Tài chính cho người quản lý: Phương pháp luồng tiền chiết tính

5 517 2
Tài chính cho người quản lý: Phương pháp luồng tiền chiết tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một vướng mắc lớn đối với các phương pháp dựa trên thu nhập vừa được trình bày là chúng được dựa trên hiệu suất hoạt động trước đây

Tài chính cho người quản lý: Phương pháp luồng tiền chiết tính Một vướng mắc lớn đối với các phương pháp dựa trên thu nhập vừa được trình bày là chúng được dựa trên hiệu suất hoạt động trước đây - những gì đã xảy ra vào năm trước. Thế nhưng, hiệu suất hoạt động trước đây không có gì đảm bảo cho hiệu suất hoạt động trong tương lai cả. Nếu bạn đưa ra đề xuất mua một doanh nghiệp nhỏ, ít có khả năng bạn sẽ đề xuất căn cứ trên khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp đó trong những năm phía trước. Tương tự như vậy, nếu công ty bạn đang nuôi ý định mua lại Công ty Amalgamated, bạn sẽ ít quan tâm đến những gì mà Amalgamated kiếm được trước đây hơn là những gì có thể kiếm được trong tương lai dưới sự quản lý mới và với vai trò là một bộ phận được sáp nhập vào công ty của bạn. Chúng ta có thể hướng việc thẩm định dựa trên thu nhập đến tương lai bằng cách dùng một phương pháp thẩm định phức tạp hơn: luồng tiền chiết tính (DCF). Phương pháp thẩm định luồng tiền chiết tính được dựa trên cùng khái niệm giá trị tiền tệ theo thời gian đã được trình bày ở chương 7. Luồng tiền chiết tính xác định giá trị bằng cách tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai của một doanh nghiệp, bao gồm cả giá trị cuối cùng. Vì những dòng tiền này có sẵn cho cả người nắm giữ vốn chủ sở hữu lẫn chủ nợ, nên luồng tiền chiết tính có thể phản ánh giá trị tổng thể của doanh nghiệp hoặc có thể bị giới hạn trong những dòng tiền để lại cho các cổ đông. Ví dụ, chúng ta hãy áp dụng phương pháp này để thẩm định Công ty Amalgamated, bằng cách dùng những bước sau đây: 1. Quy trình này nên bắt đầu bằng báo cáo thu nhập của Amalgamated, từ đó các chuyên gia tài chính của công ty bạn sẽ cố xác định dòng tiền thực tế hiện tại của Amalgamated. Họ sẽ dùng EBITDA và điều chỉnh về thuế cũng như về những thay đổi trong vốn lưu động. Chi phí vốn cần thiết (không thể hiện trên báo cáo thu nhập) sẽ làm giảm tiền mặt và cũng phải được khấu trừ. 2. Sau đó, các chuyên gia phân tích của bạn sẽ ước tính các dòng tiền hàng năm trong tương lai. 3. Tiếp theo, bạn sẽ ước tính giá trị cuối cùng. Bạn có thể tiếp tục ước tính dòng tiền của bạn cho 20 đến 30 năm (một nỗ lực đáng ngờ), hoặc bạn có thể tự ý chọn một thời điểm mà bạn sẽ bán doanh nghiệp, rồi sau đó ước tính vụ mua bán này sẽ thu về lãi thực là bao nhiêu (4,3 triệu USD trong năm 4 trong bảng 8-2). Con số lãi thực sau thuế đó sẽ rơi vào dòng tiền của năm cuối cùng. Một giải pháp thay thế khác là bạn có thể dùng biểu thức sau để xác định giá trị hiện tại của một chuỗi liên tiếp các dòng tiền hàng năm bằng nhau: Giá trị hiện tại = Dòng tiền/Tỷ suất chiết khấu Bằng cách dùng những con số này để minh họa, chúng ta có thể giả sử rằng dòng tiền của năm cuối cùng là 600 ngàn USD sẽ tiếp diễn vô hạn định (được xem là liên tục). Số tiền này, chia cho tỷ suất chiết khấu là 12%, sẽ cho bạn giá trị hiện tại là 5 triệu USD. 4. Tính giá trị hiện tại của từng dòng tiền mỗi năm bằng phương pháp đã trình bày trong chương 7. 5. Tính tổng các giá trị hiện tại để xác định giá trị của toàn bộ doanh nghiệp. Chúng ta đã minh họa những bước này trong ví dụ thẩm định công ty Giá treo Amalgamated, bằng cách dùng tỷ suất chiết khấu 12% (bảng 8-2). Giá trị tính toán được là 4.380.100 USD. (Chú ý rằng chúng ta đã ước tính sẽ bán doanh nghiệp cho một chủ sở hữu mới vào cuối năm thứ tư, thu về 4,3 triệu USD.) Phương pháp luồng tiền chiết tính có nhiều điểm mạnh như sau: * Thừa nhận giá trị thời gian của các dòng tiền tương lai. * Định hướng cho tương lai, và ước tính các dòng tiền tương lai theo những gì chủ sở hữu mới có thể đạt được. * Tính đến chi phí vốn của người mua. * Không phụ thuộc vào các so sánh với những công ty tương tự - mà chắc chắn phải khác về nhiều khía cạnh (chẳng hạn như các hệ số dựa trên thu nhập). * Dựa trên các dòng tiền thực tế thay vì tính toán giá trị. Điểm yếu của phương pháp này là nó giả định rằng các dòng tiền tương lai, bao gồm cả giá trị cuối cùng, có thể được ước tính với độ chính xác hợp lý. Tóm tắt Chương này đã trình bày vấn đề thẩm định doanh nghiệp quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn, bao gồm ba phương pháp sau: * Thẩm định dựa trên tài sản. Phương pháp thẩm định đầu tiên là dựa trên tài sản: giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, giá trị sổ sách điều chỉnh, giá trị thanh lý, và giá trị thay thế. Nói chung, những phương pháp này dễ tính toán và dễ hiểu, nhưng lại có một điểm yếu đáng lưu ý. Trừ phương pháp thay thế và phương pháp sổ sách điều chỉnh, chúng không phản ánh được giá thị trường thực sự của tài sản, ngoài ra còn không thể nhận biết giá trị vô hình của một doanh nghiệp đang phát triển, thường bắt nguồn từ nhiều khả năng phát sinh lợi nhuận như kỹ năng, kiến thức của nguồn nhân lực và danh tiếng. * Thẩm định dựa trên thu nhập. Phương pháp thẩm định thứ hai được mô tả trong chương này là dựa trên thu nhập: phương pháp P/E, phương pháp EBIT, và phương pháp EBITDA. Phương pháp dựa trên thu nhập nhìn chung có ưu thế hơn các phương pháp dựa trên tài sản, nhưng lại phụ thuộc vào sự có sẵn các doanh nghiệp có thể so sánh có hệ số P/E đã được biết đến rộng rãi. * Thẩm định dựa trên dòng tiền. Phương pháp luồng tiền chiết tính, được dựa trên các khái niệm giá trị tiền tệ theo thời gian. Phương pháp luồng tiền chiết tính có nhiều ưu điểm, quan trọng nhất là định hướng nhìn về tương lai của nó. Phương pháp này ước tính các dòng tiền trong tương lai theo những gì chủ sở hữu mới có thể đạt được. Nó cũng thừa nhận chi phí vốn của người mua. Nhược điểm quan trọng của phương pháp này là khó khăn cố hữu trong việc tạo ra những ước tính đáng tin cậy về các dòng tiền tương lai. Tóm lại, những phương pháp thẩm định khác nhau này sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi hai chuyên gia giàu kinh nghiệm áp dụng cùng một phương pháp thì vẫn có thể tạo ra những kết quả khác nhau. Vì lý do này, hầu hết các nhà thẩm định dùng nhiều phương pháp để ước tính giá trị thực của một tài sản hay doanh nghiệp. Nguồn: Tài chính dành cho người quản lý - First News và NXB Tổng hợp TPHCM . Tài chính cho người quản lý: Phương pháp luồng tiền chiết tính Một vướng mắc lớn đối với các phương pháp dựa trên thu nhập vừa. trên dòng tiền. Phương pháp luồng tiền chiết tính, được dựa trên các khái niệm giá trị tiền tệ theo thời gian. Phương pháp luồng tiền chiết tính có nhiều

Ngày đăng: 15/10/2012, 17:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan