Thiết kế sản phẩm bảo hiểm “280 ngày”

64 612 3
Thiết kế sản phẩm bảo hiểm “280 ngày”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bất kể ai làm mẹ cũng mong muốn quá trình mang thai được “mạnh khỏe, an toàn”, sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh, được mẹ tròn con vuông nhưng rủi ro luôn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào làm phát sinh chi phí y tế và gây tổn thất lớn về mặt tinh thần cho gia đình.Thực tế, các chế độ BHXH, BHYT và các sản phẩm bảo hiểm hiện có trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Do đó, sản phẩm bảo hiểm “280 ngày” của chúng tôi sẽ là biện pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chi phí y tế và phần nào mang lại sự yên tâm cho người phụ nữ trong suốt thời kỳ vất vả nhưng rất đáng tự hào này. Kết cấu bài nghiên cứu gồm 3 phần: Chương 1. Lý luận chung về sự cần thiết phải có sản phẩm bảo hiểm dành cho phụ nữ trong thời gian mang thai và cho trẻ em dưới 1 tuổi Chương 2. Nghiên cứu thực tế các sản phẩm và loại hình bảo hiểm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em hiện có trên thị trường Chương 3. Thiết kế sản phẩm bảo hiểm “280 ngày” Mặc dù nhóm nghiên cứu đã có nhiều cố gắng nhưng bài làm không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm nghiên cứu mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn

A.LỜI MỞ ĐẦU “Công CHA như núi Thái Sơn Nghĩa MẸ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ MẸ kính CHA Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Có thể nói: Làm Mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất, vẻ vang nhất của Phụ nữ Việt Nam. Đó là nhiệm vụ duy trì nòi giống, củng cố thành quả phát triển văn hóa, xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tỏa sáng muôn đời. Thực trạng nhiều nước phát triển trên thế giới đã và đang xuất hiện nguy cơ: Phụ nữ đến tuổi trưởng thành chỉ thích kết bạn, không chịu kết hôn. Nếu kết hôn thì không chịu sinh con. Nếu sinh con thì rất ngại chăm con và không muốn nuôi con bằng sữa mẹ.vv…Đây là một xu hướng rất đáng lo ngại mang tính toàn cầu. Rõ ràng khi người phụ nữ sống thực dụng, ích kỷ cho riêng mình, không nghĩ đến trách nhiệm nòi giống, cộng đồng dân tộc thì hậu quả xã hội sẽ khôn lường. Thực trạng này đang đặt ra cho từng người và mọi quốc gia một nhiệm vụ chính trị xã hội rộng lớn là phải quan tâm, giúp đỡ, giáo dục, đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong từng gia đình ra toàn xã hội để mọi người phụ nữ được làm vợ, thích làm mẹ, sinh thành, nuôi dưỡng ra các thế hệ tương lai cho đất nước. Điều đáng mừng là Phụ nữ Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu khó, chịu sinh nở, biết nuôi con, coi đứa con là thành quả chuẩn mực của tình yêu, nghĩa vụ cao cả của gia đình và trách nhiệm cao nhất của xã hội. Chúng ta đời đời biết ơn các thế hệ Phụ nữ Việt Nam đã có công lớn trong sự nghiệp mang nặng, đẻ đau, sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, đạo tạo ra các thế hệ Việt Nam để tiếp tục làm rạng danh non song, đất Việt. Bất kể ai làm mẹ cũng mong muốn quá trình mang thai được “mạnh khỏe, an toàn”, sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh, được mẹ tròn con vuông nhưng rủi ro 1 luôn có thể xảy đến bất kỳ lúc nào làm phát sinh chi phí y tế và gây tổn thất lớn về mặt tinh thần cho gia đình.Thực tế, các chế độ BHXH, BHYT và các sản phẩm bảo hiểm hiện có trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Do đó, sản phẩm bảo hiểm “280 ngày” của chúng tôi sẽ là biện pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chi phí y tế và phần nào mang lại sự yên tâm cho người phụ nữ trong suốt thời kỳ vất vả nhưng rất đáng tự hào này. Kết cấu bài nghiên cứu gồm 3 phần: Chương 1. Lý luận chung về sự cần thiết phải có sản phẩm bảo hiểm dành cho phụ nữ trong thời gian mang thai và cho trẻ em dưới 1 tuổi Chương 2. Nghiên cứu thực tế các sản phẩm và loại hình bảo hiểm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em hiện có trên thị trường Chương 3. Thiết kế sản phẩm bảo hiểm “280 ngày” Mặc dù nhóm nghiên cứu đã có nhiều cố gắng nhưng bài làm không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm nghiên cứu mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. 2 B.NỘI DUNG CHƯƠNG 1:Lý luận chung về sự cần thiết phải có sản phẩm bảo hiểm dành cho phụ nữ trong thời gian mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi 1. Phụ nữ với thiên chức làm mẹ Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội. Người phụ nữ là người thiết tha nhất với hạnh phúc gia đình, đóng vai trò rất quan trọng giữa gia đình và xã hội trong mọi thời đại. Qua các chặng đường lịch sử loài người, vai trò người phụ nữ trong gia đình có những biến đổi. Cách mạng tháng Tám thắng lợi, vai trò của phụ nữ được xác nhận đúng với chân giá trị con người của nó. Bác Hồ nói: “Non song gấm vóc Việt Nam đều do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm rực rỡ”. Nghị quyết số 04/NQ-TW của Bộ Chính trị ra ngày 27-7-1993 đã khẳng định: “Phụ nữ vừa là người công dân, người lao động, vừa là người mẹ và người thầy đầu tiên của con người”; “Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình cần tạo điều kiện để phụ nữ kết hợp hài hòa giữa nghĩa vụ công dân và chức năng người mẹ trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Vai trò quan trọng đó được thể hiện như thế nào? Ở việc thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ là người tạo dựng nên nhân cách con người từ trong bụng mẹ, là “tay hòm chìa khoá" là trung tâm các mối quan hệ tình cảm là người tích cực nhất trong gia đình, giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp ở làng, thôn, khu phố . 3 Thiên chức và xã hội đã trao cho phụ nữ phần việc lớn hơn nam giới trong gia đình, đó là việc sinh nở ra con cái để duy trì nòi giống, nội trợ lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ trong nhà, “nhen lên và canh giữ bếp lửa gia đình” tạo nên sự ấm áp, yên vui làm điểm tựa cho chồng, cho con, cho cháu… bằng cái tâm và đức của mình. Vì vậy, Nhà nước ta, các cấp, các ngành luôn luôn chăm lo cho tế bào xã hội - tổ ấm gia đình; động viên, vun đắp tạo điều kiện cho mỗi gia đình kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa. Đất nước ta ngày nay được độc lập, tự do, hạnh phúc là nhờ vào hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông, của Đảng, Bác Hồ vĩ đại, song chúng ta không thể không biết ơn các bà mẹ vĩ đại tạo ra các thế hệ danh nhân, anh hùng của đất nước – từ văn hóa gia đình. Người Việt Nam rất coi trọng cái “Phúc”, ông bà cha mẹ để phúc cho con và cái “Đức” - con nhờ đức mẹ là một sự thực, một chân lý. 2. Những rủi ro phụ nữ có thể gặp phải trong thời kỳ mang thai Theo thống của cục DS-KHHGĐ, cứ 2 phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) thì có 1 phụ nữ hết tuổi sinh đẻ. Hiện nay, số phụ nữ trong độ tuổi này lên tới khoảng 25 triệu người. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng lên từ nay cho đến năm 2020-2025. Ở Việt Nam, phần lớn phụ nữ sinh con ở độ tuổi 20-29 tuổi. Theo đánh giá của PGS-TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới, tỷ suất tử vong mẹ ở nước ta còn cao so với một số nước trong khu vực. Mức giảm tỷ suất tử vong mẹ trong 10 năm qua còn chậm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Những hạn chế về khả năng tiếp cận của phụ nữ với các dịch vụ chăm sóc y tế và thông tin, đặc biệt là về sức khỏe sinh sản được thể hiện rõ rệt ở tỷ lệ nạo phá thai cao. Tình trạng phá thai hiện nay ở mức 29 ca phá thai trên 100 trẻ đẻ sống đang gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em. Thống y tế gần đây cho thấy, số phụ nữ mắc và chết do 5 bệnh tai biến sản khoa vẫn có xu hướng gia tăng. Hơn thế nữa, quá trình đô thị hóa, công 4 nghiệp hóa diễn ra với tốc độ nhanh đang ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường sống, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người nói chung và sức khỏe của sản phụ nói riêng. Sau đây là phần trình bày về các rủi ro sức khỏe thường gặp của phụ nữ trong thời kỳ mang thai. 2.1. Do bản thân sức khỏe của phụ nữ Phụ nữ trong thời gian mang thai cũng có khả năng mắc tất cả các bệnh như những người bình thường khác. Chín tháng mười ngày trong bụng mẹ, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc phần lớn vào cơ thể và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Vì thế nếu trong quá trình mang thai, người mẹ mắc một số bệnh nào đó thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế, các nhóm bệnh của mẹ gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi và sức khỏe của mẹ là: A. Các bệnh nhiễm trùng • Do virus  Sởi: có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Bệnh này không gây dị tật bẩm sinh cho con  Bại liệt: nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu, khoảng 50% thai phụ bị sảy thai, nếu bị bại liệt trong 3 tháng cuối, thai có thể chết trong bụng mẹ. bệnh này không gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.  Coxsackie: virus coxsackie có thể qua rau thai, gây dị tật bẩm sinh cho con (dị dạng ở đường tiết niệu- sinh dục, đường tiêu hóa, hệ tim mạch). Nếu người mẹ nhiễm virus này vào tháng cuối kỳ, trẻ sinh ra có thể tử vong do viêm cơ tim hoặc viêm màng não.  ECHO: virus này có thể qua nhau thai và gây viêm màng não cho trẻ, để lại di chứng thần kinh. Bệnh viêm gan do virus ECHO có thể gây tử vong ở trẻ vói tỷ lệ khá cao.  Cúm: có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh con non. Đa số trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh nhẹ, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi  Quai bị: có thể gây sảy thai và sinh non. Trẻ sinh ra có thẻ nhẹ cân và bị dị tật bẩm sinh. • Do vi trùng 5  Lao: do mẹ suy kiệt vì bệnh lao nên thai nhi sẽ phát triển chậm. bệnh nặng có thể gây sảy thai thai chết lưu hoặc sinh con non.  Lậu: đứa trẻ dễ bị lây nhiễm vi trùng lậu từ mẹ, bị viêm kết mạc do lậu diễn tiến, có thể mù nếu không điều trị kịp thời  Sốt rét: người mẹ có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh con non. Trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, sốt, thiếu máu, vàng da, gan và lách to. B. Các bệnh đường hô hấp • Hen: có thể gây thai chết lưu hoặc sinh con non. • Bệnh phổ mãn tính: thai nhi chầm phát triển. cả 2 mẹ con có thể bị khó thở cấp, dẫn đến tử vong C. Các bệnh tiêu hóa • Viêm loét đại tràng: có thể dẫn đến sảy thai • Vàng da ứ mật: hậu quả thường gặp là thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh bị ngạt • Viêm tụy cấp: dễ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non. D. Các bệnh về máu • Xuất huyết giảm tiểu cầu: trẻ sinh ra có nguy cơ bị xuất huyết não do giảm tiểu cầu • Thiếu máu: nếu mẹ bị thiếu máu nặng, thai nhi sẽ chậm phát triển, bị sảy thai, chết lưu, hoặc bị sinh non, bị ngạt khi sinh E. Các bệnh thần kinh • Động kinh: đứa trẻ rất có thể cũng bị động kinh và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao gấp 8 lần so với những đứa trẻ có mẹ không bị động kinh. Việc mẹ bị co giật trong thai kỳ thì sẽ làm tăng khả năng tử vong cho thai nhi • Nhược cơ: đứa con sinh ra có thể bị yếu cơ, khóc yếu và bú yếu. các triệu chứng này xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi sinh và thường hồi phục sau nhiều tuần. F. Các bệnh tim mạch • Bệnh tim: trẻ có nguy cơ tử vong • Sốc do mất máu: có thể gây tình trạng ngạt cho thai G. Các bệnh thận- nội tiết • Viêm cầu thận: khoảng 10% trường hợp bị hư thai, 20% sinh non hoặc sinh ngạt • Nhiễm trùng tiểu: có thể gây sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu • Tiểu đường: con sinh ra thường to và dễ bị hạ đường huyết H. Bệnh ngoại khoa 6 • Viêm ruột thừa: bà mẹ bị viêm ruột thừa có thể sảy thai (nếu bị trong 3 tháng đầu) hoặc sinh non (trong 3 tháng cuối) • Chấn thương vùng bụng: các tai nạn gây chấn thương nội tạng người mẹ cũng có thể gây chấn thương trực tiếp cho thai nhi I. Phụ nữ còn có thể gặp các tai biến sản khoa như: • Nhiễm khuẩn hậu sản • Băng huyết sau sinh • Vỡ tử cung • Sản giật 2.2. Do tai nạn, biến cố bên ngoài Người phụ nữ còn có thể gặp phải rủi ro do tai nạn biến cố bên ngoài vì trong thời gian mang thai, người phụ nữ vẫn phải đi làm. Đặc thù sức khỏe khi mang thai, nhất là thời kỳ thai nghén, người phụ nữ thường hay bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Hơn thế nữa, với sự phát triển của thai nhi, phần bụng người phụ nữ sẽ to dần lên gây mất cân bằng nên rất dễ bị ngã khi đi lại và tham gia giao thông. Như vậy, trong thời kỳ mang thai người phụ nữ có khả năng gặp cao các rủi ro về sức khỏe. 3. Rủi ro gặp phải đối với trẻ em dưới 1 tuổi Hiện nay tình trạng tử vong ở trẻ em Việt Nam vẫn còn khá cao, trong đó chủ yếu là trẻ sơ sinh, chiếm 70% . Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề trên là do đặc điểm cơ thể trẻ sơ sinh rất yếu. Sau đây là phần trình bày về đặc điểm cơ thể trẻ sơ sinh: Đặc điểm của trẻ sơ sinh 1. Đặc điểm của hệ thần kinh • Đại thể não: rất ít nếp nhăn. (sinh càng non, nếp nhăn càng ít) • Chuyển hóa của tế bào não: – Bào thai: chuyển hóa glucose chủ yếu/ yếm khí – Sau sinh: bắt đầu chuyển hóa ái khí, chưa đồng đều/ các vùng • Độ thấm thành mạch máu não cao: do thiếu men Esterase carboxylic à rất dễ bị XH não, nhất là ở vùng tiểu não/ trẻ sinh non. 2. Đặc điểm của tim mạch 7 • HA tối đa bình thường: 50-60 mmHg. • Độ thấm thành mạch cao (thiếu men Esterase carboxylic), rất dễ vỡ, (gan, phổi, não) • XH liên quan chặt chẽ với ↓ oxy máu; • Oxy máu quá cao, PaO2 >150 mmHg, kéo dài > 24 giờ à mạch máu co, hạn chế nuôi dưỡng mô VD: trẻ sinh non dưới 1500g có thể bị mù do xơ teo võng mạc mắt nếu nuôi lâu ngày trong lồng ấp có tỷ lệ oxy cao trên 40% 3. Đặc điểm về hô hấp • Bình thường: nhịp thở 40-60 lần/phút, rất dễ thay đổi • Rất dễ rối loạn hô hấp à TD nhịp thở/phòng cấp cứu sơ sinh rất quan trọng • Theo Miller, nhịp thở ổn định/24 giờ đầu: tiên lượng tốt; Ngược lại: tiên lượng xấu • Có thể có cơn ngừng thở < 15 giây: do vỏ não chưa hoạt động tốt trong thời gian đầu sau sinh. Nếu cơn ngừng thở kéo dài >15” và tái diễn à suy hô hấp 4. Đặc điểm của gan • Thời kỳ sơ sinh: hiện tượng phá hủy TB gan do thiếu oxy à Transaminase cao, nhất là trong những ngày đầu • Các TB tạo máu bị phá huỷ, các TB chuyển hóa hình thành dần à chức năng chuyển hóa của gan chưa hoàn chỉnh, các men chuyển hóa chưa đầy đủ, nhất là ở trẻ sinh non • Glycuronyl transferase (chuyển hóa bilirubin GT thành bilirubin TT & giúp giải độc một số thuốc): rất ít, càng ít nếu trẻ bị thiếu oxy, hạ đường huyết. Thiếu men à dễ bị vàng da & dễ bị ngộ độc thuốc 5. Đặc điểm về chuyển hóa các chất • Glucid à Hạ đường huyết rất hay xảy ra ở trẻ sinh non. 8 – Trẻ sinh non sử dụng glucose rất kém (60%), chủ yếu ở ngoài gan, ngược lại tiêu thụ rất tốt galactose và fructose ngay trong gan à khi điều trị vàng da do tăng bilirubin GT/sinh non, nên dùng galactose (tổng hợp acid glycuronic) – Sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, bình thường lượng đường trong máu trẻ đủ tháng 70 mg % và ở trẻ sinh non 50mg %. – Đường huyết chỉ còn 20mg%: triệu chứng hạ đường huyết /lâm sàng 6. Điều hòa thân nhiệt Khi ra đời, trẻ rất dễ bị mất nhiệt, nhưng khả năng tạo nhiệt lại kémà dễ bị rối loạn điều hoà thân nhiệt 7. Đặc điểm về miễn dịch Khi trẻ vừa sinh ra, tuy hình hài đã có đủ các bộ phận nhưng chức năng của các cơ quan trong cơ thể vẫn còn phải hoàn thiện dần. Hệ miễn dịch, hệ thống bảo vệ của trẻ, cũng tuân theo quy luật này. Hệ thống miễn dịch nằm rải rác trong người của bé, từ vùng hầu họng, xuống tuyến ức, tới lách, đường ruột và hệ thống bạch huyết rộng khắp, đóng vai trò như những “cổng thành” đêm ngày canh gác, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Như đã nói, do còn non nớt và chưa được tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều, nên hiệu quả của “hệ thống canh gác” này còn rất hạn chế. Mặt khác, trong giai đoạn bào thai, hệ thống miễn dịch của bé phát triển mạnh về hướng chống bị đào thải, hơn là chống nhiễm trùng, làm cho sự bảo vệ bé trong những ngày tháng đầu đời càng thêm yếu ớt. Trong bối cảnh phải tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn lạ lẫm, nhiều tác nhân gây bệnh “chực chờ” xâm nhập, với một hệ thống bảo vệ cơ thể chưa kịp hoàn chỉnh để đối phó, trẻ nhỏ thực sự phải đối mặt với nguy cơ rất lớn về các bệnh nhiễm trùng. Trong hệ thống bảo vệ cơ thể bé, ruột là cơ quan chứa đến 70-80% tế bào miễn dịch, biến nơi này trở thành “đại bản doanh” của mạng lưới bảo vệ cho trẻ. Hơn nữa, trong những ngày tháng đầu đời, ống tiêu hóa là một trong các cơ quan 9 trong cơ thể trẻ phải tiếp xúc với rất nhiều tác nhân lạ cũng như vi sinh vật gây bệnh, nên việc tăng cường miễn dịch cho bé thông qua đường tiêu hóa là phương pháp hợp lý và hứa hẹn hiệu quả cao. Đường ruột của trẻ không hoàn toàn vô trùng, mà ngược lại, có chứa đến hơn 400 loại vi khuẩn thường trú khác nhau. Các vi khuẩn này được chia làm 3 nhóm: nhóm có lợi, nhóm tiềm ẩn gây bệnh và nhóm trung gian, dựa trên tác động của chúng lên cơ thể trẻ. Sơ sinh có sức đề kháng kém – Da mỏng, độ toan thấp, ít có tác dụng diệt khuẩn – Niêm mạc dễ xây xát, dễ bị viêm loét. – Miễn dịch tế bào: có từ trong bào thai, chỉ có tác dụng sau sinh, rất kém nếu trẻ sinh thiếu tháng Phản ứng tăng bạch cầu khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực bào lại rất kém: sau 24 tháng mới hoàn chỉnh – Miễn dịch huyết thanh: bào thai tạo được các IgG và IgM từ tháng thứ 6 và IgA từ tháng thứ 8, không đáng kể. (sau 12 tháng: IgG # 60%, IgM # 80%, IgA # 20% so người lớn . Không chỉ ở giai đoạn sơ sinh mà giai đoạn 1 năm đầu đời, trẻ nhỏ cũng rất dễ bị mắc bệnh và gặp các vấn đề về sức khỏe. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế, những bệnh mà trẻ em dễ mắc phải là: • Cảm lạnh: hiện có khoảng hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm lạnh thông thường. trong đó, virus Rhinovirus gây bệnh cảm cúm là phổ biến nhất. • Viêm dạ dày và viêm ruột siêu vi: bệnh này có thể xảy ra sau khi con của bạn tiêu thụ thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hoặc khi tiếp xúc với người bệnh. • Nhiễm trùng tai: thường bắt đầu sau khi vì một lý do nào đó trẻ bị nhiễm virus chẳng hạn như do ảnh hưởng sau khi bé bị cảm lạnh. Đối với trẻ thì khả năng bị nhiễm trùng tai cao hơn rất nhiều so với người lớn. 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 16:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan