“Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH ITECCO

50 630 7
“Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH ITECCO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Con người là trọng tâm của tất cả các hoạt động là con người, mọi hoạt động diễn ra cũng là nhờ con người. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là duy trì và phát triển nguồn tài nguyên nhân sự một cách hiệu quả nhất. Nhân sự sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức, của xã hội và của quốc gia. Đặc biệt, trong xu thế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt các doanh nghiệp để phát triển bền vững cũng là do có nguồn lực con người vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực. Xuất phát từ vai trò vô cùng to lớn của nguồn tài nguyên con người đối với sự phát triển của thời đại nói chung, nền kinh tế của một quốc gia cũng như đối với một doanh nghiệp. Đồng thời, xuất phát từ thực trạng của đơn vị thực tập, sự thuận lợi trong lấy dữ liệu và phân tích dữ liệu và ý nghĩa vô cùng to lớn của công tác tuyển dụng nhân sự -một công tác của hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH ITECCO” là chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm 03 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác tuyển dụng Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH ITECCO Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty TNHH ITECCO

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Con người là trọng tâm của tất cả các hoạt động là con người, mọi hoạt động diễn ra cũng là nhờ con người. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là duy trì và phát triển nguồn tài nguyên nhân sự một cách hiệu quả nhất. Nhân sự sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức, của xã hội và của quốc gia. Đặc biệt, trong xu thế ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt và khốc liệt các doanh nghiệp để phát triển bền vững cũng là do có nguồn lực con người vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, cả về thể lực và trí lực. Xuất phát từ vai trò vô cùng to lớn của nguồn tài nguyên con người đối với sự phát triển của thời đại nói chung, nền kinh tế của một quốc gia cũng như đối với một doanh nghiệp. Đồng thời, xuất phát từ thực trạng của đơn vị thực tập, sự thuận lợi trong lấy dữ liệu và phân tích dữ liệu và ý nghĩa vô cùng to lớn của công tác tuyển dụng nhân sự -một công tác của hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH ITECCO” là chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm 03 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác tuyển dụng Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH ITECCO Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty TNHH ITECCO Qua chuyên đề này, tôi mong rằng có thể miêu tả một cách tổng quát nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn diện, chi tiết cụ thể hoạt động của quản trị nhân sự, đặc biệt là Công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH ITECCO, từ đó đưa ra một số biện pháp cho công tác tuyển dụng của Công ty nhằm hoàn thiện công tác này ở Công ty TNHH ITECCO. Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 1 Chuyên đề tốt nghiệp Với những kinh nghiệm và khả năng của bản thân, mặc dù hết sức cố gắng và nỗ lực song không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, thu thập và phân tích tình hình hoạt động của đơn vị thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện và giúp đỡ của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Vũ Minh Trai để tôi hoàn thành khoá thực tập tốt nghiệp và hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. Xin chân thành cảm ơn! Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 2 Chuyên đề tốt nghiệp Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM Tuyển dụng bao gồm 02 công việc là tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự: - Tuyển mộ là quá trình tìm kiếm, thu hút ứng cử viên từ các nguồn khác nhau đến nộp đơn đăng ký xin việc. Quá trình tuyển mộ kết thúc khi người tuyển dụng đã có trong tay những hồ sơ của người xin việc. - Tuyển dụng là quá trình sàng lọc trong những số những ứng cử viên và lựa chọn trong số họ những ứng cử viên tốt nhất theo đạt được yêu cầu đề ra. Có thể đồng thời cả tuyển mộ và tuyển chọn. 1.2. NGUYÊN TẮC TUYỂN DỤNG - Tuyển dụng cán bộ, nhân viên phải xuất phát từ lợi ích chung của doanh nghiệp và xã hội. - Phải dựa vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của từng loại công việc để tính tới khả năng sử dụng tối đa năng lực của họ. - Khi tuyển chọn phải nghiên cứu thận trọng và toàn diện cá nhân, phẩm chất và năng lực cá nhân nhân viên. 1.3. NGUỒN TUYỂN DỤNG - Nguồn bên trong doanh nghiệp: Nguồn nội bộ khuyến khích nhan viên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, có được đội ngũ nhân viên có kiến thức về doanh nghiệp, lòng trung thành với doanh nghiệp, có đầy đủ thông tin về nhân viên, tiết kiệm đựơc chi phí tuyển chọn. Tuy vậy, nguồn nội bộ này cũng có những hạn chế như không thu hút được những người có trình độ cao ngoài doanh nghiệp. - Nguồn bên ngoài doanh nghiệp 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG - Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 3 Chuyên đề tốt nghiệp - Tính hấp dẫn của công việc: vị trí, uy tín, quan niệm xã hội về công việc, lương bổng, sự an toàn, sự “nhàn hạ”, tính chất lao động… - Các chính sách quản lý nội bộ: lương bổng, đào tạo, thăng tiến, các chế độ khác. - Chính sách quản lý của chính phủ: Cơ cấu kinh tế, chính sách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm, xu hướng phát triển kinh tế, họp tác kinh tế với nước ngoài… - Chi phí cho tuyển chọn. 1.5. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG 1.5.1. Quy trình tuyển mộ 1.5.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển mộ:  Các yếu tố bên trong: - Uy tín doanh nghiệp trên thị trường thể hiện qua những yếu tố như cơ hội việc làm, phát triển …Uy tín càng lớn càng thu hút được nhiều lao động. - Chính sách nhân sự của doanh nghiệp. - Các yếu tố khác: Phong cách người lãnh đạo; văn hoá, môi trường và điều kiện làm việc.  Các yếu tố bên ngoài: - Cung – cầu lao động trên thị trường - Xu hướng, quan niệm xã hội về công việc, nghề nghiệp. - Dịch chuyển cơ cấu kinh tế - Pháp luật Nhà nước. 1.5.1.2. Nguồn tuyển mộ và phương pháp tuyển mộ  Nguồn nội bộ: Luân chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác hoặc từ vị trí này sang vị trí khác - Phương pháp tuyển mộ của nguồn nội bộ: + Thường là sự đề bạt. Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 4 Chuyên đề tốt nghiệp + Tham khảo ý kiến: khi cần người cho 1 vị trí nào đó các cấp sẽ hỏi ý kiến của những người lao động, người lao động (cán bộ công nhân viên) và những người có kinh nghiệm + Thông báo công khai: tất cả các thông tin liên quan đến vị trí cần tuyển đều được thông báo, triển khai đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, những người nào thấy mình có đủ yêu cầu đều có thể nộp đơn tham gia dự tuyển. + Lưu trữ các kỹ năng: tát cả các thông tin về nhân sự được lưu lại trên phần mềm máy tính, khi cần sẽ tìm người đáp ứng nhu cầu, giúp họ tìm được người như mong muốn. - Ưu điểm của nguồn nội bộ: + Cho pháp tiết kiệm chi phí tuyển dụng, chi phí hội nhập + Người lao động sẽ nắm rất rõ điểm mạnh, điểm yếu của ứng cử viên vì thế học có định hướng phù hợp tránh được sự nhầm lẫn trong tuyển dụng. + Sự nỗ lực của những người lao động được đánh giá, đền bù xứng đáng. - Nhược điểm của nguồn nội bộ: + Không tận dụng được phương pháp, phong cách của những người làm việc bên ngoài, những người đựơc lựa chọn trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đáp ứng được những nhu cầu đặt ra. Nếu sự đề bạt không khách quan hợp lý sẽ dẫn đến mâu thuẫn. + Đảo lộn cơ cấu lao động của doanh nghiệp.  Nguồn bên ngoài: + Ứng cử viên là học sinh, sinh viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo. + Lao động tự do trên thị trường. + Những người hiện đang làm trong doanh nghiệp khác. + Những người hết tuổi lao động có khả năng và mong muốn làm việc - Phương pháp tuyển mộ từ nguồn bên ngoài: + Quảng cáo thông qua phương tiện thông tin đại chúng Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 5 Chuyên đề tốt nghiệp + Cán bộ tuyển dụng trực tiếp đến cơ sở đào tạo để tìm kiếm và thu hút ứng cử viên. + Các trung tâm, tổ chức giới thiệu tư vấn việc làm. + Thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. + Tự ứng cử viên đến doanh nghiệp xin và tìm công việc làm - Ưu điểm của nguồn bên ngoài: + Cơ hội lựa chọn rất lớn nên có thể tìm đến người hoàn toàn có khả năng đáp ứng công việc. + Không đảo lộn cơ cấu của doanh nghiệp. - Nhược điểm của nguồn bên ngoài: + Chi phí tuyển dụng, thời gian hội nhập lớn. + Nguy cơ về nhầm lẫn người trong quá trình tuyển dụng có thể xảy ra. 1.5.2. Quy trình tuyển chọn 1.5.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tuyển chọn - Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. - Tính hấp dẫn của công việc: vị trí, uy tín, quan niệm xã hội về công việc, lương bổng, sự an toàn, sự “nhàn hạ”, tính chất lao động… - Các chính sách quản lý nội bộ: lương bổng, đào tạo, thăng tiến, các chế độ khác. - Chính sách quản lý của chính phủ: Cơ cấu kinh tế, chính sách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm, xu hướng phát triển kinh tế, họp tác kinh tế với nước ngoài… - Chi phí cho tuyển chọn: sự đầu tư chi phí cho tuyển chọn là rất lớn, đặc biệt với những nhân viên có hàm lượng chất xám cao, có kỹ năng, kinh nghiệm. Đây là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư cho việc tuyển chọn. 1.5.2.2. Các nguồn tuyển chọn  Nguồn nội bộ: Nhiều doanh nghiệp nỗ lực phát triển nhân viên từ cấp thấp nhất của họ cho đến những vị trí cao hơn khác nhau trong tổ chức, việc đó thường được Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 6 Chuyên đề tốt nghiệp tiến hành nhờ hệ thống quản lý nhân sự ở xí nghiệp. Việc tuyển chọn từ nội bộ có tác dụng: - Khuyến khích nhân viên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. - Có được một đội ngũ nhân viên có kiến thức về doanh nghiệp, lòng trung thành với doanh nghiệp. - Có đầy đủ thông tin về nhân viên. Tuy vậy, tuyển chọn từ nguồn này có những hạn chế như không thu hút được những nguời có trình độ cao ngoài doanh nghiệp.  Nguồn bên ngoài: thông qua: - Quảng cáo việc làm: Là những phương tiện thông báo cho toàn xã hội về công việc còn thiếu người đảm nhận ở doanh nghiệp. - Qua các văn phòng giới thiệu việc làm. - Các trường phổ thông, dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học. - Những người xin việc tự tìm đến. 1.5.2.3. Quy trình tuyển chọn Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ xin việc: Mục tiêu của nghiên cứu hồ sơ xin việc là nắm bắt điểm cơ bản của ứng cử viên, loại ngay những ứng cử viên không đáp ứng yêu cầu công việc hoặc yếu kém hơn hẳn những ứng cử viên khác trên cơ sở nắm bắt những thông tin liên quan đến ứng cử viên. Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện công việc được sử dụng để so sánh nó với khả năng thực tế của ứng cử viên. Bước 2: Phỏng vấn sơ bộ, tiếp xúc sơ bộ: Mục tiêu của phỏng vấn, tiếp xúc sơ bộ là muốn nắm bắt động cơ làm việc, phong cách của ứng cử viên. Cuộc tiếp xúc sơ bộ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng vẫn có đủ các bước nhỏ: - Đón tiếp ứng cử viên: là công việc quan trọng vì đại bộ phận ứng cử viên là lần đầu tham gia phỏng vấn, việc này giúp ứng cử viên tự tin hơn. Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 7 Chuyên đề tốt nghiệp - Phỏng vấn ngắn hoặc tiếp xúc với các nhà tuyển dụng: ở đây các nhà tuyển dụng đưa ra các câu hỏi ứng cử viên để nhìn ra phong cách, khả năng ứng cử viên. Hai bước này có thể đổi cho nhau hoặc có thể bỏ qua. Bước 3: Kiểm tra trắc nghiệm: Sử dụng các kỹ thuật tâm lý khác nhau để đánh giá ứng cử viên về nhiều phương diện khác nhau. Các loại trắc nghiệm: - Trắc nghiệm về trí thông minh để đánh giá sự hiểu biết, mức độ tư duy, phản ứng nhanh nhạy của ứng cử viên. Thường áp dụng đối với lao động quản lý. - Trắc nghiệm tâm lý: nhằm đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân ứng cử viên. Khi thực hiện tuyển chọn đối với công việc ngay hiểm. - Trắc nghiệm về kiến thức: để biết được đánh giá được trình độ hiểu biết của ứng cử viên về vấn đề liên quan đến công việc cụ thể. - Trắc nghiệm về thái độ và sự nghiêm túc trong công việc. Thông qua trắc nghiệm này có thể đánh giá trách nhiệm thực hiện công việc, thái độ nghiêm túc của ứng cử viên. - Trắc nghiệm cá tính: đánh giá những đặc trưng riêng biệt của ứng cử viên và xem xem chúng có phù hợp công việc hay không. Bước 4 Phỏng vấn sâu: Là bước tuyển dụng có hiệu quả nhất vì nó cho phép các nhà tuyển dụng đánh giá được ứng cử viên về nhiều phương diện mà trắc nghiệm, hồ sơ xin việc không cho phép họ thể hiện rõ. Có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: * Theo hình thức: - Phỏng vấn theo mẫu - Phỏng vấn tự do - Phỏng vấn kết hợp Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 8 Chuyên đề tốt nghiệp * Theo tính chất: - Phỏng vấn tình huống - Phỏng vấn căng thẳng * Theo số lượng tham gia: - Phỏng vấn cá nhân - Phỏng vấn tập thể Bước 5 Tiến hành thẩm tra trình độ, tiểu sử nghề nghiệp: Mục tiêu của công việc này là kiểm tra những thông tin các ứng cử viên thông báo đã chính xác hay chưa và phát hiện thêm các tiềm năng của ứng cử viên mà các bước trước chưa phát hiện ra. Bước 6 Kiểm tra sức khoẻ ứng cử viên: Muốn đánh giá sức khoẻ ứng cử viên thì doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê cán bộ y tế kiểm tra. Bước 7: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp: Mục tiêu là nhằm nâng cao vai trò của cán bộ trực tiếp trong quá trình tuyển dụng vì họ là người hiểu rõ nhất về ứng cử viên và tăng thêm tính trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp với nhân viên mới sau này. Bước 8: Tham quan công việc hoặc thử việc: ứng cử viên sau thời gian tham quan hoặc thử việc nếu đáp ứng tốt công việc sec được tiếp tục thực hiện công việc. Bước 9: Quyết định loại và tiếp tục định hướng. Các bước trên có thể đảo nhau về thứ tự tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. 1.6. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 9 Chuyên đề tốt nghiệp Công tác tuyển dụng là một hoạt động quan trọng của quản trị nhân lực, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chất lượng và số lượng người lao động của một doanh nghiệp hay một tổ chức. Trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tuyển dụng sẽ đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường với các doanh nghiệp khác. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG TY TNHH ITECCO 2.1. Tổng quan về công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH ITECCO  Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ITECCO Công ty TNHH ITECCO có giấy phép kinh doanh số: 0102043396 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 20 tháng 8 năm 2006. Công ty thuộc công ty TNHH hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ khi mới thành lập công ty đã trải qua một số khó khăn nhất định nhưng vẫn giữ đựơc sự tăng trưởng đều đặn hàng năm, quy mô của công ty ngày càng mở rộng, mặt hàng kinh doanh của công ty cũng phong phú đa dạng hơn.  Giới thiệu về công ty : Công ty TNHH ITECCOcông ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty chính thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2006 Tên giao dịch: Công ty TNHH ITECCO. Tên công ty viết tắt: INTECCO Co,Ltd Số đăng ký kinh doanh: 0102043396 Mã số thuế: 0104258490 Hình thức pháp lý: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn. Người đại diện theo pháp luật của công ty: Phạm Quang Kiệm Chức danh : Giám đốc Họ tên đầy đủ: Phạm Quang Kiệm. Sinh ngày : 04/7/ 1950 Dân tộc : Kinh Quốc tịch : Việt Nam Trụ sở công ty: Số 27, ngõ 281 Nguyễn Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội. Đỗ Thị Hoa _Lớp QTKD Tổng hợp B.K11 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan