Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam

35 746 2
Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo số liệu từ các bộ, các địa phương, đến nay cả nước có 2176 doanh nghiệp vốn Nhà nước, với tổng vốn gần 260 nghìn tỷ đồng. Từ nay đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hoá khoảng 1500 doanh nghiệp. Tính đến tháng 10 năm 2007 cả nước đã có hơn 108 tập đoàn và tổng công ty, gồm 8 tập đoàn kinh tế, 14 tổng công ty 91, 84 tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam. Cùng với hàng ngàn công ty cổ phần ngoài quốc doanh. Giả sử mỗi công ty, tập đoàn có từ 4-5 quản trị viên thì cả nước sẽ có vài chuc ngàn quản tri viên - những người nắm giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong công ty, quyết định sự phát triển và trường tồn của công ty. Vậy kể hoạch phải đào tạo họ như thế nào để đảm bảo tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đang là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài “Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam”. Dù cho đây là một đề tài ở tầm vĩ mô - rất rộng và khó. Nhưng em vẫn mong đóng góp được một phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Em xin chân thành cám ơn cô giáo Nguyễn Thu Thuỷ đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn một năm Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo số liệu từ các bộ, các địa phương, đến nay cả nước có 2176 doanh nghiệp vốn Nhà nước, với tổng vốn gần 260 nghìn tỷ đồng. Từ nay đến hết năm 2010 sẽ cổ phần hoá khoảng 1500 doanh nghiệp. Tính đến tháng 10 năm 2007 cả nước đã có hơn 108 tập đoàn và tổng công ty, gồm 8 tập đoàn kinh tế, 14 tổng công ty 91, 84 tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam. Cùng với hàng ngàn công ty cổ phần ngoài quốc doanh. Giả sử mỗi công ty, tập đoàn có từ 4-5 quản trị viên thì cả nước sẽ có vài chuc ngàn quản tri viên - những người nắm giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong công ty, quyết định sự phát triển và trường tồn của công ty. Vậy kể hoạch phải đào tạo họ như thế nào để đảm bảo tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đang là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài “Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam”. Dù cho đây là một đề tài tầm vĩ mô - rất rộng và khó. Nhưng em vẫn mong đóng góp được một phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 1 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Em xin chân thành cám ơn cô giáo Nguyễn Thu Thuỷ đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. NỘI DUNG 1. Tổng quan về nhà quản trinhà quản trị doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm về nhà quản trị. Tất cả các thành viên của tổ chức đều được chia làm 2 loại: Loại I: Những người thừa hành là những người chịu trách nhiệm thực hiện 1 công việc 1 nhiệm vụ và không có quyền hoạch định chỉ huy hay giám sát hoạt động những người khác. Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 2 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Loại II: Là những người trách nhiệm hoạch định tổ chức chỉ huy giám sát hoạt động của những người khác họ chính là nhà quản trị. Nhà quản trị chính là những người tổ chức hoạt động quản trị. Phân loại nhà quản trị : Cấp 1: Các nhà quản trị cấp cao là những người chịu trách nhiệm ra các quyết định chiến lược tổ chức thực hiện chiến lược duy trì sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Chức danh là chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc. Cấp 2: Các nhà quản trị cấp trung gian là những người đưa ra những quyết định chiến thuật, là những người có trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoạch chính sách của doanh nghiệp, phối hợp hoạt động của các cá nhân nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chức danh là trưởng, phó trưởng phòng, quản đốc, chánh phó văn phòng… Cấp 3: Cấp cơ sở là những người đưa ra các quyết định tài nguyên có nhiệm vụ hướng đẫn kiểm tra đôn đốc những người do mình phụ trách để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chức danh là tổ trưởng, tổ phó các tổ sản xuất, tổ làm hàng… 1.2. Nhà quản trị khác người điều hành, lãnh đạo ? Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 3 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Lãnh đạo dùng để chỉ những nhà quản trị cao cấp, hẹp hơn là chỉ những người đứng đầu tổ chức. Doanh nhân là những người lấy kinh doanh làm mục đích cuộc sống luôn tìm kiếm các cơ hội kinh doanh là những người có phẩm chất sẵn sàng chấp nhận rủi ro trên thị trường để khẳng định tài năng của mình. Việt Nam, người ta ít nhắc đến vai trò của các nhà quản trị doanh nghiệp (là những người chủ thực sự của đồng vốn hoặc đại diện cho những người bỏ vốn để lo việc quản lý, giám sát công ty nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn). Người ta thường nhắc đến vai trò của các tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp (là những người điều hành công ty theo những mục tiêu ngắn hạn, nặng về tìm kiếm lợi nhuận cho công ty). Trong doanh nghiệp, nhà quản trị thường lẫn với người điều hành, có nghĩa là mục tiêu dài hạn thường lẫn với mục tiêu ngắn hạn. Trong khi đó, người điều hành thường có dịp “ra lệnh” nhiều hơn, tiếp xúc với công chúng nhiều hơn, thành tích thường dễ được biết tới hơn nên nhà quản trị thường bị lấn sân, vai trò không phát huy lên được. Do có nhiều quan điểm khác nhau về lãnh đạo và quản trị nên cũng có nhiều quan điểm về nhà quản trị và người lãnh đạo. Có quan điểm coi lãnh đạo khác với quản trịdo đó quan niệm các nhà lãng đạo là những người đứng đầu doanh nghiệp và hoạt động tầm chiến lược còn các nhà quản trị là những người điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Hay có thể nói ví von rằng nhà quản trị thường Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 4 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam được xem như người lái tàu, còn nhà lãnh đạo là người vạch ra con đường cho tàu đi. Song cũng có nhiều nhà quản trị học không phân biệt giữa quản trị và lãnh đạo vì cho rằng lãnh đạo là một loại hoạt động quản trị đặc biệt, hoạt động quản trị có tính chiến lược và thuộc nhiệm vụ của nhà quản trị cấp cao. Tuy nhiên, người lãnh đạo ngoài khả năng định hướng và tiên liệu còn cần thêm khả năng thuyết phục, động viên cả tổ chức đi đúng hướng và viễn kiến của mình. Thế nên, nhà lãnh đạo giỏi còn cần người quản trị giỏi để điều hành tổ chức hướng tới mục tiêu đã định. 1.3. Nghề quản trị doanh nghiệp. Qua câu tục ngữ 'một người biết lo bằng cả kho người [biết] làm' có thể thấy từ ngàn xưa, các cụ chúng ta đã nắm được cái cốt lõi của nghề quản trị. Đấy là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống hàng ngày, từ sinh hoạt gia đình và cộng đồng. Người biết lo là người làm việc bằng cái đầu của mình, suy nghĩ, lắng nghe, cân nhắc, tổ chức, hành động và ra các quyết định dứt khoát. Nghề quản trị nói nôm na là nghề của những người biết lo, họ sống bằng sự biết lo của mình. Rất tiếc trong thời gian dài, với kinh tế thuần nông, nặng về tự cung tự cấp nên phân công lao động nước ta chưa phát triển mạnh để có những người có thể sống bằng cái tài biết lo của mình, để hình thành nghề và lý luận về quản trị như những nơi khác trên thế giới. Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 5 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Những người biết lo thời ấy đồng thời cũng là những người làm, chưa ai sống chỉ bằng cái nghề biết lo (trừ tầng lớp quan lại, là những người lẽ ra chỉ sống bằng cái tài biết lo của mình). Sự phân công lao động đơn sơ ấy cũng đã là một bước tiến vì một xã hội có nhà nước (quan lại là người phải biết lo) và tuyệt đại bộ phận nhân dân làm việc với một số người vừa biết lo và vừa làm việc (chân tay) trong các tổ chức nhỏ như gia đình, làng xóm, đã là một sự tiến bộ lớn so với xã hội không có nhà nước. Tuy nhiên, cái gì cũng có nhiều mặt, sự phân công quan - dân cũng có những mặt tiêu cực, và đáng tiếc mãi cho đến nay, chúng ta vẫn chưa hiểu đúng sự phân công lao động xã hội, thường chỉ thấy các mặt tiêu cực nên đã có các chủ trương hết sức phản khoa học như chạy theo mục tiêu xóa bỏ nhà nước, hay chỉ coi lao động (chân tay) là chân chính. Hoàn cảnh xã hội ấy, sự thiếu hiểu biết ấy đã khiến chúng ta không mấy chú ý đến nghề quản trị. Những người làm nghề quản trị chân chính là những người lao động cật lực, lao tâm khổ tứ, nhưng lại rất dễ bị coi là kẻ “ăn bám”, “ngồi mát ăn bát vàng”, kẻ “bóc lột”, v.v . và người ta đã bao lần săn đuổi họ, thậm chí dư luận cũng chẳng hiểu rõ vai trò của họ. Thật không may cho đất nước chúng ta là đã có những người lãnh đạo ít hiểu biết, làm nghề quản trị mà không hiểu tầm quan trọng của nó, không biết làm cho người dân hiểu rõ vai trò của nghề này mà lại kích nhân dân khinh miệt nghề ấy; quả thực họ là các nhà quản trị tồi. Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 6 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Nhà quản trị thường được hiểu như người lãnh đạo, quản lý, điều hành nếu họ làm những việc ấy như một kế sinh nhai trong một tổ chức nào đó (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận). Như vậy, nhà quản trị phải biết lo, nhưng người biết lo chưa hẳn đã là nhà quản trị chuyên nghiệp (như chủ gia đình chẳng hạn). Nghề quản trị doanh nghiệp thực sự nở rộ trong khoảng 100 năm qua và nhà lý luận lỗi lạc nhất về nghề này là học giả gốc Áo ông Peter F. Drucker (1909-2005) - người tôn vinh nghề quản trị Các nhà quản trị biết lo về mục tiêu, sứ mệnh, các giá trị của tổ chức của mình. Họ phải xác định rõ sứ mệnh. Sứ mệnh phải hướng tổ chức tập trung vào hành động. Nó xác định các chiến lược cụ thể cần thiết để đạt các mục tiêu cốt yếu. Nó tạo ra một tổ chức có kỷ luật. Riêng nó có thể ngăn chặn căn bệnh thoái hóa phổ biến nhất của các tổ chức, đặc biệt các tổ chức lớn: vung các nguồn lực luôn hạn hẹp của mình vào những thứ “thú vị” hay có vẻ “có lời” hơn là tập trung chúng vào một số rất nhỏ các nỗ lực sinh lợi. Sứ mệnh của một tổ chức nên tránh những tuyên bố to tát, hoành tráng, đầy những ý định tốt mà phải tập trung vào các mục tiêu có quan hệ mật thiết thật rõ ràng đối với công việc mà tổ chức sẽ thực hiện. Các nhà quản trị phải biết rõ các giả thiết của mình về thị trường, về việc nhận dạng các khách hàng và các đối thủ cạnh tranh, các giá trị và cách ứng xử của họ, về công nghệ và động học của nó, về những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức. Các giả thiết ấy là cái Peter Drucker gọi là lý thuyết kinh doanh của một công ty. Các giả thiết này Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 7 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam quy định ứng xử của tổ chức, xác định các quyết định của nó về phải làm cái gì và không làm cái gì, và xác định cái gì được tổ chức coi là kết quả có ý nghĩa. Các giả thiết có thể đúng hay sai, và kết quả kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào các giả thuyết ấy và phải thường xuyên rà soát lại chúng, nhất là khi có biến động hay khủng hoảng. Người biết lo là người có dũng khí vứt bỏ một lý thuyết đã lỗi thời và tạo ra lý thuyết mới. Công việc của nhà quản trị là hướng các nguồn lực và nỗ lực của doanh nghiệp đến các cơ hội để đạt những kết quả đáng kể. Nghe có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế, người ta thường không hướng tới các cơ hội mà lại hướng vào các vấn đề, và nhiều khi vào các vấn đề dẫu có thành công cũng không đóng góp mấy cho kết quả kinh tế đáng kể. Người biết lo là người hiểu được sự khác biệt giữa các việc đúng (các việc mang lại kết quả đáng kể) và làm việc một cách hiệu quả. Thật vô ích đi làm một cách hiệu quả những công việc không nên làm. Làm hiệu quả một việc không đúng là vô nghĩa. Tìm ra các việc đúng là hết sức quan trọng. Thế có nghĩa là nắm được các cơ hội, rồi khiến nhân viên của mình (người biết làm) thực hiện chúng một cách hiệu quả để có kết quả đáng kể. Nhận ra các cơ hội để hướng các nguồn lực vào nhằm đạt kết quả đáng kể không phải là chuyện dễ làm. Và không có các chỉ dẫn vạn năng để làm việc đó. Và thật may là không có các cẩm nang, thủ tục, thuật toán hay những cái tương tự để làm việc đó, vì nếu giả như có thể thì cái cốt lõi của nghề quản trị có thể được tự động hóa, chẳng còn chi Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 8 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam hứng thú và còn quan trọng hơn, sẽ chẳng còn có sự sáng tạo và đổi mới! Tuy nhiên, dựa vào vào sứ mệnh, chiến lược và các giá trị đã được xác định của tổ chức, sử dụng hữu hiệu thông tin về môi trường (thị trường, khách hàng, xã hội, v.v.) có thể nhận ra các cơ hội dựa trên các nguyên lý khoa học (tất nhiên trực giác và sự am hiểu, nhạy bén của nhà quản trị có vai trò lớn). Nghề quản trị có thể học được thông qua đào tạo, rèn luyện và hoạt động thực tiễn. Năng lực bẩm sinh cũng có vai trò, nhưng nếu không chăm chỉ học suốt đời thì cũng khó trở thành nhà quản trị hiệu quả. Xã hội càng hiểu rõ vai trò của họ, nhà nước càng có chính sách khuyến khích họ phát triển, và bản thân họ càng hiểu rõ trách nhiệm của mình với doanh nghiệp, với cộng đồng và xã hội thì sự phát triển của đất nước càng nhanh, càng bền vững. Nghề quản trị là một nghề của vinh quang và căy đắng. Thu nhập khổng lồ của các nhà quản trị hàng đầu không chỉ đơn thuần là chuyện riêng của các CEO mà còn phản ánh những xu hướng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp ngày nay . Các CEO luôn có mức lương “mơ ước” của bất kỳ ai cùng với những địa vị đầy quyền uy trong những tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Có thể bất cứ ai cũng hy vọng một ngày được trở thành CEO “ giàu có và thế lực” như vậy. Vinh quang như vậy của các CEO thì hẳn ai cũng biết, nhưng đồng hành của với vinh quang của các CEO cũng là những “cay đắng” đáng buồn thì có lẽ ít người biết đến. Trong những tháng cuối năm 2003, tầng 12 một cao ốc trung tâm Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 9 Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Seoul, Hàn Quốc và tầng 56 của Khách sạn Aston thủ đô Jakarta, Indonesia đều chứng kiến hai số phận cùng phủ lên mình một “màn sương tang tóc”. Hai nhà doanh nghiệp lừng danh, hai người đàn ông một thời là thần tượng của biết bao bạn trẻ, đã từ đây nhảy lầu tự vẫn. Một người là Chung Mong Hun, chủ tịch tập đoàn Hyundai Asian, một trong những trụ cột của sức mạnh kinh tế Hàn Quốc và một người nữa là Manimaren, chủ tịch Texmaco, tập đoàn dệt may lớn nhất Indonesia. Khi những “tấm ván thiên” đóng lại thì những gì là thực trong cuộc sống của hai nhà doanh nhân trên bắt đầu hiện ra. Chỉ cách đấy ít giờ, ai ai khi nghĩ đến Chung Mong Hun và Manimaren là nghĩ đến quyền uy của những ông vua mới trịcác “vương quốc kinh tế” hiện đại, kiêu hùng cùng vẻ mặt cao sang, những nụ cười lịch lãm, . Còn giờ đây, khi nhìn thấy những “thi thể” không vẹn toàn, người đời hiểu thêm rằng thì ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, sự vinh quang tột đỉnh và nỗi bất hạnh tận cùng đôi khi chỉ cách nhau một làn sương mỏng. Điểm mặt các doanh nghiệp thế giới độ chục năm trở lại đây, không ít bài học cay đắng đã được rút ra từ trường hợp của nhiều doanh nhân đầy tham vọng cứ đi như bị ma ám vào bước đường cùng. Đã có một giám đốc một công ty nổi tiếng nối hai cực điện 220V vào người rồi tự đóng cầu dao tự sát vì không chịu nổi những sức ép trách nhiệm. Có giám đốc khách sạn đã thắt cổ tự vẫn bởi những bất đồng trong tổ chức. Có vị nữ tổng giám đốc giỏi giang, thành đạt bị nhồi máu cơ tim và qua đời ngay sau một cuộc họp căng thẳng. Năm 1994, Peter Smith, Đặng Thành Vinh – QTKD Tổng hợp 46B 10

Ngày đăng: 22/07/2013, 10:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan