HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH_NGUYỄN THANH THÁI

16 669 14
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH_NGUYỄN THANH THÁI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÔN HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG  TI Ể U LU Ậ N: 1 GVHD: NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM I QM PHẠM HOÀNG KHANH VÕ PHAN TRINH NGUYỄN THANH THÁI LƯỜNG THÀNH PHƯỢNG ĐẶNG THỊ HÒA TP HỒ CHÍ MINH-2008 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH MỤC LỤC Trang I. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH LÀ GÌ ? .3 1. NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ 2. KHÁI NIỆM 3. PHÂN LOẠI II. HIỆN TRẠNG………………………………………………………….4 III. NGUYÊN NHÂN………………………………………………………5 A. DO TỰ NHIÊN B. DO CON NGƯỜI 1. DO SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA CỦA CÔNG NGHIỆP 2. DO HOẠT ĐỘNG CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI 3. DO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 4. DO SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU, CÁC HÓA THẠCH QUÁ MỨC 5. DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 6. DO SINH HOẠT CỦA CON NGƯỜI IV. ẢNH HƯỞNG……………………………………………………… 9 1. XÁO TRỘN MÔI TRƯỜNG SỐNG 2. SỨC KHỎE CON NGƯỜI 3. ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT 4. ĐỐI VỚI THỰC VẬT 5. NGUỒN NƯỚC BỊ KHỦNG HOẢNG 6. CÁC TÀI NGUYÊN BỜ BIỂN 7. LÂM NGHIỆP 8. NĂNG LƯỢNG VÀ VẬN CHUYỂN 9. CÁC ẢNH HƯỞNG KHÁC V. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC……………………14 VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………16 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….17 2 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH I. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH LÀ GÌ ? 1. NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ: *Năm 1824, một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của vùng tăng lên đã khiến nhà toán học người Pháp: Jean Baptiste Joseph Fourier nảy ra ý tưởng đặt tên cho hiện tượng này là Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ effet de serre(tiếng Pháp). 2. KHÁI NIỆM Ban đầu, Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “không gian con con”. Một số loài cây được trồng trong các ngôi nhà “lợp” kính. Khi đón nhận ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính dường như được “đốt cháy” từ từ, không khí được sưởi ấm. Nhờ vào sức ấm này, cây cối có thể đâm chồi, ra hoa và kết quả sớm hơn. *Năm 1827, Jose Fourier đã đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng này và “lôi kéo” được sự quan tâm lớn của giới khoa học trên toàn thế giới. Ông cho rằng: hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi trường sinh vật đang sinh tồn là Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO 2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. Các khí nhà kính (bao gồm carbon dioxide, methane, hơi nước và nitrous oxide) cho phép các tia bức xạ từ mặt trời chuyển động xuyên qua bầu khí quyển của trái đất. Trái đất hấp thụ các tia bức xạ này sau đó phản chiếu lại. Nhưng trong quá trình này thì độ dài của sóng bức xạ sẽ thay đổi. Khi các tia bức xạ phát ra ngoài sẽ gặp những phân tử khí nhà kính và những phân tử này sẽ hấp thụ các tia bức xạ, khiến các khí nhà kính trở nên nóng dần lên. Do vậy, trên diện rộng, tất cả khí nhà kính xung quanh trái đất sẽ tạo thành một tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh làm cho khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên . Theo tính toán khoa học thì: Nếu không có “tấm kính này” nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ xuống đến – 23 o C. Nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ Trái Đất được sưởi nóng lên 38 o C, đồng nghĩa với việc trên thực tế, nhiệt độ trung bình sẽ là 15 o C. 3. PHÂN LOẠI : 1) Hiệu ứng nhà kính khí quyển : Jean Baptiste Joseph Fourier 3 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển, trong đó trước hết là điôxít cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng ngày nay của khí đioxit cacbon vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30°C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ trái đất của chúng ta chỉ vào khoảng –15°C. Có thể hiểu một cách sơ lược như sau : ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO 2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO 2 dày và bị CO 2 + hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO 2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO 2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC . Ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử trái đất, các điều kiện tạo ra cuộc sống chỉ có thể xuất hiện vì thành phần của điôxít cacbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn, cân bằng lại lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ tăng lên với thời gian. Trong khi đó đã có đủ cây cỏ trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp, lấy đi một phần khí điôxít cacbon trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định. 2) Hiệu ứng nhà kính nhân loại: Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2 II. HIỆN TRẠNG : *HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐÃ XẢY RA TỪ 5000 NĂM TRƯỚC: Cho đến nay người ta vẫn cho rằng có quá nhiều carbon dioxide trong không khí do đốn hạ cây xanh quá mức là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ mới đây cho biết hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu cách nay khoảng 5.000 năm! Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ và Trung :“Người tiền sử có lẽ đã đốt gỗ để nấu nướng, thắp sáng, luyện thiếc, xây nhà…”, Kuan Fengshi thuộc Trường ĐH Sơn Đông và là thành viên nhóm khai quật cho biết. Kuan và nhóm nghiên cứu cũng suy luận rằng người tiền sử đã dùng cây cối cho 4 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH các mục đích khác như chữa bệnh, làm đồ gia dụng và công cụ, nuôi động vật. Tuy nhiên những loại cây trồng này rất khó bảo quản và tìm thấy. Theo các nhà nghiên cứu, người tiền sử đã bắt đầu xẻ gỗ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của mình và chính điều này đã làm gia tăng carbon dioxide trước cả thời đại công nghiệp! *Hiệu ứng nhà kính đang xảy ra nhanh hơn Các dải mây có thể nhìn thấy bằng mắt bao phủ 1/3 hành tinh này và ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời vào không gian và ngăn cản nhiệt trái đất thoát ra không gian. Ngoài ra, các giọt băng của những dải mây này có thể làm khô hoặc loại bỏ ẩm ở thượng tầng đối lưu. Các nhà nghiên cứu trình bày: “Lần đầu tiên ở mức hiểu biết nhất, chúng tôi cho thấy rằng các giọt băng nhỏ không hoàn toàn ở thể rắn, như chúng ta thường tin tưởng thế, nhưng thật ra là bị bao phủ bởi một lớp acid sulfuric/nước. Lớp bao phủ đó làm giảm mức độ phát triển của các giọt băng và loại hơi nước ra – một loại khí nhà kính chủ yếu – từ thượng tầng đối lưu. Điều này khiến cho hơi nước đọng lại nhiều hơn gây nên hiệu ứng nhà kính. Lớp bao phủ này ảnh hưởng hơn nữa đối với hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng dần lên bằng cách gia tăng nhẹ sự phản chiếu ánh sáng vào không gian và làm giảm lượng nhiệt thoát ra từ trái đất. Hiệu ứng nhà kính đã làm cho trái đất ngày càng nóng lên, gây nhiều biến động về khí hậu và hậu quả của nó đối với cuộc sống con người là rất khó có thể dự đoán được. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ của trái đất có thể sẽ tăng lên từ 1,4 đến 5,8 0 C do hiệu ứng nhà kính, cũng có nghĩa là sẽ có thêm những mối đe doạ từ thiên tai. Con người sẽ phải đối mặt với những hiểm hoạ do chính mình gây nên nếu không được khống chế kịp thời. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua,nồng độ CO 2 tăng 25% làm nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO 2 sẽ tăng gấp đôi , bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5 O C vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C. Một con số không thể không gây hoag mang là: theo ước tính, lượng khí nhà kính trong khí quyển đã lên đến 7 tỷ tấn, một con số dĩ nhiên chưa từng có ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của Trái Đất. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. III. NGUYÊN NHÂN : Có thể chia làm 2 nguyên nhân chính sau đây: A. DO TỰ NHIÊN : • Do hoạt động của núi lửa 5 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH • Do sự hô hấp của động vật • Do hoạt động chiếu sáng của Mặt Trời • Do sự hình thành và biến mất của băng hà B. DO CON NGƯỜI: Bản thân hiệu ứng nhà kính không có tội, thậm chí phải nói rõ hiệu ứng nhà kính còn rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các sinh vật trên Trái đất. Tuy nhiên, một khi con người tác động làm mất đi sự cân bằng sinh thái, hiệu ứng nhà kính lại trở thành một kẻ tội đồ đáng ghét và cần phải đưa ra xử lý . Do các hoạt động của con người, đặc biệt là do nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng của con người, hàm lượng CO2 có trong bầu khí quyển dần dần gia tăng, dẫn đến gia tăng tác động của hiệu ứng nhà kính. Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu CO 2 lại bị chặt phá đến trơ chọi, làm cho lượng CO 2 càng ngày đầy. Hiệu ứng nhà kính là do các khí nhà kính gây ra.Khí nhà kính bao gồm carbon dioxide, methane, hơi nước và nitrous oxide,ôzone. Vậy nguyên nhân gây ra Hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân phát sinh ra các khí nhà kính. Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số. Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các đống phế thải . “nhả” ra một lượng khí CO 2 khổng lồ vào bầu khí quyển. Những cánh CO 2 CH4 O3 NH2 H2O CFC-11 CFC12 Hàm lượng năm 1800 trong khí quyển năm 1993 280 ppmV 0,8 pp1mV 10 ppbV 288 ppbV - 0 0 355 ppmV 174 ppmV 50 ppbV 311 ppbV 30.000 ppmV 280 pptv 484 pptv tỉ lệ trong hiệu ứng nhà kinh (%) 50 13 7 5 5 12 Hiêu ứng tăng nhiệt độ 0k 7.2 0.8 2.4 1.4 20.6 0.6 Hệ số nhà kính tương đối (với CO2 =1) 1 21 2000 206 12400 15800 Mức tăng trung bình hằng năm (%) 0.3-0.4 1 0.7 0.2-0.3 5 5 6 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại bị chặt phá đến trơ chọi, CO 2 càng ngày đầy…Tóm lai có 7 nguyên nhân chính làm tăng lượng khí nhà kính.Đó là: 1) Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp:20% Do quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa mà ngày càng xuất hiện nhiều nhà máy xí nghiệp với lượng khí thải khổng lồ ra bầu khí quyển. Khí thải công nghiệp gây ra chủ yếu là bụi, SO2, NO2, CO,CH 4 . Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian và hầu hết đều vượt quá giới hạn cho phép nhiều lần. Cá biệt, có một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 đến 435 lần; công nghiệp khai thác than, các nhà máy luyện kim vượt từ 5 đến 125 lần; khai thác và chế biến khoáng sản như than đá, apatit, cao lanh vượt từ 10 đến 15 lần; các nhà máy cơ khí, đóng tàu vượt khoảng 10 đến 15 lần; các nhà máy dệt, may vượt từ 3 đến 5 lần.Tại một số khu vực dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ khí SO2, CO, NO2 đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Việc xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nội vi, khu vực và ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. 2) Do hoạt động giao thông vận tải: 27% • Theo thống kê của Cục Đăng kiểm VN, lượng xe máy của cả nước năm 2000 là 6.478.954 chiếc, mức tăng 14,25% so với 1996. 6 tháng đầu năm 2006, cả nước đã đăng ký mới 37.763 xe ôtô và 1.331.740 xe gắn máy. Số ôtô mới đăng ký tăng 11,3% (so với 2005), xe gắn máy tăng 18,9%. Theo báo cáo của Petrolimex, từ năm 2000 đến 2005, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hàng năm ở Hà Nội và TP HCM tăng ở mức xấp xỉ 12%, giai đoạn 2005-2010 sẽ là 15%. Điều đó có nghĩa là tăng phương tiện giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn. Những yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chủ yếu là C02, S02, 03, NO2, chì, bụi, khói đen, VOC, Hyđro cácbon…đây cũng là các khí góp phần đặc biệt lớn gây ra hiệu ứng nhà kính. 7 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH • Các vệt máy bay cũng làm tăng hiệu ứng nhà kính.Các vệt trắng của máy bay ngăn cản bức xạ hồng ngoại từ mặt đất thoát lên cao. Khi phi cơ bay cao hơn một mức nào đó, nó tạo ra các vệt trắng, có tác dụng bẫy nhiệt mạnh không kém CO 2 do động cơ thải ra. Dưới độ cao này, máy bay không tạo ra vệt trắng, nhưng lại thải nhiều C O 2 hơn. Nghịch lý trên cho thấy không dễ gì giảm được ảnh hưởng của máy bay tới hiệu ứng nhà kính. 3) Do quá trình sản xuất nông nghiệp:19% Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người đã góp phần không nhỏ đến việc tạo ra các khí nhà kính: • Theo HTV, với việc sử dụng phân bón, nông nghiệp chiếm 19% các chất khí gây hiệu ứng nhà kính. • Theo nhận định mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Phát triển chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích kinh tế, song mặt trái của nó là góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính. phân gia súc không chỉ làm ô nhiễm môi trường, mà còn phát tán khí CO2 cũng như nhiều chất hóa học khác có tác động mạnh tới sự ấm lên của Trái Đất. Đặc biệt trong số đó có chất ô-xít ni-tơ, chiếm 65% lượng khí và chất hóa học phát tán. Chất khí này có khả năng làm Trái Đất ấm lên gấp 296 lần so với khí CO2 và khí mê-tan, loại khí độc hại hơn CO2 tới 23 lần. • Bò là 1 thảm hoạ đối với bầu khí quyển. Qua hô hấp, qua phân, chúng thải ra gấp 3 lần số chất khí gây hiệu ứng nhà kính do 14 nhà máy lọc dầu tại Pháp thải ra. chúng ợ hơi đến 90 lần mỗi ngày.Các chất xơ chúng ăn vào thật khó tiêu nên chúng phải nhai lại. Tất cả lên men, tạo ra một chất khí là mê- tan đến 600 lít mỗi ngày. Với 26 triệu tấn khí gây hiệu ứng nhà kính, khí ợ không phải là nguyên nhân duy nhất, phân và nước tiểu bò chiếm 12 triệu tấn, còn rải tưới phân ra đồng chiếm 15 triệu tấn.Ngoài ra,việc phát triển chăn nuôi bò còn làm giảm số lượng các đồng cỏ tự nhiên,dẫn đến giảm sự điều hoà không khí từ các thảm cỏ xanh. 4) Do sử dụng nhiên liệu ,các hóa thạch quá mức: Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học Liên bang Mỹ cho biết việc đốt củi, dầu lửa ,than đá và các loại nhiên liệu sinh học như gỗ, phân động vật … sinh ra các 8 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH muội khói và bụi , các loại chất gây ô nhiễm khác như sunfate,nitrate… các chất chỉ tồn tại trong không khí vài ngày nhưng lại có thể thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái đất, làm tăng nhiệt độ nhanh hơn trước đây chúng ta nghĩ rất nhiều lần. Nhưng nguyên nhân chính của "hiệu ứng nhà kính"vẫn là khí carbon dioxide vì loại chất này có thể tồn tại trên bầu khí quyển hàng mấy chục năm. 5) Do hoạt động du lịch:4-6% Theo khẳng định của ông Achim Steiner, giám đốc điều hành của Chương trình môi trường LHQ (UNEP), trong vòng 30 năm tới, tác động của ngành du lịch đối với sự thay đổi khí hậu có thể tăng mạnh. Trong đó, những điểm đến du lịch bao gồm các vùng duyên hải hay vùng núi, đặc biệt tại các nước nghèo hay các đảo đặc biệt bị tác động nhiều nhất. Theo các chuyên viên về lĩnh vực này, các phương tiện vận chuyển, dịch vụ lưu trú và các hoạt động du lịch khác chiếm tổng cộng khoảng từ 4-6% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong năm ngoái có khoảng 842 triệu chuyến du lịch được thực hiện trên thế giới và dự báo số chuyến hành trình du lịch quốc tế sẽ đạt đến mức 1,5 tỉ vào năm 2020. Vì vậy, các tổ chức UNWTO, UNEP và WMO (Tổ chức Khí tượng thế giới) khẳng định việc tiếp tục tăng trưởng của ngành du lịch có thể dẫn đến mức gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến 150%. 6) Do hoạt động sinh hoạt của con người: • Các nhà máy đã sử dụng CFC cho các thiết bị làm lạnh trong các tủ lạnh, trong các máy điều hoà nhiệt độ, máy nước nóng, các ống hít thuốc. CFC cũng được dùng làm sạch các bản điện tử, các phần kim loại và trong các phương pháp làm sạch khô. CFC được giải phóng có thể tồn tại và phá huỷ tầng ôzône lâu dài bởi vì chúng có thể tồn tại trong tầng khí quyển trong hơn một ngàn năm. IV. ẢNH HƯỞNG: Hiệu ứng nhà kính nhân loại sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.Sau đây là một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra: 1. Sự xáo trộn môi trường sống : Vào cuối thế kỷ XXI, băng Bắc Cực giảm 7,4% trong vòng 25 năm qua do hiệu ứng nhà kính khiến cho môi trường sinh thái bị xáo trộn nghiêm trọng. Hoạt động gió mùa dữ dội hơn tại khu vực châu Phi - tiểu vùng Sahara đã mang không khí nóng từ sa mạc tràn qua châu Âu và ngăn chặn dòng khí mát từ Đại Tây Dương đổ vào lục địa, ngăn cản sự hình thành của các đám mây dẫn đến việc thiếu mưa trầm trọng ở châu Âu. 2. Sức khỏe con người : 9 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH *Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng.Theo các báo cáo của WHO, số người chết vì nhiệt độ gia tăng ở các nước đang phát triển càng ngày càng có chu kỳ kéo dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa khiến cho các căn bệnh truyền nhiễm có “cơ hội” phát triển. Những con số không thể nói lên điều gì ngoài việc môi trường sống đang có các “biến chứng” phức tạp đe doạ nghiêm trọng đến sự sống. *Trong suốt vài thập kỷ qua, số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên. Chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt vốn hành hạ bạn vào mùa xuân bỗng xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây? Thủ phạm có thể là hiệu ứng nhà kính. Mặc dù những thay đổi trong lối sống và tình trạng ô nhiễm khiến con người trở nên dễ tổn thương hơn trước những tác nhân gây dị ứng trong không khí, song một số nghiên cứu đã khẳng định một nguyên nhân khác nữa: Lượng carbon dioxide trong khí quyển và nhiệt độ cao là nhân tố quan trọng khiến thực vật nở hoa sớm và tạo ra nhiều phấn hơn. Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu. *Theo phát biểu của trường y khoa và vệ sinh nhiệt đới London tại hội nghị môi trường ở Moscow (Nga): Con số 15 ngàn người chết tại Pháp trong đợt nóng vừa qua chỉ chiếm chưa tới 1/10 số người chết mỗi năm do hiện tượng trái đất nóng lên. Và dĩ nhiên, trẻ em tại các nước đang phát triển là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi nhiệt độ địa cầu mỗi ngày mỗi tăng. 3. Đối với động vật : • Nhịp sinh học của động vật thay đổi Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau. • Động vật di cư lên đồi núi:Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật đã di chuyển lên những vị trí cao hơn để sinh sống, có lẽ là do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Tiêu biểu cho sự thay đổi vị trí sống là chuột, sóc chuột và sóc.Những biến động khí hậu cũng đang là mối hiểm họa đối với những động vật ở vùng cực, chẳng hạn như chim cánh cụt hay gấu Bắc Cực, trong bối cảnh băng đang tan dần đi. 10 [...]... đi, khiến cho các vệ tinh quay nhanh hơn • Trái đất quay chậm hơn : Khí thải gây hiệu ứng nhà kính (nhất là CO2) không những làm nhiệt độ toàn cầu nóng lên, mà nó còn kéo dài ngày, dù chỉ vài phần 12 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH giây Nguyên nhân là CO2 làm tăng khối lượng của nước và đất liền, khiến trái đất quay chậm hơn Hiệu ứng nhà kính làm áp suất không khí tác dụng lên lục địa và biển giảm đi, dẫn tới sự... 9-2040; và vào mùa đông, băng ở đây chỉ Bắc Cực sẽ không còn băng 13 vào hè năm 2040? HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH còn dày chưa tới 1m, so với 3,6 m hiện nay và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy • Xa hơn nữa ,Hiệu ứng nhà kính đưa Trái Đất về kỷ Jura: Nếu cứ để nhiệt độ ấm dần lên do hiệu ứng nhà kính, Trái Đất có thể quay trở lại kỷ Jura cách đây 150 triệu năm Điều đó có nghĩa... lũ đã phá hỏng Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan • Với sao Kim, một số nhà khoa học dự đoán, ở đây đã từng có môi trường ấm áp, nhưng sự xuất hiện hiệu ứng nhà kính không thể kiểm soát đã làm cho toàn bộ nước trên bề mặt sao Kim bị bay hơi (nước bay hơi cũng làm tăng hiệu ứng nhà kính), nên cuối cùng, sao Kim bị biến thành "lò nướng" như ngày nay Nhiệt độ bề...HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH • 72% số loài chim trên hành tinh tới bờ vực của sự tuyệt chủng, (Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) cảnh báo).Sự biến mất của nhiều loài chim cho thấy hiệu ứng nhà kính đã gây ra một chuỗi tác động đối với các hệ sinh thái trên phạm vi toàn cầu Tình trạng thay đổi khí hậu cũng tác động tới hành vi của chim di cư Bằng chứng là một số loài chim di... người ta tin rằng hiệu ứng nhà kính đã tác động tới hai địa cực của Trái Đất Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hồ biến mất vì tầng băng vĩnh cửu bên dưới chúng đã tan chảy Khi lớp băng dưới hồ - vốn đã tồn tại từ hàng triệu năm - tan chảy, nước sẽ thấm qua đất, khiến hồ cạn đi Khi các hồ biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất theo Nhiều công trình biến dạng Hiệu ứng nhà kính không chỉ... chảy khiến cho mặt biển tăng cao hơn 1m Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ 11 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng 7 Lâm nghiệp Hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng số vụ cháy rừng ở... tìm mọi biện pháp có thể để giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính,bằng cách là giảm lượng khí thải nhà kính ra môi trường.Con người cần phải có ý thức trong tất cả các hoạt động của mình làm ảnh hưởng đến sự hủy diệt môi trường sống.Cần phải đổi mới các công nghệ trong sản xuất,sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế… để hạn chế tối đa lượng khí hiệu ứng nhà kính thải ra môi trường.Có như vậy mới đảm... nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi Vệ tinh quay nhanh hơn Những tác động của khí carbon dioxide - nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính - đã bắt đầu vươn tới không gian bên ngoài Trái Đất Không khí ở tầng ngoài cùng hành... những ảnh hưởng xấu về môi trường, sinh thái mà hôm nay chưa thể định lượng được 8 Năng lượng và vận chuyển Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông 9 CÁC ẢNH HƯỞNG KHÁC: • Ngoài ra ,hiệu ứng nhà kinh còn làm nhiệt độ tăng dẫn đến... nên các dãy núi cũng đang vươn lên với tốc độ nhanh hơn • Các kỳ quan ứng trước nguy cơ bị hủy diệt Trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ - từ trước tới nay luôn được coi là biểu tượng của sự trường tồn - đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian Nhưng những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp Sự dâng cao . khí góp phần đặc biệt lớn gây ra hiệu ứng nhà kính. 7 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH • Các vệt máy bay cũng làm tăng hiệu ứng nhà kính. Các vệt trắng của máy bay ngăn. KHANH VÕ PHAN TRINH NGUYỄN THANH THÁI LƯỜNG THÀNH PHƯỢNG ĐẶNG THỊ HÒA TP HỒ CHÍ MINH-2008 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH MỤC LỤC Trang I. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH LÀ GÌ ? .3

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan