Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

42 565 5
Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp, mang tính chất kinh tế, xã hội tổng hợp, được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức và cá nhân. Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Đại bộ phận nhân dân trong khu vực thu hồi đất đồng tình, tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, một số người còn vì lợi ích chung đã chịu một phần thiệt thòi, giúp đẩy nhanh tiến độ GPMB. Tuy nhiên công tác GPMB của Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thậm chí có lúc, có nơi xảy ra vụ việc phức tạp, kéo dài làm chậm tiến độ của dự án, gây tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng trật tự trị an xã hội.

Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời LỜI MỞ ĐẦU Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu là xu thế có tính quy luật tất yếu. Trước tác động của nó, nhiều doanh nghiệp ra đời và suy vong.Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.Sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành phải được hạ thấp. Mặt khác nhằm đáp ứng nhu cầu quản thì chúng ta phải phản ánh được kịp thời, đầy dủ, chính xác về tình hình biến động, tăng giảm của từng loại cũng như toàn bộ tài sản cố định hiện có trong toàn doanh nghiệp và tại các bộ phận sử dụng. Nền kinh tế thị trường với bước đổi mới thực sự trong cơ chế quản kinh tế đã khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong quản trị doanh nghiệp.Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản tài sản cố định của một doanh nghiệp.Kế toán tài sản cố định cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau.Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Là một trong các thành phần quan trọng của kế toán, hạch toán tài sản cố định với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về tình hình biến động tài sản cố định trong kỳ sẽ giúp cho các nhà quản trị chỉ ra được phương án, biện pháp sử dụng hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp mình. Hạch toán tài sản cố định giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án sử dụng tài sản cố định tối ưu, xác định được tính khả thi của từng phương án đề ra. Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản của công tác hạch toán tài sản cố định cũng như tầm quan trọng của công tác hạch toán tài sản cố định cũng như sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Lời, em xin chọn đề tài: “Bàn về phương pháp tổ chức quản và kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp hiện nay” cho đề án môn học của mình với mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn cách vận dụng công tác hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp nói chung, đồng thời có thể đóng góp một phần đề xuất của mình nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định trong kế toán tài chính Việt Nam. SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 1 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời Ngoài Lời mởđầu vàKết luận, nội dung gồm 3 phần chính: Phần 1: Những luận chung về tổ chức quản và kế toán TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp Phần 2: Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Phần 3: Đánh giá nhận xét và phương hướng hoàn thiện tổ chức quản và kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp hiện nay SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 2 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời PHẦN 1: NHỮNG LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN VÀ KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. luận chung về TSCĐ hữu hình: 1.1.1. Khái niệm và vai trò của tài sản cố định hữu hình. 1.1.1.1. Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần, giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Theo Quyết định 206/2003/QĐ ngày 12/12/2003 thì TSCĐ hữu hình được định nghĩa như sau: TSCĐhữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trức, máy móc, thiết bị . Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực số 03 – QĐ của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001), có 4 tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định: - Chắc chắn thuđược lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Giá trị ban đầu của tài sản (nguyên giá) phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Có thời hạn sử dụng ước tính trên 1 năm - Thoả mãn các tiêu chuẩn về giá trịtheo chếđộ hiện hành. (Theo QĐ số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003, tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên) 1.1.1.2. Vai trò: Trong thực tế, ta thấy tài sản cố định hữu hình có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: - Tài sản cố định hữu hình làđiều kiện không thể thiếu được góp phần cải thiện SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 3 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời sức laođộng để tăng năng suất, nâng cao mức thu nhập trong doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. - Tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp đánh giáđược năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề cơ khí hoá và tựđộng hoá các quá trình sản xuất mà thực chất là không ngừng đổi mới cải tiến hoàn thiện tài sản cố định hữu hình. Như vậy, có thể khẳng định tài sản cố định hữu hình là cơ sở vật chất kỹ thật quan trọng của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. 1.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định hữu hình bị hao mòn dần và có giá trị hao mòn được dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm, dịch vụ vàđược bùđắp khi doanh nghiệp tiêu thụđược sản phẩm dịch vụ. Tài sản cố định hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian sử dụng kéo dài. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình ít thay đổi hình thái bên ngoài, hầu như vẫn giữ nguyên hình thái biểu hiện của nó. Do có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận với mức độ hao mòn khác nhau, không đồng đều nên trong quá trình sử dụng tài sản cố định hữu hình có thể bị hư hỏng từng bộ phận. 1.1.3. Yêu cầu quản TSCĐ: Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ nói chung, TSCĐ hữu hình nói riêng mà trong công tác quản TSCĐ phải quản một cách chặt chẽ về số lượng, chủng loại và giá trị của TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Mặt khác còn phải quản được hiện trạng và tình hình sử dụng TSCĐ.Chỉ khi quản tốt TSCĐ thì doanh nghiệp mới sử dụng một cách hiệu quả TSCĐ. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ngày 12/12/2003 có quy định về quản sử dụng TSCĐ hữu hình như sau: Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan). TSCĐ phải được phân loại thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 4 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. Mỗi TSCĐ phải được quản theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán: Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 2 điều 9 của Chế độ Quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo QĐ 206/2003 ngày 12/12/2003, doanh nghiệp quản TSCĐ theo nguyên giá, số giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường. Định kỳ vào mỗi cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ.Mọi trường hợp thừa, thiếu TSCĐ đề phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. 1.1.4. Phân loại tài sản cố định hữu hình Theo QĐ số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003, tài sản cố định hữu hình được phân loại như sau: * Theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này, tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp được chia thành 6 loại: Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: Là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu, cầu cảng … Loại 2: Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, máy móc đơn lẻ … Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường không, đường ống và các loại thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước … SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 5 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng cho công tác quản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy tính phục vụ quản lý, thiết bịđiện tử, thiết bị dụng cụđo lường, kiểm tra chất lưọng, máy hút bụi, chống mối mọt … Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn ăn quả, thảm cây xanh…, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm nhưđàn voi, đàn trâu, đàn ngựa… Loại 6:Các loại tài sản cố định khác: Là toàn bộ các tài sản cố định chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật … * Theo quyền sở hữu: Theo cách phân loại này, tài sản cố định được chia thành 2 loại: Loại 1: Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: Là những tài sản do doanh nghiệp xây dựng, mua sắm, được Nhà nước cấp bằng vốn tự bổ sung, biếu tặng, doanh nghiệp có quyền sở hữu, sử dụng. Loại 2: Tài sản cố định thuê ngoài: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp chỉ thuê của các tổ chức, cá nhân khác, doanh nghiệp không có quyền sởhữu mà chỉ có quyền sử dụng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ thuê tài sản dưới 2 hình thức: +Tài sản cố định thuê hoạt động: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp chỉ thuêđể sử dụng trong thời gian ngắn. Tài sản cố định thuê hoạt động không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.Đối với các loại tài sản này, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền định đoạt. Giá trị của các tài sản cố định này không được tính vào giá trị tài sản doanh nghiệp đi thuê. +Tài sản cố định thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. * Theo mục đích sử dụng: Tài sản cố định hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 6 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn - Thiết bị, dụng cụ quản - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm - TSCĐ hữu hình khác. Mỗi cách phân loại cho phép đánh giá xem xét kết cấu tài sản cố định theo các tiêu thức khác nhau, để từđó doanh nghiệp chủđộng biến đổi kết cấu tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 1.1.5. Tính giá tài sản cố định hữu hình Tính giá tài sản cố định hữu hình là việc xác nhận giá trị ghi sổ của tài sản. Trong mọi trường hợp, tài sản cố định hữu hình phải đảm bảo đánh giátheo 3 chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. 1.1.5.1. Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để cóđược TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Tài sản cố định hữu hình mua ngoài: +Đối với tài sản cố định hữu hình mua sắm đưa vào sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Nguyên giá tài sản cố định = Giá mua (chưa VAT) – Các khoản chiết khấu thương mại (nếu có) + Các khoản thuế không được hoàn lại + Các chi phíphát sinh liên quantrực tiếp đến việcđưa tài sản vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng + Đối với tài sản cố định hữu hình mua sắm đưa vào sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình = Giá mua (giá thanh toán với người bán) – Các khoản chiết khấu thương mại (nếu có) + Các khoản thuế không được hoàn lại + Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 7 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời dụng - Tài sản cố định hữu hình do doanh nghiệp tự sản xuất, chế tạo Nguyên giá tài sản cố định hữu hình = Giá thành sản xuất thực tế + CP trước khi sử dụng (nếu có) - Tài sản cố định hữu hình được viện trợ, biếu tặng Nguyên giá tài sảncố định hữu hình = Giá trị còn lại trên sổđơn vị cấp hoặc theođánh giá thực tếtại thời điểm giao nhận + CP trước khi sử dụng (nếu có) - Tài sản cố định hữu hình qua xây dựng cơ bản Nguyên giá tài sản cố định hữu hình = Giá quyết toán công trình xây dựng + Các chi phí liên quan trực tiếp khác + Lệ phí trước bạ(nếu có) - Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn liên doanh Nguyên giá tài sản cố định hữu hình = Giá thoả thuận giữa các bên liên doanh + CP trước khi sử dụng (nếu có) - TSCĐ Hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp của TSCĐ khi nhận về, hoặc giá trị hợp của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp trên không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận vềđược tính bằng giá trị còn lại của TSCĐđem trao đổi. SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 8 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời - Tài sản cố định hữu hình mua trả chậm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán (nếu không được vốn hóa). - Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá trị còn lại ghi trên sổ của đơn vị cấp, đơn vịđiều chuyển, hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận và các phí tổn trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Riêng TSCĐđiều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giáđược tính bằng nguyên giá ghi trên sổ của đơn vị giao. Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển này được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.1.5.2. Giá trị hao mòn TSCĐ Giá trị hao mòn là phần giá trị của tài sản cố định hữu hình bị mất đi trong quá trình tồn tại của nó tại doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng, do tác động cơhọc, hoá học, điều kiện tự nhiên và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật mà giá trị của tài sản cố định bị giảm đi theo thời gian. Giá trị hao mòn = Số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định hữu hình 1.1.5.3. Giá trị còn lại Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình là phần giá trịđãđầu tư vào tài sản cố định mà doanh nghiệp chưa thu hồi được. Thông qua giá trị còn lại của một tài sản cố định hữu hình, người ta có thểđánh giáđược tài sản mới hay cũ, tức là có thểđánh giáđược năng lực sản xuất của tài sản cố định hữu hình đó. Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình = Nguyên giá tài sản cố định hữu hình - Giá trị hao mòn Phần 2: SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 9 Đề án môn học GVHD: TS. Nguyễn Thị Lời TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Kế toán biến động tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp 2.1.1.Ý nghĩa và nhiệm vụ của hạch toán tài sản cố định hữu hình 2.1.1.1.Ý nghĩa của hạch toán tài sản cố định hữu hình Việc kếtoán biến độngtài sản cố định hữu hình cóý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải theo dõi tình hình biến động của tài sản của mình, để từđó có kế hoạch về sử dụng hiệu quả vốn cố định cũng như vốn kinh doanh và có kế hoạch đầu tưđúng đắn hợp lý, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. 2.1.1.2. Nhiệm vụ của hạch toán tài sản cố định hữu hình. Xuất phát từđặc điểm vai trò quan trọng của tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà kế toán tài sản cố định hữu hình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời mọi sự biến động về số lượng, giá trị cũng như hiện trạng tài sản cố định hữu hình của toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận sử dụng tài sản đó. Thực hiện tốt nhiệm vụ này tạo điều kiện cung cấp thông tin kịp thời để có biện pháp xử như bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế … để khắc phục tình trạng gián đoạn sản xuất do máy móc, thiết bị hỏng hóc, sự cố. - Tính toán phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của từng loại tài sản cố định hữu hình đã quy định. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa, giám sát việc sửa chữa cũng như kết quả công việc sửa chữa. - Phản ánh chính xác kịp thời tình hình đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ cũng như thanh lý, nhượng bán tài sản. - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, bộ phận phụ thuộc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chếđộ ghi chép ban đầu về tài sản cố định hữu hình, mở các sổ thẻ kế toán cần thiết và hạch toán theo đúng chếđộ hiện hành. SV: Tường Thị Phương Thủy MSV: BH 203550 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 08:12

Hình ảnh liên quan

SỔTÀISẢNCỐĐỊNHHỮUHÌNH - Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn
SỔTÀISẢNCỐĐỊNHHỮUHÌNH Xem tại trang 12 của tài liệu.
Khái quát trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung - Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

h.

ái quát trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Xem tại trang 27 của tài liệu.
Khái quát trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái - Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

h.

ái quát trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái Xem tại trang 28 của tài liệu.
Khái quát trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ - Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

h.

ái quát trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ Xem tại trang 29 của tài liệu.
Khái quát trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ - Quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Sóc Sơn

h.

ái quát trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan