Mô hình tổ chức của bộ máy Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam

40 467 2
Mô hình tổ chức của bộ máy Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trên toàn thế giới thì Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đóng một vai trò quan trọng thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ công khác. Đóng vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, KTNN là công cụ không thể thiếu của Quốc hội và Chính phủ trong điều hành nền kinh tế nói chung và quản lý nguồn tài sản quốc gia nói riêng. Tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và sự phân chia quyền lực của mỗi nước mà KTNN có thể có các loại mô hình tổ chức khác nhau. Tại Việt Nam, KTNN được thành lập theo Nghị định số 70/CP, ngày 11/7/1994, nhằm giúp Thủ Tướng Chính Phủ thực hiện các chức năng được giao. Theo quy định này, KTNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất theo hai cấp là KTNN trung ương và KTNN địa phương. Mới đây trong Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 thì KTNN Việt Nam trở thành một cơ quan thuộc Quốc hội, “Là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Trong quá trình hoạt động, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã có những thành công và đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung việc kiểm soát, quản lý sử dụng Ngân sách Nhà nước (NSNN) nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất định. Để ngày càng phát triển và thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cũng giống như bất cứ đơn vị nào khác, Kiểm toán nhà nước cần phải liên tục kiện toàn tổ chức, cải tiến hoạt động của mình để phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được những yêu cầu mới. Vì em nhận thấy đây là một vấn đề hay và rất bổ ích cho công việc sau này nên em chọn đề tài “Mô hình tổ chức của bộ máy Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam

1 MỤC LỤC Trang 2 Lời mở đầu Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trên toàn thế giới thì Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đóng một vai trò quan trọng thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ công khác. Đóng vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, KTNN là công cụ không thể thiếu của Quốc hội và Chính phủ trong điều hành nền kinh tế nói chung và quản lý nguồn tài sản quốc gia nói riêng. Tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và sự phân chia quyền lực của mỗi nước mà KTNN có thể có các loại hình tổ chức khác nhau. Tại Việt Nam, KTNN được thành lập theo Nghị định số 70/CP, ngày 11/7/1994, nhằm giúp Thủ Tướng Chính Phủ thực hiện các chức năng được giao. Theo quy định này, KTNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất theo hai cấp là KTNN trung ương và KTNN địa phương. Mới đây trong Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 thì KTNN Việt Nam trở thành một cơ quan thuộc Quốc hội, “Là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Trong quá trình hoạt động, Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã có những thành công và đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung việc kiểm soát, quản lý sử dụng Ngân sách Nhà nước (NSNN) nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất định. Để ngày càng phát triển và thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cũng giống như bất cứ đơn vị nào khác, Kiểm toán nhà nước cần phải liên tục kiện toàn tổ chức, cải tiến hoạt động của mình để phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được những yêu cầu mới. 3 Vì em nhận thấy đây là một vấn đề hay và rất bổ ích cho công việc sau này nên em chọn đề tài “Mô hình tổ chức của bộ máy Kiểm toán Nhà nước Việt Nam” dưới sự hướng dẫn của cô giáo THS. Nguyễn Thị Lan Anh. Bài viết của em được trình bày thành ba phần : Phần 1 : Lý luận chung về Kiểm toán Nhà nước Phần 2 : Tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà Nước Việt Nam Phần 3: Một số nhận xét và kiến nghị 1 Phần 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH TỔ CHỨC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán Nhà nước 1.1.1.Tính tất yếu khách quan hình thành Kiểm toán Nhà Nước Càng gần đây thì khái niệm kiểm toán càng xuất hiện nhiều và có lẽ nó không còn xa lạ với nhiều người, nhưng có lẽ cũng ít có ai biết được nó bắt nguồn từ đâu và ra đời như thế nào, lịch sử phát triển của nó ra sao. Kiểm toán có nguồn gốc từ La Tinh “ audire” có nghĩa là “nghe” và nó ra đời từ thế kỉ thứ ba trước công nguyên gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. thời kì đầu kiểm toán mới chỉ mức độ sơ khai biểu hiện là những người làm công tác kiểm toán đọc to những số liệu tài liệu cho một bên độc lập nghe rồi chứng thực. Sau đó khi của cải dư thừa thì việc kiểm tra, kiểm soát càng được quan tâm hơn, đến thời kì cách mạng công nghiệp châu âu thì xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp, đây có sự tách rời giữa quyền của người quản lý, ông chủ và người làm công vì thế nên cần có sự kiểm soát, kiểm tra của những kiểm toán viên bên ngoài từ đó dẫn đến sự ra đời của kiểm toán nhà nướckiểm toán nội bộ. Vào những năm 30 của thế kỉ XX thì sự sụp đổ của hàng loạt công ty đã đỏi hỏi phải có sự kiểm soát độc lập vì thế kiểm toán độc lập ra đời. Việc cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lí Nhà nước, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia trong công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi sự hình thành của kiểm toán nhà nước. Sự phát triển của tài chính công mà chủ yếu là ngân sách Nhà nước đòi hỏi việc kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu ngân sách, công quỹ của nhà nước ngày càng lớn do đó việc ra đời của kiểm toán nhà nước là một tất yếu. 2 Như một số nước đi trước đã thực hiện thì hoạt động của cơ quan kiểm toán nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc thiết lập và giữ vững kỉ cương tài chính, chấp hành luật ngân sách nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu xài phung phí tiền của nhà nước. Kiểm toán nhà nước đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nhà nước. Vai trò và tác dụng của kiểm toán nhà nước đã được thừa nhận và không có một tổ chức nào có thể thay thế được trong việc kiểm tra, kiểm soát một cách có hiệu quả nguồn lực của nhà nước trong các tổ chức công. 1.1.2.Khái niệm về Kiểm toán nhà nước Kiểm toán nhà nướcbộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán tài sản công. thời kì trung đại thì kiểm toán nhà nước xuất hiện để đối soát tài sản cho vua chúa, qua quá trình phát triển thì đến nay kiểm toán nhà nước đều thực hiện các chức năng kiểm toán các đơn vị khu vực công. 1.1.3.Chức năng của Kiểm toán nhà nước Là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước đồng thời là một bộ phận của kiểm toán nên kiểm toán nhà nước có các chức năng sau. Thứ nhất : chức năng kiểm tra, kiểm soát Kiểm toán nhà nước có vai trò xác minh tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của số liệu kế toán, báo cáo tài chính, quyết toán thu- chi, sử dụng ngân sách nhà nước và việc thi hành pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân sách nhà nước các đơn vị trong khu vực công. Đây là chức năng vốn có và truyền thống của kiểm toán nhà nước Thứ hai: chức năng tư vấn Kiểm toán nhà nước là cơ quan giúp việc cho Quốc hội và Chính phủ trong việc xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật, ban hành những 3 quyết định liên quan đến tài chính, ngân sách; hoặc đưa ra quyết định quan trọng trong việc quản lý và sử dụng tài sản công sao cho có hiệu quả. Thông qua công tác của mình thì kiểm toán nhà nước đã nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất các giải pháp giúp ngăn ngừa các hành vi vi phạm, giữ vững kỉ cương, sử dụng kém hiệu quả, lãng phí vốn, công quỹ và tài sản quốc gia. Riêng Việt Nam thì chia ra cụ thể các chức năng như : kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách của nhà nước 1.1.4. Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước 1.1.4.1. Thực hiện kiểm toán Kiểm toán nhà nước thường thực hiện các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và tài sản công. Ngoài ra thì kiểm toán nhà nước cũng thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động để đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lí của các đơn vị công. Và để thực hiện nhiệm vụ này kiểm toán nhà nước cần thực hiện các nhiệm vụ sau: • Lập kế hoạch hàng năm và trình cơ quan có thẩm quyền duyệt • Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm đã được phê duyệt đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền • Kiểm tra, xác minh tình đúng đắn của các tài liệu có liên quan tới ngân sách nhà nước, kiểm tra thông tin tài liệu kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đồng thời xem xét việc tuân thủ chế độ, chính sách về ngân sách, tài chính, kế toán của nhà nước. • Tham gia sửa chữa, xử lí các sai phạm của đơn vị được kiểm toán để từ đó chấn chỉnh công tác quản lí các đơn vị đó. • Quản lí hồ sơ và giữ bí mật về các thông tin của đơn vị kiểm toán theo qui định của pháp luật 1.1.4.2. Xây dựng và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật 4 • đây thì kiểm toán nhà nước soạn thảo các dự luật, pháp lệnh về kiểm toán nhà nước và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật khác về lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo thẩm quyền • Đóng góp, giúp tham khảo ý kiến đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về tài chính, ngân sách và kế toán. 1.1.4.3. Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ kế toán Kiểm toán nhà nước chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán, qui trình, chuẩn mực và phương pháp kiểm toán trong hệ thống kiểm toán nhà nước Kiểm toán nhà nước còn thực hiện hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ đối với các tổ chức kiểm toán nội bộ trực thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội có sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước. Riêng đối với kiểm toán nhà nước việt nam thì có 16 nhiệm vụ qui định trong luật kiểm toán nhà nước. 1.1.5. Quyền hạn của kiểm toán nhà nước Cũng như về nhiệm vụ thì quyền hạn của kiểm toán nhà nước các nước khác nhau là khác nhau nhưng mà vẫn có một số đặc điểm chung như: • Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán cung cấp các giải trình về các vấn đề có liên quan tới hoạt động kiểm toán. • Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán. • Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc: - Xử lí các đơn vị, cá nhân có vi phạm pháp luật về tài chính, ngân sách, kế toán - Xử lí đối với các tổ chức cố tình gây cản trở công việc kiểm toán hoặc là cung cấp các thông tin sai sự thật. 5 - Chịu trách nhiệm soạn thảo, sử đổi, ban hành và bổ sung các văn bản pháp luật về quản lí kinh tế- tài chính, kế toán- kiểm toán. Ngoài những điểm chung trên thì kiểm toán mỗi quốc gia còn có một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng như : pháp thì tòa thẩm kế có quyền xét xử như một quan tòa đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, ngân sách. Cụ thể nước ta thì kiểm toán có 9 quyền hạn được qui định trong luật kiểm toán nhà nước 1.1.6. Nguyên tắc hoạt động của kiểm toán nhà nước Để thực hiện tốt công việc của mình thì kiểm toán nhà nước cần tuân thủ các nguyên tắc như sau: • Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực và các qui trình kiểm toán được nhà nước thừa nhận. • Đảm bảo tính độc lập một cách tương đối đó là không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp một cách trái pháp luật vào hoạt động của kiểm toán nhà nước. • Đảm bảo tính trung thực, khách quan và giữ bí mật của nhà nước, của các đơn vị được tổ chức kiểm toán. • Không gây cản trở, can thiệp vào việc điều hành, quản lí của đơn vị được kiểm toán. • Đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động được kiểm toán. Và riêng nước ta thì nó được cụ thể thành 2 nguyên tắc sau: • Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. • Trung thực, khách quan. 1.2. Các hình tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước Về khái niệm thì bộ máy kiểm toán nhà nước chính là một hệ thống tập hợp những viên chức nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công. 6 Như vậy, trong mối liên hệ với bộ máy nhà nước thì kiểm toán nhà nước là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán; xét trong hệ thống kiểm toán nói chung thì kiểm toán nhà nước lại là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán đối với một đối tượng cụ thể là tài sản của nhà nước; xét trong mối quan hệ với kiểm toán viên nhà nước thì kiểm toán nhà nước là một hệ thống tập hợp các kiểm toán viên này theo một trật tự xác định để thực hiện chức năng kiểm toán tài sản công có hiệu quả. Và chính từ các mối liên hệ phức tạp trên thì đã hình thành nên nhiều hình tổ chức của kiểm toán nhà nước các nước khác nhau tùy theo tính chất và phạm vi mối liên hệ đó. Cụ thể các hình đó là: 1.2.1.Mô hình tổ chức kiểm toán nhà nước xét trong mối liên hệ với bộ máy nhà nước 1.2.1.1.Mô hình cơ quan kiểm toán nhà nước được tổ chức độc lập với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp hình này được áp dụng hầu hết các nước phát triển, có nhà nước pháp quyền được xây dựng nền nếp, có nền kiểm toán được hình thành từ lâu đời và phát triển một trình độ cao như: tòa thẩm kế Pháp, kiểm toán nhà nước Đức… nhờ đó mà kiểm toán nhà nước đã phát huy được đầy đủ tính độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình. 7 ( trích từ sách “ đường vào nghề kiểm toán” của tác giả Nguyễn Thu An) Theo hình này thì Kiểm toàn Nhà nước được tổ chức như một cơ quan ngang với cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong hình này thì Kiểm toàn Nhà nước do Quốc hội bổ nhiệm và thực hiện kiểm toán đối với các ban của Quốc hội, các bộ của Chính phủ và tòa án. Việc bố trí như thế này thì có nhiều lợi thế bởi vì tính khách quan được thể hiện rất rõ, sự hoạt động của bộ phận Kiểm toàn Nhà nước không chịu sự chi phối của cơ quan nào. Nhưng mà bên cạnh đó thì do nó là một cơ quan độc lập với các cơ quan khác nên việc đi sâu, sát với tình hình hoạt động thực tiễn của các Bộ, Ban, Ngành là rất khó vì vậy công tác kiểm toán sẽ gặp nhiều khó khăn. 1.2.1.2.Mô hình cơ quan kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan hành pháp

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan