằng hai hệ thống biện pháp cơ ản là: giảm thiểu tiêu dùng nhiên liẹu và sau đó là giảm thiểu chất thải khi đốt nhiên liệu (dùng nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn)

Hai cách tiếp cận với biện pháp giảm thiểu tiêu dùng nhiên liệu:

- Tăng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu trong công nghiệp năng lượng cũng như công nghiệp có sử dụng nhiên liệu (ví dụ như các nhà máy nhiệt điện cũ đạt hệ số hiệu suất sử dụng nhiên liệu khoảng 0,33, các nhà máy nhiệt điện mới hiện nay do có cải tiến công nghệ nên đ6 đạt hệ số hiệu suất sử dụng nhiên liệu trên 0,4 tức là đ6 giảm lượng thải ô nhiễm

Giảm tiêu hao năng lượng, do đó giảm sản xuất năng lượng, giảm lượng đốt nhiên liệu và kết quả là giảm nguồn thải (ví dụ như tăng cường cách nhiệt cho nhà, giảm tổn thất năng lượng, cải thiện và nâng cao hiệu suất hệ thống chiếu sáng dân dụng và đường phố, nâng cao hiệu suất các động cơ, giảm nhu cầu sử dụng năng lượng của x6 hội

- Tăng cường sử dụng tài nguyên năng lượng sạch, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện, địa nhiệt và nguồn năng lượng nguyên tử, để giảm sản xuất nhiệt điện dùng nhiên liệu than, dầu)

Ba cách xử lý, giảm thiểu chất thải công nghiệp

- Dùng nhiên liệu có ít chất ô nhiễm hoặc giảm bớt hàm lượng chất ô nhiễm trong nhiên liệu trước khi đốt Ví du như giảm hàm lượng lưu huỳnh trong than, dùng dàu nhẹ thay dầu nặng, thay nhiên liệu cũ bằng nhiên liệu mới như etantol, metanol, khí tự nhiên…

Trang 26

- Cải tiến quá trình đốt nhiên để giảm thiểu chất thải Ví dụ như cải tiến lò ghi đốt nhiên liệu khô bằng lò ghi đốt nhiên liệu ướt nhiều tầng để vừa giảm khí thải SO2 và NOx hay dùng tuôcbin gas thay cho tuôcbin xăng, dầu…

- Sử dụng các thiết bị lọc bụi, thiết bị hấp thụ hay hấp thụ khí thải độc hại trước khi thải khí ra ống khói

1 Biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất

Biện pháp công nghệ cần được coi là biện pháp cơ bản, bởi vì nó cho phép đạt hiệu quả cao nhất để hạ thấp và đôi khi loại trừ chất thải độc hại thải ra môi trường Nội dung biện pháp này là:

- Hiện đại hoá công nghiệp sản xuất - Làm kín dây chuyền và thiết bị sản xuất

2 Các phương pháp giảm thiểu khí độc hại trong khí thải

Có những phương pháp sau: - Phương pháp thiêu huỷ

- Phương pháp hấp thụ (hấp thụ hoà tan) - Phương pháp ngưng tụ

- Phương pháp hoá sinh - vi sinh

3 Các phương pháp xử lý bụi trong khí thải

Tuỳ theo nồng độ, tính chất vật lý, hoá học của bụi và tính chất quay vòng sử dụng không khí mà chia thành ba mức làm sạch:

- Làm sạch thô (dùng ở cấp lọc sơ bộ) chỉ tách được các hạt bụi to (kích thước lớn hơn 100 àm)

- Làm sạch trung bình, giữ lại được không những các hạt bụi to mà bụi trung bình và một phần hạt nhỏ Nồng độ bụi trong không khí sau khi làm sạch chỉ còn khoảng 50 ữ 100 mg/m3

- Làm sạch tinh các hạt bụi nhỏ dưới 10 àm cũng được lọc ra tới 60 ữ 99% Nồng độ bụi còn lại trong không khí sau khi làm sạch là 1 ữ 10 mg/m3

Theo tính năng có thể chia thiết bị lọc bụi thành hai loại: thu tách bụi và màng lọc không khí Căn cứ vào nguyên lý hoạt động và thiết bị thu tách bụi được phân thành bốn nhóm:

- Thiết bị thu tách bụi kiểu trọng lực: Hoạt động theo nguyên lý sử dụng lực trọng trường, các hạt bụi được lắng xuống, tách khỏi không khí

Thiết bị lọc tách bụi kiểu trong lực đơn giản nhất là camera (buồng) lắng bụi Nó hoạt động theo nguyên lý: khi luồng không khí bẩn từ đường ống có vận

Trang 27

tốc lớn hơn đi vào camera với diện tích tiết diện ngang được mở rộng nên vận tốc gió giảm đi, do đó bụi sẽ được lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực

- Thiết bị thu tách bụi kiểu quán tính - kiểu xyclon (khô và ướt): Hoạt động nhờ lợi dụng các quán tính xuất hiện khi thay đổi hướng chuyển động của luồng khí chứa bụi bẩn như là thiết bị thu bụi kiểu xyclon (thùng xoáy khí)

Thiết bị xyclon tách bụi trên cơ sở hai cực:

- Lực quán tính ly tâm do dòng xoáy khí tạo ra khi chuyển động trong xyclon, đẩy hạt bụi vào thành xyclon

- Trọng lực gây nên quá trình rơi của các hạt bụi xuống đáy xyclon đi vào thùng chứa

- Thiết bị lọc tách bụi dùng màng lọc (kiểu tiếp xúc) là màng vải để tách lọc bụi trong không khí bẩn có thể lọc được cả bụi to và bụi nhỏ và rất nhỏ Khi không khí đi qua vải lọc bụi sẽ được giữ lại và hình thành lớp bụi trên mặt vải

- Thiết bị lọc tách bụi kiểu tĩnh diện: Hạt bụi trong trường tĩnh điện bị ion hoá dưới tác dụng của điện trường, chuyển động về phía bản cực trái dấu, tại bề mặt diện cực, hạt bụi trung hoà điện và tách ra Vận tốc chuyển động của hạt bụi đ6 tích điện trong điện trường cỡ 3000 lần vận tốc sa lắng do lực trọng trường

2.2.3 Kiểm soát nguồn thải giao thông

Nguồn thải giao thông có thể chia thành nguồn thải tàu thuỷ, đường sắt, đường hàng không, đường ô tô Trong đó đường ô tô là nguồn ô nhiễm lớn nhất và có tác động đối với sức khoẻ con người nhiều nhất ở Mỹ, năm 1986 đ6 thống kê được 186 triệu xe ô tô chạy (trong đó 135 triệu xe khách), đ6 tiêu thụ khoảng 58% tổng khí thải CO, 38% lượng thải chì, 34% lượng thải NO, 27% lượng thải VOC và 16% lượng bụi thải trong tổng lượng thải của nước Mỹ (theo tài liệu của Cục bảo vệ môi trường Mỹ)

ở nước ta lượng xe ô tô và xe gắn máy ngày càng tăng, nguồn thải ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn giao thông gây ra ngày càng lớn Theo số liệu của các Sở giao thông Hà Nội:

- Năm 1985 có khoảng 40.000 xe máy các loại; 3.500 xe ô tô các loại - Năm 1990 có 170.000 xe máy và 21.500 xe ô tô

- Năm 1995 có gần 500.000 xe máy và gần 47.300 xe ô tô, hiện nay số xe matý đ6 đạt gần 800.000 xe

ở Tp Hải Phòng hiện nay có khoảng 150.000 xe máy và 11.600 xe ô tô các loại

ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay đ6 lên tới gần 2.000.000 xe máy

Vì vậy, việc kiểm soát nguồn thải từ giao thông ngày càng quan trọng

Trang 28

Dưới đây là kinh nghiệm kiểm soát nguồn thải giao thông của Mỹ: - Đăng kiểm nguồn thải từ ô tô

- Cải tiến động cơ đốt trong để giảm lượng khí thải giao thông

- Vấn đề động cơ đốt trong ảnh hưởng đến khí thải và cải tiến để giảm thiểu ô nhiễm

- Kiểm soát hệ thống thải của xe - Thay thế nhiên liệu

2.3 qui hoạch trong xây dựng với việc chống ô nhiễm mt

2.3.1 Bố trí khu công nghiệp

Qui hoạch mặt bằng đô thị và bố trí khu công nghiệp trong đô thị có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường Đối với bất kỳ nhà máy nào, khi làm luận chứng kinh tế - kỹ thuật để quyết định đầu tư xây dựng; đều phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường Cần phải tiến hành tính toán, dự báo tác động của công trình đó đối với môi trường, phải đảm bảo trong tương lai khi đưa nhà máy vào sản xuất thì nồng độ của "nền" ô nhiễm khu vực không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Để giảm bớt vùng ảnh hưởng của các chất độc hại do nhà máy thải ra, địa điểm xây dựng nhà máy cần đặt cuối hướng gió, cuối nguồn nước so với khu dân cư Các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ống khói, các phân xưởng thải chất độc hại,… cần tập trung để dễ dàng xử lý

ở nước ta, khi lựa chọn địa điểm xây dựng các nhà máy cũng như qui hoạch xây dựng khu công nghiệp trước đây thường không chú ý đến việc bảo vệ môi trường, cho nên đ6 gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở các khu dân cư

Việc chọn lựa và xác định địa điểm xây dựng các nhà máy cũng như qui hoạch khu công nghiệp, qui hoạch đô thị ở nước ta đ6 mắc nhiều sai lầm về bảo vệ môi trường Sai lầm loại này thường gây ra tác hại rất lớn và rất khó khắc phục

Đối với các nhà máy đ6 đặt sai vị trí thì trước hết phải tìm cách giảm bớt công suất nguồn thải chất độc hại, như là dùng nhiên liệu dầu khí thay cho nhiên liệu than, dùng dây chuyền sản xuất kín thay cho dây chuyền sản xuất hở, bổ sung các thiết bị lọc, khử chất độc hại hoặc thu hồi chất thải, nâng cao nguồn thải, hoặc thay đổi sản phẩm chế tạo để loại bỏ công đoạn sản sinh chất thải độc hại… Sau khi dùng các biện pháp trên mà vẫn không loại trừ được ô nhiễm môi trường thì phải di chuyển nhà máy đi nơi khác

Trang 29

Bố trí sắp xếp công trình trong mặt bằng chung của nhà máy, hay khu công nghiệp cần phải đáp ứng một loạt yêu cầu như cần phải đảm bảo thông thoáng cho các công trình, cũng như không gian nằm giữa các công trình Hạn chế hay loại trừ sự lan truyền chất ô nhiễm độc hại từ công trình này sang công trình khác Đáp ứng yêu cầu sản xuất không gây nhiễm bẩn cho bản thân nhà máy, cũng như giải quyết vấn đề tổ chức một cách chính xác hệ thống các ống thải khí tập trung, và các trung tâm lấy gió vào của các hệ thống thông gió

Để đạt được các yêu cầu nêu trên cần tuân theo các nguyên tắc sau đây khi thiết kế mặt bằng chung cho khu công nghiệp và nhà máy:

- Hợp khối trong thiết lập mặt bằng chung

- Phân khu theo các giai đoạn phát triển nhà máy hợp lý - Tập trung hoá các hệ thống đường ống công nghệ

- Bảo đảm đủ diện tích cây xanh mặt nước và thông thoáng trong khu vực nhà máy

Phân khu sử dụng trong nhà máy cần phải tồn tại trong suốt quá trình phát triển nhà máy Xếp đặt bố trí các thiết bị công nghệ cũng như các bộ phận phụ trợ của nhà máy dựa trên công năng sử dụng của chúng Cần phải phân thành khu hành chính, khu sản xuất, khu phụ trợ sản xuất và khu kho tàng Trên mặt bằng chung, các công nghệ nên đặt song song giữa chúng với nhau và vuông góc với khu dự trữ phát triển của nhà máy Điều đó bảo đảm khi xây dựng mở rộng không ảnh hưởng đến khu vực sản xuất, cho phép tập trung hệ thống giao thông vận tải và hệ thống năng lượng, đảm bảo điều kiện thuận lợi khi khai thác nhà máy cũng như dễ dàng tập trung các nguồn thải, thiết bị làm sạch, hệ thống thông gió và thiết bị kiểm tra, kiểm soát và báo động ô nhiễm môi trường

Để bảo đảm điều kiện thông gió tự nhiên cho khu nhà máy nên phân chia mặt bằng chung thành các ô vuông, thành các khối và các nhóm công trình Khu công nghiệp có một số công trình có chiều cao nhà khác nhau thì nên đặt các nhà thấp ở đầu gió Nếu ở địa điểm xây dựng không có hướng gió chính, tần suất gió thổi ở các hướng xấp xỉ nhau thì nên đặt các nhà nhiều tầng nằm ở giữa khu công nghiệp

Việc mở rộng sản xuất hay mở rộng khu nhà máy chỉ được tiến hành khi đ6 tính toán dự báo đảm bảo tổng chất ô nhiễm thải ra không vượt quá trị số cho phép, tức là có biện pháp kèm theo để giảm nguồn gây ô nhiễm của nhà máy

Nhà hành chính và phục vụ công cộng của nhà máy cần được bao bọc xung quanh bằng các dải cây xanh để ngăn ngừa ảnh hưởng của hơi độc hại, bụi khói và tiếng ồn, cũng như giảm bức xạ mặt trời Cũng nên có khoảng cách giữa các dải cây xanh dày đặc là để bảo đảm sự thông thoáng Khi trồng cây xanh ở trong

Trang 30

nhà máy nên chọn loại cây có tính năng ngăn ngừa ô nhiễm không khí, đồng thời có khả năng sống và phát triển trong môi trường có ô nhiễm ở khu công nghiệp

2.3.2 Vùng cách ly vệ sinh công nghiệp

Tuỳ theo loại công nghệ sản xuất và mức độ chất thải của nhà máy ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh mà thiết kế vùng cách ly vệ sinh công nghiệp giữa nhà máy với khu dân cư

Kích thước của vùng cách ly vệ sinh công nghiệp được xác định từ khoảng cách nguồn thải chất ô nhiễm đến khu dân cư

Qui định kích thước đảm bảo nồng độ chất độc hại ở khu dân cư không vượt quá trị số cho phép Nếu như nó vượt quá trị số cho phép thì phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm nguồn ô nhiễm hoặc tăng chiều rộng vùng cách ly, nhưng không nên tăng quá hai lần để tránh l6ng phí đất xây dựng

Khi xác định kích thước vùng cách ly vệ sinh cụ thể cho một nhà máy ở địa phương nào đó thì phải tính đến đặc điểm hoa gió của địa phương

Tuỳ theo tần suất gió ở hướng ta xét mà chiều rộng khoảng cách ly có thể rộng thêm hoặc hẹp hơn Trị số hiệu chỉnh này được xác định theo công thức sau:

Pi - tần suất gió trung bình thực tế của hướng i, %

Thực tế đất xây dựng ngày càng hiếm, nếu thiết kế qui hoạch theo qui định khoảng cách ly vệ sinh như trên thì khu công nghiệp sẽ chiếm diện tích xây dựng rất lớn, không phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày nay Để thu hẹp khoảng cách ly vệ sinh, người ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm sạch khí thải của nhà máy hoặc áp dụng công nghiệp sản xuất "sạch" Khoảng cách ly vệ sinh sẽ được xác định bằng tính toán kiểm tra nồng độ chất ô nhiễm do nhà máy thải ra tại khu dân cư gần nhà máy không vượt quá tiêu chuẩn cho phép, do đó khoảng cách ly vệ sinh trong nhiều trường hợp thực tế có thể nhỏ hơn qui định ở trên

Trang 31

Nói cách khác, định nghĩa tiếng ồn có tính tương đối và thật khó đánh giá nguồn tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn

3.1.2 Một số đặc tính vật lý chủ yếu của âm thanh

Âm thanh là một loại sóng cơ lan truyền trong môi trường đàn hồi (không khí, các vật liệu rắn, môi trường nước)

- Những âm thanh có f = 300 ữ 1000 Hz là âm trung tần - Những âm thanh có f > 1000 Hz là âm cao tần

Tiếng nói bình thường của con người có dải tần từ 300 Hz đến 2000 Hz; nghe rõ nhất là các âm có f = 1000 Hz

2 Cường độ âm thanh

Ký hiệu I, đơn vị trong hệ SI là W/m2

Mỗi âm thanh đều có một năng lượng W xác định, năng lượng đó tỷ lệ với biên độ a của sóng âm theo biểu thức:

Trang 32

Trong đó áp suất âm cực đại Pmax tính theo công thức:

Pmax =.ρ ω. (3.5) Trong đó:

a - biên độ dao động của phần tử môi trường

ω - vận tốc góc

v - vận tốc truyền sóng âm

k - hệ số phụ thuộc vào đơn vị dùng

Công thức liên hệ gữa áp suất âm và cường độ âm như sau:

CPI

Trang 33

f1 tần số giới hạn dưới của dải f2 tần số giới hạn trên của dải ∆f = f2 - f1 bề rộng của dải

fλb = tần số trung bình của dải Theo quy ước:

- Nếu f2/ f1= 2 gọi là dải 1 ốcta - Nếu f2/ f1= 3 2 gọi là dải 1/3 ốcta - Nếu f2/ f1= 2 gọi là dải 1/2 ốcta

Trong ba dải tần số trên thì dải l ôcta là phổ biến nhất, được sử dụng nhiều trong kỹ thuật, còn các dải 1/3 ôcta và 1/2 ốcta ít được sử dụng.

Trong ba dải tần số trên thì dải 1 ôcta là phổ biến nhất, được sử dụng nhiều trong kỹ thuật, còn các dải 1/3 ôcât và 1/2 ôcta ít được sử dụng

Theo hướng dẫn của tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn (ISO), các dải 1 ôcta được mô tả trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Tần số giới hạn và tần số trung bình của một dải ôcta

Tần số giới hạn với dải 1 ôcta (Hz)

Tần số trung bình với dải 1 ôcta (Hz)

Vì vậy, có thể dùng nhièu hệ thống đơn vị vật lý khác nhau để đo mức cường độ âm thanh, nhưng được dùng phổ biến nhất là đơn vị đexiben (dB) Đó là hệ thống thước đo được chia độ theo hàm số logarit, do Alfred Bell thiết lập

Trang 34

nên Bội số 10 của đêxiben (dB) là Bel Tương ứng với cường độ âm thanh yếu nhất mà con người có thể nghe được là 1 dB

Người ta có thể cảm thụ một khoảng mức cường độ âm thanh rất rộng 0 ữ 180 dB Người ta gọi âm thanh 0 dB là ngưỡng bắt đầu nghe thấy, còn mức cao nhất mà tai ngời có thể chịu đựng được (khi nghe bị chói tai) được gọi là ngưỡng chói tai, thông thường ngưỡng chói tai là 140 dB Tuy vậy có một số người cảm thấy khó chịu khi âm thanh mới có mức âm 85 dB, một số người cảm thấy khó chịu khi âm thanh mới có mức âm 115 dB Tiếng nói chuyện thông thường hay tranh luận với nhau có mức âm biến thiên theo các tần số là 30 ữ 60 dB, trong khi đó tiếng ồn ào do máy bay lúc cất cánh đạt tới 160 dB Tác dụng của tiếng ồn đối với con người phụ thuộc vào tần số hay các xung của âm thanh Mức áp suất âm thanh gây ra do âm thanh tần số cao mạnh hơn âm có tần số thấp

Thước đo cường độ âm thanh

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) xác định mức cường độ âm như sau:

và mức áp suất âm:

Trong đó: P - áp suất âm thanh, N/m2; I - Cường độ âm thanh, W/m2 P0 - áp suất âm thanh nhỏ nhất mà tai người có thể nghe được, N/m2I0 - cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai người có thể nghe được, W/m2

Khả năng nghe thấy tự nhiên có thể khác nhau giữa người này và người kia Để thống nhất tiêu chuẩn hoá, người ta thừa nhận trị số P0 = 2.105 N/m2 và I0 = 1012 W/m2, nghĩa là khi âm thanh có áp suất bằng 2.105 N/m2 hay cường độ 1012thì nó có mức âm bằng 0 dB

Quan hệ giữa áp suất âm, cường độ âm và mức âm như bảng 3.2

Bảng 3.2 Quan hệ giữa áp suất âm, cường độ âm và mức âm

Trang 35

Thang C, ứng với các âm cao

Để thuận lợi, trong kỹ thuật người ta thường dùng thang A

a Mức áp suất âm theo thang A

Lưu ý rằng, mức âm phần trăm được xác định trong một khoảng thời gian nào đó, nói chung không thể ngoại suy cho các khoảng thời gian khác

c Tiếng ồn ổn định và tiếng ồn không ổn định

Tiếng ồn gọi là ổn định trong khoảng thời gian nào đó nếu mức ồn không thay đổi quá 5 dB trong khoảng thời gian đó Ví dụ, tiếng ồn của các động cơ, của các máy móc thiết bị khi làm việc phát ra tiếng ồn đều đều

Tiếng ồn gọi là không ổn định nếu mức ồn thay đổi quá 5 dB trong khoảng thời gian đó Ví dụ, tiếng ồn giao thông trên đường phố có các ô tô, xe máy qua lại gây ra

d Mức âm tương đương

Đối với tiếng ồn không ổn định, đặc biệt là tiếng ồn giao thông, tiếng ồn từ các công trình xây dựng, các sân khấu,… có thể thay đổi trongmột phạm vi rất rộng, vì vậy mức ồn tức thời không có ý nghĩa, không đại diện được cho đặc trưng của loại tiếng ồn này Người ta đưa ra một loại mức ồn chung, đực trưng cho tất cả các loại tiếng ồn trong một khoảng thời gian nào đó, gọi là mức ồn tương đương Thực chất mức ồn tương đương của các tiếng ồn không ổn định trong một khoảng thời gian nào đó là một mức ổn định, cùng gây ảnh hưởng tới con người như các tiếng ồn không ổn định

e Mức âm tương đương liên tục theo thang A

Ký hiệu LAld, T hoặc LAeq T, đơn vị đo là dBA Theo TCVN 5964 - 1995 và ISO 1996/1 - 1982 thì ở giai đoạn công nghệ hiện nay, người ta thừa nhận mức

Trang 36

âm tương đương liên tục theo thang A là một đại lượng chính dùng để đánh giá chất lượng môi trường tiếng ồn Các kết quả được biểu thị theo đại lượng này ngay cả khi cần hiệu chỉnh, bổ sung hoặc cách mô tả khác, trong một số trường hợp vẫn được coi là thích hợp

f Mức to và độ to

Một số người có thể nghe được âm thanh có tần số này, nhưng cũng tần số đó một số người khác lại không thể nghe được Rất nhiều động vật có thể nghe được siêu âm mà con người không thể nghe được Cũng vì vậy, độ nhạy cảm âm thanh của tai phụ thuộc vào tần số âm thanh Hai âm thanh cùng có mức cường độ âm đêxiben giống nhau, nhưng chúng có tần số khác nhau thì tai ta sẽ nghe thấy độ to khác nhau Vì vậy, trong thực tế còn có đơn vị đo lường âm thanh thứ hai là mức to, đơn vị là fôn Theo ISO/R 226 - 1961, fôn là đơn vị quốc tế đo độ to của âm thanh Mức to của âm thanh được xác định theo phương pháp dùng tai người đánh giá (so sánh chủ quan) độ to của âm cần đo với âm chuẩn với điều kiện qui ước mức to của âm chuẩn đúng bằng mức âm của nó Theo qui định quốc tế, âm chuẩn là âm dao động hình sin sóng phẳng và có tần số là 1000 Hz Ví dụ, âm A có tần số 100 Hz, có mức âm là 50 dB thì ta nói mức to của âm A là 50 fôn Bằng phương pháp so sánh này D.Robinson và R.Dadson đ6 thiết lập được biểu đồ các đường đồng mức to cho các âm có tần số 20 - 15000 Hz và mức âm 0 - 140 dB Bảng 3.3 thống kê tương đương mức âm đo bằng đêxiben và độ to âm đo bằng sôn của một số nguồn âm trong thực tế

Bảng 3.3 Mức cường độ âm (dB) và độ to âm thanh (sôn) của một số tiếng ồn thường gặp

1000Hz, dB

Độ to, sôn

Vùng nông thôn trong khoảng 3m cách các kênh suối yên tĩnh

Trang 37

Chuông đồng hồ báo thức kêu ở khoảng cách 0.6m 80 16

ở khoảng cách 8m đến ô tô vận tải hạng nặng chạy bằng dầu diezen

ở khoảng cách 1 km đến chỗ máy bay Boing 707 khi cất cánh

Bên trong máy bay hành khách của máy bay cách quạt khi cất cách

Độ to của âm còn được đánh giá bằng đơn vị đo lường là sôn Một sôn là độ to của âm thanh có tần số là 1000 Hz, có mức âm là 40 dB Âm 5000 Hz có mức âm cũng là 40 dB nhưng tai ta nghe thấy to gấp đôi âm trên thì nó được đánh giá là âm có độ to 2 sôn

Trị số "sôn" của âm thanh là cơ sở thực tế để so sánh đánh giá độ to của tiếng ồn được nhận thức thực tế, trong khi đó trị số "fôn" là mức ồn biểu thị bằng đêxiben đ6 được hiệu chỉnh với mức ồn của âm tần số 1000 Hz

Đối với âm thanh có tần số 250 ữ 8000 Hz thì sự khác nhau giữa mức cường độ âm đo bằng đêxiben và mức to âm đo bằng fôn rất ít Chỉ có tần số âm thanh

thấp hơn 250 Hz và cao hơn 8000 Hz thì sự khác nhau trên mới đáng kể

3.2 Tác hại của tiếng ồn

3.2.1 Tiếng ồn từ thi công xây dựng

Trang 38

Tiếng ồn từ các nơi thi công xây dựng nói chung là xấu hơn rất nhiều so với tiếng ồn từ các nhà máy Thứ nhất là vì người ta xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường sá ở khắp nơi, không thể điều khiển được Hai là vì thiết bị dùng trong thi công xây dựng thường gây tiếng ồn lớn

Tăng hoặc giảm khoảng cách giữa người nghe và máy gấp đôi thì sẽ tăng hoặc giảm tiếng ồn là 6 dB Ví dụ, ồn ở 7,5m cách máy ủi, máy kéo là 99 dB, trong khi đó mức ồn cách 30m cũng đối với máy đó là 87 dB (giảm 12 dBA)

Đóng cọc là một loại gây tiếng ồn lớn trong thi công xây dựng Riêng phần búa đập đ6 gây mức ồn ở khoảng cách 15m là 70 dB

Tiếng ồn của từng thiết bị gây ra ở trong khu xây dựng còn được tăng lên so với khu trống trải, vì có bổ sung âm phản xạ của các công trình lân cận Có thể giảm mức ồn thiết bị xây dựng bằng cách dùng bọc giảm âm, nó có thể giảm bớt tiếng ồn tới 12 dB Dùng đệm cao su hay là bộ giảm âm có thể giảm tiếng ồn khoảng 4 ữ 6 dB Một biện pháp làm giảm tiếng ồn thiết bị xây dựng là quây tường xung quanh cũng có thể giảm được 4 ữ 10 dB

3.2.2 Tiếng ồn công nghiệp

Tiếng ồn công nghiệp được sinh ra từ quá trình va chạm, chấn động hoặc chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí và hơi Có thể giảm đáng kể tiếng ồn va chạm và chấn động bằng cách đặt thiết bị trên đệm đàn hồi Thêm vào đó, có thể giảm tiếng ồn dao động bằng cách tăng trọng lượng hoặc thiết kế các bộ phận máy cẩn thận để tránh xảy ra sự cộng hưởng Khi cần thiết thì có thể dùng vật liệu hút âm bao bọc che phủ thiết bị Tiếng ồn do dòng khí gây ra có thể loại trừ bằng cách sử dụng đường ống hợp lý, thiết kế và lắp đặt chính xác các miệng hút khí và miệng thổi khó Để giảm tiếng ồn của nhà máy đối với vùng xung quanh phải chú ý ngay từ khâu xây dựng nhà máy Thiết bị gây ồn nhất của nhà máy cần để ở xa khu dân cư và xa chỗ công nhân, làm việc cần yên tĩnh, vì cường độ âm thanh giảm đi theo tỷ lệ bình phương khoảng cách giữa nguồn âm đến người nghe Các màng chắn - theo các dạng công trình xây dựng, tường cao và cây cối, nằm giữa nhà máy và khu dân cư có giá trị làm giảm tiếng ồn công nghiệp

3.2.3 Tiếng ồn trong nhà

Có hai dạng tiếng ồn trong nhà: tiếng ồn không khí và tiếng ồn va chạm Tiếng ồn va chạm được phát sinh và lan truyền trong vật rắn và chỉ có một cách làm giảm nó là tạo ra các "cầu" mềm xốp giữa nơi phát sinh tiếng ồn và nơi cần cách tiếng ồn Ví dụ điển hình cho vấn đề này là sự truyền âm trong các căn hộ khi mà người ta ở tầng trên đóng đinh trên tường hay gõ trên sàn, kéo bàn ghế hoặc nhảy múa Tiếng ốn va chạm này có thể truyền qua lớp sàn bêtông cốt thép,

Trang 39

truyền qua tường đến các phòng trong các căn hộ xung quanh Tiếng ồn va chạm thuộc dạng này phần lớn được loại trừ, nếu sử dụng kết cấu sàn được gọi là "sàn nổi" tức là mặt sàn không có liên kết cứng với kết cấu chịu lực như là dùng lớp đệm cao su, đệm chất dẻo hay các tấm sợi đá ngăn cách giữa mặt sàn và kết cấu chịu lực của sàn Điều đặc biệt cần chú ý là đảm bảo sàn hoàn toàn "nổi" thậm chí chỉ một chiếc đinh xuyên qua nó xuống kết cấu chịu lực đ6 vô hiệu khả năng cách âm tốt của nó

Nguyên tắc cơ bản cách âm không khí (âm phát sinh trong không khí) là dùng trọng lượng Biện pháp này có ý nghĩa thực tế

Chẳng hạn tường ngăn giữa các căn hộ được làm đặc chắn để đảm bảo giảm âm truyền qua Tiếng ồn không khí từ bên ngoài truyền chủ yếu là truyền qua các lỗ trống ở tường như cửa sổ, cửa đi, lỗ thông gió và các lỗ tươg tự, còn qua tường rất ít, điều này phải hết sức chú ý

Cửa đơn một lớp kính có khả năng cách âm khoảng 15 ữ 18 dB Nếu tăng lên hai lần kính thì cách âm được 18 ữ 21 dB Cửa kép bằng 2 lớp kính nặng, cánh cửa có bọc vật liệu hút âm thì có thể tăng khả năng cách âm của cửa lên tới 40 dB

Các phòng làm việc hiện đại được trang trí nội thất phù hợp, có trải thảm xung quanh tường và làm rèm cửa, đặt cây cảnh trong phòng không những gây cảm giác dễ chịu khi làm việc mà làm giảm tác dụng giảm tiếng ồn, tạo nên yên tĩnh trong phòng

3.3 Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng là ô nhiễm dễ kiểm soát nhất trong mọi vấn đề của ô nhiễm môi trường Nhưng chỉ có giáo dục cho mọi người hiểu biết sự cần thiết phải kiểm soát giảm nhỏ tiếng mới chống được ô nhiễm tiếng ồn Có thể nêu một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn như sau:

- Đầu tiên là áp dụng các biện pháp có thể được để giảm tiếng ồn tại nguồn Thiết kế và chế tạo các bộ phận giảm âm và ứng dụng chúng trong động cơ máy bay, xe vận tải, xe hành khách, mô tô, máy móc cơ khí công nghiệp và các trang thiết bị ở trong nhà, đó là biện pháp có hiệu quả nhất Bảo vệ công nhân làm việc ở môi trường ồn bằng các dụng cụ như là nút tai và bao tai

- Cải tiến thiết kế máy và qui trình vận hành máy, kiểm soát chấn động, tăng cường hút bọc nguồn âm bằng các vật liệu hút âm

- Hạn chế tiếng ồn do xe cộ vận chuyển gây ra, qui hoạch tổ chức các đường giao thông hợp lý Thiết lập khu công nghiệp, tăng cường vành đai im lặng xung quanh khu nhà ở, khu trường học và bệnh viện Thiết kế cách âm để

Trang 40

làm cho tiếng ồn không xuyên qua kết cấu bao che phòng Giảm cường độ giao thông trong vùng cách ly

- Thiết lập các vành đai cây xanh trong thành phố Phát triển trồng cây xanh hai bên đường, chú ý chọn các cây có khả năng hút ẩm tốt

- Kiểm soát tiếng ồn trong nhà

a Bố trí công trình ở xa nguồn ồn trong điều kiện có thể b Bố trí cây xanh xung quanh để hút ẩm

c Bố trí các phòng phụ như hàng lang, bếp, phòng tắm, phòng phục vụ ở phái có tiếng ồn các phòng ngủ, làm việc ở phía yên tĩnh

d Phòng tắm, phòng vệ sinh, phòng bếp và khu cầu thang nên tập trung vào một phía và tăng cường cách âm giữa chúng và phòng ở

e Tường, sân và trần phòng tắm nên dùng kết cấu cách âm tốt

f Khu vệ sinh thường gây ồn ào, có thể dùng loại hố xí ít tiếng ồn làm giảm được âm từ nguồn Loại xí bệt có hệ thống xiphông kép có khả năng giảm nhỏ tiếng ồn vệ sinh

- Nhà nước ban hành "Luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn", thiết lập cơ quan quản lý và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố lớn

- Giáo dục mọi người dân đều có nhận thức và bảo vệ môi trường Không nói to, c6i cọ nhau, gây ồn ào ở nơi công cộng Không bật rađi casset, ti vi quá to, đặc biệt vào các giờ ban đêm

3.4 Phương pháp khảo sát và đánh giá tiếng ồn đô thị và khu công nghiệp

Muốn phòng chống và ngăn ngừa được tác hại của tiếng ồn đô thị phải biết được hiện trạng tiếng ồn khu vực và trong điều kiện có thể, phải dự báo được mức độ tiếng ồn trong tương lai

Để làm được việc đó, chúng ta phải tiến hành khảo sát thực tế và tính toán bằng lý thuyết theo các phương pháp qui định của thế giới

Ngày đăng: 16/10/2012, 11:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan