Vai trò , ý nghĩa của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

13 23.1K 31
Vai trò , ý nghĩa của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò , ý nghĩa của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam

I. Đặt vấn đề. tưởng Hồ Chí Minh, là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam. Một trong những nét đặc sắc nổi bật trong tưởng của Người là vấn đề đạo đức của người cách mạng. Từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, cho đến khi chuẩn bị cho chuyến đi xa về cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng, để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc. Bởi vậy, Đảng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của cuộc Tổng cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh và phồn vinh, đang ngày một đổi mới và hội nhập quốc tế. Nhận thức rõ tính chất quyết liệt, cam go của cuộc đấu tranh giai cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó đồng thời cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Muốn giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh đó, người cách mạng cần phải có đạo đức cách mạng, vì “sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”[1]. [1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđ d, t.9, tr. 283 II.Giải quyết vấn đề 1. Cách mạng và cải tạo xã hội chủ nghĩa . Cách mạng là sự thay đổi mau lẹ, rộng lớn, sâu xa một xã hội. Nó nhằm thay đổi những cơ quan trọng yếu. Trong khi đó, cải cách là những thay đổi nhỏ và chậm, chỉ nhằm thay đổi những cơ quan thứ yếu. Theo cơ cấu, thì cách mạng nhằm thay đổi 3 cơ cấu chính của một xã hội. Đó là chế độ chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội. Ngược lại, cải cách chủ trương vẫn giữ 3 cơ chế này, nếu có thay đổi thì chỉ thay đổi nhỏ. Cải tạo xã hội chủ nghĩa: theo nghĩa rộng, là quá trình cải biến có tính chất cách mạng các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng con người mới theo lí tưởng của chủ nghĩa xã hội. Theo nghĩa hẹp, về kinh tế xã hội, là quá trình cải biến nhằm thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa theo những hình thức, quy mô và bước đi thích hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. CTXHCN gắn trực tiếp với quá trình phát triển lực lượng sản xuất, tổ chức lại nền sản xuất xã hội để có năng suất lao động cao hơn. Đối tượng của CTXHCN về quan hệ sản xuất bao gồm: kinh tế công thương nghiệp bản doanh và kinh tế cá thể của những người sản xuất hàng hóa nhỏ. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, CTXHCN được coi là một trong ba cuộc cách mạng (cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kĩ thuật và cách mạng tưởng văn hoá). Nhiệm vụ cải tạo được kết hợp chặt chẽ với xây dựng quan hệ sản xuất mới, trong đó lấy xây dựng làm mục tiêu chủ yếu. CTXHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn bó với nhau, bao gồm cải tạo quan hệ sản xuất (trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu về liệu sản xuất, quan hệ quản lí, quan hệ phân phối sản phẩm) và phát triển lực lượng sản xuất. CTXHCN là sự nghiệp lâu dài, phải tiến hành từng bước trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở nguyên tắc: quan hệ sản xuất thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Song trước đây, việc tiến hành CTXHCN đã thể hiện tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí. Từ đầu thập kỉ 80, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, khuyết điểm trên đang được từng bước khắc phục có hiệu quả. Từ đó chúng ta nhìn vào tình trạng Việt Nam hiện nay và đặt câu hỏi : Tại sao Việt Nam hiện nay cần phải có cách mạng . Việt nam hiện nay cần phải có cách mạng, bắt đầu bằng thay đổi thể chế chính trị và hiến pháp, vì chế độ chính trị hiện nay dựa trên bản Hiến Pháp hiện hành 1992, Lời Mở Đầu : Hiến pháp này qui định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước …. , Điều 4 : Đảng cộng sản Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác- Lenin và tưởng Hồ chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay dựa trên nền tảng là tưởng Hồ chí Minh và chủ nghĩa Mác Lê. tưởng Hồ chí Minh thì không có, như nhiều lần ông đã tường tuyên bố. Lý thuyết Mác Lê thì ngay cả những nước là cái nôi sinh ra nó như Đông Đức và Liên sô cũng đã vứt bỏ ; vì nó đã sai lầm, không tưởng, thất bại hòan toàn trong việc phát triển đất nước, mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân, như lịch sử gần 100 năm qua đã chứng minh khi áp dụng nó tại những nước cộng sản. Vì vậy nên phải thay thế hiến pháp hiện hành cộng sản chủ trương độc khuynh, chỉ dựa trên lý thuyết của Marx ; độc đảng, chỉ có đảng cộng sản ; độc tài, ngăn cấm mọi quyền căn bản của con người bằng một hiến pháp mới, chủ trương đa khuynh, dựa trên các học thuyết nhân bản về xã hội và kinh tế, các giá trị tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp và bền vững của dân tộc Việt ; chủ trương đa đảng và tôn trọng tất cả những quyên căn bản của con người. Giai tầng lãnh đạo Việt Nam hiện nay, theo lời của cựu đại tá cộng sản, cựu Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Quân đội nhân dân, thì : Giới lãnh đạo cộng sản vừa bất tài, vừa bất lực và vừa bất lương. Vì vậy cần phải thay thế những con người bất tài, bất lực bất lương này, do đảng cộng sản chỉ định bằng những con người có tài, có đức. 2.Vai trò của đạo đức cách mạng Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa – cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Đề cao vai trò của đạo đức cách mạng, Người nhấn mạnh: người có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước, vì lợi ích chung mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình, thậm chí sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình và “đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng”[2]. Có đạo đức cách mạng, thấm nhuần đạo đức cách mạng, sẽ giúp mỗi người khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, không lo kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá,v,v… Đồng thời, Người khẳng định: trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, đã có rất nhiều những người con ưu của Đảng như Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, v.v đã vì dân, vì Đảng, mà oanh liệt hy sinh, nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng, chí công vô tư, thực sự “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”; luôn “đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình, v.v “ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”[3]. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người cách mạng phải hiểu sâu sắc rằng: Đảng ta là một đội ngũ tiên tiến nhất và tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân và dân tộc, đồng thời là người lãnh đạo cách mạng. Cán bộ, đảng viên không chỉ phải nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử vừa cải tạo thế giới, mà còn phải luôn hiểu rõ nhiệm vụ tự cải tạo bản thân mình, vì vậy, Người nêu rõ: Trong bối cảnh nhân dân miền Bắc tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời chi viện cho miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng, hơn bao giờ hết, càng cần phải có những người cách mạng, thấm nhuần đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư… Vạch rõ tên của từng kẻ địch, chỉ rõ mối quan hệ, liên minh giữa chúng, Người nhấn mạnh: chủ nghĩa bản và bọn đế quốc, thói quen và truyền thống lạc hậu, là hai kẻ địch nguy hiểm. Còn chủ nghĩa cá nhân, tưởng tiểu sản thường xuyên ẩn nấp trong mỗi con người, là đồng minh của hai kẻ địch kia, luôn sẵn sàng chờ dịp ngóc đầu dậy, đè bẹp ý chí cách mạng của mỗi người. Là Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc rằng, dù là tập thể của những con người tiên phong nhất, song Đảng cũng là một thực thể xã hội và mỗi cán bộ đảng viên của Đảng cũng là những con người cụ thể. Đặc biệt hơn, là một Đảng kiểu mới được xây dựng và phát triển ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, những cán bộ đảng viên của Đảng, vốn sinh trưởng trong xã hội cũ, nên thường mang trong mình, hoặc nhiều, hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tưởng, về thói quen…Đó là những “vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ”, đó chính là chủ nghĩa cá nhân”, là trái ngược với đạo đức cách mạng, và nếu còn lại trong mình, “dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm, và đó là kẻ thù của đạo đức cách mạng. Mục đích trước mắt của Đảng ta là lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh để đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH và thực hiện thống nhất nước nhà, xây dựng một nước Việt Nam “không còn ai bị bóc lột, trong đó mọi người được sung sướng, ấm no”. Không thể giành được thắng lợi trong chặng đường đầy chông gai, trắc trở này, nếu mỗi cán bộ đảng viên của Đảng không thấm nhuần và thường xuyên tu dưỡng đạo đức, hết sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nông dân lao động. Vì vậy, Người nhấn mạnh: Đạo đức cách mạng “là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu”. Theo Người, lời nói và việc làm của cán bộ, đảng viên rất quan hệ đến sự nghiệp cách mạng, vì nó ảnh hưởng lớn đến quần chúng. Do đó, trong bất kỳ tình huống khó khăn nào, người cán bộ đảng viên cũng phải kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, gương mẫu trước quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân. Trên tinh thần đó, Người kết luận: Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động. Đảng viên là người thay mặt Đảng, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vì vậy, lợi ích của người đảng viên phải ở trong, chứ không thể ở ngoài lợi ích của Đảng, của giai cấp. Đồng thời, “vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng”. 2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđ d, t.9, tr. 284 [3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđ d, t.9, tr. 285. 3.Liên hệ thực tiễn - Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình, kết hợp với lý luận cách mạng, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ rằng, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Do vậy, ngay từ những ngày đầu mới thành lập chính quyền cách mạng, Người đã coi việc xóa mù chữ, tiêu diệt giặc dốt và nâng cao dân trí là nhiệm vụ thứ hai trong số sáu nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ. Đặc biệt, Người đã đưa ra một quan điểm vừa mang tính chiến lược, vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc mà đến nay, đã trở thành phương châm hành động của toàn xã hội nói chung, của ngành giáo dục Việt Nam nói riêng: 'Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người'(4). Bởi vậy, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn thường xuyên quan tâm và chăm lo sự nghiệp giáo dục của nước nhà, coi giáo dục xã hội chủ nghĩa là phương thức quan trọng nhất của sự nghiệp 'trồng người', là một mắt xích không thể thiếu trong chiến lược bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nói cách khác, trọng trách to lớn của ngành giáo dục là đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, theo Người, dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt; các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, nhằm đẩy sự nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới. Có thể nói, 'trồng người' là một tưởngý nghĩa to lớn, bởi đó là kế lâu bền để phát triển đất nước. Ngày nay, khi con người được coi là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chúng ta càng cảm nhận thấy chiều sâu trong tưởng đó của Người. Đối với sinh viên và học sinh, để xứng đáng là thế hệ cách mạng của đời sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi họ phải ra sức học tập: học tập trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội; học tập qua sách vở và từ chính thực tiễn cuộc sống. Học không phải để 'làm quan' như trong xã hội cũ, mà là 'Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm trọn nhiệm vụ người chủ của nước nhà'(5). Việc giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội, nhằm giúp họ tránh những cái độc hại, tiêu cực và tiếp thu, học hỏi những cái hay, tiến bộ trong cuộc sống. Thanh niên phải có tinh thần sẵn sàng: 'đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm'; phải đoàn kết chặt chẽ, kiên trì phấn đấu, vượt mọi khó khăn, thi đua học tập và lao động sản xuất, góp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. -Bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đồng xứng đáng là thế hệ cách mạng của đời sau. Một là, bồi dưỡng đạo đức cách mạng: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, nội dung quan trọng hàng đầu là xây dựng đạo đức cách mạng, giáo dục tưởng xã hội chủ nghĩa và gột rửa chủ nghĩa cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà Người đặt cách đạo đức của người cách mạng là nội dung trước tiên của cuốn sách 'Đường kách mệnh'. tưởng của Người về đạo đức cách mạng chứa đựng nhân sinh quan và giá trị quan hết sức sâu sắc đối với việc xác lập nhân cách, lý tưởng cũng như chuẩn mực lối sống cho thế hệ trẻ. Đạo đức cách mạng là đạo đức mới, là phẩm chất không thể thiếu và là cái gốc của con người xã hội chủ nghĩa. Bởi, 'Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân'(6). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính. Những phẩm chất này giống như bốn mùa của trời đất; nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành người theo đúng nghĩa. Nhưng, đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày của mỗi người. Do vậy, Người cho rằng, đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực rèn luyện đạo đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; sống trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật xấu; thường xuyên tiến hành phê bình và tự phê bình . để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hai là, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học - kỹ thuật: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên phải vừa có đức, vừa có tài. Bởi vì, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà không có đức sẽ trở nên vô dụng. Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong những nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển: 'Dốt thì dại, dại thì hèn'(7). Vì vậy, để trở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức là có tài, bên cạnh việc trau dồi đạo đức cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập, trong đó có học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là nhằm trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng - ngọn đèn pha soi sáng cho hoạt động thực tiễn. Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cực học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật .; sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với từng cấp học, Người viết: 'Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công'(8). Có như vậy, thế hệ trẻ mới có thể tích lũy được những tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Ba là, bồi dưỡng thể chất: Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, tương lai của loài người hoàn toàn tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ

Ngày đăng: 20/07/2013, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan