Thị trường trái phiếu Việt nam thực trạng và giải pháp

38 490 2
Thị trường trái phiếu Việt nam thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm qua, Việt nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 6,9%. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt nam. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, năm 2007 đạt 40,4%, năm 2008 đạt 42% và năm 2010 là 42,3%). Điều đó cho ta thấy tổng vốn đầu tư đang chiếm tỷ lệ cao so với GDP và tỷ lệ đó ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng gia tăng đó, chính phủ Việt nam chủ trương huy động cả nguồn vốn trong và ngoài nước. Nguồn vốn trong nước, gồm nguồn vốn huy động từ dân cư, cá nhân, tổ chức kinh tế,.... Nguồn vốn nước ngoài, gồm vốn FDI, ODA, FPI,.....Huy động vốn của Việt nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong nước chưa thật sự phát triển mạnh, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Trong nguồn vốn dài hạn thì huy động từ thị trường chứng khoán giữ vai trò rất quan trọng. Những năm vừa qua, thị trường chứng khoán Việt nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là giai đoạn bùng nổ 2006-2007. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt nam vẫn đang còn ở thời kì sơ khai, với các công cụ trên thị trường còn hạn chế, chính sách quản lý lỏng lẻo, các quy định pháp luật vẫn còn nhiều thiếu sót, khe hở. Cùng với đó là nhận thức chưa đúng về vai trò của thị trường trái phiếu. Chúng ta dường như chỉ tập trung phát triển thị trường cổ phiếu mà quên đi một thị trường rất quan trọng và tiềm năng là thị trường trái phiếu. Mà như ta đã biết ở các nước có nền kinh tế phát triển nguồn vốn huy động từ thị trường trái phiếu có vai trò rất quan trọng và chiếm tỷ trọng rất lớn. Do vậy, việc phát triển thị trường trái phiếu ở Việt nam trong thời gian tới có vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức được tính cấp thiết của việc phát triển thị trường trái phiếu ở Việt nam như vậy nên tôi đã chọn đề tài “ Thị trường trái phiếu Việt nam thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Việt nam, qua đó tìm ra những mặt còn hạn chế, cần khắc phục và đưa ra những định hướng để phát triển thị trường trái phiếu Việt nam.

LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới tất cả thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập của em nói riêng tập thể lớp Tài Chính Doanh Nghiệp 50A nói chung, giúp chúng em hiểu được thêm kiến thức vân dụng vào đề án này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Hoài Phương đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt nhất Đề án môn học của mình. Do trình độ thời gian hạn chế nên bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo cũng như góp ý để đề án của em hoàn thiện hơn. Hà Nội, Ngày 1 tháng 12 năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Văn Phúc 1 Mở Đầu Trong những năm qua, Việt nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 6,9%. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt nam. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến nay đều đã vượt qua mốc 40% (năm 2004 đạt 40,7%, năm 2005 đạt 40,9%, năm 2006 đạt 41%, năm 2007 đạt 40,4%, năm 2008 đạt 42% năm 2010 là 42,3%). Điều đó cho ta thấy tổng vốn đầu tư đang chiếm tỷ lệ cao so với GDP tỷ lệ đó ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng gia tăng đó, chính phủ Việt nam chủ trương huy động cả nguồn vốn trong ngoài nước. Nguồn vốn trong nước, gồm nguồn vốn huy động từ dân cư, cá nhân, tổ chức kinh tế, Nguồn vốn nước ngoài, gồm vốn FDI, ODA, FPI, .Huy động vốn của Việt nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong nước chưa thật sự phát triển mạnh, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Trong nguồn vốn dài hạn thì huy động từ thị trường chứng khoán giữ vai trò rất quan trọng. Những năm vừa qua, thị trường chứng khoán Việt nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là giai đoạn bùng nổ 2006-2007. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt nam vẫn đang còn ở thời kì sơ khai, với các công cụ trên thị trường còn hạn chế, chính sách quản lý lỏng lẻo, các quy định pháp luật vẫn còn nhiều thiếu sót, khe hở. Cùng với đó là nhận thức chưa đúng về vai trò của thị trường trái phiếu. Chúng ta dường như chỉ tập trung phát triển thị trường cổ phiếu mà quên đi một thị trường rất quan trọng tiềm năng là thị trường trái phiếu. Mà như ta đã biết ở các nước có nền kinh tế phát triển nguồn vốn huy động từ thị trường trái phiếu có vai trò rất quan trọng chiếm tỷ trọng rất lớn. Do vậy, việc phát triển thị trường trái phiếuViệt nam trong thời gian tới có vai trò vô cùng quan trọng. 2 Nhận thức được tính cấp thiết của việc phát triển thị trường trái phiếuViệt nam như vậy nên tôi đã chọn đề tài “ Thị trường trái phiếu Việt nam thực trạng giải pháp” nhằm tìm hiểu quá trình hình thành phát triển của thị trường trái phiếu Việt nam, qua đó tìm ra những mặt còn hạn chế, cần khắc phục đưa ra những định hướng để phát triển thị trường trái phiếu Việt nam. Chương I. Cơ sở lý thuyết về thị trường trái phiếu 1. Trái phiếu 1.1 Khái niệm về trái phiếu 3 Trái phiếu là một chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Còn theo luật chứng khoán năm 2006 thì: “ Trái phiếu là loại chứng khoán xác định quyền lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.” 1.2 Đặc trưng của trái phiếu 1.2.1 Mệnh giá Là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. Ở VN, mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000 VNĐ các mệnh giá khác là bội số của 100.000 VNĐ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ số trái phiếu phát hành. Công thức tính: MG = VHĐ/SPH Với: MG: mệnh giá trái phiếu VHĐ: số vốn huy động SPH: số trái phiếu phát hành 1.2.2 Lãi suất trái phiếu Là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà đầu tư hưởng hàng năm. Thông thường có 2 phương thức trả lãi: 6 tháng/lần 1 năm/ lần. Mỗi trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định có thể theo định kỳ. Lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Số tiền lãi nhà đầu tư nhận được hàng năm = lãi suất coupon x MG Lãi suất trái phiếu chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: 4 Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ phương thức tài trợ thâm hụt đó. Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành của đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. 1.2.3 Giá trái phiếu Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng, cao, hoặc thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên dù giá mua thế nào thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá. đến ngày đáo hạn, trái chủ sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu: Kỳ hạn của trái phiếu: kỳ hạn càng dài, tính rủi ro của trái phiếu càng cao, làm giá trái phiếu có xu hướng giảm. Biến động lãi suất thị trường: khi lãi suất này hạ thấp thì nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu làm cho cầu trái phiếu tăng giá trái phiếu tăng ngược lại. Dự kiến lạm phát : khi nhà đầu tư mua trái phiếu các công ty phát hành thường cam kết sẽ trả một lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn của trái phiếu, do vậy nếu tình hình lạm phát trong những năm tiếp theo có xu hướng tăng thì sẽ làm cho giá trái phiếu giảm. Tình hình kinh doanh uy tín của doanh nghiệp phát hành. Biến động của tỷ giá hối đoái. Rủi ro thanh lý: rủi ro về tính thị trường, phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới. 1.2.4 Thời hạn của trái phiếu 5 Thời hạn của trái phiếu là số năm theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ. Thời hạn trái phiếu có ý nghĩa quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn của nó. 1.2.5 Quyền mua lại Đối với loại trái phiếu có điều khoản mua lại cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn. 1.3 Phân loại trái phiếu 1.3.1 Căn cứ chủ thể phát hành Căn cứ vào chủ thể phát hành có thể phân chia trái phiếu thành: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương. 1.3.1.1 Trái phiếu chính phủ Là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. 1.3.1.2 Trái phiếu doanh nghiệp Là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau: 6 Trái chủ được trả lãi định kỳ trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay. Trái phiếu công ty có thể chia nhỏ thành các loại sau Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ động. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định. Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ 7 người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng hoá chứng khoán có thể chuyển đổi được đề cập tới dưới đây. 1.3.1.3 Trái phiếu chính quyền địa phương Theo nghị định số 141/2003 NĐ-CP ngày 20/11/2003 thì trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành, nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm. 1.3.2 Căn cứ vào phương thức trả lãi Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể phân loại trái phiếu thành: trái phiếu có lãi coupon cố định, trái phiếu có lãi coupon thả nổi, trái phiếu zero-coupon. 1.3.2.1 Trái phiếu có lãi coupon cố định Là trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ thanh toán lãi cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền cố định sau mỗi khoảng thời gian cố định thường là 1 năm. 1.3.2.2 Trái phiếu có lãi coupon thả nổi Là trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ thanh toán lãi cho người nắm giữ trái phiếu một khoản tiền lãi vào cuối mỗi kỳ tính lãi, tiền lãi được xác định bằng tích của mệnh giá lãi suất coupon, với lãi suất coupon thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường. 1.3.2.3 Trái phiếu zero-coupon Trái phiếu zero coupon là loại trái phiếu mà người nắm giữ nó không được trả lãi (coupon) định kì, thay vào đó trái phiếu được bán ở mức giá chiết khấu. Người nắm giữ trái phiếu zero coupon này chỉ được thanh toán một lần, một số tiền xác định, vào một thời điểm xác định trong tương lai. Một số loại trái phiếu zero coupon được điều chỉnh theo lạm phát, nói cách khác số tiền được thanh toán trong tương lai sẽ có sức mua tương đương với 8 sức mua của mệnh giá trái phiếu. do được thanh toán theo mệnh giá cố định nên giá của trái phiếu lãi suất 0 chỉ phụ thuộc vào thời hạn thanh toán của nó, càng gần thời hạn thanh toán giá trái phiếu zero coupon càng cao. 1.3.3 Căn cứ khác Ngoài các cách phân loại trên ta còn có thể phân loại trái phiếu theo các căn cứ sau: Theo thời gian đáo hạn, theo phạm vi lưu thông… 1.4.1 Điều kiện để phát hành trái phiếu 1.4.1.1 Điều kiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Theo điều 24 nghị định 01/2001 NĐ-CP, điều kiện để phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch năm (05) năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; hoặc các dự án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định có khả năng hoàn vốn. Các dự án này phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. Có đề án phát hành trái phiếu đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản. Tổng số vốn huy động tối đa bằng phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước các văn bản hướng dẫn. Đối với các dự án được xác định là có khả năng hoàn vốn, tổng giá trị vốn vay, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu, để đầu tư vào một dự án không vượt quá tám mươi phần trăm (80%) tổng mức đầu tư của dự án đó. 1.4.1.2 Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp Theo điều 17 nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 thì điều kiện để doanh nghiệp phát hành trái phiếu là 9 Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành là 10 tỷ đồng VN. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thơi không có lỗ luỹ kết đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm. Có phương án phát hành, phương án sử dụng trả vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư các điều kiện khác. 1.4.2 Phương thức phát hành trái phiếu 1.4.2.1 Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp Theo nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 có 3 phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp: phương thức bảo lãnh phát hành trái phiếu, phương thức đấu thầu trái phiếu, đại lý phát hành trái phiếu. Phương thức bảo lãnh phát hành trái phiếu: Bảo lãnh phát hành trái phiếu là việc tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành về việc thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết. Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể do một hoặc một số tổ chức đồng thời thực hiện. Trường hợp nhiều tổ chức cùng thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu, thực hiện theo phương thức đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu. Phương thức đại lý phát hành trái phiếu: Tổ chức đại lý phát hành trái phiếu là các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát hành trái phiếu có thể uỷ thác cho một hoặc một số tổ chức cùng làm nhiệm vụ đại lý phát hành trái phiếu. Đại lý phát hành thực hiện bán trái phiếu cho các nhà đầu tư theo đúng cam kết với tổ chức phát hành. Nếu không bán hết, đại lý được trả lại cho tổ chức phát hành số trái phiếu còn lại. 10

Ngày đăng: 25/07/2013, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan