Một số giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh

23 679 4
Một số giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CẤP TỈNH 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNGCHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG 1.1.1 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tếmột trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết về phát triển kinh tế,việc nghiên cứu về vấn đề này ngày càng có hệ thống và hoàn thiện hơn. Tăng trưởng kinh tếmột phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ. Khái Niệm: “ Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ ” 1(Giáo trình kinh tế phát triển-Nhà xuất bản lao động,xã hội) Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP). Như vậy bản chất của tăng trưởng là phán ánh sự thay đổi mặt lượng của nền kinh tế.Ngày nay ,yêu cầu cầu tăng trưởng cần được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao.Theo khía cạnh này,điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục,có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người.Hơn thế nữa,quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 1.1.2 Chất lượng tăng trưởng kinh tế Cho đến đầu những năm 80,tăng trưởng kinh tế được coi là mục tiêu hàng đầu của tất cả các quốc gia.Có rất nhiều mô hình về tăng trưởng kinh tế đã được hình thành và hoàn thiện và được các nước áp dụng.Tuy nhiên các lý thuyết và mô hình này chủ yếu tập trung phân tích đánh giá sự tăng trưởng về mặt số lượng.Cho đến cuối thập 1 kỷ 90 chất lượng tăng trưởng bắt đầu được chú ý nhiều hơn khi nghiên cứu tính bền vững của tăng trưởng.Và khái niệm về chất lượng tăng trưởng cũng từ đó mới xuất hiện. Trong Báo cáo về phát triển con người, UNDP đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau như tăng trưởng mất gốc,tăng trưởng không có tương lai…nhằm cảnh báo về tăng trưởng không gắn với phân phối thành quả của tăng trưởng,đồng thời cũng đưa ra khái niệm “ tăng trưởng công bằng” 2(Báo cáo phát triển con người năm 1998).Điểm chung của các khái niệm này là xoay quanh vấn đề tăng trưởng cần gắn với chất lượng. Qua đó cho ta thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về “ chất lượng tăng trưởng”. Có quan điểm thì cho rằng,chất lượng tăng trưởng kinh tế đánh giá ở đầu ra,thể hiện bằng kết quả đạt được qua tăng trưởng kinh tế như chất lượng cuộc sống được cải thiện, bình đẳng về giới trong phát triển ,bình đẳng trong phân phối,bảo vệ môi trường sinh thái…Quan điểm này đã dần đưa khái niệm chất lượng tăng trưởng gần hơn với phát triển kinh tế. Quan điểm khác lại nhấn mạnh đầu vào của quá trình sản xuất như việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,nắm bắt và tạo cơ hội bình đẳng cho các đối tượng tham gia đầu tư quản lý hiệu qủa các nguồn lực đầu tư. Nếu theo nghĩa rộng thì chất lượng tăng trưởng cũng gần với phát triển bền vững: “Đó là sự phát triển có sự kết hợp chặt chẽ ,hợp lý hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm : tăng trưởng,cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”.Tiêu trí đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định, thực hiện tốt công bằng xã hội,khai thác hợp lý ,sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Còn theo nghĩa hẹp,chất lượng tăng trưởng có thể chỉ là một khía cạnh nào đó của vấn đề phát triển . Một số nhà kinh tế học đã đưa ra những khái niệm,quan niệm khá đầy đủ về chất lượng tăng trưởng. * Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế đạt được khi tốc độ tăng trưởng cao được duy trì trong dài hạn và phải đóng góp trực tiếp vào phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Đây là quan điểm được nhìn nhận trọng tâm hơn vào vấn đề xã hội của quá trình phát triển theo hướng bền vững với mục tiêu định hướng là tiến tới xóa đói giảm 2 nghèo.Quan điểm này nhấn mạnh tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế và tác động của tăng trưởng tới các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo.Tăng trưởng có tác động lan tỏa lan tỏa tới các các vấn đề khác của xã hội như là xóa đói giảm nghèo. * Quan niệm chất lượng tăng trưởng theo quan điểm hiệu quả Tăng trưởng được chia làm hai loại: -Một là tăng trưởng theo chiều rộng: tức là tăng thêm vốn,lao động và tăng cường khai thác tài nguyên khoáng sản… -Hai là tăng trưởng theo chiều sâu: thể hiện ở tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nâng cao với thước đo tổng hợp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên. Như vậy, chất lượng tăng trưởng được quan niệm theo nguồn gốc tăng trưởng: chất lượng tăng trưởng theo quan điểm hiệu quả là tăng trưởng theo chiều sâu.Quan niệm này thích hợp khi nghiên cứu tăng trưởng của các nước công nghiệp, nơi mà các yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức cao, nền kinh tế cần phải phát triển theo chiều sâu.Để tăng trưởng có hiệu quả kinh tế cao, cần đầu tư nâng cao chất lượng ngành giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, nghiên cứu và triển khai.Khi nghiên cứu chất lượng tăng trưởng theo nguồn gốc và phương thức tăng trưởng sẽ tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng. *Quan niệm của Vinod et al (2000):Tăng trưởng không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người,mà còn phải đồng thời đảm bảo các mục tiêu khác như phải đạt được là duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và tăng thu nhập phải gắn với tăng chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và giảm nghèo. Qua đó Vinnod đưa ra ba khía cạnh của chất lượng tăng trưởng là: - Tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn - Tăng trưởng phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững phúc lợi xã hội,cụ thể là phân phối thành quả của phát triển và xóa đói giảm nghèo - Khía cạnh môi trường của tăng trưởng hay tăng trưởng không làm xuống cấp chất lượng môi trường * Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững Đặc trưng của tăng trưởng kinh tếchất lượng được biểu hiện qua việc phát triển bền vững. Theo WB, thuật ngữ “phát triển bền vững” là phát triển theo nguyên tắc “sự thoả mãn nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại tới sự thoả mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Phát triển bền vững phải bảo toàn và phát triển ba nguồn vốn: tài nguyên môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), 3 vốn nhân lực (chất lượng của người lao động) và vốn vật chất (cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế). Trong đó, tài nguyên môi trường thiên nhiên hiện nay được quan tâm đặc biệt, vì công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các quốc gia thời gian qua thường dẫn tới huỷ hoại về môi trường. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được quan niệm là phát triển bền vững không chỉ là chất lượng môi trường tự nhiên, mà còn là môi trường xã hội (tình trạng tội phạm, tham nhũng), chất lượng của người lao động (vốn nhân lực) và chất lượngsở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế (vốn vật chất), trong đó quan trọng nhất là hệ thống giao thông vận tải, viễn thông liên lạc, điện, nước. Các quan điểm và khái niệm nêu trên đã đưa ra khá đầy đủ các khía cạnh của chất lượng tăng trưởng.Như vậy có thể hiểu: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự phát triển nhanh hiệu quả và bền vững của nền kinh tế,thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định,mức sống của người dân được nâng cao không ngừng,cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế,sản xuất có tính cạnh tranh cao,tăng trưởng còn phải đi đôi với tiến bộ ,công bằng xã hội và bảo vệ môi trường,quản lý nhà nước có hiệu quả” 3(Đề tài “Các giải pháp nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2006-2010- GS.TS NguyễnVăn Nam và PGS.TS Trần Thọ Đạt) Nền kinh tếchất lượng tăng trưởng tốt được thể hiện ở các tiêu chí sau: - Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài - Nền kinh tếtính cạnh tranh cao - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả phù hợp với thực tế của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ - Phát triển có hiệu quả,thể hiện qua năng suất lao động,năng suất tài sản cao và ổn định ,hệ số ICOR phù hợp,và đóng cao của TFP - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả phù hợp với thực tế của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ - Tăng trưởng đi đôi với đảm bảo công bằng đời sống xã hội - Tăng trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường - Sự quản lý hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước 4 Có thể thấy đây là những tiêu chí phán ánh khá đầy đủ về một nền kinh tếchất lượng tăng trưởng cao.Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện phát triển,thời kỳ phát triển của các nền kinh tế mà cần lựa chọn các tiêu chí cho phù hợp.Tuy trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài em xin đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của một tỉnh như sau: - Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong dài hạn. - Tính hiệu quả của nền kinh tế - Năng lực cạnh tranh của tỉnh - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tác động lan tỏa của tăng trưởng tới phúc lợi xã hội - Vấn đề môi trường 1.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CẤP TỈNH 1.2.1 Các tiêu chí đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh Theo mô hình kinh tế thị trường,thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia(SNA).Các chỉ tiêu gồm có: 1.2.1.1 Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định(thường là một năm).Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách: -Thứ nhất tính trực tiếp từ sản xuất ,dịch vụ gồm chi phí trung gian(IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). -Thứ hai,đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị,các nghành trong toàn bộ nền kinh tế quôc dân. 1.2.1.2 Tổng sản phẩm quôc nội (GDP-Gross domestic product) Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Để tính GDP có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất,tiêu dùng và phân phối: -Theo cách tiếp từ chi tiêu,GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình ( C ),chi tiêu chính phủ ( G ),đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế tức là giá trị kim nghạch xuất khẩu trừ kim nghạch nhập khẩu (X-M) GDP=C+I+G+(X-M) 5 -Theo cách tiếp cận từ sản xuất:GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế.Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế -Theo tiếp cận từ thu nhập,GDP được xác định trên cơ sở các khỏan hình thanh thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu,bao gồm: Thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W);thu nhập của người có đất cho thuể (R) ;thu nhập của người có tiền cho vay (In);Thu nhập của người có vốn ( Pr ); khấu hao vốn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (Ti) GDP= W+R+In+Pr+Dp+Ti 1.2.1.3 Thu nhập bình quân đầu người Để đánh giá xác thực hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia dưới góc độ mức sống dân cư, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu bình quân đầu người, chẳng hạn như GDP bình quân đầu người (hay GNI bình quân đầu người).Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tếtính đến sự thay đổi dân số. Có thể thấy các tiêu chí về tốc độ tăng trưởng kinh tế đã được lượng hóa một cách cụ thể và chi tiếu.Qua các tiêu chí này ta có thể thấy ngay được xu hướng biến động về mặt số lượng của tốc độ tăng trưởng. 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế 1.2.2.1 Tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các phần tử bên trong cấu tạo nên nền kinh tế,thể hiện cấu trúc bên trong cũng như mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượngchất lượng giữa các thành phần. Sự liên kết, phối hợp giữa các bộ phận hợp thành ở trình độ càng cao thì sự phát triển hài hoà được đảm bảo, hệ thống càng phát triển và đem lại kết quả tăng trưởng kinh tế cao và hiệu quả. Để phân tích cơ cấu kinh tế, người ta thường tiếp cận theo các góc độ sau : - Dưới góc độ ngành, cơ cấu kinh tế xem xét số lượngchất lượng các ngành tạo nên nền kinh tế, cũng như các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Thông thường nền kinh tế được phân chia thành ba nhóm ngành lớn là Nông - lâm nghiệp - Thuỷ sản, Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng hiện đại hơn và tiên tiến hơn, mà cụ thể là tăng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp trong GDP.Sự chuyển dịch cơ cấu nghành phán ánh xu thế công nghiệp hóa và là dấu hiệu phán ánh mặt chất lượng của quá trình tăng trưởng và phát triển. 6 - Dưới góc độ lãnh thổ, cơ cấu kinh tế được nhìn nhận theo sự bố trí lực lượng sản xuất giữa các vùng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng cần đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng để đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển. Tuy nhiên cũng cần phải phải xem xét vai trò động lực của từng vùng để lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển. -Dưới góc độ cơ cấu sở hữu,cơ cấu kinh tế xem xét có bao nhiêu thành phần kinh tế tồn tại, phát triển trong hệ thống nền kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nào có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy nhiên, về mặt quan điểm, sự phát triển bao nhiêu thành phần hay phần thành nào giữ vai trò quyết định cũng không thể nằm ngoài mục tiêu chung là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đem lại đời sống ấm no cho người dân. Chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế. Khi xem xét chất chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế người ta thường xét sự chuyển dịch các ngành trồng trọt, chăn nuôi trong nội bộ trong ngành nông nghiệp; trong ngành công nghiệp là sự chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng lao động và tài nguyên với ngành công nghiệp sử dụng khoa học công nghệ trong nội bộ ngành công nghiệp và sự chuyển dịch các ngành dịch vụ cao cấp trong cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ. 1.2.2.2 Tiêu chí phản ánh hiệu quả của nền kinh tế a.Tiêu chí phán ánh hiệu quả sử dụng lao động Tiêu chí hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện thông qua năng suất lao động. Năng suất lao động có thể được tính bằng cách lấy GDP theo giá cố định (giá so sánh) chia cho số lao động.Ngoài ra, năng suất lao động cũng có thể tính bằng số sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị lao động.Nếu GDP bình quân trên mỗi lao động càng cao thì năng suất lao động sẽ càng cao qua đó giúp nền kinh tế tăng trưởngchất lượng. b.Tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn là hệ số ICOR (Incremental CapitalOutput Ratio) – Hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng.Nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư để tạo ra được một đơn vị GDP gia tăng.Hệ số này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư dẫn tới tăng trưởng kinh tế.Nó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế. 7 Hệ số ICOR thấp có nghĩa là đầu tư có hiệu quả và ngược lại .Tuy nhiên theo quy luật lợi tức biên giảm dần,khi nền kinh tế tăng trưởng thì hệ số ICOR sẽ tăng lên,tức là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng cần có một tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cao hơn. c. Tiêu chí phản ánh đóng góp của khoa học công nghệ, trình độ quản lý đối với tăng trưởng kinh tế (đóng góp của TFP) Khi phân tích các tiêu chí phản ánh hiệu quả của nền kinh tế, thì một trong nhân tố không thể không nhắc đến là tác động của khoa học công nghệ và trình độ quản lý. Ngày nay, để đánh giá tác động của các yếu tố này người ta thường dùng chỉ tiêu TFP (Năng suất nhân tố tổng hợp).Nó là yếu tố quyết định đến chất lượng của tăng trưởng và giúp nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu.TFP phụ thuộc vào hai yếu tố: tiến bộ khoa học công nghệ và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.TFP tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng trong dài hạn và tránh được những tác động từ bên ngoài.Nó là chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất và là căn cứ quan trọng để đánh giá tính chất phát triển bền vững của kinh tế. 1.2.2.3 Tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Để đo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế người ta thường xem xét ở ba góc độ là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Ở góc độ tỉnh,năng lực cạnh tranh tăng trưởng thường thể hiện thông qua môi trường đầu tư, yếu tố công nghệ, trình độ quản lý, trình độ lao động…. Tuy nhiên, việc đánh giá các chỉ tiêu trên khá phức tạp. Do đó, trong giới hạn nghiện cứu của đề tài, để đánh giá khả năng cạnh tranh tăng trưởng, đề tài sử dụng chỉ số PCI – chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số CPI được tổng hợp từ 9 chỉ số thành phần: - Chi phí gia nhập thị trường - Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất - Tính minh bạch và tiếp cận thông tin - Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước - Chi phí không chính thức - Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo - Chất lượng đào tạo lao động - Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 8 - Thiết chế pháp lý Trong 9 chỉ số trên thì có thể thấy chỉ số Tính minh bạch và Chất lượng lao động là 2 chỉ số thành phần quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế cũng như chất lượng tăng trưởng kinh tế.Hai chỉ số này thường chiếm khoảng 20% trong chỉ số CPI.Tính minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ với các thông tin về chính sách,phát triển cơ sở hạ tầng,kế hoạch sử dụng đất của tỉnh qua đó giúp doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.Còn chất lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng,nó giúp doanh nghiệp nâng cao công nghệ và mở rộng hoạt động. 4(Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-Phòn thương mại – công nghiệp Việt Nam) Mặc dù chưa phản ánh hết năng lực cạnh tranh tăng trưởng nhưng chỉ số PCI do Phòng thương mại – công nghiệp Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) công bố hàng năm cũng thể hiện một số nội dung quan trọng trong năng lực cạnh tranh tăng trưởng giữa các tỉnh, thành trong cả nước.Đây là tiêu chí hiệu quả để phán ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. 1.2.2.4 Tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của tăng trưởng đến phúc lợi xã hội Có thể thấy mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia nói chung cũng như của cấp tỉnh nói riêng không chỉ là đạt được tốc độ tăng trưởng cao mà là đạt được sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội: xóa đói giảm nghèo,việc làm,tiến bộ xã hội,công bằng xã hội…Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự biến đổi về chất trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Vì vậy quá trình tăng trưởng kinh tế phải kéo theo sự gia tăng các chỉ tiêu phúc lợi xã hội dưới các mặt: a. Tăng trưởng kinh tếgiải quyết việc làm Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thời gian nông nhàn ở khu vực nông thôn qua đó cải thiện căn bản đời sống của người dân. Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tếgiải quyết việc làm bao gồm: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thời gian lao động không được sử dụng ở nông thôn, số việc làm được tạo ra mới trong một năm . b.Tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo 9 Trong một nền kinh tế tăng trưởngchất lượng, tăng trưởng kinh tế phải đi kèm xoá đói giảm nghèo.Các chỉ tiêu như tỷ lệ nghèo đói của quốc gia và của các vùng, tốc độ giảm tỷ lệ nghèo đói, % giảm nghèo so với % tăng trưởng kinh tế . thường được sử dụng để phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo. c.Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Tiến bộ xã hội được thể hiện ở hai lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế. Những tiêu chí về cơ sở vật chất, số lượng học sinh, giáo viên, số cán bộ ngành y . gia tăng thể hiện sự tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân. Sự nâng cao về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, cũng như những cải thiện về mặt sức khoẻ và chăm sóc y tế đối với người dân (tuổi thọ, tỷ lệ chết ở trẻ sinh, tỷ lệ suy dinh dưỡng .) có thể coi là kết quả của sự gia tăng phúc lợi xã hội và thể hiện rõ nét chất lượng tăng trưởng kinh tế. d. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Chất lượng tăng trưởng kinh tế phải được thể hiện thông qua việc phân phối hợp lý thành quả tăng trưởng giữa các tầng lớp dân cư.Các công trình nghiên cứu, các báo cáo phát triển chính thức ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế thường sử dụng một số công cụ và thước đo chủ yếu như: Đường cong Lorenz; Hệ số Gini; Mức độ thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người; Chỉ số phát triển xã hội tổng hợp; Chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống . 1.2.2.5 Tiêu chí về bảo vệ tài nguyên và môi trường Chất lượng tăng trưởng kinh tế phải được thể hiện thông qua việc tăng trưởng phải gắn liền với khai thác tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường đảm bảo tăng trưởng bền vững .Nếu tăng trưởng kinh tế mà dựa chủ yếu vào việc khái thác tài nguyên thì tăng trưởng kinh tế này sẽ không bền vững, tức chất lượng tăng trưởng kinh tế sẽ không cao. Các chỉ tiêu chính để đánh giá vấn đề này bao gồm: mức độ cạn kiệt tài nguyên, tình hình ô nhiễm môi trường… 1.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.3.1 Mô hình tăng trưởng Mô hình tăng trưởng kinh tếmột cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng.Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tăng trưởng cả về số lượngchất lượng.Thông thường có thể phân biệt ba loại mô hình tăng trưởng,trong đó chất lượng tăng trưởng sẽ đảm bảo hơn với mô hình tăng trưởng bền vững (Vinod et all 2000). - Mô hình tăng trưởng trì trệ: 10

Ngày đăng: 20/07/2013, 08:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan